Các Yêu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Chứng Minh Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khỏe Người Khác

- Số lượng VAHS nói chung và CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe lớn, tính chất, thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, phức tạp. Trong tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đa phần là nhiều đối tượng tham gia, khi thực hiện hành vi phạm tội thường trong tình trạng sử dụng chất kích thích, không nhớ rò hành vi, nên khó khăn trong việc xác định vai trò, vị trí của các đối tượng tham gia để xác định chính xác trách nhiệm của họ. Nhiều vụ xảy ra do nguyên nhân xã hội, mâu thuẫn bột phát, các đối tượng không quen nhau nên khó xác định, hoặc do những người thân trong gia đình gây thương tích cho nhau, nên sau khi sự việc xảy ra, có hành vi bao che, từ chối giám định, gây khó khăn cho việc chứng minh sự việc và người phạm tội.

- Biên Hòa, Đồng Nai là địa bàn có nhiều khu công nghiệp, dân cư từ nhiều tỉnh thành về làm ăn, sinh sống, tạo nên lối sống khác nhau nên dễ nảy sinh mâu thuẫn. Một số làm hồ sơ giả xin việc, nên khi sự việc xảy ra, bị hại hoặc đối tượng bỏ về quê gây khó khăn cho việc xác minh.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan:

- Trình độ, nhận thức của một bộ phận cán bộ tiến hành tố tụng còn hạn chế, còn nhận thức cảm tính, nhầm lẫn giữa các dấu vết, xác định chưa đủ giới hạn chứng minh và đối tượng chứng minh nên thu thập chứng cứ tràn lan, khi đánh giá chứng cứ chưa xác định đúng độ tin cậy và giá trị chứng minh của chứng cứ.

- Tinh thần, trách nhiệm của một bộ phận người THTT còn chưa cao, thu thập, đánh giá chứng cứ còn qua loa, hình thức. Do đó, thu thập sử dụng chứng cứ giá trị chứng minh thấp, nhưng vẫn dùng để giải quyết vụ án, do ngại thu thập mới tốn thời gian, công sức. Một số trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung vì lý do này.

- Quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS chưa chặt chẽ, đồng bộ nên còn thiếu thống nhất khi đánh giá chứng cứ. KSV chưa thực hiện đầy đủ chức năng công tố, ít đề ra yêu cầu điều tra hoặc đề ra yêu cầu điều tra qua loa, hình thức, không có nhiều giá trị chứng minh. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra.

- Chưa có nhiều tổng kết, họp rút kinh nghiệm kịp thời của CQĐT, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Tiểu kết chương 2

Trong chương này, luận văn đã tập trung phân tích những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Bằng phương pháp phân tính, tổng hợp, luận văn đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quy định của BLTTHS năm 2015 về chứng minh trong giai đoạn điều tra cũng như đã đánh giá thực trạng chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, qua đó thấy được kết quả của hoạt động này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào quá trình giải quyết đúng đắn vụ án hình sự

Tuy nhiên, hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay. Những hạn chế, thiếu sót này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu những tồn tại, thiếu sót và những nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót là cơ sở để đề ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệuchứng minh trong giai điều tra vụ án nói chung và chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Chương 3

CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 9

HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC


3.1. Các yêu cầu nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác

3.1.1. Yêu cầu của việc tiếp tục cải cách tư pháp

Trong những năm qua, đã có nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước về vấn đề cải cách tư pháp như Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”… Theo tinh thần của những Nghị quyết về công tác tư pháp, một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là đảm bảo truy cứu TNHS đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Đối với CQĐT, Nghị quyết chỉ rò “…tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức cơ quan điều tra theo pháp luật hiện hành; nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại các cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự”. Đối với VKS Nghị quyết yêu cầu “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp…” [4].

Trên cơ sở đó, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS, trong đó cần chú ý yêu cầu khi sửa đổi BLTTHS phải quán triệt đúng quan điểm, chủ trương đã thể hiện trong các Nghị quyết nêu trên, đồng thời phải dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tiếp tục kế thừa những mặt tích cực, khắc phục những bất cập, phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm trên thế giới.

Hiện nay, về tổ chức Cơ quan điều tra được tổ chức chuyên sâu theo nhóm tội phạm, kết hợp hoạt động trinh sát với hoạt động điều tra, đồng thời khắc phục tình trạng án tồn đọng kéo dài, giao nhệm vụ điều tra tập trung cho cơ quan điều tra cấp huyện, kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phát hiện tội phạm.

Một trong những yêu cầu quan trọng nữa của cải cách tư pháp đặt ra đối với VKS là phải thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, đảm bảo truy cứu TNHS đúng người, đúng tội và không bỏ lọt tội phạm.

KSV, ĐTV là những người có thẩm quyền THTT, trong giai đoạn điều tra, trách nhiệm của chủ thể này càng quan trọng, phải đảm bảo thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh. Do đó, khi chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, phải nghiêm túc thực hiện chủ trương cải cách tư pháp:

Một là, đối với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ và chứng minh, trong đó có chứng minh trong giai đoạn điều tra, nếu đã phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, phù hợp với thực tiễn, không có vướng mắc khó khăn thì ĐTV, KSV phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm chỉnh, bảo đảm cho quá trình chứng minh đạt chất lượng cao nhất, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Hai là, đối với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, còn có khó khăn, vướng mắc, hạn chế, thì ĐTV, KSV phải vận dụng linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với nhau, xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, đề nghị hướng dẫn thực hiện để vừa có thể hoàn thành nhiệm vụ, vừa tránh làm ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân khi chứng minh vụ án hình sự nói chung và chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng.

Như vậy, khi chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, yêu cầu đặt ra theo tinh thần cải cách tư pháp là phải thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách chặt chẽ, đầy đủ, khách quan, theo đúng quy định của pháp luật tố tụng, giảm thiểu oan sai, không bỏ lọt tội phạm, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Để thực hiện được điều đó, mỗi ĐTV, KSV phải luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các quan điểm của Đảng, Nhà nước và pháp luật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình chứng minh VAHS.

3.1.2. Yêu cầu phòng, chống tội phạm

Trong những năm qua, Các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm

vụ được giao, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp, việc chấp hành pháp luật trong khởi tố, điều tra tội phạm có trường hợp chưa nghiêm. Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống tội phạm.

Phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả cao nhất cần có sự tham gia của các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và nhân dân cả nước. Bên canh đó, phải tìm những biện pháp khác nhau nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm, từ đó áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa, tưng bước hạn chế và tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Làm tốt công tác phòng ngừa sẽ hạn chế và không để tội phạm xảy ra, như vậy tức là thể hiện được bản chất nhân đạo của xã hội, không để người dân bị xử lý trước pháp luật. Tội phạm được kéo giảm giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân, đồng thời tiết kiệm ngân sách Nhà nước, thời gian, công sức của các chủ thể tham gia vào hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội, cũng như tái hòa nhập cộng đồng cho người phạm tội chấp hành xong hình phạt.

Để đảm bảo yêu cầu phòng, chống tội phạm trong thời gian tới, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và nhân dân các địa phương cần tiếp tục triển khai và thực hiện có hiện quả một số nội dung quan trọng như: Nghị quyết 37/2012 của Quốc hội về về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và công tác thi hành án ban hành ngày 23/11/2012; Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ chính trị khóa X về về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” ban hành ngày 22/10/2010; Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” ban hành ngày 01/12/2011 và các chương trình quốc gia về phòng, chống tội phạm; hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tội phạm.

Về công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, ngày 27/11/2019 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 96/2019/QH14 “về công tác phòng chống tội

phạm và vi phạm pháp luật…” đã yêu cầu Chính Phủ “Chỉ đạo cơ quan điều tra các cấp bảo đảm tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt 100%. Tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt trên 90%. 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm đều phải được khởi tố vụ án để điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Điều tra khám phá các loại tội phạm đạt trên 75%; các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số án khởi tố”; “Nâng cao chất lượng công tác điều tra, đẩy nhanh tiến độ điều tra các loại án. Thường xuyên rà soát và tích cực xác minh những vụ án tạm đình chỉ điều tra để sớm phục hồi điều tra và báo cáo Quốc hội về kết quả rà soát, xử lý tại kỳ họp cuối năm. Nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình. Tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Tăng cường truy bắt đối tượng bị truy nã ngoài xã hội”…[23].

Trong thời gian tới, để đáp ứng công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, cần ưu tiên thực hiện một số nội dung sau:

- Nghiên cứu, xác định rò các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội, tập trung vào các tội phạm có xu hướng tăng hiện nay như cướp giật, tội phạm về ma túy, nhất là tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vì nguyên nhân xã hội. Từ đó đề ra các chủ trương, giải pháp, biện pháp thích hợp đối với từng loại tội phạm để loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm đó.

- Các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng như những người có thẩm quyền căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể được giao để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội phạm của cơ quan, địa phương mình.

- Các cơ quan chức năng như các cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có nhiệm vụ tiến hành phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

- Bộ Công an chỉ đạo Cơ quan công an các cấp tăng cường các biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm các mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày, để hạn chế tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra do nguyên nhân xã hội; phối hợp chặt chẽ với cac ban ngành, đoàn thể địa phương nắm tình

hình, dư luận, đề xuất các giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn; Triển khai liên tục việc trấn áp các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, hoạt động đâm thuê, chém mướn, tội phạm sử dụng vũ khí gây án, giết người, cướp, tài sản…; điều tra khám phá nhanh các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Ngoài ra, VKS với chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra, VKSND còn có trách nhiêm làm rò nguyên nhân, điều kiện phạm tội để để áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm thông qua việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, của mình.

3.1.3. Yêu cầu bảo vệ quyền con người

Mục đích, nhiệm vụ của hoạt động tố tụng hình sự theo Điều 2 của BLTTHS năm 2015 là: “... bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vĩ phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.”.

Như vậy, có thể thấy một trong những mục đích của hoạt động tố tụng hình sự ở ta đó là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Chính Trị đã đưa ra yêu cầu trong Nghị quyết 49 là: “Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm”. [4].

Trong giai đoạn điều tra thì CQĐT và các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra, theo quy định của BLTTHS có trách nhiệm chứng minh tội phạm, người phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án hình sự, làm cơ sở cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Đồng thời, một trong những nhiệm vụ của CQĐT là xác định nguyên nhân điều kiện phạm tội và kiến nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa. Khi thực hiện hoạt động chứng minh, pháp luật quy định cho CQĐT được tiến hành các biện pháp hợp pháp, bao gồm điều tra theo tố tụng và theo nghiệp vụ điều tra. Các biện pháp

điều tra trong TTHS khi được áp dụng sẽ phần nào ảnh hưởng đến quyền con người, quyền và và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, để bảo đảm quyền con người và quyền công dân, Luật TTHS đã quy định chặt chẽ căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp này. Nghị quyết 96/2019/QH14 của Quốc hội về công tác phòng chống tội phạm đã nêu rò “Nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình. Tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Tích cực thực hiện các giải pháp chống lạm dụng bắt người, tạm giữ, tạm giam. Bảo đảm xét xử các vụ án hình sự nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm” [23]. Như vậy, khi giải quyết vụ án hình sự, CQĐT phải thực hiện tốt việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Khi đánh giá chứng cứ kết luận về vụ án, phải dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội, tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường vai trò của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra và các quyết định của CQĐT. Thực hiện tốt chức năng này nhằm đảm bảo cho quá trình khởi tố, điều tra được nhanh chóng, phát hiện và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, đáp ứng yêu cầu “tính nhân đạo, hướng thiện và bảo vệ quyền con người trong việc xử lý người phạm tội”.

3.1.4. Yêu cầu bảo đảm các nguyên tắc suy đoán vô tội; xác định sự thật vụ án

Bảo đảm quyền được suy đoán vô tội, không buộc phải tự buộc tội chính mình chính là một trong những nguyên tắc quan trọng của đánh giá chứng cứ trong quá trình chứng minh. Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [17]. Điều 13 Bộ luật TTHS năm 2015 cụ thể hóa với quy định nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật…” [20].

Trong giai đoạn điều tra vụ án, VKS phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với CQĐT điều tra trong quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội. Nếu không đủ chứng cứ chứng minh có tội đồng nghĩa pháp lý với chứng minh vô tội. Suy đoán vô tội bác bỏ định kiến có tội, đảm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022