Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 2

luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đặng Minh Phụng năm 2016; Luận văn thạc sĩ luật học “Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn năm 2016….

Ngoài ra, còn nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả và các nhà nghiên cứu pháp luật đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý bàn về chứng cứ và quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành chỉ đề cập đến một khía cạnh, phạm vi nhất định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Từ khi BLTTHS 2015 có hiệu lực đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập toàn diện, đầy đủ về chứng minh trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Từ tình hình nghiên cứu trên đây, có thể khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai" là yêu cầu khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.

3.Mụcđích vànhiệmvụ nghiên cứu

-Mụcđíchnghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, qua đó tìm ra những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động này và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung và trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Nhiệmvụnghiên cứu:

+ Nghiên cứunhững vấnđềlýluậnvề chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

+Nghiên cứu, phân tích, đánh giáthực trạng hoạt độngchứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

+ Đưaracácgiảipháp nângcao hiệu quảhoạt động điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.

4.Đốitượngvàphạmvinghiêncứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 và thực trạng hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2016 – 2020.

Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 2

5.Cơ sở lý luận vàphươngphápnghiêncứu

Luậnvănnghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận củachủnghĩaMác- Lênin,tưtưởngHồChíMinh,quanđiểm củaĐảngvàNhànướctavềcải cáchtưpháp, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong tố tụng hình sự.

Luận vănsử dụng kết hợp nhiều phươngpháp nghiên cứu khác nhau, như:sosánh,phântích,tổnghợp,thốngkê; khảo sát thực tiễn,…

6.Ýnghĩalýluậnvàthựctiễncủaluậnvăn

Vềmặtlýluận:Luận văn đã góp phần làm rò những vấn đề lý luận về hoạt động chứng minh trong điều tra vụ án nói chung và trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng.

Về thực tiễn: Luận văn là tài liệu có giá trị dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. Những đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng.

7. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các Phụ lục, Luận văn bao gồm 3 chương với kết cấu như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Chương 2: Quy định của pháp luật về chứng minh trong giai đoạn điều tra và thực tiễn chứng minh chứng minh vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH

TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC


1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1.1.1. Khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1.1.1.1. Khái niệm vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Để xây dựng khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, trước hết phải làm sáng tỏ thế nào là vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác? Liên quan đến vấn đề này cần phải làm rò thế nào là VAHS. Đối với khái niệm VAHS, theo Từ điển Luật học thì “Vụ án hình sự là vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong BLHS đã được CQĐT ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở BLTTHS”. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý nước ta đến nay cũng có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm VAHS, tuy nhiên, tác giả thống nhất với quan điểm cho rằng: “Vụ án hình sự là vụ án phát sinh khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm và CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, Tòa án (thông qua Hội đồng xét xử) khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp được quy định trong BLTTHS để xác định và xử lý người phạm tội” [27, tr.15].

Vậy vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gì? Muốn làm sáng tỏ nội dung này, trước hết cần nhận thức về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác, được xác định bằng thương tích cụ thể. Điều 134 BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường

hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;…”[18].

Để nhận thức sâu sắc về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cần làm sáng tỏ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội này, theo đó:

- Về khách thể của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được LHS bảo vệ bị tội phạm xâm pham tới. Đối với tội CYGTT thì khách thể trực tiếp là quyền nhân thân với nội dung là quyền được bảo hộ, tôn trọng về sức khoẻ của con người.

- Về mặt khách quan của tội phạm này là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trái pháp luật. Hành vi này được thể hiện dưới dạng hành động, tác động vào cơ thể con người với các hành vi cụ thể như đâm, chém, đấm, đá… gây thương tích hoặc tổn hại cho một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể con người. Hậu quả trong CTTP cơ bản của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc, thương tích hoặc tổn thương khác cho sức khỏe phải từ 11% trở lên hoặc thương tật dưới 11% nhưng phải thuộc các tình tiết định khung cơ bản quy định tại điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS. Hậu quả do hành vi cố ý gây thương tích gây ra cũng có thể dẫn đến chết người. Cần chú ý phân biệt hậu quả chết người trong tội này và tội giết người quy định tại Điều 123 BLHS.Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện…, tuy các dấu hiệu này không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP nhưng có ý nghĩa chứng minh để xác định đúng tội danh và quyết định hình phạt.

- Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Về chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1,

2 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 134 BLHS.

Trên thực tế, tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có những biểu hiện gần giống với tội giết người. Do đó, cần có sự phân biệt giữa hai tội này, nhất là ở hai trường hợp sau:

Trường hợptội cố ý gây thương tích cho người khác nhưng dẫn đến hậu quả chết người với tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt (hậu quả chết người chưa xảy ra nằm ngoài ý muốn của người phạm tội). Điểm giống nhau của trường hợp này là hậu quả cùng gây thương tích cho người khác. Nhưng điểm khác nhau cơ bản làtrong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người xảy ra mà chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người c(ở giai đoạn chưa đạt) thì người phạm tội mong muốn hậu quả chết người xảy ra, hậu quả không xảy ra là ngoài ý muốn của họ.

Trường hợp tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại của người khác dẫn đến chết người với tội giết người ở giai đoạn hoàn thành (hậu quả chết người đã xảy ra). Mặc dù trường hợp này cả hai tội đều có điểm giống nhau là cùng gây ra hậu quả chết người nhưng cần phân biệt: Đối với hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, người phạm tội không mong muốn làm chết người và cũng không có ý thức bỏ mặc hậu quả chết người xảy ra mà chỉ mong muốn hậu quả thương tích xảy ra. Còn đối với hành vi trong tội giết người, người phạm tội biết rò hành vi của mình là tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật và mong muôn đạt được hậu quả chết người.

Để xác định ý thức chủ quan của người phạm tội, có thể xác định từ động cơ, mục đích của người phạm tội và có thể qua các tình tiết biểu hiện ra bên ngoài như công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội, vị trí tác động,…

Như vậy, tội này bao gồm hai hành vi. Hành vi: "Gây thương tích cho người khác" là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể con người làm cho con người có những thương tích nhất định (để lại dấu vết) và hành vi "Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể con người làm cho sức khỏe của nạn nhân yếu đi, không còn nguyên vẹn như

trước mặc dù không để lại dấu vết trên thân thể họ, hoặc làm mất chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm giảm chức năng hoạt động của bộ phận đó. Đây là tội ghép gồm hai tội quy định trong cùng một điều luật: Tội cố ý gây thương tích cho người khác và tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Có thể hiểu, gây thương tích là gây ra, để lại các dấu vết trên thân thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, còn gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là làm mất mát, hư hại một phần, không còn nguyên vẹn như trước nữa đối với sức khỏe con người.Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tuy là hai tội, song hành vi khách quan và hậu quả của nó rất giống nhau, có nhiều điểm tương đồng nhau. Do vậy, các nhà làm luật đã xếp trong cùng một điều luật. Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì phải xác định được tội danh mà người đó đã phạm phải, được quy định trong BLHS. Căn cứ để xác định tội danh phải dựa vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm pháp lý cơ bản đặc trưng nhất của một tội cụ thể. Khoa học hình sự gọi những dấu hiệu đặc trưng đó là các yếu tố cấu thành tội phạm.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người kháclà hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm hại sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác.

Vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vụ việc phát sinh khi có các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm xâm hại sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác.

1.1.1.2. Khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác

Để xây dựng khái niệm chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì cần phải làm rò khái niệm chứng minh trong tố tụng hình sự và khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Trước hết, nói đến chứng minh là nói đến “dùng lý lẽ, suy luận, bằng cứ để chỉ rò điều gì đó là đúng hay không đúng” [40, tr.256]. Như vậy, chứng minh có thể hiểu là hoạt động có mục đích của con người trong tư duy, nhận thức hoặc trong thực tiễn, qua đó xác định sự đúng, sai của một sự vật, hiện tượng, xác định sự tồn

tại hay không dựa trên những chứng cứ cụ thể. Hoạt động chứng minh là một trong những hoạt động xã hội và là một trong những hoạt động thực tiễn không thể thiếu của con người. Chính vì vậy, hoạt động này dựa trên lý luận Mác - Lênin về nhận thức, đó là quá trình nhận thức thế giới khách quan của con người từ cảm tính đến lý tính, từ những hiện tượng cá biệt đến cái chung, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, thông qua những giả thiết, khả năng đánh giá, đối chiếu, tổng quan.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan TTHS phải thu thập chứng cứ để chứng minh. Do đó, chứng minh trong TTHS là một trong những dạng của hoạt động chứng minh nói chung: “Chứng minh tội phạm là thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội” [31, tr.161]. Muốn xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự thì cac cơ quan THTT có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp hợp pháp nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như những tình tiết có ý nghĩa khác, đây là hoạt động phức tạp, phải trải qua đầy đủ các hoạt động từ thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Trên thực tế, những dấu vết của vụ án luôn tồn tại trong thế giới khách quan, được con người và môi trường vật chất ghi lại, phản ánh lại. Thực chất quá trình chứng minh trong TTHS là quá trình con người nhận thức về vụ, nhận thức về những sự kiện phạm tội đã xảy ra. Để nhận thức được vụ án, con người sẽ phải tiến hành thu thập, kiểm tra, đánh giá những gì thu thập được. Có thể nói, đây là quá trình xác định sự thật khách quan đối với vụ án, là quá trình nhận thức chân lý trên cơ sở thực tiễn, đi từ cái chưa biết đến biết, phản ánh biện chứng các sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất vào trong ý thức con người, tuân theo các quy luật của phép biện chứng duy vật.

Khái niêm chứng minh trong TTHS đến nay còn nhiều quan điểm khác nhau về mặt khoa học pháp lý. Tuy nhiên, dù quan điểm khác nhau, nhưng xét về bản chất, đa số các quuan điểm đều thừa nhận đây là quá trình nhận thức khách quan theo quan điểm điểm Mác-xít. Theo tác giả, chứng minh trong TTHS là một quá trình chứng minh, quá trình này phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố bao gồm cơ sở pháp lý, chủ thể, đối tượng và phương tiện chứng minh. Trên cơ sở đó, tác giả thống nhất với quan điểm “Quá trình tư duy và thực tiễn của cơ quan điều tra và những

người có quyền chứng minh dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật TTHS để thu thập, kiểm tra và đánh giá các thông tin, tài liệu cần thiết nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án” [32, tr.183].

Quá trình chứng minh trong VAHS là trải qua các giai đoạn TTHS như giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Các hoạt động này đều thực hiện dưới hình thức, biện pháp, thẩm quyền tố tụng hình sự khác nhau, dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản: Bộ luật TTHS, Tổ chức CQĐT hình sự, Luật tổ chức VKSND, Luật Tổ chức TAND… Mục đích của quá trình chứng minh trong VAHS của các cơ quan THTT là xác định sự việc phạm tội và người phạm tội, xác định những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Quá trình chứng minh VAHS bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như bắt đầu từ khi giải quyết nguồn tin về tội phạm. Mỗi giai đoạn tố tụng khi chứng minh VAHS đều tiến hành những hành vi tố tụng đặc trưng như: giai đoạn khởi tố vụ án hình sự do cơ quan có thẩm quyền khởi tố chứng minh sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm không để quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự; giai đoạn điều tra do CQĐT (hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra) tiến hành nhằm là rò đối tượng chứng minh trong giai đoạn điều tra với những hành vi tố tụng đặc trưng như: KTBC, lấy lời khai những người tham gia tố tụng, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS, kết luận điều tra hoặc đình chỉ điều tra…; Giai đoạn truy tố do VKS tiến hành thể hiện qua hoạt động thực hành quyền công tố (là chức năng duy nhất chỉ VKS mới có thẩm quyền tiến hành) và kiểm sát hoạt động của CQĐT, Tòa án. Giai đoạn xét xử do Tòa án tiến hành nhằm xác định tội phạm, người phạm tội và quyết định hình phạt cũng như các quyết định khác theo quy định của pháp luật. Các hành vi tố tụng chủ yếu của giai đoạn này như: Xét hỏi bị cáo hoặc hỏi những người tham gia tố tụng khác, Nghị án; Tuyên án… Tất cả những hoạt động trên đều phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, nhằm chứng minh sự thật khách quan của VAHS, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Trên cơ sở những quy định của pháp luật như BLTTHS, Luật Tổ chức CQĐT hình sự, Luật Tố chức VKSND, Luật Tổ chức TAND, các văn bản pháp luật

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí