Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


NGUYỄN HUY HOÀNG


CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Ngành: Luật hình sựtố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04


Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.


TÁC GIẢ


NGUYỄN HUY HOÀNG

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC 5

1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 5

1.2. Đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác 18

1.3. Chủ thể chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 20

1.4. Nội dung hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra 21

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VÀ THỰC TIỄN CHỨNG MINH VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 30

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 30

2.2. Thực tiễn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 49

2.3. Đánh giá thực tiễn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 57

Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỨNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC 61

3.1. Các yêu cầu nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác 61

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác 67

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLHS: Bộ luật hình sự

BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự

CYGTT: Cố ý gây thương tích

CQĐT: Cơ quan điều tra

ĐTV: Điều tra viên

KSV: Kiểm sát viên

TNHS: Trách nhiệm hình sự

TTHS: Tố tụng hình sự

VAHS: Vụ án hình sự

VKS: Viện kiểm sát

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

HỆ THỐNG BẢNG SỐ LIỆU TRONG LUẬN VĂN

Bảng 2.1. Bảng số liệu số vụ án hình sự và vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2016 - 2020 49

Bảng 2.2. Số vụ án VKSND Thành phố Biên Hòa trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sungtừ năm 2016 – năm2020 50

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, chứng cứ và chứng minh có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Đối với giai đoạn điều tra VAHS, hoạt động này càng thể hiện tính chất quan trọng, bởi đây là cơ sở góp phần đảm bảo hiệu quả của các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Trong giai đoạn điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn VAHS. Kết quả điều tra của giai đoạn này là cơ sở để VKS quyết định truy tố bị can trước Tòa án hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Kết quả điều tra cũng là cơ sở để Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ thiếu sót, hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, vụ án kéo dài ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như uy tín của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Đây là loại tội phạm phổ biến, xảy ra thường xuyên trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Là trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh, thành phố Biên Hòa đã và đang thu hút đông người dân từ nhiều địa phương về sinh sống, làm việc, là điều kiện để các đối tượng phạm tội trà trộn, lợi dụng để hoạt động phạm tội. Theo báo cáo tổng kết của Công an thành phố Biên Hòa, thời gian qua tình hình các loại tội phạm trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp, số vụ phạm pháp chiếm gần nửa số vụ hàng năm của cả tỉnh, đặc biệt là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do nguyên nhân xã hội, đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả cao, nhất là trong hoạt động điều tra, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội, hạn chế oan sai, góp phần ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vẫn còn bộc lộ hạn chế thiếu sót, dẫn đến vụ án phải gia hạn nhiều lần, bị trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc dẫn đến đình chỉ vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của công dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, đó là

hoạt động điều tra tội phạm CYGTT hoặc gây tổn tại cho sức khỏe của người khác có những đặc điểm riêng nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thiếu sót cần phải được nghiên cứu, tổng kết để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượnggiải quyết vụ án, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố nói chung và trên toàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Bên cạnh đó, còn có một phần do những người tiến hành tố tụng còn có tâm lý chủ quan, chưa chủ động, khách quan nên chưa xác định đầy đủ, đúng đắn những vấn đề phải chứng minh trong quá trình điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đồng thời một số quy định của pháp luật TTHS về đối tượng chứng minh còn thiếu sót khiến cho việc chứng minh của cơ quan có thẩm quyền còn nhiều khó khăn.

Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực trạng của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhằm đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều tra loại tội phạm này nói chung và trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng là vấn đề mang tính cấp thiết. Từnhữnglýdotrên,tácgiảchọnđềtài:Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nailàm đề tài luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề chứng minh trong tố tụng hình sự ở những mức độ và phạm vi khác nhau, đó là:

Luận án Tiến sĩ Luật học “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Văn Đương năm 2000 - Luận án này được hoàn thiện trước khi ban hành BLTTHS năm 2003 và Luận án Tiến sĩ Luật học “Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta” của tác giả Nguyễn Văn Du năm 2006 chủ yếu nghiên cứu quá trình chứng minh trong vụ án hình sự, chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cũng như chưa gắn với một địa bàn cụ thể.

Luận văn thạc sĩ luật học “Hoạt động chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” năm 2012 của Mạc Thị Duyên; Luận văn thạc sĩ luật học “Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” của tác giả Vũ Ngọc Hà năm 2013; Luận văn thạc sĩ luật học“Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)” của tác giả Nguyễn Xuân Hán; Luận văn thạc sĩ luật học “Chứng minh trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí