chủ động hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế một cách sâu rộng và thành công”. Để thực hiện mục tiêu đó, định hướng phát triển chung được chỉ ra là:
1. Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều qui mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt động theo phương hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù hợp với quy luật của lưu thông hàng hoá như: tập đoàn, công ty mẹ con kinh doanh hàng hoá chuyên ngành; tập đoàn công ty mẹ con kinh doanh hàng hoá tổng hợp; công ty thương mại bán buôn hiện đại; các hộ kinh doanh; công ty kinh doanh dịch vụ logistics hiện đại, công ty (hoặc HTX) quản lý và kinh doanh chợ,…
2. Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại (chợ nông thôn, chợ biên giới, chợ đầu mối, sàn giao dịch, trung tâm đấu giá, trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm logistics, tổng kho bán buôn, chợ ảo,…), kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn.
3. Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng (nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp tiêu dùng,…), phù hợp với tính chất và trình độ của sản xuất, xu hướng và phương thức thoả mãn của tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối cũng bắt đầu có những động thái nhằm cải thiện tình hình và chuẩn bị cho sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, điển hình là dự án liên kết giữa Hapro, Coop Mart, Phú Thái nhằm thành lập một tập đoàn phân phối và logistics. Tuy nhiên cải biến vào nâng cao thương nghiệp bán buôn Việt Nam là cả một quá trình khó khăn, đòi hỏi cả vốn đầu tư cũng như trình độ con người trong khi thời gian thì không còn dài nữa. Nó đòi hỏi sự phối hợp của các doanh nghiệp kinh doanh và các cơ quan quản lý Nhà nước và toàn bộ nền kinh tế.
Dự đoán về xu hướng phát triển của dịch vụ phân phối trong của Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Hồng Thanh (Vụ đa biên, Bộ Thương
mại- nay là Bộ Công thương) cho rằng dịch vụ phân phối ở nước ta trong thời gian tới sẽ phát triển theo 4 đặc điểm chính là:
– Các rào cản về việc gia nhập và rút khỏi hệ thống phân phối sẽ dần được loại bỏ theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Và Sự Tác Động Của Thương Nghiệp Bán Buôn Đối Với Sản Xuất, Xuất Khẩu Ở Việt Nam Giai Đoạn 1996-2000
- Công Ty Bán Buôn Chuyên Làm Nhiệm Vụ Phân Phối Dưới Hình Thức Mua Đứt Bán Đoạn – Công Ty Cổ Phần Thương Mại Smc
- Đánh Giá Chung Về Sự Tác Động Của Thương Nghiệp Bán Buôn Đối Với Sản Xuất Trong Nước
- Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất - 10
- Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất - 11
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
– Sự thâm nhập ngày càng nhiều các tập đoàn đa quốc gia trên thị trường Việt Nam tạo nên một bức tranh đa dạng trong hệ thống phân phối trong nước. Hệ thống phân phối không còn là mảnh đất độc quyền của các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp này phải động não chủ động tham gia nếu không muốn bị loại bỏ.
– Quá trình tích tụ và tập trung sẽ diễn ra mạnh mẽ giữa các nhà phân phối trong nước tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các ngân hàng để tăng cường sức cạnh tranh (đại lý phân phối độc quyền cho thương hiệu Việt Nam, đặt các điểm giao dịch, máy ATM tại các siêu thị, chợ…). Một số nhà phân phối có tiềm lực sẽ mở rộng hoạt động phân phối ra nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết các tập đoàn phân phối nước ngoài hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Lực lượng người Việt Nam kinh doanh ở Nga và các nước Đông Âu cũng sẽ trở thành những mắt xích quan trọng trong hệ thống dây phân phối hàng sản xuất tại Việt Nam nhưng mang thương hiệu quốc tế thay vì hàng Trung Quốc như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp, các hộ nông dân, ngư dân, làng nghề truyền thống do không đủ khả năng xây dựng hệ thống phân phối riêng sẽ tìm cách vươn ra thị trường thế giới bằng hình thức giao dịch điện tử.
– Phương thức phân phối truyền thống, mua đứt bán đoạn vẫn tồn tại song song với các hình thức phân phối hiện đại nhưng sẽ dần thu hẹp và suy yếu, các nhà phân phối trong nước sẽ trưởng thành và học hỏi được nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý và hiện đại hoá hệ thống của các nhà phân phối nước ngoài để tự củng cố hệ thống của mình. Trước mắt, các tập đoàn phân
phối nước ngoài sẽ tập trung vào mở các siêu thị bán buôn và bán lẻ, nhưng dần dần họ sẽ mở rộng sang các hình thức bán lẻ không có cửa hàng. Các công ty sản xuất trong nước, đặc biệt là các công ty sản xuất và xuất khẩu nông thuỷ sản sẽ phân phối qua thị trường nước ngoài dưới các hình thức mới như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lại, hợp đồng quyền chọn,…19
2. Giải pháp nâng cao chất lượng thương nghiệp bán buôn Việt Nam
2.1. Hoàn chỉnh thể chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động mua bán
Thể chế quản lý Nhà nước là một trong những yếu tố đầu tiên và có tác động mạnh nhất tới môi trường kinh doanh. Một thể chế quản lý Nhà nước thông thoáng, hợp lý và minh bạch sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, thúc đẩy các nhà kinh doanh mở rộng hoạt động buôn bán. Ngược lại, một thể chế quản lý tồi sẽ tạo ra một thị trường kém phát triển, thiếu công bằng và không thể kích thích các nhà đầu tư, hoạt động kinh doanh có thể đình trệ hoặc phát triển lệch lạc.
a) Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật quản lý và điều chỉnh hoạt động mua bán.
Để hoàn chỉnh hệ thống quản lý Nhà nước trước hết phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động mua bán và các dịch vụ phụ trợ như vận tải, bảo hiểm, ngân hàng. Sự ra đời của Luật Thương mại 2005 đã tạo tiền đề tốt cho sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước nói chung, và hoạt động mua bán nói riêng. Bên cạnh đó sự ra đời của Luật cạnh tranh 2005, Luật sửa đổi và bổ sung luật Hải quan, Luật Thương mại điện tử,… cũng góp phần tạo một hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động mua bán. Tuy nhiên do thiếu các văn bản hướng dẫn dưới luật nên các luật này vẫn khó áp dụng vào thực tế. Các cơ quản quản lý cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn, giúp các doanh nghiệp nắm vững luật và có thể tiến hành kinh
19 NCIEC, Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam,
doanh theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật bằng cách nội luật hoá các công ước, điều ước, hiệp ước quốc tế đa phương và song phương để nội luật tương thích với ngoại luật, đảm bảo quyền lợi cho các nhà kinh doanh trong nước đồng thời thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hội nhập.
Để có thể gia tăng nhanh số lượng doanh nghiệp thành lập mới nhằm gia tăng lực lượng bán buôn trong nước, huy động tối đa các nguồn lực của xã hội tham gia vào hoạt động thương mại nói chung và hoạt động bán buôn nói riêng, tạo ra một lực lượng thương nhân đông đảo, phủ rộng khắp thị trường cả nước, nhất là các vùng nông thôn, miền núi hải đảo, hệ thống các quy định pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở xoá bỏ hoặc đơn giản hoá các điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi thị trường.
Trong quá trình hoàn chỉnh các cơ chế ưu đãi về đầu tư, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp 100% nước ngoài sử dụng hệ thống phân phối trong nước, tăng cường liên kết với các công ty thương mại của trong nước thông qua các cơ chế ưu đãi về thuế, thị trường tiêu thụ.
Đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù như: xăng dầu, khí đốt, rượu, thuốc lá, xi măng, sắt thép, phân bón, dược phẩm,…Nhà nước cần sớm xây dựng các qui chế quản lý đồng bộ từ sản xuất, nhập khẩu, phân phối đến tiêu dùng nhằm đảm bảo sự ổn định thị trường, quản lý và điều tiết về giá cả. Đối với các mặt hàng khác, ngoài các quy định có tính chất chung nhất, Nhà nước không nên có những can thiệp quá sâu vào thị trường bằng các biện pháp trực tiếp như điều chỉnh giá, quy định lượng,…Phương thức điều tiết vĩ mô phải theo những nguyên tắc tôn trọng quy luật của thị trường, phát huy tính tự chủ và trách nhiệm với cộng đồng của doanh nghiệp của người tiêu dùng.
Bên cạnh các văn bản pháp luật cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải nhanh chóng triển khai và phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể thương mại
trong nước và hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố ban hành các quy hoạch phù hợp với địa phương. Nội dung quy hoạch này phải là định hướng phát triển cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước. Khi đã đưa ra quy hoạch thì phải kiên quyết không cho phép các hoạt động không phù hợp với quy hoạch, đồng thời có biện pháp thúc đẩy kịp thời đối với các hoạt động phù hợp với quy hoạch.
b) Hoàn chỉnh cơ chế quản lý, cơ chế phối hợp và củng cố tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước;
Mặc dù hiện tượng cửa quyền tại các cơ quan quản lý Nhà nước như dưới thời cơ chế xin cho đã không còn nhưng nhiều cơ quan quản lý vẫn chậm chạp trong việc giải quyết các vụ việc cho các doanh nghiệp, kéo dài thời gian tác nghiệp không cần thiết khiến nhiều nhà kinh doanh lo ngại, đặc biệt là các nhà kinh doanh nước ngoài. Để xoá bỏ hạn chế này, Nhà nước cần có quy định cụ thể thời hạn tác nghiệp của các cơ quan quản lý chức năng, quản lý chặt chẽ để đảm bảo những quy định này đi vào thực tế, đồng thời có thông báo rõ ràng để các doanh nghiệp biết và bảo vệ được quyền lợi của mình. Nhà nước cũng cần tiến hành cải tổ hệ thống cơ quan quản lý theo hướng đổi mới tổ chức và hoạt động. Các cơ quan quản lý chủ yếu tập trung cho các công tác qui hoạch và chính sách phát triển, xử lý và cung cấp thông tin, các hoạt động xúc tiến thương mại, kiểm tra kiểm soát thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh. Bên cạnh đó cũng cần tiến hành đổi mới đội ngũ nhân lực trong các cơ quan quản lý, chỉ duy trì một số lượng cán bộ vừa đủ nhưng phải là những người có cả phẩm chất đạo đức cũng như năng lực quản lý thực sự. Cần trang bị các thiết bị hiện đại như máy vi tính, mạng Internet, .. tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Đặc biệt thúc đẩy nhanh việc thực hiện dự án Nhà nước điện tử, tạo điều kiện các doanh nghiệp dễ dàng tra cứu thông tin, tiến hành các thủ tục hành chính
thông qua mạng Internet, hình thành các mô hình G2B (chính phủ - doanh nghiệp).
Đặc biệt cần đẩy mạnh hoạt động và vai trò của Cục quản lý cạnh tranh (được thành lập tháng 6 năm 2006). Tuy Cục quản lý cạnh tranh đã có đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn trong việc điều tra các vụ việc cạnh tranh, kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, thụ lý hồ sơ đề nghị miễn trừ và đặc biệt được quyền xử lý xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhưng do mới đi vào hoạt động nên hầu như chưa phát huy được tác dụng.
Trong quá trình quản lý, các cơ quan quản lý cần có sự phối hợp chặt chẽ, tham gia điều tiết vĩ mô thị trường theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Bộ Công thương phối hợp với Bộ xây dựng để quản lý hệ thống hạ tầng thương mại, Bộ Kế hoạch và đầu tư để quản lý các dự án kinh doanh thương mại, Bộ Tài chính để quản lý chính sách tín dụng đối với các dự án đầu tư vào kết cấu hạ tầng thương mại, chính sách tín dụng, chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp thương mại, ngoài ra còn các bộ khác như Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ nông nghiệp,…Hoạt động giữa các cơ quan của các bộ ngành phải tạo ra một thể chế quản lý thống nhất, phối hợp nhịp nhàng, tạo điều kiện thuận lợi cho người kinh doanh.
2.2. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp bán buôn lớn, hình thành các hiệp hội bán buôn, tăng cường các mối liên kết dọc và liên kết ngang
a) Thúc đẩy thành lập một số doanh nghiệp bán buôn lớn
Tập trung hoá hệ thống phân phối ngày càng cao là một trong những xu hướng phát triển chung của hệ thống phân phối diễn ra ở các nước từ những năm giữa thập kỷ 90 đến nay. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối làm cho mối quan hệ giữa nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ ngày càng chặt chẽ và mật thiết, tạo ra một hệ thống phân phối hàng hoá chuyên nghiệp, liên hoàn, ngày càng hiệu quả. Trước sự cạnh tranh của các
tập đoàn thương mại lớn trên thế giới đang từng bước xâm nhập và thiết lập vị trí trên thị trường phân phối ở Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết lập được một số nhà phân phối lớn nhằm tạo nên thế đối trọng cân bằng giữa nhà phân phối trong nước và nhà phân phối nước ngoài. Thực tế không thể phủ nhận hiện nay là các doanh nghiệp bán buôn Việt Nam vẫn chỉ là các doanh nghiệp nhỏ, lạc hậu, một số doanh nghiệp được coi là có quy mô tương đối lớn trong nước thì vẫn chỉ là quy mô nhỏ so với mức phát triển chung của thế giới và chưa thể xứng tầm cạnh tranh với các tập đoàn lớn của nước ngoài. Do đó để có thể thành lập các doanh nghiệp bán buôn có quy mô lớn, có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài khi vào Việt Nam, bên cạnh sự tự liên kết mở rộng và hợp tác của các doanh nghiệp, Nhà nước cần khuyến khích một số doanh nghiệp lớn hiện nay hợp tác với nhau để thành lập một vài doanh nghiệp bán buôn lớn dưới hình thức tập đoàn, công ty mẹ - con kinh doanh hàng hoá chuyên ngành hoặc tập đoàn, công ty mẹ - con kinh doanh hàng hoá tổng hợp, thông qua những ưu đãi về thuế, đất đai, tài chính,…như cho các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở thương mại hiện đại vay vốn với lãi suất ưu đãi; tạo điều kiện cho các tập đoàn này được sử dụng những diện tích đất tại các vị trí thuận tiện cho giao thông, mua bán, tại các cửa ngõ vào các thành phố lớn những vùng đông dân cư, hoạt động thương mại sầm uất như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh,...Các công ty lớn này sẽ đóng vai trò dẫn dắt thị trường bán buôn trong cả nước, đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc đi tiên phong và phát triển các loại hình bán buôn hiện đại, tạo nên thế cân bằng với các công ty phân phối nước ngoài tham gia vào thị trường bán buôn Việt Nam.
b) Thúc đẩy thành lập hiệp hội bán buôn
Việc thành lập hiệp hội nhằm giúp các hội viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội, tạo mối liên doanh, liên kết, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương
hiệu, đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh thương mại có thể thông qua hiệp hội để duy trì mối quan hệ với cơ quan quản lý Nhà nước, kiến nghị và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách. Việc xây dựng các hiệp hội cần phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, có thể lấy các nhà phân phối lớn làm nền tảng nhưng cần tránh việc biến hiệp hội thành công cụ chi phối trong tay những nhà phân phối lớn này. Chú trọng thu hút các hộ kinh doanh vào hiệp hội. Đây là những tổ chức kinh doanh có qui mô nhỏ lẻ nhưng lại đang chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống phân phối nước ta. Cần tuyên truyền để họ thấy rõ vai trò quan trọng của việc thành lập hiệp hội các nhà bán buôn bán lẻ, khuyến khích họ tham gia góp tiếng nói vào các hiệp hội này.
Trong khi Hiệp hội các nhà bán buôn chưa được thành lập cần phải có các biện pháp tuyên truyền, xúc tiến thành lập hiệp hội, bên cạnh đó chủ động tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp bằng cách tổ chức thường xuyên các hội chợ, triển lãm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự quảng bá, gặp gỡ trao đổi, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tổ chức các hội thảo nhằm lấy ý kiến các nhà doanh nghiệp.
c) Khuyến khích thành lập các mối liên kết ngang và liên kết dọc
Sự hình thành các mối liên kết ngang trong việc kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối liên quan trong tiêu dùng và mối liên kết dọc từ sản xuất, nhập khẩu đến bán buôn, bán lẻ nhằm tạo ra một thị trường quy mô, có kết cấu hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người mua và người bán, người sản xuất và trung gian phân phối.
Hình thành các mối liên kết ngang bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp lớn mở rộng kinh doanh đa dạng các nhóm, mặt hàng có mối liên hệ trong tiêu dùng như xi măng- sắt thép- vật liệu xây dựng; phân bón- thuốc bảo vệ thực vật- giống cây, con,… để giảm chi phí lưu thông của doanh nghiệp và giảm chi phí của xã hội nhờ tiết kiệm được thời gian mua sắm. Liên kết ngang các khâu trong bán buôn được tăng cường thông qua lập chung các trung tâm