Thực Trạng Và Sự Tác Động Của Thương Nghiệp Bán Buôn Đối Với Sản Xuất, Xuất Khẩu Ở Việt Nam Giai Đoạn 1996-2000


phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke, ôtô con và xe máy, giấy, thiết bị nghe nhìn, rượu, phân bón,…kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO. Ngoài ra không có hạn chế nào khác đối với hiện diện thương mại. Các doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Đối với phương pháp cung cấp qua biên giới quốc gia, Việt Nam cam kết không hạn chế với phân phối các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân; phân phối các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại.

Từ các cam kết trên cho thấy rõ ràng nguy cơ thâm nhập thị phần bán buôn trong nước của các lực lượng phân phối nước ngoài là điều khó tránh khỏi. Chỉ một thời gian ngắn sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì đã xuất hiện một số tập đoàn phân phối lớn như Metro Cash&Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (liên doanh Hàn Quốc),… đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam, với mô hình phân phối hiện đại, quản lý tiên tiến đã góp phần phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại Việt Nam, đồng thời tạo nên sức ép cạnh tranh. Trong thời kỳ đầu các doanh nghiệp này được phép thành lập liên doanh với các doanh nghiệp trong nước nhưng bắt đầu từ 2009 thì được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và đầu tư thì hiện có nhiều tập đoàn cũng đang xây dựng kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trong đó có các tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới như Wal-Mart (Mỹ), Carefourt (Pháp), Tesco (Anh) hay các tập đoàn bán lẻ hàng đầu Châu Á như Daring, Farm (Hồng Kông), South Asia Investment (Singapo). Trong khi đó, các nhà phân phối trong nước vẫn còn rất nhỏ bé, chỉ nổi lên một số gương mặt điển hình được coi là “các đại gia” là: Coop Mart (Liên hiệp HTX Thương mại Tp Hồ Chí Minh), Hapro Mart (Tổng công ty Thương mại Hà Nội ), Phú Thái (Công ty Cp tập đoàn Phú Thái),… Một khi các nhà phân


phối nước ngoài với tiềm lực vốn lớn chiếm lĩnh được thị trường trong nước thì không những các nhà bán lẻ Việt Nam bị hất khỏi thị trường mà các nhà bán buôn trong nước cũng khó có thể tồn tại. Các tập đoàn này với nguồn vốn dồi dào, khả năng cũng như kinh nghiệm quản lý cao sẽ chiếm lĩnh cả thị trường bán lẻ và bán buôn, trực tiếp nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài hoặc mua hàng từ các nhà sản xuất trong nước để phân phối. Hơn thế nữa, khi các nhà phân phối này đã chi phối hoàn toàn thị trường thì các nhà sản xuất trong nước cũng khó mà tránh khỏi việc lệ thuộc và bị chi phối bởi họ.

Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng đem lại những cơ hội nhất định cho các nhà bán buôn trong nước khi họ có được một môi trường kinh doanh rộng hơn, thông thoáng hơn, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn chỉnh tương thích với những quy định và thông lệ buôn bán quốc tế. Nhà bán buôn trong nước có cơ hội xuất khẩu hàng hoá nhiều hơn khi ngày càng nhiều doanh nghiệp từ các nước muốn làm ăn kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường ngày càng được mở rộng và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Các nhà bán buôn trong nước cũng có cơ hội để thiết lập và cung cấp các dịch vụ phân phối ở nước ngoài. Tuy nhiên trong khi tiềm lực của các doanh nghiệp bán buôn trong nước vẫn còn nhỏ bé như hiện nay thì khả năng này là rất mong manh.‌

II. THỰC TRẠNG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2000


1. Bán buôn trong nước

Theo tổng kết của Bộ Thương mại, hoạt động thương mại trong nước trong 10 năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng như:

Thương mại trong nước liên tục phát triển với tốc độ cao, đã đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, phục vụ tiêu dùng, phát triển xuất khẩu; góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu


kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tính chung, thương mại trong nước chiếm tỉ trọng khoảng 13,5-14% GDP, mỗi năm giải quyết thêm hàng trăm ngàn việc làm cho xã hội với tỉ lệ lao động tăng bình quân hàng năm là 6,3%, đến năm 2005 lao động của ngành chiếm trên 12% tổng lao động xã hội.

Cơ cấu nền thương mại biến đổi sâu sắc, từng bước tạo ra một thị trường ngày càng cạnh tranh và hoạt động thương mại ngày càng hiệu quả. Từ chỗ một nền thương mại chủ yếu do Nhà nước độc quyền đã chuyển sang một nền thương mại nhiều thành phần, đa sở hữu.

Mô hình tổ chức kinh doanh phát triển đa dạng, xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh hiện đại bao gồm nhiều loại hình như siêu thị, trung tâm thương mại. Thương mại điện tử mới xuất hiện nhưng đang có xu hướng phát triển tích cực, các sàn giao dịch điện tử, các chợ ảo mua bán trên mạng đang ngày càng thu hút đông khách, đặc biệt là giới trẻ.

Hệ thống phân phối của doanh nghiệp có bước phát triển mới, sự liên kết giữa các doanh nghiệp để tạo ra hệ thống phân phối dần được hình thành.

Kết quả nghiên cứu trong báo cáo chuyên đề nghiên cứu về môi trường pháp lý cho phát triển dịch vụ phân phối tại Việt Nam, trong khuôn khổ Dự án nghiên cứu xây dựng khung khổ pháp lý cho hệ thống phân phối Việt Nam, do Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) tiến hành cũng cho thấy lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam đang ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây. Các số liệu thu thập tại báo cáo cho thấy, từ năm 2000 chở lại đây, dịch vụ phân phối đã chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng mức GDP, khoảng 13-14%, chỉ đứng sau thương ngành công nghiệp chế biến (20%) và nông nghiệp (18%). Dịch vụ phân phối phát triển cũng đã góp phần gia tăng doanh số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, với khoảng 54.000 doanh nghiệp ngoài


quốc doanh và không dưới 3.000 doanh nghiệp Nhà nước tham gia kinh doanh. Dịch vụ phân phối đã bước đầu đảm nhận được vai trò tiêu thụ sản phẩm, qua đó thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua, nâng cao đời sống cho người dân. Hệ thống phân phối ngày một phát triển đã thúc đẩy sự xuất hiện nhiều mô hình phân phối hiện đại, nhất là ở các thành phố lớn. Hệ thống này đang ngày càng mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng, đan xen, hỗ trợ nhau đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu thụ sản phẩm.

Những thành tựu trên được đánh giá xuất phát từ các nguyên nhân như: Công cuộc đổi mới được bắt đầu sớm nhất và mạnh mẽ nhất trên lĩnh vực thương mại trong nước, trong đó sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là động lực quan trọng thúc đẩy thương mại trong nước khởi sắc và phát triển; Sản xuất tăng trưởng, hàng hoá dồi dào, thu nhập và sức mua của người dân được nâng lên; Mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ phân phối có lộ trình đã tác động tích cực khiến nhà kinh doanh thương mại chú trọng hơn đến việc cải tiến phương thức kinh doanh, tổ chức quản lý và phát triển các loại hình thương mại hiện đại; Quản lý Nhà nước về thương mại và thị trường nội địa cũng có bước đổi mới từ trung ương đến địa phương về cả nhận thức và nội dung, phương pháp và công cụ quản lý.

Trong xu hướng phát triển chung của thương mại trong nước, thương nghiệp bán buôn cũng phát triển nhanh chóng với tốc độ phát triển đạt xấp xỉ 10% năm 2005 trong khi tốc độ phát triển của toàn ngành dịch vụ là 8,2%, của các ngành vận tải, bưu điện đạt 10%, tài chính tín dụng đạt 7,5% góp phần gia tăng đóng góp chung của toàn ngành thương nghiệp vào tổng GDP. (Xem bảng 2)


Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng c ủa xuất khẩu và một số ngành dịch vụ năm 2005


Đơn vị: %


Ngành

Tốc độ tăng(%)

Xuất khẩu

26,2

Toàn ngành dịch vụ

8,2

* Dịch vụ bán buôn, bán lẻ

10

* Khách sạn nhà hàng

9,5

* Tài chính tín dụng

7,5

* Dịch vụ kinh doanh bất động sản và tư vấn

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất - 6

Nguồn: Vụ Thương mại dịch vụ, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thương mại dịch vụ năm 2005

Tỷ trọng các đối tượng tham gia vào hoạt động bán buôn có sự thay đổi, thay vì thông qua các công ty thương nghiệp như trước đây, các công ty sản xuất ngày càng tham gia sâu hơn vào hoạt động tiêu thụ hàng hoá. Theo số liệu thống kê tại Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ tăng bình quân của tổng mức hàng hoá do các cơ sở sản xuất tự bán trong giai đoạn 1992-1995 bình quân đạt 15,71% trong khi đó bán lẻ là 11,88%, thấp hơn mức tăng bình quân của tổng khối lượng hàng hoá. Điều đó cho thấy khối lượng hàng hoá được các cơ sở sản xuất tự bán theo hình thức bán buôn đã tăng lên rõ rệt và có mức tăng còn cao hơn bán lẻ. (Xem bảng 3)


Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng về tổng mức hàng hóa bán ra trên địa bàn Tp


Đơn vị: %




1992/ 1991


1993/ 1992


1994/ 1993


1995/1994

BQ 1992-1995

Tổng

BL

Tổng

BL

Tổng

BL

Tổng

BL

Tổng

BL

Thương nghiệp


21


23,39


25,5


26,26


25,48


26,88


19,1


14,76


22,74


22,72

Cơ sở

sản xuất tự bán


22,1


15,6


8,3


22,69


6,65


- 4,82


27,3


15,99


15,71


11,88

Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh


Lượng hàng hoá phân phối qua các công ty thương nghiệp dưới hình thức bán lẻ lại tăng nhanh và có mức tăng cao hơn mức tăng của tổng lượng hàng hoá bán buôn và bán lẻ của các công ty này. Điều này cho thấy hoạt động bán buôn của các công ty chuyên doanh thương nghiệp đã thu hẹp mà chuyển dần sang cho các công ty sản xuất, thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa sản xuất và bán buôn ngày càng chặt chẽ.

Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia hoạt động bán buôn cũng có nhiều thay đổi theo xu hướng thay đổi chung của toàn lĩnh vực thương nghiệp (xem bảng 4)

Bảng 4: Cơ cấu GDP trong ngành thương nghiệp


Đơn vị: %



1990

1991

1992

1993

1994

1995

2005

Tổng số

100

100

100

100

100

100

100

I. Khu vực trong nước

100

99,72

99,66

99,42

99,25

99,13

97

*Kinh tế quốc doanh

79,88

56

51,15

55,32

53,18

52,58

12,4

*Kinh tế ngoài quốc doanh

20,12

43,71

48,51

44,1

46,07

46,55

84,6

II. Khu vực liên doanh và đầu tư nước ngoài

0

0,29

0,34

0,58

0,75

0,87

3


Nguồn: số liệu thống kê Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh và Báo cáo tình hình thực hiện thương mại và dịch vụ 2005.

Tỷ trọng tham gia của thành phần kinh tế quốc doanh ngày càng giảm xuống và đến 2005 chỉ còn dưới 15%. Thay vào đó là sự tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân. Tuy nhiên đây cũng là những thành phần kinh tế chủ yếu kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, tự phát bùng nổ do sự mở cửa về chính sách của Nhà nước ta về thương nghiệp. Do đó các hoạt động thương nghiệp nói chung và bán buôn nói riêng ở nước ta vẫn được tiến hành chủ yếu với quy mô nhỏ. Hoạt động bán buôn được tiến hành dưới nhiều phương thức. Các phương thức bán buôn truyền thống như tập trung tại các chợ đầu mối vẫn được duy trì và phát huy hiệu quả, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, các vùng sản xuất nông sản, thuỷ sản tập trung. Các phương thức hiện đại như trung tâm giao dịch, trung tâm thương mại, chợ điện tử, sàn giao dịch bước đầu được các doanh nghiệp quan tâm và thiết lập. Hoạt động bán buôn thông qua chuỗi siêu thị hiện đại cũng đã xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh, có thể kể đến như chuỗi siêu thị của Metro Cash & Carry (Đức), các nhà phân phối trong nước như: Hapro Mart (Tổng công ty Thương mại và dịch vụ Hà Nội),

Coop Mart (Liên hiệp HTX thương mại Thành phố Hồ Chí Minh), Phú Thái (Công ty CP tập đoàn Phú Thái),…

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động bán buôn phát triển. Một tỷ lệ lớn các giao dịch bán buôn được thực hiện thông qua mạng Internet, đặc biệt là các giao dịch xuất khẩu. Hệ thống kho bãi của các nhà bán buôn được phân bố rộng rãi, thậm chí được đặt ngay tại các cảng biển, các đầu mối vận tải hàng hoá. Các phương tiện vận tải có công suất chuyên chở ngày càng lớn với hệ thống đường giao thông được nâng cấp làm tăng cơ bản tốc độ vận chuyển hàng


hoá, rút ngắn thời gian cũng như rủi ro trong quá trình vận tải, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh.

2. Xuất khẩu


Hoạt động xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trong suốt giai đoạn 1996 đến 2006. Năm 1996, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 7.255,9 triệu USD thì đến năm 2006 con số này đã tăng đến 39.800 triệu USD, tăng 448,5%. (xem bảng 5). Kim ngạch xuất khẩu trong hầu hết các năm đều có tốc độ tăng trên 20% , trong 3 năm 2004, 2005 và 2006 thậm chí còn cao hơn tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu.

Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam 1996-2006



Xuất khẩu

Tốc độ

tăng

Nhập khẩu

Tốc độ

tăng

Tổng kim

ngạch xnk

Tốc độ

tăng

1996

7,255.9

33.2%

11,143.6

36.6%

18,399.5

35.25%

1997

9,185.0

26.6%

11,592.3

4.0%

20,777.3

12.92%

1998

9,360.3

1.9%

11,499.6

-0.8%

20,859.9

0.40%

1999

11,541.4

23.3%

11,742.1

2.1%

23,283.5

11.62%

2000

14,482.7

25.5%

15,636.5

33.2%

30,119.2

29.36%

2001

15,027.0

3.8%

16,162.0

3.4%

31,189.0

3.55%

2002

16,705.8

11.2%

19,733.0

22.1%

36,438.8

16.83%

2003

20,176.0

20.8%

25,266.9

28.0%

45,442.9

24.71%

2004

26,003.0

28.9%

31,516.0

24.7%

57,519.0

26.57%

2005

32,500.0

25.0%

36,650.0

16.3%

69,150.0

20.22%

2006

39,800.0

22.5%

44,410.0

21.2%

84,210.0

21.78%

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam và thế giới


Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng với các thị trường chính như Mỹ (18,5%), EU (16,5%), Nhật Bản (13,8%), ngoài ra còn phát triển sang các thị trường khác như Trung Quốc, Ấn Độ,…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022