Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất - 11


KẾT LUẬN

Với vai trò là cầu nối đầu tiên giữa sản xuất và tiêu dùng, không những trong nước mà cả trên phạm vi quốc tế, thương nghiệp bán buôn Việt Nam đã tạo ra những giá trị thúc đẩy to lớn và đang dần trở thành bộ phận không thể tách rời của sản xuất trong nước. Sự phát triển đa dạng và ngày càng hoàn thiện của hệ thống bán buôn, sự kết hợp của các mô hình bán buôn truyền thống với các phương thức kinh doanh hiện đại là một trong những nhân tố quan trọng để xây dựng và gia tăng giá trị của sản xuất trong nước, không chỉ đối với lĩnh vực công nghiệp mà cả sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên thương nghiệp bán buôn Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, trong nhiều trường hợp đã kìm hãm sản xuất phát triển. Những xu hướng phát triển mới của hoạt động bán buôn cùng những thay đổi trong môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế đang tạo ra những thách thức lớn đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để cải thiện hoạt động bán buôn, biến bán buôn thực sự trở thành lực đẩy đối với sản xuất. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán, hoàn thiện cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước. Cần khuyến khích thành lập các doanh nghiệp lớn, nhanh chóng thành lập hiệp hội bán buôn, tăng cường các mối liên kết dọc và liên kết ngang trong chuỗi phân phối hàng hoá. Bên cạnh đó phải phát triển đa dạng các loại hình bán buôn, kết hợp các loại hình truyền thống và hiện đại, huy động sức mạnh từ tất cả các thành phần kinh tế. Cần đặc biệt quan tâm yếu tố con người, đầu tư phát trỉên nguồn nhân lực. Đây là một số biện pháp có tính định hướng chung mà trong quá trình thực hiện đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh bán buôn, các doanh nghiệp sản xuất, trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cần có sự điều chỉnh đề phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh.


Đại học Ngoại thương là một trong số các trường đại học tại Việt Nam với các chuyên ngành đào tạo về kinh tế như kinh tế ngoại thương, quản trị kinh doanh,… Cùng các trường như Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, đây là nguôn cung cấp nhân lực chính cho ngành thương nghiệp trong nước. Đặc biệt với chuyên ngành kinh tế và kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại thương có thế mạnh về đào tạo cán bộ kinh doanh quốc tế, cán bộ xuất nhập khẩu. Vì vậy, cán bộ giáo viên và sinh viên của trường cần thấy rõ được vai trò của mình trong việc tham gia và thúc đẩy nền kinh tế nói chung và hoạt động thương nghiệp của đất nước nói riêng, chủ động học hỏi từ lý thuyết đến thực tế, không những chỉ kiến thức trong nước mà cả kiến thức về kinh tế thế giới, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nguồn nhân lực trong nước và nước ngoài, góp phần phát triển hoạt động bán buôn nói riêng và hoạt động thương mại nói chung, thúc đẩy sản xuất mở rộng, phát triển nền kinh tế..


Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban công tác về gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Phần II- Biều cam kết cụ thể về dịch vụ Danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo Điều II.

2. Bộ Thương mại (2005), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thương mại- dịch vụ năm 2005.

3. Bộ thương mại (2005), Đề án “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020”.

4. D.Treharne Williams (1975), Commerce, Sheck Wah Tong, Hong Kong, chapter 21

5. Dương Bá Phượng (1995), Mối liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luận án PTS KHKT.

6. Hội đồng Bộ trưởng (1988), Bản quy định về tổ chức kinh doanh bán buôn hàng tiêu dùng ở thị trường trong nước, (Ban hành kèm theo Quyết định số 318-CT ngày 23-12-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).

7. Jean Guiony - dịch và biên soạn Phương Hà (1995), Cạnh tranh bằng giảm tối đa phí tổn thương mại, NXB Tp Hồ Chí Minh.

8. Luật Thương mại Việt Nam, 2005

9. Nghiêm Văn Trọng (1996), Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường, Luận án PTS KHKT.

10. Nguyễn Mại (1985), Giáo trình kinh tế thương nghiệp Việt Nam, NXB Thống Kê

11. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, chương 20- 21.

12. Vụ Thương mại và dịch vụ, Bộ Thương mại (2005), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thương mại và dịch vụ năm 2005.


PHỤ LỤC

Trích biểu cam kết cụ thể về dịch vụ - Danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo Điều II-Phụ lục của nghị định thư gia nhập WTO của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần cam kết đối với dịch vụ phân phối

Các biện pháp áp dụng cho toàn bộ các phân ngành trong dịch vụ phân phối:

Thuốc lá, xì gà, sách báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình , kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường, mía và đường củ cải được loại trừ khỏi phạm vi cam kết

Phương thức cung cấp: (1) Cung cấp quan biên giới (2)Tiêu dùng ở nước ngoài (3) Hiện diện thương mại (4)Hiện diện của thể nhân

Ngành và phân ngành

Hạn chế tiếp cận thị trường

Hạn chế đối xử quốc gia

Cam kết bổ sung

A. Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 621,61111,6113,6121)


B. Dịch vụ bán buôn

(CPC 622,61111,6113,6121)


C. Dịch vụ bán lẻ (CPC 631+632, 61112, 6113,6121)

(1) Chưa cam kết, ngoại trừ không hạn chế đối với:

Phân phối các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân;

Phân phối các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại

(2) Không hạn chế

(3) Không hạn chế, ngoại trừ: Phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ góp vốn

của phía nước ngoài không được

(1) Chưa cam kết, ngoại trừ các biện pháp đã nêu tại phương thức 1 cột tiếp cận thị trường.


(2) Không hạn chế

(3) Không hạn chế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất - 11



vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ. kể từ ngày 1/1/2009, không hạn chế.

Kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu; và phân bón

Kể từ ngày 1/1/2009, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán

buôn, bán lẻ máy kéo; phương





tiện cơ giới; ôtô con và xe máy. Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại

lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Việc thành lập các cơ sở bán lẻ(ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

(4) Chưa cam kết trừ các cam kết

chung


(4) Chưa cam kết trừ các cam kết chung


Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí