Đánh Giá Chung Về Sự Tác Động Của Thương Nghiệp Bán Buôn Đối Với Sản Xuất Trong Nước


Nguồn: Phòng kế toán – công ty CP thương mại và sản xuất Thái Bình


4. Đánh giá chung về sự tác động của thương nghiệp bán buôn đối với sản xuất trong nước

Sự phát triển của thương nghiệp bán buôn trong thời gian qua đã góp phần tạo cho sản xuất trong nước một môi trường hoạt động ngày càng linh hoạt hơn trên cả lĩnh vực cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Thị trường nguyên vật liệu ngày càng phong phú với nhiều nhà cung ứng tạo cho nhà sản xuất nhiều khả năng lựa chọn. Hoạt động mua nguyên vật liệu dễ dàng hơn, giúp nhà sản xuất rút ngắn cả thời gian cũng như chi phí. Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu, nhà sản xuất có thể dễ dàng tìm được các nhà bán buôn cung ứng mà không phải thông qua kế hoạch phân phối của các cơ quan quản lý và các công ty thương nghiệp Nhà nước như trước đây.Ví dụ như riêng trong năm 2003 và 2004 sản xuất trong nước đã được cung cấp 2035,6 và 2216 triệu USD nguyên phụ liệu dệt may da nhập khẩu, là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất 2267 và 2604 triệu USD sản phẩm giày dép và 3685,8 và 4319 triệu USD sản phảm dệt may giành cho xuất khẩu. Sự thông thoáng và tính cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường nguyên vật liệu đã góp phần đảm bảo quyền lợi cho nhà sản xuất với giá cả rẻ hơn, hệ thống cung cấp nhanh chóng hơn, và chất lượng hàng hoá ngày càng được nâng cao. Nhờ đó nhà sản xuất có thể giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và duy trì một chiến lược giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó nhà sản xuất cũng có thể cung cấp hàng hoá nhanh chóng hơn do nguyên vật liệu đầu vào luôn được cung ứng sẵn sàng, quá trình sản xuất được đảm bảo diễn ra liên tục.

Đối với chuỗi phân phối sản phẩm đầu ra, nhà bán buôn trong nước và nhà bán buôn xuất khẩu càng thể hiện được vai trò to lớn của mình khi đã thiết lập được một hệ thống phân phối rộng khắp đến tất cả các vùng miền với nhiều loại hình phân phối từ truyền thống đến hiện đại. Đặc biệt hoạt động


xuất khẩu đã tạo ra một thị trường rộng lớn cho sản xuất trong nước với giá trị sản phẩm ngày càng được nâng cao. Nhà bán buôn đặc biệt phát huy được vai trò của mình trong lĩnh vực hàng hoá nông sản. Sản xuất nông sản ỏ nước ta mỗi năm đóng góp vào tổng GDP và tổng kim ngạch xuất khẩu với giá trị không nhỏ. Riêng trong năm 2004 khu vực nông, lâm nghiệp- thuỷ sản đã đóng vào tổng GDP 73.309 tỷ đổng chiếm trên 20%, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thuỷ sản (2.397 triệu USD), gạo (4.055 nghìn tấn), cà phê (906 nghìn tấn), cao su (495 nghìn tấn), rau quả (167 triệu USD)…Tuy nhiên hoạt động sản xuất ở lĩnh vực này lại chủ yếu tiến hành bởi các hộ nông dân nhỏ lẻ, sản xuất theo quy mô nhỏ, thiếu máy móc kỹ thuật và phương tiện hiện đại và hầu như không có khả năng tiếp xúc với thị trường nhập khẩu. Vì vậy nhà xuất khẩu bán buôn đã đóng vai trò quan trọng là đầu mối thu gom hàng hoá để xuất khẩu. Nhờ đó không những hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta ngày càng đạt giá trị cao mà bản thân đời sống của người nông dân cũng được cải thiện bằng chính sản xuất nông nghiệp.

Sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và bán buôn đã tạo điều kiện để ổn định sản xuất. Mô hình liên kết truyền thống giữa các doanh nghiệp bán buôn và các công ty sản xuất độc lập vẫn được duy trì nhưng đã được gia tăng sự gắn kết chặt chẽ bằng các hợp đồng đại lý phân phối, đại lý độc quyền trong thời gian dài. Sự ra đời của mô hình công ty sản xuất- thương mại biến bán buôn trở thành một bộ phận của chuỗi hoạt động sản xuất, cùng hoạt động trong một chỉnh thể thống nhất. Sự gắn kết đó là nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất chủ động phát triển theo hướng phù hợp với thị trường, hàng hoá sản xuất ra đáp ứng đúng nhu cầu, nhanh chóng được đưa tới người tiêu dùng. Nhờ đó vòng quay của vốn đầu tư sản xuất cũng nhanh hơn, hạ thấp chi phí vốn và góp phần quan trọng ổn định sản xuất.

Sự đa dạng các thành phần kinh tế trong lĩnh vực bán buôn cũng tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển theo hướng đa dạng hoá thành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


phần kinh tế. Nếu hoạt động bán buôn chỉ do thương nghiệp quốc doanh nắm giữ như thời kỳ trước đổi mới, các nhà sản xuất thuộc các thành phần kinh tế khác như tư nhân, cá thể sẽ khó có điều kiện tiếp cận. Hơn nữa khi đó hoạt động mua bán trên thị trường giữa các doanh nghiệp thương nghiêp quốc doanh và các doanh nghiệp sản xuất nằm ngoài quốc doanh sẽ mang nặng tính xin cho do sự độc quyền của các doanh nghiệp thương nghiệp quốc doanh. Khi thương nghiệp đã được đa dạng hoá các thành phần kinh tế thì cũng góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế trong sản xuất cùng phát triển trong một môi trường hoạt động bình đẳng.

Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất - 8

Những quy định về mua bán nói chung và về hoạt động bán buôn nói riêng ngày càng thông thoáng khiến cho bản thân nhà sản xuất tham gia vào hoạt động bán buôn ngày càng nhiều hơn. Các nhà sản xuất lập ra các cửa hàng, các chuỗi phân phối của riêng mình do mình trực tiếp quản lý hoặc trực tiếp xuất khẩu. Hiện tượng này có thể thấy rõ trong một số ngành hàng như dệt may, sản xuất xi măng, hoá chất,… Bản thân công ty tự nắm lấy phần nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất, đồng thời tự tiến hành xuất khẩu thành phẩm, đối với thị trường trong nước công ty tự tiến hành phân phối thông qua hệ thống cửa hàng và đại lý mang thương hiệu nhà sản xuất. Rõ ràng một phần không nhỏ hoạt động bán buôn ở nước ta đang có xu hướng được chuyển sang cho các nhà sản xuất phản ánh xu hướng phát triển tất yếu là ngày càng gia tăng mối liên kết chặt chẽ giữa thương mại nói chung và bán buôn nói riêng với sản xuất.

5. Một số hạn chế của thương nghiệp bán buôn Việt Nam hiện nay

Theo đánh giá của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), hoạt động thương mại trong nước trong mười năm qua vẫn bộc lộ không ít tồn tại. Thương mại trong nước phát triển còn mang nặng tính tự phát, chưa thiết lập được các mô hình tổ chức thị trường phù hợp, chưa định hình được các hệ


thống lưu thông bên vững. Đại bộ phần các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại có quy mô kinh doanh nhỏ, tính chuyên nghiệp trong quản lý và kinh doanh thấp (chiếm trên 90% lực lượng thương nhân cả nước), vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, khả năng liên kết và tổ chức thị trường yếu kém. Hệ thống phân phối trong nước chưa có khả năng phản ứng thích hợp để hạn chế các tiêu cực trước sự biến động của thị trường thế giới, chưa tạo được tiền đề để “tiếp nhận” nhanh sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường. Kết cầu hạ tầng thương mại vẫn còn yếu kém lạc hậu; khối lượng hàng hoá lưu thông qua các loại hình kinh doanh hiện đại còn chiếm tỉ trọng nhỏ, qua các loại hình kinh doanh truyền thống, lạc hậu vẫn là chủ yếu và mang tính phổ biến. Trật tự thị trường và văn minh thương mại còn nhiều hạn chế.

Những hạn chế trên được đánh giá là xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như: nền sản xuất của nước ta chưa phát triển, về cơ bản vẫn là một nền sản xuất hàng hoá nhỏ, phân tán lạc hậu, trình độ phân công lao động xã hội thấp, nhiều nhà sản xuất còn tự tổ chức lấy kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm, ngược lại, nhiều nhà buôn lại đầu tư vào sản xuất để tự tạo lấy nguồn hàng; Quan điểm, nhận thức chung về vị trí vai trò của hoạt động thương mại trong nước đối với nền kinh tế quốc dân chưa đầy đủ và sâu sắc, quan niệm thương mại là khâu trung gian, không tạo ra sản phẩm hàng hoá, do đó không cần khuyến khích ưu đãi còn tác động đến tư duy và hành động của nhiều cấp quản lý; Công tác quản lý Nhà nước về thương mại xét trên một chỉnh thể từ quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đến tổ chức và quản lý kinh doanh bị phân tán, làm cho hiệu quả quản lý Nhà nước bị hạn chế; Lực lượng kiểm tra kiểm soát thị trường không đủ mạnh, tổ chức phấn tán, hoạt động chồng chéo, không có khả năng tạo ra áp lực lớn trong việc đấu tranh chống các hành vi kinh doanh trái phép, xác lập trật tự, kỷ cương thị trường và văn minh thương mại.


Những hạn chế trên là hạn chế của toàn bộ hoạt động thương mại trong nước cũng như thương nghiệp bán buôn, trong đó một số hạn chế là nhân tố có tính kìm hãm mạnh mẽ đối với hoạt động bán buôn trong nước từ đó tác động tiêu cực đối với hệ thống sản xuất. Mặc dù đặc trưng của ngành thương nghiệp là không đòi hỏi vốn đầu tư quá nhiều và tốc độ quay vòng vốn nhanh nhưng do đặc thù kinh doanh hàng hoá với quy mô lớn, các doanh nghiệp bán buôn thường yêu cầu một lượng vốn lớn hơn rất nhiều so với bán lẻ, đặc biệt là vốn lưu động. Đến năm 2004 bình quân một doanh nghiệp ở nước ta có 72 lao động và 24 tỉ đồng tiền vốn, trong đó doanh nghiệp của ngành thương mại lại có quy mô nhỏ nhất: 18 lao động và 6 tỉ vốn. Như vậy quy mô trung bình của các doanh nghiệp thương mại chỉ bằng ¼ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác. Điều này gây ra một sự cản trở lớn cho hoạt động của nhà bán buôn, làm giảm khả năng cung ứng hàng cũng như khả năng cấp tín dụng cho nhà sản xuất và nhà bán lẻ để thúc đẩy tiêu thụ. Do qui mô nhỏ, vốn ít nên mua bán phải qua nhiều tầng nấc, chồng chéo khiến cho chi phí giao dịch và giá hàng hoá tăng lên, làm mất đi những lợi thế quan trọng của bán buôn là cung cấp với lượng lớn, giá rẻ. Đồng thời do có quá nhiều đầu mối dễ dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên của cùng một doanh nghiệp. Khả năng kiểm soát toàn bộ hệ thống từ nhà sản xuất, nhập khẩu qua bán buôn đến bản lẻ trở nên khó khăn và thiếu tính liên kết, do vậy không tạo ra sức mạnh chung trong việc nghiên cứu thị trường, tập trung đơn hàng, định hướng cho sản xuất và hướng dẫn cho tiêu dùng. Trong nhiều trường hợp, nhà bán buôn còn quá coi trọng lợi nhuận của bản thân doanh nghiệp mình mà thiếu tính liên kết với nhà sản xuất. Khi hàng hoá khan hiếm thì nhà bán buôn cũng nhanh chóng tăng giá bất chấp việc nhà sản xuất đã cố gắng để duy trì mức giá ổn định cho thị trường. Do vậy thị trường nước ta thường chịu ảnh hưởng từ những biến động giá nhiều hơn các nước khác, đặc biệt đối với hàng nhập khẩu.


Hoạt động mua bán buôn hiện nay chủ yếu thông qua phương thức giao dịch, mua bán theo kiểu truyền thống như các chợ bán buôn, chợ đầu mối, hay các công ty sản xuất trực tiếp bản thẳng. Các phương thức kinh doanh tiến bộ như liên kết “chuỗi”, các loại hình giao dịch như sàn giao dịch, trung tâm đấu giá, mua bán trên mạng chỉ mới manh nha hình thành, chưa nhiều và chưa mạnh.

Trong dịch vụ bán buôn loại hình doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ phân phối có quy mô chưa lớn và chưa làm tốt được vai trò định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sản xuất thì tự tổ chức lấy hệ thống tiêu thụ, còn doanh nghiệp thương mại lại tự đầu tư vào sản xuất. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp của các nhà bán buôn chưa cao, thể hiện trong trình độ tổ chức quản lý công ty, trình độ nắm bắt và dự đoán xu hướng thị trường, trình độ kinh doanh xuất nhập khẩu. Với tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém và cơ cấu lạc hậu như hiện nay, nếu không có sự cải thiện thì chỉ trong một vài năm tới, dịch vụ phân phối Việt Nam khó có thể vươn lên trở thành một lĩnh vực chủ chốt trong nền kinh tế, cũng như không thể cạnh tranh được với sự xâm nhập của các nhà phân phối nước ngoài vào thị trường trong nước.

Hoạt động bán buôn xuất khẩu cũng tồn tại những yếu kém nhất định như: thị trường xuất khẩu và mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế, chủ yếu dựa trên một số thị trường chính như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ,.. các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chỉ giới hạn trong năm bảy mặt hàng và khả năng khai thác nguồn hàng và tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu không cao; trình độ tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế, đặc biệt là trình độ về kinh doanh quốc tế và thị trường quốc tế, khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam thường phải chịu thiệt khi có tranh chấp. Qui mô hoạt động nhỏ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng là một hạn chế trong việc thu hút và tạo sự tin cậy của các đối tác nước ngoài


trong giao dịch mua bán. Những hạn chế đó đã kìm hãm không chỉ bản thân hoạt động xuất khẩu mà còn làm cho sản xuất trong nước mất đi cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới, tăng cường cung ứng và mở rộng sản xuất.

Cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường phân phối nói chung và dịch vụ bán buôn nói riêng. Với một thị trường có mức tiêu thụ cao như Việt Nam, sẽ nhanh chóng thu hút các nhà phân phối nước ngoài tham vào thị trường phân phối trong nước. Nếu các doanh nghiệp thương mại trong nước không có sự cải biến sâu sắc trước khi có sự xâm nhập này thì các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực kinh tế cũng như trình độ kinh doanh cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trong nước, sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường phân phối và từ thị trường phân phối sẽ đi đến chi phối sản xuất trong nước.


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN, NÂNG CAO CHỨC NĂNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT‌

1. Mục tiêu và định hướng phát triển chung cho hoạt động thương mại

Trước thực trạng của thương nghiệp trong nước và sức ép tạo ra từ phía các nhà phân phối nước ngoài, việc cải tạo và nâng cao năng lực, chất lượng của hoạt động thương mại nói chung, hoạt động bán buôn nói riêng là một vấn đề cấp thiết cần đặt ra. Các cơ quan ban ngành đã bước đầu có những nghiên cứu và chỉ đạo phương hướng phát triển hoạt động thương mại như việc xây dựng Đề án “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020”, trong đó chỉ ra mục tiêu tổng quát của nước ta đối với hoạt động mua bán thương mại trong nước trong thời gian tới là: “Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các loại hình tổ chức và các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Coi trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh, đồng thời khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ và tập trung, xác lập sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong việc tổ chức thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh trạnh có hiệu quả với các tập đoàn nước ngoài sẽ vào khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò và vị trí của thương mại trong nước trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân, tạo mối quan hệ chặt chẽ với thị trường thế giới thông qua xuất khẩu và nhập khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP, tạo tiền đề để

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí