có thể xảy ra trong trường hợp này và các trường hợp khác tương tự, các bên nên có những thỏa thuận cụ thể về phương án xử lý trong các tình huống cụ thể. Trong ví dụ này, khi DN cho thuê cung cấp NLĐ không đáp ứng yêu cầu như thỏa thuận các bên có thể đưa ra phương án xử lý như: các bên sẽ chấm dứt hợp đồng hoặc vẫn tiếp tục hợp đồng và DN cho thuê cung cấp NLĐ khác cho đến khi NLĐ đạt yêu cầu như đã thỏa thuận.
Nói tóm tại, các nội dung trong hợp đồng cho thuê lao động chưa đầy đủ, các thỏa thuận mới chỉ hướng đến NLĐ cho thuê lại mà chưa chú trọng đến các nội dung liên quan trực tiếp đến hai chủ thể của hợp đồng là DN cho thuê lao động và DN thuê lao động. Nhiều nội dung quan trọng chưa được đề cập trong hợp đồng.
Về thời hạn hợp đồng cho thuê lại lao động, pháp luật Lao động Việt Nam quy định thời hạn tối đa của hợp đồng này là 12 tháng. Có thể nói thời hạn 12 tháng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của các bên và thực tiễn cho thuê lại la động.
Việc thay đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng cho thuê lại lao động sẽ do các bên thỏa thuận.
2.1.3. Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê lại lao động
Pháp luật lao động Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia hoạt động cho thuê lại lao động khá chặt chẽ. Cụ thể:
Quyền và nghĩa vụ của DN cho thuê lại lao động
Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của NSDLĐ quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2012, DN cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ riêng như:
Đối với DN thuê lại lao động, DN cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ như: Bảo đảm đưa NLĐ có trình độ phù hợp với những yêu cầu
của bên thuê lại lao động và nội dung của HĐLĐ đã ký với NLĐ; Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của NLĐ, yêu cầu của NLĐ;....
Đối với NLĐ cho thuê lại, DN cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ như: Thông báo cho NLĐ biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động; Ký kết HĐLĐ với NLĐ; Thực hiện nghĩa vụ của NSDLĐ; trả tiền lương, thưởng và thực hiện nghĩa vụ của NSDLĐ đối với NLĐ;...
Quyền và nghĩa vụ của DN thuê lại lao động
Trong mối quan hệ với DN cho thuê lao động, DN thuê lại lao động phải đảm bảo các nghĩa vụ như thanh toán chi phí dịch vụ thuê lao động, bố trí NLĐ làm việc với điều kiện, thời gian, công việc,… như đã thỏa thuận, trả lại cho DN cho thuê lại lao động NLĐ không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động,…
Trong mối quan hệ với NLĐ, DN thuê lại lao động có quyền giám sát, điều hành trực tiếp NLĐ thuê lại trong thời gian NLĐ làm việc tại DN mình. Đồng thời, DN phải thực hiện các nghĩa vụ đối với NLĐ như thông báo, hướng dẫn cho NLĐ biết nội quy lao động, đối xử bình đẳng giữa NLĐ thuê lại với NLĐ chính thức trong DN, không được chuyển NLĐ đã thuê lại cho NSDLĐ khác,…
Quyền và nghĩa vụ của NLĐ cho thuê lại
Đối với NLĐ cho thuê lại, ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của NLĐ thông thường, họ có các quyền đặc thù như: được trả lương không thấp hơn tiền lương của những NLĐ của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau; thỏa thuận để giao kết HĐLĐ với bên thuê lại lao động sau khi chấm dứt HDLĐ với DN cho thuê lại lao động, chấp hành nội quy lao động, kỷ luật lao động, sự điều hành hợp pháp và tuân thủ thỏa ước lao động tập thể của bên thuê lại lao động,…
Nhìn chung các quy định về quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê lại lao
động, bên thuê lao động và NLĐ cho thuê lại khá rõ ràng và chặt chẽ làm cơ sở cho các bên thực hiện khi tham gia vào quan hệ cho thuê lại lao động. Trong đó quyền lợi của NLĐ được chú trọng và đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể. Về cơ bản các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ cho thuê lại lao động được quy định trong pháp luật lao động Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên quyền và nghĩa vụ của các bên được liệt kê tại Điều 56, Điều 57, Điều 58 Bộ luật Lao động 2012 chưa hoàn toàn đầy đủ. Một số quyền và nghĩa vụ quan trọng chưa được đề cập như: nghĩa vụ đảm bảo tiền lương cho NLĐ cho thuê lại trong thời gian tồn tại HĐLĐ, kể cả thời gian gián đoạn cho thuê lại lao động, quyền đối thoại, thương lượng tập thể của NLĐ cho thuê lại,…
2.1.4. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động cho thuê lại lao động
Hiện nay pháp luật chưa quy định rõ về cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp giữa DN cho thuê lại lao động và DN thuê lao động. Điều này gây lúng túng và khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền cũng như các đương sự trên thực tế khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động.
Liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động cho thuê lại lao dộng. Hiện nay pháp luật Lao động Việt Nam áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật cho thuê lại lao động. Ví dụ DN cho thuê lại lao động bị phạt tiền nếu có một trong các hành vi: trả lương cho NLĐ thuê lại thấp hơn tiền lương của NLĐ có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại lao động mà không có sự đồng ý của NLĐ theo một trong các mức từ 10.000.000 đến 20.000.000 với vi phạm từ 1 đến 10 NLĐ; từ 20.000.000 đến 40.000.000 với vi phạm từ 11 đến
50 NLĐ,... DN thuê lại lao động thực hiện một trong các hành vi như: không thông báo, hướng dẫn cho NLĐ thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của DN, hành vi phân biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với NLĐ thuê lại so với NLĐ của DN sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; …[29].
Ngoài hình thức phạt tiền, chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trong một thời gian, đình chỉ hoạt động trong một thời gian nhất định,… và/hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc trả lương cho người học nghề, buộc trả đủ tiền lương cho NLĐ,…
Xét một cách tổng thể, quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong cho thuê lại lao động chưa bao hàm hết các loại hành vi vi phạm. Ví dụ hành vi kinh doanh cho thuê lại lao động khi chưa được cấp phép chưa được quy định. Thêm vào đó, mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm được đánh giá là quá nhẹ, chưa tương xứng, chưa đủ sức răn đe chủ thể vi phạm.
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam
2.2.1. Khái quát về hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam
Mặc dù pháp luật Việt Nam mới thừa nhận hình thức kinh doanh cho thuê lại lao động từ năm 2012 nhưng trên thực tế dịch vụ này đã xuất hiện ở nước ta từ những năm 2000. Theo khảo sát của Vụ Pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các DN cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động xuất hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ,… Tại Hà Nội cũng đã xuất hiện hoạt động này nhưng chưa có thống kê chính thức [20, tr.27].
Sở dĩ cho thuê lại lao động xuất hiện sớm và tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam vì khu vực này là nơi tập trung số lượng lớn khu công nghiệp của cả nước. Theo thống kê, vùng Đông Nam Bộ có số lượng Khu công nghiệp được
thành lập nhiều nhất với 104 Khu công nghiệp (chiếm 34,3% cả nước), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng với 79 Khu công nghiệp (chiếm 26,1% cả nước) và vùng Tây Nam Bộ với 51 Khu công nghiệp (chiếm 17,1% cả nước) [28]. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có 20 khu công nghiệp, Đồng Nai với 31 khu công nghiệp, Bình Dương có 28 khu công nghiệp, Long An 37 khu công nghiệp,…[23]. Ngoài ra, khu vực phía Nam cũng là nơi tập trung nhiều khu công nghệ cao, các khu chế xuất lớn như Tân Thuận, Linh Trung, công viên phần mềm Quang Trung và các khu công nghiệp lớn được kể đến như Biên Hòa, Sóng Thần, Việt Hương, Nhơn Trạch,…
Có thể nói, sự phát triển maṇ h mẽ của các khu công nghiêp
, khu kinh tế
đã tạo nên cung - cầu lớn về nguồn lao đôn
g kéo theo hoaṭ đôn
g cho thuê laị lao
đôn
g ở các tỉnh phía Nam cũng phát triển sớm và maṇ h mẽ hnơcác vùng khác.
Trước khi có luật điều chỉnh, hoạt động cho thuê lại lao động được thực
hiện chủ yếu dưới dạng hợp đồng khoán việc, hợp đồng gia công, hợp đồng dịch vụ giữa DN cho thuê và DN đi thuê. Đối tượng khách hàng của các công ty cho thuê lao động là các DN kinh doanh có tính thời vụ, hoạt động theo đơn hàng với số lượng lao động biến động thường xuyên. Các ngành nghề chủ yếu sử dụng lao động cho thuê lại chủ yếu gồm: Kế toán, báo cáo thuế, dịch vụ bảo vệ, nhân viên kinh doanh, maketing, nhân viên quản lý nhân sự, thuỷ thủ tàu biển, công nhân bốc xếp, giữ xe, giao hàng, phục vụ quán ăn, giúp việc nhà, giữ trẻ, chăm sóc người già, lao động phổ thông... Đối tượng lao động được thuê lại không chỉ có người trong nước mà còn có cả lao động nước ngoài.
Theo số liệu từ các cơ quan chức năng, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2007, số lượng lao động do các công ty cho thuê lao động quản lý hiện rất lớn. Trong đó, công ty TNHH Đong Hoa, có 920 lao động cho thuê tại các DN: YKK, Fleming, Bao bì Sovi, Lavalande,... Công ty TNHH Thiên Hà có
khoảng 500 lao động cho thuê tại các DN: Nestlé VN, Ajinomoto VN, Fujitsu VN,... Công ty TNHH Long Bình II cho thuê 600 lao động và hàng loạt công ty khác cũng thuê lao động như: Công ty Điện Quang: 350 người, Công ty Fujitsu: trên 500 người,... [25].
Dựa trên kết quả khảo sát của Vụ Pháp chế Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có thể tóm tắt số lượng DN cho thuê lại lao động, DN sử dụng
lao động cho thuê và số lượng lao động cho thuê của môt năm 2010 theo bảng sau:
số tỉnh /thành phố
Bảng 2.2: Số lươn
g DN cho thuê lai
lao đôn
g, DN thuê lai
lao đôn
g và lao
đôn
g cho thuê lai
năm 2010 ở một số địa phương
Thành phố Hồ Chí Minh | Bình Dương | Cần Thơ | Đà Nẵng | Đồng Nai | |
DN cho thuê lại lao động (Đơn vị: DN) | 59 | 51 | 32 | 20 | |
DN thuê lại lao động (Đơn vị: DN) | 05 | 254 | 32 | 25 | |
Lao động cho thuê lại (Đơn vị: người) | 5.393 | 8.210 | 1.915 | 3.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 5
- Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Cho Thuê Lại Lao Động Ở Việt Nam
- Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 7
- Thực Tiễn Thực Hiện Pháp Luật Về Cho Thuê Lại Lao Động Ở Việt Nam
- Yêu Cầu Cơ Bản Cho Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Cho Thuê Lại Lao Động
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Về Cho Thuê Lại Lao Động Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thu (Chủ nhiệm đề tài), (2012), “Cho thuê lại lao động – Một hướng điều chỉnh của Pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội)
Như vậy, theo số liệu trên thì DN cho thuê lại lao động tập trung nhiều ở thành phố Hồ Chí minh với 59 DN, sau đó là đến tỉnh Bình Dương với 51 DN. Trong đó, số lượng lao động tập trung nhiều nhất ở Bình Dương với
8.210 lao động, Bình Dương với 5.393 lao động. Theo ông Trần Vị, phụ trách nhân lực của công ty "P&T Contributor Group", địa chỉ 134/6, Phan Đình
Phùng, thị trấn Lái Thiêu (Thuận An - Bình Dương) cho biết, mỗi năm công ty cung ứng ra thị trường từ 5.000-6.000 lao động. Thị trường cho thuê của công ty tập trung lớn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tỉnh Bình Dương. Tại đây, trung bình hàng tháng công ty đáp ứng từ 500-600 lao động cho các công ty sản xuất [15].
Tuy hoạt động cho thuê lại lao động khá sôi nổi trong thời gian này nhưng hoạt động này lại diễn ra khá phức tạp, chưa có pháp luật điều chỉnh, thiếu sự quản lý của nhà nước nên quyền lợi của NLĐ đôi khi bị xâm phạm. Đó là tình trạng DN không đóng bảo hiểm cho NLĐ, không đảm bảo các chế độ nghỉ phép, thai sản, tiền thưởng cho NLĐ diễn ra phổ biến. NLĐ bị phân biệt đối xử so với NLĐ chính thức của DN. Khi xảy ra tai nạn lao động, bên cho thuê và bên thuê đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến quyền lợi của NLĐ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng lao động theo hình thức cho thuê lao động. Khi đó, sự “bớt xén” quyền lợi của NLĐ thể hiện lại càng rõ ràng hơn, bởi vì NLĐ được hưởng lợi ích bảo hiểm ít hơn khi ký hợp đồng với DN cho thuê lao động so với ký HĐLĐ với DN có vốn đầu tư nước ngoài, do sự khác biệt về nền lương căn bản đóng bảo hiểm xã hội. Thêm vào đó, NLĐ được cho thuê luôn có mức tiền công thấp hơn mức thu nhập của NLĐ ký HĐLĐ trực tiếp với DN sử dụng lao động [10].
Trước năm 2013, hoạt động cho thuê lao động đã manh nha xuất hiện những vụ tranh chấp khá phức tạp liên quan đến bồi thường thiệt hại, chấm dứt hợp đồng, sa thải NLĐ gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc giải quyết do chưa có luật điều chỉnh. Có trường hợp NLĐ vi phạm nội quy của DN thuê lại lao động nhưng DN thuê lại lao động lại không thể sa thải được NLĐ vì chủ sử dụng lao động của họ là DN cho thuê lao động và họ không vi phạm kỷ luật của DN cho thuê. Hoặc có trường hợp DN cho thuê làm ăn thua lỗ, NLĐ sau một thời gian được cho thuê làm việc ở DN khác
quay lại thì mới biết công ty ký hợp đồng với mình đã giải thế, ban giám đốc “biến mất” khiến họ không thể đòi lương và các quyền lợi của mình.
Một vụ việc cụ thể là sự kiện đình công của gần 200 lao động tại Nhà máy của Công ty Lever Việt Nam ở Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) vào tháng 5/2006, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh phát hiện công ty này sử dụng lao động cho thuê từ Công ty TNHH Sài Gòn Nguyễn Gia – một công ty chuyên cho thuê lao động phổ thông quy mô lớn. Trước hết, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị Thanh tra Sở Lao động thương binh và Xã hội kiểm tra hai DN này, tiếp đó gửi công văn đến các cơ quan chức năng đề nghị lập đoàn kiểm tra để kiểm tra tất cả các đơn vị "dịch vụ lao động". Trong đó, Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh nhận định: hoạt động cho thuê lao động không chỉ nhằm mục đích ăn chênh lệch tiền lương của NLĐ, mà còn tạo điều kiện cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước và với NLĐ [11].
Trước thực tế trên về tình hình cho thuê lại lao động ở nước ta. Năm 2012 hoạt động cho thuê lại lao động được chính thức quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2013. Có thể nói việc quy định về cho thuê lại lao động trong Bộ luật Lao động đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động cho thuê lại lao động phát triển. Các quy định về cho thuê lại lao động nhìn chung đã tác động tích cực tới thị trường lao động nói chung và hoạt động cho thuê lại lao động nói riêng. Việc thực hiện pháp luật bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Có thể nói luật hóa hình thức cho thuê lại lao động đã đáp ứng mong mỏi của nhiều DN, NLĐ và là bước đi đúng hướng trong con đường mở cửa và hội nhập, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước.
Sau khi cho thuê lại lao động được Bộ luật Lao động năm 2012 thừa nhận thì hoạt động này đã nhận được sự quan tâm của các nhà kinh doanh,