Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Cho Thuê Lại Lao Động Ở Việt Nam

cho thuê lại lao động, giữa DN cho thuê lại lao động và NLĐ cho thuê lại liên quan đến HĐLĐ hoặc giữa DN thuê lao động và NLĐ được thuê lại trong quá trình NLĐ làm việc tại DN. Có thể nói tranh chấp dù phát sinh giữa NLĐ với DN cho thuê lại lao động hay tranh chấp giữa NLĐ với DN thuê lao động đều là tranh chấp lao động cá nhân và được giải quyết theo thẩm quyền và trình tự, thủ tục của tranh chấp lao động cá nhân được quy định trong Bộ luật Lao động 2012. Trong đó đáng lưu ý mặc dù hợp đồng cho thuê lại lao động giữa DN cho thuê lại lao động và DN thuê lao động có yếu tố lợi ích thương mại đối với bên cho thuê lại lao động nhưng hợp đồng này có liên quan đến một chủ thể thứ ba được coi là trung tâm, là lý do để hai bên ký hợp đồng, đó chính là NLĐ cho thuê lại. Vì vậy mà tranh chấp giữa DN cho thuê lại lao động và DN thuê lao động vẫn được coi là tranh chấp lao động và được giải quyết theo trình tự, thủ tục của luật lao động.

Cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện với sự tham gia của nhiều chủ thể và những đặc thù nhất định nên rất cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Để đảm bảo các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động được áp dụng hiệu quả và nghiêm chỉnh trên thực tế, để hoạt động cho thuê lại lao động phát triển ổn định và lành mạnh thì không thể thiếu quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định cho thuê lại lao động.

Pháp luật các quốc gia đều quy định các hình thức và mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về cho thuê lại lao động. Tuy nhiên chế tài được quy định ở mỗi nước không giống nhau. Có nước quy định cả hình thức xử phạt hành chính và trách nhiệm hình sự như Nhật Bản, theo đó hành vi tiến hành giao dịch phái cử lao động chung mà không có giấy phép theo quy định hoặc có giấy phép nhưng theo một hình thức “sai trái, lừa bịp” sẽ bị phạt giam giữ,

lao động với thời gian 01 năm hoặc một khoản tiền phạt không quá 1.000.000 Yên (Điều 59 Luật phái cử Lao động Nhật Bản) [12, tr.75]. Hoặc có nước chỉ áp dụng hình thức xử phạt hành chính như Trung Quốc.

Pháp luật Việt Nam áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà có các mức phạt tương ứng. Ngoài hình thức phạt tiền, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng thêm hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm.

Kết luận chương 1


Cho thuê lại lao động là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đa dạng về các hình thức dịch vụ việc làm, là một phương thức hữu hiệu để đưa cung và cầu về lao động gặp gỡ nhau một cách hiệu quả. Cho thuê lại lao động mặc dù ẩn chứa những rủi ro nhất định nhưng những lợi ích mà hoạt động này đem lại cho xã hội, cho các chủ thể liên quan cũng không thể phủ nhận. Hơn nữa đây cũng là vấn đề khá mới mẻ đối với Việt Nam khi mà hoạt động này mới được pháp luật thừa nhận cách đây không lâu. Chính vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề chung nhất, mang tính lý luận về cho thuê lại lao động như khái niệm, đặc điểm, các hình thức cho thuê lao động, vai trò điều chỉnh của pháp luật có ý nghĩa quan trọng cả về nhận thức và thực tiễn, giúp hiểu rõ bản chất của cho thuê lại lao động từ đó nhận diện đúng hoạt động này trên thực tế để xây dựng và áp dụng pháp luật một cách hiệu quả.

Tại chương 1, người viết đã khái quát chung về cho thuê lại lao động và điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động này. Cụ thể: i) Khái niệm cho thuê lại lao động, ii) Đặc điểm của cho thuê lại lao động, bao gồm 3 đặc điểm: Cho thuê lại lao động vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội; Khác với chủ thể của quan hệ lao động thông thường, chủ thể của hoạt động cho thuê lại lao động gồm ba chủ thể với những mối quan hệ khác nhau; Cho thuê lại lao động là hoạt động có điều kiện áp dụng đối với một số ngành nghề và đối tượng nhất định; iii) Nghiên cứu các hình thức cho thuê lại lao động trên thực tiễn bao gồm hai hình thức: cho thuê lại lao động là hình thức hoạt động kinh doanh chủ yếu của DN và cho thuê lại lao động không là hình thức hoạt động kinh doanh chủ yếu của DN; iv) Sự cần thiết điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động cho thuê lại lao động và v) Nội dung điều chỉnh của pháp luật đối

với hoạt động này. Có 5 nội dung chính trong pháp luật cho thuê lại lao động bao gồm: (1) Các khái niệm liên quan đến cho thuê lại lao động; (2) Điều kiện hoạt động của DN cho thuê lại lao động; (3) Hợp đồng cho thuê lại lao động;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

(4) Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động cho thuê lại lao động; (5) Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động cho thuê lại lao động.

Đây là những cơ sở lý luận tổng quan nhất về cho thuê lại lao động làm căn cứ cho việc nghiên cứu thực trạng pháp luật cho thuê lại lao động ở Việt Nam và đưa ra kiến nghị, giải pháp cho việc hoàn thiện quy định pháp luật.

Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 6

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM


2.1. Thực trạng quy định pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam

Sự thừa nhận hình thức cho thuê lại lao động trong pháp luật lao động ở Việt Nam được coi là một sự thay đổi lớn tác động đến thị trường lao động bởi việc luật hóa hình thức này sẽ góp phần tạo thêm kênh giải quyết việc làm, kết nối cung - cầu lao động hiệu quả, điều tiết thị trường lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho NLĐ, các DN có thêm lựa chọn trong ngành nghề kinh doanh và góp phần giải quyết sự thiếu hụt lao động tạm thời của các DN có nhu cầu.

Có thể nói Việt Nam đã xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ giúp hình thành chế độ pháp lý cho hoạt động cho thuê lại lao động. Đây được coi là sự tiến bộ trong hoạt động xây dựng pháp luật để điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động nói riêng và trong lĩnh vực lao động nói chung.

Nhìn chung các quy định về cho thuê lao động trong các văn bản này khá đầy đủ và chi tiết, các quy định này đã đưa ra những tiêu chí và hướng dẫn rõ ràng cho việc thành lập và điều hành DN kinh doanh cho thuê lao động, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ cho thuê lại lao động, quy định rõ các hành vi bị cấm trong hoạt động cho thuê lại lao động, đưa ra danh mục các công việc, ngành nghề được cho thuê lại lao động,… Trong đó phải kể đến sự tiến bộ trong việc đưa ra các khái niệm như khái niệm cho thuê lại lao động, khái niệm DN cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao động, NLĐ thuê lại. Mặc dù cho thuê lại lao động mới lần đầu tiên được thừa nhận tại Việt Nam nhưng nhà làm luật đã xây dựng được các khái niệm có thể chỉ ra được bản chất của cho thuê lại lao động, xác định rõ các chủ thể tham gia quan hệ cho thuê lại lao động, xác định phạm vi hoạt động, điều kiện hoạt động của các chủ thể và quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ tương

ứng. Thêm vào đó, các khái niệm cũng thể hiện sự phù hợp với thông lệ quốc tế về cho thuê lại lao động của ILO và tiếp thu kinh nghiệm của một số quốc gia đi trước trong lĩnh vực này.

Bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định của pháp luật về cho thuê lai lao động còn chưa thực sự phù hợp với thực tiễn thị trường lao động tại Việt Nam, với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta. Một số quy định chưa rõ ràng, hợp lý, gây vướng mắc, khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế dẫn tới hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về cho thuê lại lao động chưa cao, cụ thể:

2.1.1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được quy định từ Điều 5 đến Điều 8 Mục I Nghị định 55/2013/NĐ-CP. Theo đó, DN được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Đã thực hiện ký quỹ 02 tỷ đồng;

- Bảo đảm vốn pháp định 02 tỷ đồng;

- Trụ sở thỏa mãn điều kiện: Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN cho thuê phải ổn định và có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 02 năm trở lên.

- Người đứng đầu DN:Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng;Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên;Trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, không đứng đầu DN đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc không tái phạm hành vi giả mạo hồ sơ xin cấp, cấp lại Giấy chứng

nhận đăng ký DN, hồ sơ xin cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Về điều kiện ký quỹ

Theo quy định trên thì DN kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động phải thực hiện ký quỹ 02 tỷ đồng. Điều 15 của Nghị định 55/2013/NĐ-CP quy định “tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán tiền lương hoặc bồi thường cho NLĐ thuê lại trong trường hợp DN cho thuê vi phạm HĐLĐ với NLĐ thuê lại hoặc gây thiệt hại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ thuê lại”. Về thủ tục, DN tiến hành nộp tiền tại ngân hàng thương mại nơi DN cho thuê mở tài khoản giao dịch chính. Sau khi nộp tiền theo đúng thủ tục của ngân hàng, ngân hàng cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động cho DN. DN vẫn được nhận tiền lãi từ việc ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng. Với mục đích sử dụng như trên tiền ký quỹ chỉ được rút trong một số trường hợp nhất định theo pháp luật quy định tại Điều 20 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP,ngân hàng sẽ không được cho DN cho thuê rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Như vậy, quy định ký quỹ 02 tỷ đồng là nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trong trường hợp DN không trả được lương cho NLĐ hoặc bồi thường cho NLĐ thuê lại trong trường hợp DN cho thuê vi phạm HĐLĐ với NLĐ thuê lại hoặc gây thiệt hại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ thuê lại. Nhìn chung, điều kiện này cần thiết và quan trọng nhằm duy trì nguồn tài chính ổn định của DN cho thuê lao động và bảo vệ NLĐ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số các DN ở nước ta thuộc loại DN vừa và nhỏ nên số tiền 02 tỷ đồng là con số lớn đối với nhiều DN khiến họ không đáp ứng được điều kiện này và trở thành rào cản đối với các DN muốn kinh doanh cho thuê lại lao động.

Không những thế, pháp luật quy định số tiền ký quỹ và vốn pháp định chỉ có duy nhất một mức và cố định là 02 tỷ đồng mà không phụ thuộc vào quy mô, phạm vi kinh doanh, số lượng lao động cho thuê của DN dường như hơi cứng nhắc. Quy mô các DN cho thuê lao động không giống nhau, có DN kinh doanh cho thuê lao động với số lượng lao động rất lớn lên đến hàng nghìn lao động, nhưng có DN chỉ kinh doanh với quy mô nhỏ với số lượng lao động cho thuê ít, giới hạn ở hàng chục, hàng trăm lao động. Vì vậy sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng có những DN mặc dù chưa đáp ứng điều kiện theo luật định nhưng vẫn tiến hành kinh doanh cho thuê lao động “chui” hoặc biến tướng dưới các hình thức khác nhau. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ do DN thường trốn tránh các nghĩa vụ về thuế, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý và xử lý khi có tranh chấp phát sinh.

Thực tế không ít DN đã kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động trước khi Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực tỏ ra lo lắng khi biết điều kiện ký quỹ 2 tỷ đồng đối với hoạt động kinh doanh cho thuê lao động. Ông Huỳnh Nhân - Giám đốc công ty TNHH Nhân Ái (thành phố Hồ Chí Minh) là một DN hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động với các công việc như quản gia, giúp việc nhà, chăm sóc người bệnh cho biết:

Những DN nhỏ như chúng tôi chỉ có nước đóng cửa hoặc quay trở lại “hoạt động chui”. Chúng tôi không có nhiều tiền như vậy. Công ty tôi vốn điều lệ cũng chỉ có 200 triệu đồng. Thực tế, một DN cho thuê lao động chỉ cần vài chục triệu đồng là có thể hoạt động được, giờ lấy đâu ra 2 tỉ đồng để ký quỹ.

Bà Lê Mai Liên - DN cho thuê lại lao động trong lĩnh vực hướng dẫn du lịch, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh - cho rằng: DN ký quỹ 2 tỉ đồng mới được hoạt động thì DN đóng cửa sẽ khỏe hơn, bởi với các DN nhỏ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023