Thực Tiễn Thực Hiện Pháp Luật Về Cho Thuê Lại Lao Động Ở Việt Nam

NLĐ và dịch vụ này đã sôi động hơn rất nhiều. Pháp luật về cho thuê lại lao động đã tác động rất lớn tới thị trường lao động, tới các DN đang kinh doanh hoạt động này trước đó và tới NLĐ cho thuê lại. Bằng chứng là nhiều DN cho thuê lao động đã phải dừng hoạt động do không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động mới. Việc các DN không đủ điều kiện phải dừng hoạt động sẽ tạo ra sự thanh lọc thị trường, hoạt động kinh doanh cho thuê lại lao động sẽ đi vào khuôn khổ, quyền lợi hợp pháp của NLĐ cho thuê lại được pháp luật bảo vệ.

Theo ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH thì: Qua kiểm tra cho thấy, nhiều công ty từng hoạt động không phép cũng đã phải dừng cho thuê lại lao động, góp phần minh bạch thị trường này”. Cũng theo ông Bốn, từ khi có Nghị định số 55/2013/NĐ-CP của Chính phủ đến nay, hoạt động cho thuê lại lao động đã dần đi vào quy củ. Bên cạnh đó các DN có quy mô nhỏ vốn đã tồn tại từ trước khi có luật nếu không muốn “đóng cửa” họ sẽ chọn phương án sáp nhập với DN khác để đáp ứng điều kiện kinh doanh ngành nghề cho thuê lao động bởi một trong các điều kiện để được phép cho thuê lại lao động là DN phải thực hiện ký quỹ là 2 tỷ đồng và có vốn pháp định 2 tỷ đồng [33].

Con số DN được cấp phép cho thuê lại lao động ngày càng tăng sau khi Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực. Tính đến cuối năm 2012, cả nước có khoảng 30 DN được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết Quý I/2015, đã có 16 DN trên địa bàn thành phố được cấp giấy phép hoạt động. Đến ngày 9/72015, có 18 DN được cấp phép và đến 24/12/2015 con số này đã tăng lên 20 DN được cấp phép [1]. Đến cuối năm 2015, Bà Rịa-Vũng Tàu có khoảng 11 đơn vị được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động [22].

Xuất phát từ thực tế ở Việt Nam, việc liên tục xây dựng các khu công

nghiệp lớn, đầu tư nước ngoài tăng đã làm gia tăng nhu cầu nguồn nhân lực cùng với đó nhu cầu về thuê lao lao động cũng rất lớn. Hình thức thuê lao động được nhiều DN lựa chọn như một phương án tối ưu để bù đắp sự thiếu hụt lao động tạm thời của DN do các đơn đặt hàng gia tăng theo từng giai đoạn, thay thế NLĐ nghỉ thai sản, ốm đau, bệnh nghề nghiệp,… hay những công việc cần có chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, đây là mảnh đất màu mỡ cho các DN kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động. Tuy nhiên, các DN cho thuê lao động cũng gặp những khó khăn nhất định trên thực tế. Theo các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động tại Bà Rịa-Vũng Tàu, họ còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể theo bà Nguyễn Thanh Chung, Trưởng phòng Hành chính nhân sự Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Dầu khí Biển Đông, khó khăn lớn nhất của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này là trình độ chuyên môn của NLĐ chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tác. Vì thế, hàng năm, các DN phải bỏ ra chi phí lớn để đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho NLĐ. Đối với các lĩnh vực đòi hỏi lao động cao hơn, một số đơn vị phải đến tận các trường Đại học, Cao đẳng và trường nghề để tìm kiếm NLĐ [22].

Có thể nói, hoạt động cho thuê lại lao động ở nước ta đã ổn định hơn từ khi Bộ luật Lao động 2012 được ban hành, quyền lợi của NLĐ cho thuê lại được đảm bảo hơn, bản thân NLĐ cũng yên tâm hơn, có cơ sở để đòi hỏi quyền lợi của mình khi quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm hại. DN cho thuê lao động và DN thuê lại lao động cũng biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ cho thuê lao động. Cơ quan nhà nước có căn cứ và cơ sở để giải quyết tình huống phát sinh trên thực tế cũng như áp dụng các chế tài đối với các hành vi vi phạm của các chủ thể liên quan. Từ đó góp phần hình thành thị trường lao động ổn định và minh bạch.

2.2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam

Từ khi Bộ luật Lao động năm 2012 và Nghị định số 55/2013/NĐ-CP có

hiệu lực, việc thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động trên thực tế đã đạt được những thành công nhất định. Nhiều DN đã được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động và đang hoạt động rất tốt. Về cơ bản, các chủ thể trong quan hệ cho thuê lại lao động tuân thủ quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động. Hoạt động cho thuê lại lao động đã dần ổn định và đi vào quy củ.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại những hành vi sai phạm nhất định như chưa tuân thủ các nguyên tắc được quy định trong luật lao động về HĐLĐ, hợp đồng cho thuê lao động, về điều kiện hoạt động cho thuê lại lao động,… Thậm chí bản thân NLĐ cũng chưa nắm vững các quyền lợi của mình dẫn tới tình trạng quyền lợi chính đáng của mình bị xâm phạm mà không hề hay biết. Thêm vào đó, nhiều DN cố tình lợi dụng sự thiếu hiểu biết của NLĐ, nhất là lao động phổ thông, để tìm cách “trốn tránh” nghĩa vụ đối với NLĐ như: không đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, không giải quyết chế độ thai sản, ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động cho NLĐ, cắt xén tiền lương, ăn chặn tiền thưởng và các lợi ích khác của NLĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tình trạng NLĐ không được nghỉ phép, không được đảm bảo các quyền lợi khác theo luật lao động là phổ biến. Thậm chí, khi kinh tế khó khăn, DN cho thuê lại lao động sẵn sàng chuyển nhượng NLĐ cho đơn vị khác để thu lời, hoặc thậm chí “vứt bỏ” NLĐ ra đường mà không hề quan tâm đến quyền lợi hợp pháp của NLĐ! [6].

Thực trạng vi phạm pháp luật về cho thuê lại lao động diễn ra ở hầu hết các địa phương có hoạt động cho thuê lại lao động phổ biến và phát triển như: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Trà Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,... Thực tiễn thực hiện cho thuê lại lao động ở các địa phương này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập với đa dạng các hành vi vi phạm và ở nhiều DN. Chỉ riêng với hợp đồng cho thuê lao động, mỗi DN có một mẫu khác nhau, kéo theo các điều khoản trong hợp đồng cũng không nhất quán, từ đó gây khó khăn cho các cơ quan chức năng khi có tranh chấp trong lĩnh vực này.

Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 9

Một trong những sai phạm điển hình khi ký HĐLĐ là DN chỉ thông báo mức lương, thời gian làm việc, địa điểm và một số vấn đề cơ bản khác trong hợp đồng còn những nội dung khác liên quán đến quyền lợi của NLĐ như: BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp thì không được đề cập trong HĐLĐ hoặc có đề cập nhưng không rõ ràng. Mặt khác, do né tránh hình thức cho thuê lao động nên giữa các DN cho thuê và thuê lao động thường không đóng BHXH, BHYT, không đảm bảo các chế độ thai sản, nghỉ phép, tiền thưởng cho NLĐ… Còn NLĐ thì thiếu hiểu biết pháp luật và thường chỉ quan tâm đến tiền lương, thời gian làm việc mà không để ý đến các nội dung khác khi ký HĐLĐ. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho DN dễ dàng trốn tránh nghĩa vụ của mình.

Thêm vào đó, tình trạng DN cho thuê lao động hoạt động không phép, hoạt động chui vẫn tồn tại. Các DN này thường cho thuê lại lao động trá hình dưới các chiêu bài như: Hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn việc làm, tư vấn nhân sự, hỗ trợ quản lý nguồn nhân lực, hỗ trợ quản lý kinh doanh… Đơn cử như trường hợp của Công ty TNHH Nippon Manufacturing Service Quốc tế Việt Nam (trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh), mặc dù chỉ có chức năng tư vấn quản lý nguồn nhân lực mà hoàn toàn không có ngành nghề cho thuê lại lao động hay phái cử lao động, nhưng công ty này vẫn đang cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động cho nhiều DN có vốn đầu tư Nhật Bản tại các tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt, công ty này còn ngang nhiên quảng cáo trên báo chí Nhật Bản về việc cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam và tự nhận mình là một trong những “DN đầu tiên được cấp phép thực hiện hoạt động phái cử lao động”! .

Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là một trong những địa phương có hoạt động cho thuê lại lao động khá phát triển, thực tiễn cho thuê lại lao động tại đây cũng không tránh khỏi những vi phạm trong quá trình hoạt động. Năm 2015, trên địa bàn này có 11 đơn vị được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp

phép hoạt động cho thuê lại lao động. Qua kiểm tra của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại một số DN cho thấy, nhiều vấn đề bất cập phát sinh, ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ do DN cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về lao động. Trong quá trình tham gia cùng Sở Lao động Thương binh và Xã hội khảo sát tình hình hoạt động cho thuê lại lao động tại các Công ty: TNHH Dịch vụ và Thương mại Vân Nam, TNHH Minh Việt, TNHH Một thành viên Dịch vụ Dầu khí Biển Đông (TP.Vũng Tàu)… đều ghi nhận có vi phạm Bộ luật Lao động. Phổ biến nhất là tình trạng DN trả lương cho NLĐ thấp hơn so với mức lương thỏa thuận với bên thuê lại lao động [22].

Điển hình như công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Dầu khí Biển Đông có 93 lao động. Trong đó, có 82 lao động được công ty cho thuê lại với các chức danh nhân viên an toàn, nhân viên chất lượng, nhân viên kỹ thuật… Khi đối chiếu mức lương các chức danh này Công ty TNHH MTV Dịch vụ Dầu khí Biển Đông ký với Công ty Dịch vụ cơ khí hàng hải PTSC M&C cho thấy cao hơn so với số tiền trả cho NLĐ. Cụ thể, như HĐLĐ công ty ký với ông Trần Văn Sáu (44 tuổi) với chức danh công nhân xây dựng là 311 ngàn đồng/ngày làm việc. Trong khi chức danh này đối tác ký với công ty là 428 ngàn đồng/ngày làm việc [22].

Tương tự như công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Dầu khí Biển Đông, công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Vân Nam cũng diễn ra tình trạng trên. Công ty được cấp phép hoạt động từ tháng 11/2012 với 205 lao động đang làm việc. Trong đó có 173 lao động cho thuê lại với các công việc gồm: thợ hàn, thợ lắp, thợ cắt, thợ điện, thợ giàn giáo… Hiện những lao động này đang làm việc tại công ty Dịch vụ cơ khí hàng hải PTSC M&C, công ty CP Chế tạo giàn khoan dầu khí và công ty TNHH Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn. Khi đối chiếu Hợp đồng nguyên tắc thuê dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật của công ty với đơn vị thuê lại và hợp đồng trả lương cho NLĐ cho thấy, số

tiền công ty trả cho NLĐ thấp hơn số tiền ký với DN thuê lao động. Lý giải về điều này, bà Nguyễn Thị Huyền, Phó Giám đốc công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Vân Nam cho rằng: “Sở dĩ mức lương chúng tôi trả cho NLĐ thấp hơn mức lương ký với đối tác vì còn bao gồm chi phí quản lý, đào tạo, bảo hộ lao động, BHXH… Điều này dẫn tới mức lương chênh lệch trong hợp đồng”. Trong khi đó, theo quy định, những chi phí này phải được tách biệt, không gộp vào lương của NLĐ [24].

Tại Trà Vinh, hoạt động cho thuê lại lao động cũng tồn tại những sai phạm. Cụ thể thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh đã tiến hành thanh tra 9 DN cho thuê lại lao động đang hoạt động trên địa bàn huyện Duyên Hải, gồm: Công ty TNHH một thành viên Cung ứng lao động Minh Trí, công ty cổ phần Phát triển công nghiệp Việt Nam, công ty TNHH Lâm Vũ,công ty TNHH một thành viên Xây dựng Thương mại Dịch vụ Miền Tây; công ty TNHH Cơ khí - Thương mại Thái An, công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thương mại - Dịch vụ xuất nhập khẩu Sài Gòn Việt, công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại và Phát triển công nghiệp Hoàng Gia,công ty TNHH một thành viên Cơ khí - Thương mại Phong Tú và công ty TNHH Thương mại

- Dịch vụ - Xây dựng SUNPRO. Kết quả thanh tra cho thấy các DN này có dấu hiệu vi phạm pháp luật như: Không có giấy phép hoạt động; không thực hiện ký HĐLĐ với NLĐ; không tham gia đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng và NLĐ... Mặc dù Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh cảnh báo các DN này về hành vi vi phạm và buộc phải khắc phục trong thời hạn 30 ngày, nếu DN nào còn tiếp tục vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật. Tuy được các ngành chức năng tỉnh Trà Vinh tạo mọi điều kiện thuận lợi để khắc phục, nhưng khi thời hạn khắc phục đã hết, vẫn còn nhiều DN tỏ ra bất hợp tác; trong đó, có một số DN chuyển sang “đối phó” bằng cách chuyển sang nhận khoán thầu nhưng thực chất là cho thuê lại lao động, để hưởng chênh lệch từ tiền công NLĐ… [24].

Tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động cho thuê lại lao động cũng có nhiều bất ổn. Năm 2013, báo chí đã đưa tin về vụ việc cókhoảng 25 lao động thuộc công ty TNHH PBNC là DN cho thuê lại lao động tại tỉnh Đồng Nai những ngày qua liên tục tụ tập trước cổng công ty CX Tech, Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh là DN thuê lại lao động để đòi lương. Số công nhân này được cho thuê lại để làm công việc là kiểm tra, phân loại, đóng gói các sản phẩm bằng sắt bị lỗi, ngày làm 10 tiếng đồng hồ từ 8h sáng đến 6h tối, trong vòng 1 tháng. Công ty PBNC sẽ chịu trách nhiệm trả lương mỗi công nhân là 120.000 đồng/ngày. Thế nhưng sau khi kết thúc công việc, các công nhân chỉ được ông Phạm Văn Tuân – Giám đốc công ty PBNC trả 85% lương, tính ra mỗi công nhân bị trừ mất khoảng 1 triệu đồng. Trước đó, hàng loạt công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chậm lương, không ký HĐLĐ cho công nhân, BHXH,…[14].

Tại Hà Nội, theo phản ánh của các báo mạng cũng có hàng chục DN hoạt động dịch vụ cho thuê lao động không hề được cấp phép. Đó là các công ty: TNHH Thương mại và Dịch thuật Nam Triệu, TNHH Thương mại và Dịch vụ Bách Mỹ, Việt Nhật, An Phát, Toàn Cầu, NIC, ITM…. Bà Nguyễn Thu Bình, chuyên viên Phòng Lao động - Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội, cho biết qua kiểm tra HĐLĐ của NLĐ tại nhiều DN trong các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội mấy năm gần đây, Ban Quản lý phát hiện nhiều DN đã ký hợp đồng thuê lại lao động của một số DN không có chức năng làm dịch vụ cung ứng lao động. Điển hình như công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật Nam Triệu (Cổ Nhuế, Từ Liêm - Hà Nội) đã cung ứng hàng trăm công nhân cho nhiều DN trong các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội.

Từ những vụ việc trên có thể thấy, quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động mới được triển khai thực hiện trong một thời gian ngắn nhưng đã

xảy ra rất nhiều sai phạm với nhiều loại hành vi vi phạm, ở nhiều DN và diễn ra ở nhiều địa phương. Con số về các DN vi phạm được đề cập ở trên chưa thể phản ánh đủ số lượng các DN vi phạm bởi đó mới chỉ là các DN bị phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Nếu thanh tra, kiểm tra toàn bộ các DN đang kinh doanh cho thuê lại lao động và DN đang thuê lao động thì con số các DN vi phạm chắc chắn sẽ lớn hơn. Có thể thấy, hầu hết các sai phạm là từ phía DN cho thuê lao động và DN thuê lại lao động và với các vi phạm như trên thì NLĐ vẫn là bên chịu thiệt thòi nhất.

Hiện nay, hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cho thuê lao động được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 22 tháng 08 năm 2013 và Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Theo đó mỗi hành vi vi phạm sẽ chịu các mức phạt tiền khác nhau, kèm theo đó bên vi phạm có thể phải chịu thêm các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc trả lại cho NLĐ khoản phí dịch vụ việc làm đã thu của NLĐ cao hơn mức quy định, buộc trả đủ 100% tiền lương cho NLĐ trong thời gian thử việc,…. và các hình phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với NSDLĐ có hành vihuy động NLĐ làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định, đình chỉ hoạt động của DN từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn, đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi không ký hợp đồng với NLĐ theo quy định,….

Khi xem xét mức phạt tiền, cảnh cáo và các hình thức phạt bổ sung được quy định trong các văn bản trên, chúng ta thấy dường như một số mức phạt và hành vi vi phạm chưa thực sự tương xứng với nhau về tính chất và mức độ.

Ví dụ một số mức phạt quá nhẹ như:khi NSDLĐ có một trong các hành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023