hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm; ứng dụng công nghệ thâm canh, sản xuất an toàn theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); ứng dụng công nghệ nhà lưới, nhà màng bảo vệ sản phẩm; ứng dụng công nghệ sinh học, vi sinh; ứng dụng công nghệ máy móc, thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa trong sản xuất… Qua đó đã tạo ra giá trị mới cho nông sản, giúp sản phẩm tươi, an toàn, nâng cao năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhanh.
Tuy nhiên, chính sách chưa thực sự tạo được sự hấp dẫn và vì vậy chưa tạo được sự đột phá về khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn đầu tư cho KHCN trong nông nghiệp là chưa nhiều. Hiệu quả từ các chương trình/đề tài nghiên cứu KHCN thực chất còn rất thấp, ít có khả năng áp dụng và chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các kết quả nghiên cứu KHCN đối với nông nghiệp chỉ ở mức giải pháp có tính khuyến nông, chưa có giải pháp công nghệ lớn đủ sức tạo sự phát triển đột phá cho nông nghiệp. Nhiều chương trình KHCN chưa được ưu tiên đầu tư kinh phí phục vụ nông nghiêp, nông thôn.
2.2.1.4. Chính sách bảo hiểm nông nghiệp
Chính sách của Nhà nước về hỗ trợ bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay được quy định tại Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về Bảo hiểm nông nghiệp và được cụ thể hóa trong Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Theo đó, Nghị định số 58/2018/NĐ-CP quy định khung tiêu chí về đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ, mức hỗ trợ, rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ, địa bàn được hỗ trợ. Theo nghị định, các đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp gồm: cây trồng (lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, cây ăn quả, rau); vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm); nuôi trồng thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra). Mức hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp như sau:
Bảng 2.2: Mức hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
Đối tượng | Mức hỗ trợ (%) | |
1 | Hộ nghèo, hộ cận nghèo | 90% |
2 | Cá nhân sản xuất nông nghiệp khác | 20% |
3 | Tổ chức sản xuất nông nghiệp đáp ứng các điều kiện cụ thể về hợp tác, liên kết, quy mô lớn có ứng dụng công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường | 20% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tính Đáp Ứng Yêu Cầu Của Đối Tượng Chính Sách
- Các Chính Sách Của Eu Đối Với Nông Sản Nhập Khẩu
- Những Khó Khăn Và Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Xuất Khẩu Nông Sản Sang Eu
- Chính Sách Đầu Tư Và Hỗ Trợ Đầu Tư Sản Xuất Và Chế Biến Nông Sản Xuất Khẩu
- Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Chính Sách Thúc Đẩy Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Eu
- Định Hướng Hoàn Thiện Chính Sách Thúc Đẩy Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Vào Thị Trường Eu
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ
về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
2.2.2. Nhóm chính sách đối với tiêu thụ hàng nông sản xuất khẩu
Trong mục này tác giả tổng hợp các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản nói chung vì các chính sách này cũng có tác động là thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang EU. Ngoài ra, tác giả cũng trình bày các chính sách riêng nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang EU.
2.2.2.1. Các chính sách định hướng xuất khẩu nông sản
Ngày 28/12/2011 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 2471/QĐ-TTg về việc ban hành Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở này Bộ Công thương đã trình thủ tướng chính phủ ký quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020 định hướng đến năm 2030. Thực hiện quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Bộ Công thương có công văn số 7978/BCT-XNK và công văn số 7979/BCT-XNK ngày 27/8/2012 hướng dẫn các Bộ, ngành, và địa phương xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược. Theo đó các chính sách định hướng xuất khẩu đối với nhóm hàng nông sản XK nói
chung và vào thị trường EU nói riêng được lồng ghép trong các chính sách thúc đẩy XK của Việt Nam.
a) Chính sách thị trường
Về định hướng thị trường xuất khẩu
Định hướng chung về thị trường xuất khẩu được thể hiện trong Quyết định số 2471/QĐ-TTg và Quyết định số 950/QĐ-TTg bao gồm: (1) Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng;
(2) Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới; (3) Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA; và (4) Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài.
Định hướng xuất khẩu sang EU: Trong Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định kim ngạch xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa đối với thị trường Châu Âu đạt khoảng 60 tỷ USD vào năm 2020 và tăng trưởng xuất khẩu trung bình 15% giai đoạn 2015 – 2020.
Về các chính sách phát triển thị trường đối với xuất khẩu nông sản sang EU Các chính sách chung về thị trường để phát triển bền vững sản xuất và xuất
khẩu nông sản được thể hiện trong Nghị định 98/2018/NĐ-CP. Theo đó Nhà nước thực hiện hỗ trợ tài chính cho các hoạt động phát triển thị trường nông sản ở mức 100% (tối đa không quá 300 triệu đồng) chi phí tư vấn xây dựng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản. Bộ NN&PTNT là đầu mối chỉ đạo xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông sản chủ lực của ngành nông nghiệp. Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Bộ KHCN phối hợp hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với các mặt hàng nông sản.
Đối với thị trường EU, trong giai đoạn 2015 – 2020, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tạo những cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. Trong đó các biện pháp cơ bản liên quan đến:
- Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị trường phân phối hàng hóa Việt Nam tại thị trường EU, trong đó nổi bật nhất là việc ký Hiệp định thương mại tự do EVFTA.
- Rà soát, đàm phán, ký mới và bổ sung các hiệp định đã ký về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, ổn định cho hàng hóa xuất khẩu.
- Tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.
- Đổi mới mô hình tổ chức, tăng cường hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không bị hạn chế về thị trường hoặc vào các thị trường còn nhiều tiềm năng; đẩy mạnh hoạt động xây dựng và bảo vệ thương hiệu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
- Khuyến khích hoạt động của cộng đồng người Việt Nam ở EU trong tổ chức phân phối hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối tại nước nhập khẩu.
Ngoài ra, các chính sách về thị trường xuất khẩu nông sản được thể hiện trong Nghị định 98/2018/NĐ-CP khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, theo đó chính phủ hỗ trợ tài chính cho các hoạt động phát triển thị trường nông sản với mức hỗ trợ 100% (tối đa không quá 300 triệu đồng) chi phí tư vấn xây dựng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
b) Chính sách mặt hàng
Mục tiêu của chính sách mặt hàng là xây dựng và nâng cao chất lượng cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu phù hợp với lợi thế của quốc gia. Trong Chiến lược phát
triển xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2020 đề cập trong Quyết định số 2471/QĐ- TTg, định hướng xuất khẩu đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản như sau: “Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 21,2% năm 2010 xuống còn 13,5% vào năm 2020”
Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 3/8/2017 của Thủ tướng chính phủ xác định các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu hiện nay gồm: Gạo, Cà phê, cao su, thủy sản, hạt tiêu, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn, rau quả và các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu gồm chè, mật ong.
Đối với thị trường EU, Chính phủ xác định thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao nhằm khai thác tốt lợi thế về thuế khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực. Trong đó đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm cao su thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo (Quyết định 1467/QĐ-TTg ngày 24 tháng 08 năm 2015).
c) Chính sách xúc tiến thương mại
Về định hướng chính sách được thể hiện trong Quyết định số 1467/QĐ-TTg ngày 24/8/2017 như sau: “Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại những thị trường truyền thống và thị trường mới tiềm năng; tham gia sâu, rộng vào hệ thống phân phối tại các thị trường khu vực, đặc biệt là thị trường khu vực Châu Mỹ và Châu Âu”.
Thực hiện Nghị quyết 1467 của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành một số quyết định trong đó xác định nội dung chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2020 gồm: khảo sát thị trường, cung cấp thông tin thương mại hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu quốc gia, hội chợ triển lãm, điều tra tổng thể thị trường, mua thông tin, tham gia hội chợ, Festival quốc tế, tuyên truyền xuất khẩu, thu thập thông tin, quảng bá, giới thiệu hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 9224/VPCP- KTTH ngày 28/12/2011 Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký quyết định số 984/QĐ-
BCT ngày 6 tháng 3 năm 2012 về việc ban hành quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia từ năm 2012 trở đi. Chương trình đã được triển khai hiệu quả, tập trung vào các hoạt động trọng tâm như sau:
+ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng bá cho chương trình và các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia.
+ Nâng cao nhận thức về thương hiệu và tăng cường năng lực kinh doanh và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng có năng lực cạnh tranh xuất khẩu xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm cho ngành.
+ Lựa chọn các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia và tham gia chương trình thương hiệu quốc gia.
Đối với thị trường EU trên nền tảng các hiệp định thương mại cùng các thỏa thuận song phương khác và trải nghiệm qua tiến hành những hoạt động xúc tiến thương mại đơn lẻ, đột xuất, các cam kết về xúc tiến thương mại đã được ký kết giữa Cục xúc tiến thương mại (Bộ công thương) với các cơ quan tương ứng của một số nước thành viên EU. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng trong quan hệ xúc tiến thương mại, đưa hoạt động này đi vào quỹ đạo bài bản ngang tầm vóc quốc gia. Đó là cam kết với: Cục xúc tiến thương mại Cộng Hòa Séc; Cục phát triển đầu tư và thương mại Hungari; Chương trình xúc tiến nhập khẩu Thụy sỹ; Cục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cục Phát triển đầu tư và thương mại Slovakia; Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Vương Quốc Anh; Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ; Cục xúc tiến thương mại, đầu tư Thụy Sỹ; Cục phát triển kinh doanh quốc tế Pháp; Liên hiệp các phòng thương mại khu vực Emilia Romagna, Italia,…
Việc triển khai hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu do các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các cơ quan bộ, ngành như Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương), Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng, UBND các tỉnh, địa phương, trực tiếp là Sở Công Thương
và các trung tâm xúc tiến thương mại địa phương, các doanh nghiệp chuyên doanh dịch vụ xúc tiến thương mại...
Từ năm 2013 đến nay, Cục Xúc tiến thương mại đã thực hiện “Chương trình Hỗ trợ Xuất khẩu sang thị trường Châu Âu” cho doanh nghiệp. Chương trình đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo, tập huấn kỹ nặng, nghiệp vụ xúc tiến xuất khẩu, tư vấn phát triển các cơ hội xuất khẩu và tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ còn đồng hành cùng các doanh nghiệp tham gia các hoạt động XTTM ở EU và dạt một số kết quả khả quan. Chẳng hạn, tại Hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống Paria (SIAL Paris), doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu các loại rau quả, trái cây nhiệt đới được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng như xoài, dứa, thanh long, hạt điều. Ngoài ra, trong chiến lược XTTM sang thị trường EU, Việt Nam đã tổ chức một số sự kiện tại nhiều quốc gia thuộc Liên minh và đạt kết quả tốt. Ví dụ, chương trình quảng bá hàng Việt với khẩu hiệu “Hãy khám phá chất lượng hàng Việt Nam” diễn ra tại Paris, Pháp, hoặc sự kiện “Những ngày hàng Việt Nam” tại siêu thị Metro, Đức... Tại các sự kiện này, hàng Việt Nam được quảng bá trực tiếp với nhiều công ty nhập khẩu, thu hút đông đảo khách tham quan và công chúng tiêu dùng.
Biểu đồ 2.1. Các hình thức xúc tiến thương mại đã được triển khai tại EU
Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo của các Hiệp hội, ngành hàng, tháng 4/2021
Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương, các doanh nghiệp cũng chủ động thực hiện các hoạt động XTTM ở thị trường EU bằng nhiều hình thức truyền thống như: quảng cáo (chủ yếu là qua mạng Internet), khảo sát trực tiếp thị trường xuất khẩu để điều tra nhu cầu và tìm kiếm đối tác, gửi danh mục hàng hóa, hàng mẫu của doanh nghiệp qua các tổ chức hỗ trợ thương mại, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để giới thiệu đối tác.
Trong số những cam kết này có những cam kết đã được ký trong các dịp hoạt động ngoại giao cấp cao. Ngoài ra giữa các thành phố lớn của Việt Nam với các đơn vị hành chính tương tự của các nước thuộc EU, nhiều thỏa thuận riêng về xúc tiến thương mại cũng đã được ký kết làm phong phú thêm những hoạt động trong lĩnh vực này. Nội dung chi tiết trong các cam kết với từng cặp đối tác có thể khác nhau, song đều có chung 3 điểm: (i) Trao đổi thông tin về thị trường, điều kiện thương mại, sản phẩm và doanh nghiệp; (ii) Tổ chức các phái đoàn thương mại khảo sát thị trường, tìm đối tác; (iii) Hỗ trợ các doanh nghiệp của cả 2 bên tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm,….cả 3 nội dung chính đó đều đã được 2 bên lần lượt thực hiện trong thời gian qua.
Bảng 2.2: Các thị trường đã triển khai hoạt động XTTM tại EU
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các Hiệp hội tháng 4/2021
Các cơ quan đại diện thương mại của EU tại Việt Nam cũng được các tổ chức xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ