Tính Đáp Ứng Yêu Cầu Của Đối Tượng Chính Sách


chỉ ra rằng, có thể đạt được mức tiết kiệm cao mà không chênh lệch nhiều về quyền bình đẳng.

Với các chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ cho người dân bằng cách trợ giá xăng dầu, giá điện, truyền hình.... thì chính nhà nước lại tạo ra sự bất bình đẳng lớn hơn, vì đây là những hàng hóa mà những người càng khá giả thì mức tiêu dùng càng cao, nên lại được hưởng trợ giá càng nhiều.

Việc nhà nước thực hiện công bằng đến đâu là tùy thuộc vào sự đúng đắn và hợp lý của chính sách đề ra. Tuy nhiên dù nhà nước tác động tích cực như thế nào trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường thì cũng không thể đạt được sự bình đẳng tuyệt đối, vì vậy sự công bằng ở đây chỉ được hiểu một cách tương đối. Việc thực hiện nguyên tắc công bằng, bất chấp chất lượng và hiệu qủa sản xuất, kinh doanh và sự đóng góp của mỗi người cho sự phát triển chung của cộng đồng. Vấn đề đặt ra: Nhà nước phải làm gì để xã hội ít bất bình đẳng hơn trong khi sản xuất vẫn phát triển một cách hiệu qủa. Công bằng trong chính sách của nhà nước chủ yếu là tạo ra những cơ hội ngang nhau cho các đối tượng khác nhau.

1.2.4.5. Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính sách

Tính đáp ứng của chính sách công trả lời câu hỏi: Việc thực thi chính sách đề ra có đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của các nhóm đối tượng của chính sách hay không - Trên thực tế, có nhiều chính sách của Chính phủ đề ra nhưng không đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của nhóm đối tượng chính sách.

Chính sách ưu đãi xã hội ở nước ta hiện nay có số lượng đối tượng hưởng thụ khá lớn do điều kiện lịch sử để lại. Hiện có khoảng 2 triệu người đang được hưởng các khoản ưu đãi thường xuyên với các mức khác nhau. Tuy nhiên, do điều kiện của đất nước, sự ưu đãi, giúp đỡ của nhà nước và cộng đồng chưa đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng có công. Trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, các gia đình của những người có công bị ảnh hưởng không nhỏ, nhiều gia đình vẫn sống trong cảnh nghèo khó. Một vấn đề bức xúc hơn cả là việc làm đối với người có công, nhiều thương binh bệnh binh chưa kiếm được việc làm phù hợp với tình trạng thương tật và sức khỏe của họ. Nhiều gia đình liệt sỹ thiếu thốn, thiếu sức lao động


để mở rộng sản xuất. Điều này cho thấy cần có cái nhìn phù hợp trong chính sách ưu đãi đối với những người có công. Ngoài chính sách trợ cấp, ưu đãi đối với người có công, nhà nước cần có chính sách ưu đãi trong giải quyết công ăn việc làm phù hợp với điều kiện của họ.

1.2.4.6. Kết hợp hợp lý giữa hiệu qủa và công bằng (hay tính thích đáng của chính sách)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tính thích đáng của chính sách trả lời cho câu hỏi: “Các kết quả mong muốn kết hợp giữa tính hiệu qủa và tính công bằng như thế nào?” Thông thường, khi đề ra và thực thi một chính sách, người ta thường gặp sự mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh tế và yêu cầu công bằng xã hội; phần lớn các chính sách của nhà nước phải cân nhắc cả hai mặt: công bằng và hiệu quả. Trong các chính sách, một số thuộc về hoàn thiện Pareto, một số khác thuộc về phân phối lại thu nhập. Vấn đề đặt ra là phải hy sinh bao nhiêu phúc lợi của nhóm dân cư này để đổi lấy việc gia tăng phúc lợi của nhóm dân cư khác? Do đó, phải đánh giá tác động của chính sách đến các đối tượng trong mối quan hệ giữa tính hiệu quả và tính công bằng. Thông thường, sự can thiệp của chính phủ nhằm tạo ra sự công bằng trong xã hội sẽ được đánh đổi bằng một sự kém hiệu quả về mặt kinh tế. Khi định ra chính sách, cần lưu ý về sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả, cũng như đến các hậu quả do sự đánh đổi đó gây ra.

Mối quan hệ giữa tính hiệu quả và tính công bằng được phản ánh trong mối tương quan giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội của một chính sách, cũng như trong mối tương quan giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Trong điều kiện nước ta hiện nay, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vẫn phải là nhiệm vụ hàng đầu, bởi vì chỉ có một nền kinh tế năng động và có hiệu quả cao, dựa trên những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại thì mới có khả năng huy động các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu xã hội theo nguyên tắc và công bằng, các mục tiêu xã hội hợp quy luật, thuận lòng dân có thể tạo ra động lực to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU - 6

Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với sự tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu và trong suốt quá trình thực hiện các chính sách phát triển. Không thể chờ đợi đến khi đất nước đạt trình độ phát triển kinh tế cao rồi mới thực hiện tiến bộ và


công bằng xã hội, càng không thể hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển kinh tế đơn thuần. Muốn vậy, mỗi chính sách xã hội đều hàm chứa nội dung và ý nghĩa kinh tế, dù trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dài. Mỗi thời kỳ cụ thể phải xác định đúng mức độ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, sao cho hai mặt này không cản trở hoặc triệt tiêu lẫn nhau, mà hỗ trợ cho nhau.

Việc đánh giá một chính sách theo các tiêu chí nói trên cho phép đưa ra những nhận định về các giá trị của chính sách đó. Đây là những căn cứ quan trọng để các nhà phân tích chính sách phán xét về các hành vi được tiến hành trong suốt quy trình chính sách, tìm ra những khiếm khuyết cần hoàn thiện. Có thể nói, đánh giá chính sách cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những căn cứ để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách; tiếp tục để duy trì hay chấm dứt chính sách đó.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản

1.3.1. Nhóm yếu tố quốc tế

1.3.1.1. Chính sách của các nước xuất nhập khẩu nông sản chủ yếu trên thế giới

Các nước xuất nhập khẩu nông sản chính trên thế giới là những nước có khả năng chi phối giá cả, cung – cầu thị trường nông sản thế giới. Những nước này có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với quốc gia trên lĩnh vực thương mại hàng nông sản, đặc biệt là những quốc gia có điều kiện tương đồng với hàng hóa xuất khẩu của quốc gia. Chính sách của các quốc gia này có tác động đến chính sách thương mại quốc gia. Do vậy, chính sách xuất khẩu nông sản phải bao gồm cả những biện pháp đối phó, cạnh tranh, hợp tác, tranh thủ, học hỏi và rút kinh nghiệm từ những bài học về chính sách xuất khẩu nông sản của các quốc gia này.

1.3.1.2. Yêu cầu về chính sách thương mại đối với hàng nông sản của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế mà quốc gia thamg gia

Tham gia các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, quốc gia phải tuân thủ các quy định chung và những cam kết cụ thể về thương mại hàng nông sản trong các tổ chức này. Các yêu cầu thường liên quan đến các vấn đề chính gồm: tiếp cận thị trường, trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ sản xuất trong nước, các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn.


Với những quy định đối với hàng nông sản trong các Hiệp định thương mại tự do mà quốc gia tham gia đòi hỏi quốc gia phải xây dựng một chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản phù hơp, bảo đảm thực hiện những cam kết đó đúng hạn, đúng tiến độ. Đồng thời đảm bảo thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản, bảo hộ hợp lý, có hiệu quả những nông sản có triển vọng phát triển.

Như vậy, những quy định của các tổ chức kinh tế khu vực về thương mại hàng nông sản đặt cơ sở cho việc xác định chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của quốc gia.

1.3.1.3. Đặc điểm thị trường nông sản thế giới

Để có chính sách thúc đẩy XKNS phù hợp, quốc gia cần phải căn cứ vào đặc điểm thị trường nông sản thế giới khi hoạch định chính sách XKNS của mình. Các yếu tố của thị trường nông sản thế giới mà có ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy XKNS của quốc gia gồm: (1) tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu nông sản trên thế giới; (2) xu hướng tăng lên về tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu chế biến trong tổng kim ngạch thương mại nông sản thế giới; (3) mức độ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp trong nước và bảo hộ thị trường nông sản của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nhập khẩu nông sản của quốc gia khác.

Những đặc điểm của thị trường nông sản thế giới cần được nghiên cứu, khảo sát và sử dụng làm căn cứ cho chính sách thúc đẩy XKNS của quốc gia. Ngoài ra, tình hình thị trường nông sản thế giới, tình hình kinh tế của các nước cũng là căn cứ để xây dựng chính sách thúc đẩy XKNS của quốc gia.

1.3.2. Nhóm yếu tố trong nước

1.3.2.1. Chiến lược phát triển kinh tế quốc gia

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản là một bộ phận hữu cơ của tổng thể các chính sách kinh tế. Cũng như các chính sách kinh tế khác, chính sách XKNS phải nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Cho đến nay có ba kiểu chiến lược phát triển kinh tế quốc gia cơ bản là chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược hướng về xuất khẩu và chiến lược kết hợp hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế đã được xác


định, chiến lược phát triển nông nghiệp (trong đó có phát triển nông sản xuất khẩu) và các chính sách XKNS khác được xây dựng phục vụ cho chiến lược đó.

1.3.2.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên – xã hội

Khi xây dựng và triển khai chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản cần cân nhắc kỹ lưỡng đến yếu tố điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu) để có chính sách phát triển các loại sản phẩm xuất khẩu phù hợp và có các biện pháp khắc phục những mặt hạn chế của điều kiện tự nhiên để phát triển hạ tầng, điều kiện tổ chức cung ứng dịch vụ xuất khẩu.

1.3.3. Các yếu tố khác

1.3.3.1. Chu kỳ sinh trưởng của các loại cây, con giống

Tính thời vụ của sản xuất nông sản xuất khẩu cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy XKNS của quốc gia. Khi hoạch định chính sách XKNS phải tính đến độ trễ của chính sách do tính chu kỳ sinh trưởng của nông sản quy định. Điều đó giúp được nước xuất khẩu nông sản tránh được bất lợi về giá, hoặc hưởng giá tối ưu do mất cân đối cung – cầu nông sản trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, đặc tính của nông sản là tươi sống, mau hỏng, khó bảo quản nên những quyết định chính sách đòi hỏi phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác để hạn chế thấp nhất những tổn thất cho sản xuất nông sản xuất khẩu. Cũng chính đặc tính này đòi hỏi chính sách ban hành phải đảm bảo có sự phù hợp, tương thích giữa quy luật cung – cầu nông sản thế giới và chu kỳ sinh trưởng của nông sản nhằm đạt được lợi ích XKNS lớn nhất.

1.3.3.2. Xu hướng biến đổi của khí hậu, thời tiết

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi nhiệt độ thay đổi, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Sự bất thường của chu kỳ sinh khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác. Điều này có thể tác động tốt hoặc xấu đến tình hình cung nông sản cũng như chất lượng nông sản xuất khẩu


Thời tiết như các yếu tố nắng nóng, mưa, giông bão là những tác nhân quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và trồng trọt nông sản. Chẳng hạn như nắng nóng kéo dài hay mưa bão bất thường đều gây ra những thiệt hại đáng kể đến số lượng và chất lượng hàng nông sản, chính vì vậy làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020‌

2.1. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng và tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU

2.1.1. Các yếu tố quốc tế

2.1.1.1. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trên bình diện quốc tế và khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế mở ra triển vọng thuận lợi để các nền kinh tế có cơ hội phát triển trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời hội nhập còn mang lại sự bổ sung cho nhau giữa các nền kinh tế, qua đó thúc đẩy sự phát triển trong một môi trường kinh tế ngày càng trở nên bình đẳng hơn. Quá trình hội nhập sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi và triển vọng cho thị trường nông sản xuất khẩu, khả năng hợp tác tiếp thu công nghệ mới, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp cũng như mở rộng giao lưu phát triển kinh tế văn hoá, dịch vụ, du lịch…

Đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực và triển khai ngày càng sâu rộng, thì đây là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU. Trước khi EVFTA có hiệu lực, rau quả Việt Nam xuất khẩu vào EU đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi (GSP), nhưng vẫn ở mức khá cao (10 - 20%). Từ ngày 1/8/2020, EVFTA có hiệu lực, khoảng 94% trong tổng số 547 dòng thuế nhóm hàng rau, quả tươi và chế biến được EU cắt giảm về 0%, trong đó có nhiều mặt hàng rau, quả là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. EVFTA vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn cho lĩnh vực xuất khẩu nông sản Việt Nam, đòi hỏi một sự thay đổi mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp. Để tận dụng hiệu quả của EVFTA mang lại, hàng nông sản xuất khẩu nhất thiết phải đổi mới công nghệ kỹ thuật, đáp ứng được tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm


ngặt của EU. Đồng thời tập trung tối đa nguồn lực để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong thời gian tới, nhanh chóng tăng thị phần trong thị trường nhập khẩu nông sản của EU, trước khi EU triển khai ký kết Khu vực mậu dịch tự do với các thị trường lớn và sức cạnh tranh khốc liệt hơn.

2.1.1.2. Đặc điểm của thị trường EU về hàng nông sản nhập khẩu

EU là một thị trường hấp dẫn và với những nước kém phát triển hơn thì đây thậm chí còn là đối tác thương mại tuyệt vời. EU tin rằng thành công của mình gắn liền và không thể tách rời với sự thành công của các đối tác thương mại cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Trọng tâm trong chính sách thương mại của EU là phát triển bền vững và EU là nơi cởi mở nhất đối với các nước đang phát triển. EU hưởng lợi từ việc trở thành một trong những nền kinh tế mở cửa nhất trên thế giới và luôn duy trì cam kết đối với tự do thương mại. Thị trường EU là một không gian rộng lớn với 28 nước thành viên. Hầu hết các sản phẩm của Việt Nam đang được hưởng miễn thuế và miễn hạn ngạch nhập khẩu vào EU và hiện nay Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức kết thúc đàm phán và đã được ký kết hiệp định trong năm 2021

Tập quán tiêu dùng của EU. Thị trường EU với hơn 600 triệu dân sống tại gần 30 quốc gia khác nhau là thị trường nhập khẩu hấp dẫn với nhiều quốc gia xuất khẩu nông sản. EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa do các quốc gia có sự khác biệt về tập quán và đặc điểm tiêu dùng. Các nước thuộc EU đều là những nền kinh tế phát triển do vậy người dân các nước EU có mức thu nhập cao và có sự tương đồng về sở thích. Nhìn chung, hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường EU phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng châu Âu thường có thói quen sử dụng các nông phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín cho nên sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

Yêu cầu cao đối với thực phẩm và chuỗi cung ứng bền vững. Người tiêu dùng ở các nước EU ngày càng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe và các loại thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023