Giải Pháp Đổi Mới Hoạt Động Của Hiệp Hội Ngành Hàng Nhằm Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Trong Giai Đoạn Đến Năm 2025, Tầm Nhìn

của các HHDN nói chung, HHNH nói riêng đã khẳng định sự nhất quán về quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của Nhà nước, đồng thời phản ánh đòi hỏi khách quan của cộng đồng doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, các HHNH là kênh trao đổi, đối thoại hiệu quả và thực chất giữa nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác vì lợi ích của hội viên, vì sự phát triển của ngành hàng và sự thịnh vượng chung của đất nước;

(2) Về mặt pháp lý, các HHNH ở Việt Nam đều là những tổ chức phi chính phủ được thành lập và hoạt động trên nguyên tắc “Tự nguyện, Tự quản, Tự đảm bảo kinh phí hoạt động; và Phi lợi nhuận”. Điều lệ của các HHNH đều phản ánh tôn chỉ, mục đích và những chức năng, nhiệm vụ của HH. Điều đó thể hiện cam kết của HH gắn bó với ngành hàng, vì lợi ích của hội viên. Trong thực tiễn hoạt động, các HHNH đã bước đầu xây dựng được văn hóa ngành hàng, từng bước trở thành “ngôi nhà chung” của cộng đồng doanh nghiệp; là đối tác đại diện cho ngành hàng trong mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước; là tổ chức phát ngôn có uy tín về sản phẩm, dịch vụ ngành hàng trong quan hệ với truyền thông, với người tiêu dùng; là địa chỉ tin cậy với các đối tác trên thế giới;

(3) Thực tiễn hoạt động của các HHNH đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng, đem lại những bài học kinh nghiệm bổ ích cho sự phát triển trong tương lai:

(a) Các HHNH đã đặt mối quan tâm hàng đầu vào chức năng “vận động chính sách”, thể hiện được vai trò cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với nhà nước; tích cực tham gia, góp ý xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển ngành hàng, các văn bản QPPL về kinh tế nói chung và điều chỉnh trực tiếp tới ngành hàng nói riêng. Một số HHNH đã tích cực tham gia đề xuất các sáng kiến chung của cộng đồng doanh nghiệp thông qua các hoạt động phối hợp với VCCI và các HHNH khác; hoặc đề xuất sáng kiến về lĩnh vực, ngành hàng riêng, như Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Cà phê – Ca cao, Hiệp hôi gỗ và lâm sản...

Các HHNH đã lắng nghe, tập hợp ý kiến, quan điểm của doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị với các cơ quan nhà nước, trong đó có những cuộc đối thoại với Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Trung ương hay đối thoại với lãnh đạo cấp tỉnh, các sở ngành của địa phương nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới

thực hiện chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp hội viên;

Hộp 3.6 Đánh giá về vai trò của các HHNH nông nghiệp Việt Nam


Các hiệp hội ngành hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp có vai trò rất lớn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiệp hội là nơi kết nối thông tin của các doanh nghiệp để cùng hướng tới mục đích chung.

Trong bối cảnh hội nhập, các hiệp hội cần tập trung tham gia điều phối ngành hàng qua việc chứng nhận chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời tham gia xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp trong quảng bá, xây dựng, bảo hộ thương hiệu cho nông sản Việt”23.

Nguyễn Xuân Cường Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

(b) Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nguồn lực như thiếu kinh phí, thiếu nhân sự chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động, các HHNH đã có nhiều nỗ lực cung cấp dịch vụ cho hội viên như triển khai các hoạt động đào tạo, phổ biến chính sách; tổ chức các hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan thiết thực tới ngành hàng. Nhiều HHNH đã chú trọng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật ngành hàng, phối hợp với các chuyên gia, các cơ sở nghiên cứu để đưa ra những giải pháp công nghệ, tư vấn, khuyến khích áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, quy trình kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của ngành hàng;

(c) Một số HHNH đã chú trọng xây dựng Ban pháp chế với đội ngũ chuyên viên am hiểu pháp luật, đồng thời thiết lập mối quan hệ hợp tác với những chuyên gia đầu ngành, vì vậy HHNH đã có vai trò tích cực trong xây dựng, hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp luật về ngành hàng; chủ động, phối hợp có hiệu quả với cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các vụ kiện CBPG đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; đề xuất áp dụng các biện phám PVTM phù hợp để bảo vệ sản xuất trong nước; cảnh báo rủi ro pháp lý, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.

23 Phát biểu tại Hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA” ngày 30/6/2020

(4) Nhiều HHNH đã tổ chức tốt hoạt động XTTM, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm của ngành hàng; đóng góp ý kiến tư vấn hoặc trực tiếp tham gia cùng các cơ quan nhà nước đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA với các đối tác, mở ra cơ hội cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu tới các thị trường quốc tế; hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng, với cộng đồng doanh nghiệp để có giải pháp ứng phó phù hợp, vượt qua các hàng rào kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu, giữ vững, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng xuất khẩu của Việt Nam;

(5) Nhiều HHNH đã thiết lập được mối quan hệ với các HHNH tương ứng ở các nước hay các tổ chức quốc tế có liên quan (về kỹ thuật, công nghệ; về quản lý chất lượng, về môi trường và phát triển bền vững...); tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, phối hợp chính sách thị trường để giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên.

3.5.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1. Những tồn tại, hạn chế:

(1) Mô hình tổ chức, phương thức hoạt động chậm được đổi mới: Cơ quan thường trực của của hầu hết các HHNH có số lượng biên chế không nhiều, do nguồn lực tài chính eo hẹp. Vì vậy vậy bộ máy tổ chức không hoàn chỉnh, nhiều HHNH không có phòng ban chuyên môn, không đáp ứng yêu cầu công việc.

Phương thức hoạt động của nhiều HHNH còn mang nặng tư duy quản lý hành chính, thụ động; nhiều lãnh đạo HHNH có tư tưởng coi các doanh nghiệp thành viên là “cấp dưới” của mình; nhiều HHNH chưa thực hiện tốt các nguyên tắc dân chủ, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý điều hành.

(2) Năng lực quản trị còn nhiều hạn chế:

- Thực trạng nguồn nhân lực của các HHNH hiện nay còn nhiều vấn đề nan giải, các vị trí lãnh đạo chủ chất trong Ban chấp hành HH chủ yếu là cán bộ nghỉ hưu, mặc dù có nhiều kinh nghiệm, nhưng tuổi cao, ảnh hưởng tư duy quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; một số thành viên Ban chấp hành là lãnh đạo các doanh nghiệp kiêm nhiệm, ít thời gian quan tâm tới công tác điều hành hoạt động hàng ngày của HH. Đội ngũ chuyên viên vừa thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ nhất là các ban kỹ thuật, giám sát chất lượng, xúc tiến thương mại, và pháp chế.

- Hầu hết các HHNH còn đối mặt với khó khăn về nguồn kinh phí hoạt động, đây là khó khăn lớn nhất của các HHNH, nguồn thu của nhiều HHNH chủ yếu dùng (70 - 80%) để trả lương nhân viên, duy trì Văn phòng thường trực, ngân sách phân bổ cho các hoạt động chức năng rất hạn chế.

- Hoạt động vận động chính sách ở các HHNH hiện nay mới chủ yếu ở mức “tham gia góp ý xây dựng chính sách, xây dựng văn bản QPPL” mà phần nhiều là “bị động”; còn việc HHNH chủ động đề xuất sáng kiến chính sách hết là sức hiếm hoi.

- Tác động thúc đẩy tiến bộ ngành hàng còn mờ nhạt, hầu hết các HHNH còn lúng túng trong đề xuất xây dựng và vận động áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất an toàn; chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát, cảnh báo những rủi ro về môi trường hay an toàn thực phẩm (đối với nông sản); thực trạng thiết bị máy móc, quy trình công nghệ của nhiều doanh nghiệp còn lạc hậu, thiếu đồng bộ.

(3) Vai trò thúc đẩy xuất khẩu nông sản ở nhiều HHNH còn mờ nhạt:

- Mặc dù hầu hết các HHNH đều ý thức được sự cần thiết phải xây dựng, quảng bá “Danh tiếng ngành hàng” trên thị trường quốc tế, tuy nhiên kết quả thực hiện còn rất hạn chế. Ngay đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, vẫn chủ yếu cạnh tranh bằng giá thấp (thủy sản, cà phê, hồ tiêu…)

- Các HHNH chưa quan tâm xây dựng văn hóa ngành hàng, chưa tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện ... Thực trạng này hạn chế sự hợp tác, liên kết giữa các hội viên, giảm sức lôi cuốn của HHNH đối với cộng đồng doanh nghiệp, hạn chế việc quảng bá hình ảnh, xây dựng niềm tin của xã hội đối với sản phẩm ngành hàng.

(4) Chưa quan tâm kiểm soát nguy cơ thao túng giá cả, hạn chế cạnh tranh, hầu hết các HHNH chưa nhận thức đầy đủ về nguy cơ hạn chế cạnh tranh, hình thành “nhóm doanh nghiệp thao túng thị trường” trong ngành hàng. Trong phần nghiên cứu điển hình, trường hợp Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã phân tích chi tiết về khía cạnh này.

Hiện nay, trong Luật cạnh tranh (2018) có đề cập tới trách nhiệm của HHNH trong đảm bảo tự do cạnh tranh công bằng, tránh nguy cơ tập trung kinh tế, hình thành các nhóm độc quyền, thao túng giá cả trên thị trường. Tuy nhiên

87

trong thực tế việc giám sát các doanh nghiệp, các HHNH tuân thủ các quy định pháp luật chống độc quyền còn nhiều bất cập. Một số HH có biểu hiện bị lũng đoạn bởi các doanh nghiệp có số vốn lớn và tiềm lực kinh tế mạnh; các HH chưa quan tâm đúng mức tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp là hội viên liên kết; hoạt động thiếu công khai, minh bạch tạo nên dư luận không tốt về hoạt động của các tổ chức xã hội [3].

3.5.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

(1) Hệ thống chính sách, khuôn khổ pháp luật về HHNH chưa hoàn thiện:

Chính sách, pháp luật là thành tố quan trọng nhất trong môi trường vĩ mô tác động đến sự phát triển của HHNH. Tuy nhiên, cho tới nay, chúng ta chưa có một chính sách quốc gia về phát triển hiệp hội kinh doanh; Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 vẫn là văn bản “luật chuyên ngành” duy nhất trong lĩnh vực này; việc nhiều lần trì hoãn thông qua dự thảo “Luật về hội” đã phần nào cho thấy còn những khác biệt quan điểm giữa các cơ quan có trách nhiệm về vấn đề này.

(2) Nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của HHNH còn hạn chế:

Các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới vai trò của HHNH, nhiều doanh nghiệp tham gia HHNH theo phong trào, rất ít quan tâm, tham gia hoạt động chung hay sử dụng dịch vụ của HHNH trong ngành hàng.

Thực trạng này có nguyên nhân từ ảnh hưởng tư duy tiểu nông, “khôn vặt”, làm ăn nhỏ lẻ, thiếu tinh thần hợp tác, chưa quan tâm hình thành liên kết chiến lược trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động của hầu hết các HHNH còn thiếu hiệu quả, chưa mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên - những người tư duy sắc sảo về quản trị và thường cân nhắc giữa những “chi phí bỏ ra” và “lợi ích thu được” trong mọi hoạt động. Vì thế, khi hiệu quả hoạt động của HHNH còn hạn chế, chưa mang lại lợi ích gia tăng cho hội viên như kỳ vọng thì khi đó HHNH chưa có được sự gắn bó và ủng hộ của doanh nghiệp thành viên.

(3) Thiếu phương pháp và công cụ quản trị phù hợp:

HHNH là loại hình tổ chức xã hội – nghề nghiệp, phi lợi nhuận, hoạt động vì lợi ích của hội viên. Tuy nhiên, cách thức quản lý và điều hành của nhiều HHNH chưa phù hợp với đặc thù của tổ chức, thường ảnh hưởng bởi tư duy quản lý hành chính hoặc bị chi phối bởi Ban lãnh đạo và một nhóm các

doanh nghiệp thành viên lớn, xa rời các tôn chỉ và các nguyên tắc của hiệp hội. Đó là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của HHNH và tiểm ẩn nguy cơ vi phạm các quy định pháp luật về đảm bảo cạnh tranh, chống độc quyền, thao túng giá cả trong hoạt động của HHNH.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Theo quan niệm được thừa nhận rộng rãi, một xã hội hiện đại gồm 3 thiết chế cơ bản là “Nhà nước pháp quyền – Kinh tế thị trường – Xã hội dân sự”, trong 3 thiết chế đó HHDN, HHNH là một bộ phận cấu thành xã hội dân sự, giữ vai trò “cầu nối” quan trọng giữa Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.

Là một nước đang phát triển, nền kinh tế chuyển đổi từ mô hình Kế hoạch hóa tập trung sang phát triển nền kinh tế thị trường, thời gian qua HHNH ở Việt Nam đã phát triển nhanh về số lượng, hầu hết các ngành hàng trong nền kinh tế đều đã có HHNH ở cấp quốc gia; nhiều ngành hàng đã thành lập HHNH theo phân ngành hay sản phẩm24. Hoạt động của các HHNH đã có góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, thúc đẩy tiến bộ ngành hàng và đóng góp vào những thành tựu chung trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Các HHNH hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều thành tựu, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Các HHNH nông sản đã tích cực, phối hợp với cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp ứng phó với các biện pháp PVTM từ các thị trường nhập khẩu, đạt được những kết quả tích cực, nhất là trong các vụ kiện CBPG thời gian gần đây.

Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của các HHNH nói chung, HHNH nông nghiệp nói riêng còn nhiều mặt hạn chế, lợi ích mang lại cho hội viên chưa đáp ứng kỳ vọng. Thực trạng đó đòi hỏi Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, có những giải pháp phù hợp để đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các HHNH trong thời gian tới.


24 Trong ngành thủy sản, bên cạnh VASEP còn có những HHNH như Hiệp hội cá tra Việt Nam (VPA), Hiệp hội cá ngừ Việt Nam (Vinatuna), Hội nghề cá Việt Nam (Vinafis); hiện nay một số doanh nghiệp duyên hải miền Trung đang xúc tiến vận động thành lập Hiệp hội tôm hùm Việt Nam…

Chương 4. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030


4.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và những cơ hội, thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam

4.1.1. Hội nhập kinh tế và thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

4.1.1.1. Sơ lược về hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế (International Economic Intergration) là thực hiện mở cửa kinh tế quốc gia, thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế, gắn phát triển nền kinh tế quốc gia với kinh tế thế giới; đồng thời, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu [18].

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động. Hội nhập kinh tế quốc tế dựa trên cơ sở phân công lao động quốc tế, phát huy lợi thế so sánh và phù hợp với mục tiêu theo đuổi của mỗi quốc gia. Sự phát triển của kinh tế thị trường là động lực quan trọng nhất thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ở cả các cấp độ hợp tác liên kết song phương, khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra theo tiến trình từ thấp đến cao, thường được chia thành 6 cấp độ: (i) Hiệp định thương mại ưu đãi; (ii) Hiệp định thương mại tự do; (iii) Liên minh thuế quan;

(iv) Thị trường chung; (v) Liên minh kinh tế tiền tệ; và (vi) Hội nhập toàn diện [18, tr. 21-24].

Hội nhập kinh tế đã trở thành một xu thế của thời đại, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các nền kinh tế. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia.

4.1.1.2. Một số thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Thực hiện chính sách chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, đến nay nền kinh tế Việt Nam đã có độ mở cao25, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với những thành tựu như sau:


25 Theo số liệu thống kê 2019, tổng kim ngạch XNK đạt 517 tỷ USD, gần bằng 200% so với GDP (262 tỷ USD)

a) Hợp tác kinh tế song phương, Việt Nam có quan hệ kinh tế, thương mại với 230 các quốc gia, vùng lãnh thổ; ký kết 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hội đầu tư, hơn 50 Hiệp định chống đánh thuế hai lần...

b) Hợp tác kinh tế đa phương, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO); tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); Diễn đàn hợp tác kinh tế APEC; ký kết 15 FTAs song phương và đa phương (13 FTAs đã có hiệu lực, 02 FTAs đang chờ tiến hành thủ tục phê chuẩn là RCEP và UKVFTA) ; trong đó CPTTP, EVFTA là những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, không chỉ điều chỉnh lĩnh vực kinh tế, thương mại mà còn ràng buộc những điều kiện về lao động, môi trường, tổ chức hội đoàn đại diện...

Bảng 4.1 Tổng hợp các FTA mà Việt Nam đã ký kết


(Tính đến 31/12/2020)


STT

FTA

Hiện trạng

Đối tác

FTAs đã có hiệu lực

1

AFTA

Có hiệu lực từ 1993

ASEAN

2

ACFTA

Có hiệu lực từ 2003

ASEAN, Trung Quốc

3

AKFTA

Có hiệu lực từ 2007

ASEAN, Hàn Quốc

4

AJCEP

Có hiệu lực từ 2008

ASEAN, Nhật Bản

5

VJEPA

Có hiệu lực từ 2009

Việt Nam, Nhật Bản

6

AIFTA

Có hiệu lực từ 2010

ASEAN, Ấn Độ

7

AANZFTA

Có hiệu lực từ 2010

ASEAN, Úc, New Zealand

8

VCFTA

Có hiệu lực từ 2014

Việt Nam, Chi Lê

9

VKFTA

Có hiệu lực từ 2015

Việt Nam, Hàn Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 13

10


VN – EAEU FTA


Có hiệu lực từ 2016

Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan


11


CPTPP

(Tiền thân là TPP)


Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019

Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia


12


AHKFTA

Có hiệu lực tại Hồng Kông (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan,

Singapore và Việt Nam từ 11/6/2019


ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc)


13


EVFTA


Có hiệu lực từ 01/8/2020


Việt Nam, EU (27 thành viên)

FTAs đã ký, đang hoàn tất thủ tục phê chuẩn


14


RCEP

Ký ngày 15/11/2020,

Việt Nam đang tiến hành thủ tục phê chuẩn

ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand


15


UKVFTA

Ký ngày 29/12/2020, đang

tiến hành phê chuẩn (hiệu lực tạm thời từ 01/01/2021)


Việt Nam, Vương quốc Anh

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 08/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí