Những Khó Khăn Và Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Xuất Khẩu Nông Sản Sang Eu


2.1.3.2. Những khó khăn và vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu nông sản sang EU

Được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng sản xuất nông nghiệp nhưng XKNS của Việt Nam nói chung và XKNS vào EU nói riêng vẫn chỉ đạt được những kết quả còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng XKNS của Việt Nam và nhu cầu NK của EU. Kết quả này xuất phát từ việc XKNS của Việt Nam hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn này đến từ nội tại ngành nông nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp XKNS, chính sách của Nhà nước cũng như từ bên ngoài.

Thứ nhất, hàng nông sản XK chưa đạt được sự đồng nhất về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật trong từng lô hàng, chưa đảm bảo các điều kiện về truy suất nguồn gốc. Vì vậy, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường EU, không xâm nhập được vào thị trường này hoặc vào được thị trường bị trả lại. Nguyên nhân của thực trạng này trước hết xuất phát từ nội tại của ngành nông nghiệp Việt Nam chưa chú trọng khai thác lợi thế để đáp ứng các tiêu chuẩn khi XK sang EU. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, nguồn lực dành cho sản xuất NSXK (vốn, lao động, đất đai) còn hạn chế. Người nông dân chưa am hiểu sâu về các kỹ thuật tiến bộ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như chưa tiếp cận nhiều với công nghệ trong việc xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Mối liên kết giữa người nông dân với các nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước còn lỏng lẻo.

Vì vậy vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là cần phải khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất NSXK, đầu tư nguồn lực để phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao trình độ của người nông dân và tăng cường liên kết chuỗi trong sản xuất và XK nông sản. Đồng thời, để tăng tính đồng nhất của sản phẩm, nâng cao giá trị XK, Việt Nam cũng cần phải mở rộng và đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa khâu chế biến các loại sản phẩm nông sản.

Thứ hai, khó khăn từ phía các DNXK trong việc tiếp cận thị trường nông sản EU. Ngay cả khi chúng ta đã có nông sản để XK thì các DNXK cũng gặp khó khăn khi XK sang EU do thiếu thông tin thị trường này. Nguyên nhân của thực trạng này là do năng lực nội tại về vốn, con người,… của các DNXK còn thấp. Về phía Nhà


nước cũng chưa có tổ chức hỗ trợ thực chất và chưa có nhóm nghiên cứu riêng về thị trường EU (Hoàng Minh Chiến, 2020). Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) sang thị trường EU chưa mở rộng sang tất cả các nước thành viên và chưa đi sâu vào đối tượng thụ hưởng (Đỗ Thị Hòa Nhã, 2019).

Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao năng lực của các DNXK, đồng thời thúc đẩy các hoạt động XTTM đối với hàng nông sản tại thị trường này.

Thứ ba, XKNS gặp trở ngại từ phía EU. EU là một thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và các hàng rào kỹ thuật. Vì vậy, các chính sách quản lý nông sản của EU nghiêm ngặt, đặc biệt các rào cản kỹ thuật của EU với nông sản thực phẩm có xu hướng ngày càng khắt khe hơn… (Bộ Công Thương, 2020). Ngoài ra, EU cũng yêu cầu hàng nông sản NK phải có nguồn gốc xuất xứ đầy đủ. Hàng nông sản của Việt Nam thường bị cảnh cáo vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì thế mặc dù EVFTA được thực thi với việc dỡ bỏ hầu hết các rào cản thuế quan và hạn ngạch thì hàng nông sản của Việt Nam cũng vẫn đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật để thâm nhập mạnh hơn vào thị trường này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Để hàng nông sản Việt Nam có thể thâm nhập sâu vào thị trường EU thì vấn đề đặt ra là một mặt Việt Nam cần phát triển sản xuất hàng nông sản XK chú trọng gắn liền với tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn khắt khe của EU. Mặt khác, ở góc độ quốc gia cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại, đàm phán để tránh việc bị EU áp các rào cản kỹ thuật không hợp lý. Bên cạnh đó, các hộ nông dân, doanh nghiệp phải đưa công nghệ truy xuất nguồn gốc vào từng khâu trong quá trình sản xuất NSXK.

Ngoài ra, XKNS của Việt Nam còn gặp khó khăn do chi phí logictics trong XK nói chung và XKNS nói riêng còn cao và chịu cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Braxin... (Hoàng Minh Chiến, 2020).

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU - 8


2.2. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU

2.2.1. Nhóm chính sách đối với sản xuất hàng nông sản xuất khẩu

Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói chung và thúc đẩy sản xuất hàng nông sản xuất khẩu nói riêng, trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chính sách tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho người sản xuất. Bao gồm các chính sách về đất đai, chính sách về tín dụng, chính sách về khoa học công nghệ trong nông nghiệp, chính sách bảo hiểm nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ khác. Mặc dù không có chính sách riêng đối với sản xuất hàng nông sản xuất khẩu sang EU nhưng các chính sách đối với sản xuất hàng nông sản xuất khẩu nói chung cũng sẽ có những tác động thúc đẩy xuất khẩu sang EU. Trong mục này tác giả tóm tắt những nội dung cơ bản của mỗi chính sách có liên quan đến việc tạo thuận lợi cho sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung.

2.2.1.1. Chính sách về đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Chính sách về đất đai trong nông nghiệp được thể hiện trong Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định của Chính phủ. Trong đó nội dung có tác động mạnh mẽ đến sản xuất hàng nông sản xuất khẩu nông sản là tích tụ và tập trung đất nông nghiệp.

Luật Đất đai năm 2013 thể hiện quan điểm của Nhà nước về việc tiếp tục giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn theo hướng kéo dài để khuyến khích nông dân gắn bó và yên tâm đầu tư sản xuất, đồng thời, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng giai đoạn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp. Quan điểm nhất quán của Nhà nước là tạo điều kiện cho tích tụ, tập trung ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn. Cụ thể như sau:

Một là, tăng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm.

Hai là, cho phép người sử dụng đất nông nghiệp có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn và thế chấp quyền sử dụng đất. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp được mở


rộng lên không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Đối với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, Nhà nước không quy định hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hạn mức thuê lại đất của người dân, hạn mức nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà chỉ không cho phép doanh nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất lúa.

Bên cạnh đó, các quy định về định giá đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng theo hướng thuận lợi cho tích tụ và tập trung đất đai trong nông nghiệp. Giá đất nông nghiệp được UBND cấp tỉnh định giá và thường được định giá ở mức rất thấp. Nhà nước cũng thực hiện miễn giảm thuế đất nông nghiệp đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất trong mức hạn điền (Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp gần như bằng 0).

Chính sách, pháp luật đất đai về cơ bản đã được hoàn thiện, tạo điều kiện cho người sử dụng tích tụ, tập trung đất đai theo quy mô lớn và yên tâm hơn trong việc đầu tư vào đất đai. Trên thực tế đã có nhiều mô hình và phương thức thực hiện có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung và sản xuất nông sản xuất khẩu nói riêng.

Tuy nhiên, nội dung của Luật đất đai hiện nay còn tồn tại những vấn đề liên quan đến việc quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất. Điều 130 Luật Đất đai 2013 quy định hạn mức nhận chuyển nhượng đất NN không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất NN của Nhà nước. Việc hạn chế giao dịch đất NN trên quy mô lớn thông qua quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng mặc dù chưa thực sự là rào cản lớn đối với các hộ nông dân muốn thực sự đầu tư và SXNN. Tuy nhiên, hạn mức này cũng là rào cản tâm lý, hạn chế đối với các hộ có nguồn lực và nhu cầu muốn mở rộng quy mô sản xuất, cơ giới hóa và áp dụng các công nghệ tiên tiến để đầu tư lâu dài vào SXNN. Theo quy định tại Điều 129 và 130 của Luật Đất đai 2013, tổng đất trồng cây hàng năm (cả được giao và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua các hình thức khác nhau) của mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp chỉ dưới 22 ha đến dưới 33 ha. Đứng trên quan điểm phát triển


nền nông nghiệp hiện đại quy mô lớn, nhiều người cho rằng quy định hạn điền như hiện nay là cản trở tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp quy mô lớn.

2.2.1.2. Chính sách về tín dụng trong sản xuất nông nghiệp

Chính sách này được thể hiện ở Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP (sửa đổi của NĐ số 55), Nghị quyết 30/NQ-CP, Quyết định 846/2016/QĐ-TTg. Theo đó, Nghị định quy định các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp được ưu tiên và quy định chi tiết về ưu tiên cho vay vốn hoặc bảo lãnh việc vay vốn đối với các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu. Nội dung cơ bản của chính sách này là hỗ trợ tín dụng và các ưu đãi trong phát triển nông nghiệp tạo nguồn hàng cho xuất khẩu theo hướng áp dụng công nghệ cao và sản xuất sạch. Cụ thể là:

(1) Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, được ngân hàng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa từ 70%-80% giá trị của dự án liên kết theo chuỗi giá trị. Trường hợp các DN đầu mối liên kết hoặc ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ, thậm chí xóa nợ (Nghị định số 55/2015/NĐ-CP);

(2) Các đối tượng vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch sẽ được xem xét vay vốn với lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn của NHTM. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được nhận ưu đãi về tiền thuê đất, cắt giảm thủ tục hành chính (Nghị quyết 30/NQ-CP);

(3) Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới: Mức hỗ trợ: 70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư và 50% kinh phí đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nhưng không quá 01 tỷ đồng.


Ngoài ra, Nghị định 116/2018/NĐ-CP quy định cụ thể các biện pháp ưu tiên như sau:

- Nâng gấp đôi mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình;

- Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn từ 1%-2% lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác;

Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại đã đồng thời triển khai nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng tín dụng nông nghiệp, nông thôn; chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và triển khai nhiều chương trình tín dụng đặc thù góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển một số mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như lúa gạo, thủy sản, cà phê…

Chính sách tín dụng đã phát huy vai trò quan trọng trong việc khơi thông dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp góp phần thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Với trần lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn so với các lĩnh vực khác, các gói tín dụng phù hợp được đưa ra với từng lĩnh vực, ngành hàng, nhiều hình thức, giải pháp hỗ trợ cho vay được đẩy mạnh… Tuy nhiên, những ưu đãi về vốn và lãi suất chưa được quy định thành văn bản mà được xét duyệt theo từng dự án, theo kế hoạch từng năm. Vì thế người sản xuất không chủ động về nguồn vốn và tiếp cận nguồn vốn. Ngoài ra, các thủ tục và điều kiện để được hưởng các ưu đãi còn rất phức tạp. Những khó khăn gặp phải trong vay vốn tín dụng chính thức được các đơn vị đưa ra là: (1) thủ tục hành chính của các phương thức cho vay vốn phức tạp; (2) quy mô khoản tín dụng cho vay nhỏ;

(3) nguồn vốn khó tiếp cận vì không có phương án kinh doanh; (4) người vay không đủ tài chính đảm bảo, không có tài sản thế chấp; (5) thời gian vay ngắn không đáp ứng được nhu cầu đầu tư dài hạn. Với các khoản tín dụng ưu đãi, thì hạn mức cho vay còn quá thấp trong khi nhu cầu vay để đầu tư quy mô lớn đòi hỏi phải vay một lượng vốn lớn hơn.


2.2.1.3. Chính sách về khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Các chính sách về khoa học công nghệ trong sản xuất hàng nông sản xuất khẩu được thể hiện trong Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg; Nghị định 58/2018/NĐ- CP; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP; Nghị định 57/2018/NĐ-CP; Nghị định 109/2018/NĐ-CP; Nghị quyết 30/NQ-CP.

Mục tiêu chính của các chính sách về khoa học công nghệ trong sản xuất nông sản xuất khẩu nhằm khuyến khích người sản xuất thay đổi mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất; thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn về môi trường và tăng thu nhập của người lao động.

Theo đó, Nhà nước có các biện pháp hỗ trợ người sản xuất để chuyển đổi mô hình sản xuất nông sản xuất khẩu theo hướng bền vững và thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông sản xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường. Bao gồm:

Một là, hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật đối với các đơn vị sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, Nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP;

(2) Nhà nước hỗ trợ: a) Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP; b) Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn; …; c) Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn; d) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) (Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg).


Hai là, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới. Mức hỗ trợ: 70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư và 50% kinh phí đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nhưng không quá 01 tỷ đồng.

Ba là, hỗ trợ về tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm sản xuất sản phẩm hữu cơ: (1) Hỗ trợ 100% kinh phí điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí; chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ; đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ; hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ theo TCVN. Kinh phí khoa học, khuyến nông (Nghị định 109/2018/NĐ-CP)

Bốn là, hỗ trợ các nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở chế biến và bảo quản nông sản: (1) Hỗ trợ 2 tỷ đồng/dự án đối với sấy lúa, ngô, khoai, sắn; sấy phụ phẩm thủy sản để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị; Hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án chế biến cà phê theo phương pháp ướt để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị;

(2) Hỗ trợ không quá 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 15 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án; Hỗ trợ không quá 70% chi phí xử lý chất thải cho các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô lớn, đã đầu tư, sử dụng nhiều lao động, có tác động lớn đến kinh tế, xã hội địa phương; (3) Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở bảo quản nông sản (gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học) được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% chi phí đầu tư nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà xưởng và mua thiết bị (Nghị định 57/2018/NĐ-CP).

Việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nhiều doanh nghiệp chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình đã và đang được triển khai nhân rộng, mang lại hiệu quả thiết thực như: Mô

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí