Chỉ Tiêu Tài Chính Của Công Ty Tnhh Mtv Công Ích Quận 2 Giai Đoạn 2013 - 2015

lĩnh vực cần thiết đối với sự phát triển kinh tế thì Nhà nước mở đường bằng cách thành lập các DNCI, khi vai trò mở đường này không còn thì có những biện pháp chuyển đổi chức năng và hình thức sở hữu thích hợp. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm dịch vụ, công ích có mức sinh lời thấp, nhưng quá trình thực hiện sắp xếp chuyển đổi có doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu xã hội hóa cao (như doanh nghiệp thực hiện cung cấp nước sạch đô thị chuyển sang công ty cổ phần không có vốn nhà nước tham gia) nhưng vẫn đảm bảo cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích cho xã hội.

DNCI cùng các cơ quan hành chính Nhà nước và một số cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác hợp thành hệ thống các tổ chức cung cấp các HHCC cho xã hội, hệ thống này phục vụ những nhu cầu chung của xã hội, đảm bảo cho mọi mọi hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra thông suốt và an toàn. Nhưng DNCI không chỉ cung cấp các HHCC mà còn cung cấp cả những hàng hóa cá nhân mà khu vực tư nhân không muốn hoặc không được kinh doanh. Do vậy, xét toàn diện hơn DNCI cùng với các DNNN hoạt động kinh doanh hợp thành hệ thống các DNNN, các doanh nghiệp này vừa thực hiện chức năng kinh tế vừa thực hiện chức năng xã hội theo nhiệm vụ được Nhà nước giao. Vai trò của DNCI là cung cấp HHCC, trong đó đặc điểm của HHCC được thể hiện tập trung trên ba khía cạnh cơ bản sau:

- Một là, trên thị trường có nhiều "chỗ trống" do tính phi hiệu quả hoặc do sự cấm đoán của pháp luật trong việc cung ứng các hàng hóa và dịch vụ, DNCI góp phần lấp những chỗ trống này. Từ đó nó tham gia vào sự hình thành một môi trường kinh doanh ổn định, đóng góp tích cực và không thể thiếu cho việc nâng cao hệ thống kinh tế - xã hội nói chung. Các doanh nghiệp khác không thể có điều kiện kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nếu thiếu sự cung ứng kịp thời và đầy đủ các hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và hạ tầng kỹ thuật.

- Hai là, xét trên phương diện sản xuất xã hội có hai phương thức phân bổ nguồn lực, phân bổ thị trường áp dụng chủ yếu cho các hàng hóa cá nhân và phân bổ phi thị trường áp dụng chủ yếu cho các HHCC. Nếu như tất cả mọi hàng hóa đều là hàng hóa cá nhân và mọi nguồn lực đều được phân bổ thông qua thị trường sẽ dẫn tới sự bất bình đẳng, các DNCI góp phần tạo ra sự công bằng. Các công dân sinh sống ở các vùng khác nhau, có địa vị xã hội khác nhau, có mức thu nhập khác nhau có thể hưởng thụ một số lợi ích tối thiểu như nhau là minh chứng cho vai trò của loại hình

doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận này.

- Ba là, giá trị của các HHCC thể hiện ở những mặt tích cực của hàng hóa này mang lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp HHCC còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng, ngành và cân đối sự phát triển kinh tế của đất nước. Tác dụng điều tiết và cân đối thể hiện rõ trong các chương trình đầu tư vào kết cấu hạ tầng nông thôn, miền núi, các chương trình về giáo dục, nước sạch, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe. DNCI góp phần thực hiện định hướng XHCN, nó sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công cộng và một số hoạt động thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất của cộng đồng, thực hiện sự bình đẳng giữa mọi người, giảm chênh lệch trong sự phát triển giữa các vùng, ví dụ: xe buýt công cộng; hay việc cung cấp một số sản phẩm thiết yếu: dầu hỏa, muối I-ốt, thuốc chữa bệnh, giấy viết cho đồng bào vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. DNCI sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công cộng mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không được làm như: in tiền, các sản phẩm phục vụ an ninh, quốc phòng.

Thực trạng hoạt động của DNCI trên địa bàn TPHCM

Tình hình tổ chức và cung ứng dịch vụ công ích

a) Về thu gom và xử lý rác thải

Mỗi ngày người dân đổ ra khoảng khoảng 7.000 – 7.400 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế. Hoạt động thu gom và vận chuyển rác ở thành phố hiện được đảm nhận bởi công ty dịch vụ môi trường, các hợp tác xã và 22 công ty dịch vụ công ích. Hoạt động của Tổ Rác dân lập đảm nhận thu gom rác của khoảng 60% hộ dân thành phố có quy mô nhỏ khoảng 100-500 hộ dân, với số lao động thuê mướn từ 1-5 người. Về địa điểm thu gom rác, hiện có trên 250 điểm hẹn thu gom rác, trong đó 70% số điểm hẹn lấy rác mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.

Quản lý hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các HTX thu gom rác bị hạn chế về phạm vi hoạt động, việc tổ chức của các HTX còn rất manh mún, khả năng tiếp cận các nguồn vốn để đổi mới công nghệ và thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động hạn chế, trang thiết bị thu gom rác thô sơ.

Thành phố đang gặp khó khăn về khâu xử lý rác thải sau thu gom, phần lớn rác thải hiện xử lý chôn lấp. Hiện có 5 bãi chôn lấp, trong đó bãi rác Gò Cát (quận Bình Tân) đã đóng cửa, bãi rác Đông Thạnh (Hóc Môn) và bãi rác Phước Hiệp 1 (Củ Chi)

sắp quá tải, chỉ còn tiếp nhận thêm được vài năm nữa; bãi rác Phước Hiệp 2 (Củ Chi) và bãi rác Đa Phước (Bình Chánh) chỉ hoạt động tối đa đến năm 2026. Theo Sở TN&MT, không đầy 15 năm nữa, tất cả bãi chôn lấp rác trên địa bàn thành phố sẽ quá tải. Chôn rác “ngốn” quỹ đất lớn nên chi phí cho đền bù, giải tỏa rất cao, đồng thời khó khăn về xử lý nước thải do nồng độ các chất ô nhiễm rất cao. Chi phí xử lý loại nước thải này rất cao, khoảng 74.000 đồng/m3.

b) Về việc cấp nước sạch

Mỗi ngày, các nhà máy nước cấp hơn 1,8 triệu m3 nước sinh hoạt cho người dân thành phố. Tỷ lệ hộ dân được cấp nước đạt 85%, 10% còn lại sử dụng nước sạch của Trung tâm vệ sinh nước sạch nông thôn. Tình hình cấp nước sạch cho người dân đang là vấn đề nan giải do việc triển khai các dự án phát triển mạng lưới và cải tạo ống nước chậm tiến độ. Nhiều người dân phải đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng hoặc đang phải sử dụng các nguồn nước tự khai thác chưa qua xử lý. Một số khu vực phải cấp nước bổ sung bằng xe bồn (khoảng 1.000 m3/ngày). Nhiều vùng ngoại thành, người dân phải sử dụng nước giếng để sinh hoạt, chất lượng không đảm bảo do có phèn và nồng độ sắt cao, có mùi, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch theo đúng tiêu chuẩn đạt khoảng 25-30%.

Nước sông Sài Gòn ngày càng gia tăng mức độ ô nhiễm do tiếp nhận các loại nước thải sinh hoạt, công nghiệp, một phần chất thải rắn, chất thải nguy hại và dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp khi chảy qua địa phận các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh.

Tỷ lệ thất thoát nước sạch ở thành phố lên tới 40% gây tình trạng thiếu nước cục bộ do mạng lưới truyền dẫn và phân phối nước sạch hiện có không được cải tạo và nâng cấp đồng bộ với các nhà máy xử lý gây rò rỉ đường ống; thiếu chế tài xử lý đối với các hành vi ăn cắp nước sạch.

c) Về giao thông công cộng bằng xe buýt

Thành phố có 30 đơn vị vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt. Trong đó, có 27 hợp tác xã, một đơn vị quốc doanh, một đơn vị hợp doanh và một công ty trách nhiệm hữu hạn. Tổng cộng 3.208 chiếc chạy trên tổng 150 tuyến xe buýt, tăng 53 tuyến so với năm 2002. Trong đó, 110 tuyến xe buýt có trợ giá, số tuyến còn lại do các đơn vị xe buýt tự thu, tự chi. Khối lượng vận tài hành khách bằng xe buýt hiện đạt khoảng 1,28 triệu khách/ngày, đáp ứng khoảng 6,5%.

Mặc dù, hàng năm thành phố trợ giá khoảng gần 1.500 tỷ đồng nhưng, việc phát triển giao thông công cộng bằng xe buýt vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn như chi phí nhiên liệu, chất lượng phương tiện, giá vé, chất lượng dịch vụ. Tình trạng bỏ trạm, thái độ của nhân viên xe buýt, nạn mất cắp tài sản trên xe, chạy xe ẩu, trả và đón khách không đúng bến bãi, xe buýt xuống cấp,... Mạng lưới luồng tuyến xe buýt bố trí thiếu khoa học, chồng chéo và nhiều bất tiện cho hành khách; quy hoạch hệ thống trạm trung chuyển, bến bãi cho xe buýt do thiếu sự thống nhất giữa Sở Quy hoạch – Kiến trúc, UBND các quận – huyện và Sở TN-MT. Quỹ đất của thành phố dành cho phát triển hệ thống giao thông quá ít, chiếm 5% so với diện tích toàn thành phố.

Thực trạng phân cấp quản lý và xã hội hóa

a) Về thu gom và xử lý rác thải:

- UBND thành phố ban hành các quy định, quy chế, chiến lược quản lý môi trường; Sở TN & MT quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng có sự phối hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính. UBND thành phố xem xét, phê duyệt đơn giá dựa trên đề xuất của các đơn vị thực hiện trình Sở TN& MT và Sở Tài chính. UBND quận/huyện giao Phòng TN&MT thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp quản lý. Các công ty công ích quận, huyện thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn

- Việc phân công còn chồng chéo trong công tác thu gom rác: Hộ dân mặt tiền do cả công ty công ích và lực lượng dân lập thu gom; rác thải, xả bẩn, rác y tế do công ty môi trường thành phố và công ty công ích cùng thu gom dẫn đến khó phân định trách nhiệm.

- Do quy định của Chính phủ về mức trần 20-25,000 đồng/hộ/tháng nên thành phố không đủ nguồn thu để bù đắp cho chí phí thu gom ngày càng tăng.

- Việc xã hội hóa công tác thu gom rác theo mô hình Hợp tác xã còn nhiều hạn chế do là mô hình HTX nên không có điều kiện để tổ chức hoạt động một cách hiệu quả và phát triển mở rộng.

b) Về cấp nước sạch:

- Tổng công ty cấp nước Sài Gòn quản lý, phát triển hệ thống cấp nước và sản xuất, cung ứng, kinh doanh nước sạch trên địa bàn thành phố. Việc cổ phần hóa khó khăn do quy định giá nước theo Thông tư số 75, không tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư vì chi phí lớn nhưng lợi nhuận thấp. Riêng sản xuất nước là thu hút được nhiều nhà đầu tư vì có sự chủ động về giá sản xuất thông qua đàm phán với Sở Tài nguyên và Môi trường và công ty thầu nước. Tiếp theo là hình thức hợp tác công-tư.

c) Về giao thông công cộng – xe buýt:

- Mức độ xã hội hóa về dịch vụ xe buýt khá cao, có 80% là doanh nghiệp tư nhân (bao gồm các công ty TNHH, HTX và Liên doanh), tuy nhiên chủ yếu là các HTX có quy mô nhỏ, năng lực quản lý yếu kiểu gia đình.

- Các tuyến xe buýt hiện tại chủ yếu theo hình thức đặt hàng và đấu thầu 05 tuyến. Tuy nhiên, hình thức đấu thầu có những hạn chế: khó khăn giải quyết hậu quả sau đấu thầu đối với các trường hợp xe buýt đã hoạt động cũ, chưa hết khấu hao; hợp đồng thầu ngắn quá (khoảng 03 năm), khấu hao xe là 07 năm dẫn đến tâm lý không ổn định để đầu tư nếu bị trượt thầu.

Nhìn chung các DNCI đã tham gia tích cực vào việc cung ứng các HHCC cho xã hội, song hiện nay khả năng cung ứng của các DNCI chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân trong các hoạt động về thu gom xử lý rác thải, về cung cấp nước sạch và giao thông công cộng. Đã có những tín hiệu lạc quan về khả năng xã hội hóa một số dịch vụ, sản phẩm công ích song còn cần rất nhiều chính sách nền của nhà nước để tạo động lực cho tư nhân tham gia vào việc cung cấp HHCC, chia sẻ ghánh nặng với ngân sách của nhà nước.

2.1.1.2. Trường hợp Công ty TNHH MTV DVCI quận 2


Công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 2 được chuyển đổi từ Công ty Quản lý và Phát triển nhà quận 2 theo Quyết định số 3470/QĐ-UBND ngày 10/8/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Ủy Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là chủ sở hữu.

- Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu ban đầu của Công ty chỉ có 4 tỷ đồng, đến nay

vốn điều lệ tăng lên 38 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng lên 62,5 tỷ đồng.

- Những ngày đầu mới thành lập, Công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công ích, quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước và thi công xây lắp. Tính đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty đã phát triển, tập trung chủ yếu vào 5 lĩnh vực:

+ Hoạt động công ích: quét, thu gom và vận chuyển rác; chăm sóc cây xanh; duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị theo phân cấp (CT giao thông, CT công cộng, CT đô thị); Quản lý, cho thuê bảo dưỡng và sửa chữa nhà thuộc sở hữu nhà nước giao quận quản lý; Quản lý chung cư phục vụ tái định cư…

+ Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng: thi công công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, đô thị.

+ Hoạt động kinh doanh hạ tầng dự án Khu công nghiệp Cát Lái cụm 2

+ Hoạt động kinh doanh các dự án đầu tư bất động sản.

+ Hoạt động đầu tư tài chính ngoài doanh nghiệp.

Với phương châm hoạt động của Công ty là “Tư duy, tốc độ, chất lượng, hiệu quả”, nên định hướng phát triển bền vững như sau:

+ Quan điểm phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong kế hoạch hoạt động, Công ty tiếp tục tăng cường củng cố vị trí là đơn vị mạnh trong thực hiện nhiệm vụ công ích trên địa bàn quận 2.

+ Phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới mà Công ty có lợi thế về địa bàn, vận dụng và phát huy hiệu quả sự ủng hộ cao của các ban ngành trong quận cũng như tiềm năng hiện có của Công ty. Từng bước đầu tư xe máy, thiết bị, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công nhân về số lượng, chất lượng để có thể mở rộng địa bàn hoạt động, tham gia thực hiện cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích trên địa bàn các quận huyện khác.

+ Đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng, các công trình công cộng như chợ, trường học, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trung tâm thương mại,…Đầu tư và khai thác hiệu quả công tác quản lý, kinh doanh dịch vụ trong Khu công nghiệp.

+ Quảng bá thương hiệu, phát triển đa dạng loại hình sản phẩm dịch vụ nhằm chiếm lĩnh thị phần mục tiêu. Quy hoạch nguồn vốn, nguồn nhân lực, sử dụng đồng vốn có hiệu quả, nâng cao thu nhập của người lao động.Phương châm hoạt động: “Tư duy, tốc độ, chất lượng, hiệu quả”.

Một số kết quả hoạt động trọng tâm của Công ty:

Trong thời gian qua do tình hình kinh tế khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp đã thu hẹp loại hình sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó là ảnh hưởng của chính sách thắt chặt đầu tư công Nhà nước, thiếu hụt vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản, tình hình lạm phát, gia tăng giá cả của một số nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ sản xuất cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên với nhiều cố gắng, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn đạt được những kết quả khả quan trong năm 2012:

- Doanh thu thực hiện 368 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch Ủy ban nhân dân thành phố giao, tăng 1% so với cùng kỳ, tăng 79% so với năm 2010 (nằm trong 35/41 doanh nghiệp độc lập do Ủy ban nhân thành phố làm chủ sở hữu đạt và vượt kế hoạch năm 2012). Trong đó doanh thu dịch vụ công ích khoảng 60 tỷ đồng/năm.

- Lợi nhuận trước thuế 35,9 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ, tăng 156% so với năm 2010 (nằm trong 38/41 doanh nghiệp độc lập thuộc thành phố đạt và vượt kế hoạch năm 2012);

Bảng 2.1. Chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH MTV Công ích Quận 2 giai đoạn 2013 - 2015


STT


Nội dung

Năm 2013

(tỷ đồng)

Năm 2014

(tỷ đồng)

Năm 2015

(tỷ đồng)

1

Doanh thu

360,5

370,5

376,5

2

Lợi nhuận trước thuế

36,7

38,4

40

3

Nộp ngân sách nhà nước

19

19,6

20

4

Vốn điều lệ

38

45

52

5

Vốn chủ sở hữu

71,4

80,4

89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM - 7


- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước 96,9 tỷ đồng, đạt 197% kế hoạch, tăng 120% so với cùng kỳ, tăng 758% so với năm 2010 (nằm trong 31/41 doanh nghiệp độc lập thuộc thành phố đạt và vượt kế hoạch năm 2012);

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2012 là 57% (35,9/62,5 tỷ đồng); trong khi đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của khối doanh nghiệp độc lập chỉ có 15,72%;

- Được Ủy ban nhân dân thành phố duyệt xếp loại A: 2 năm liền (2011 và

2012);

- Được nâng lên thành doanh nghiệp hạng II theo Quyết định số 4465/QĐ-

UBND ngày 21/9/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố;

- Được tổ chức liên kết giữa Tạp chí thuế và Báo Việt Nam Net đánh giá kết quả nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty đứng vào top 905/1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam trong năm 2012.

- Tổng số lao động: 591 người, thu nhập bình quân 8,3 triệu đồng/tháng.

* Về năng lực liên quan đến hoạt động phục vụ dịch vụ thu gom vận chuyển rác: Có 7 xe vận chuyển rác, bình quân chuyên chở từ 12-16 chuyến/ngày; khối lượng vận chuyển trên địa bàn quận: 90 tấn/ngày, 32.850 tấn/năm. Ngoài ra: đang quản lý vận hành 2 bô rác (Trong đó có 1 bô rác hở và 1 trạm ép rác kín công suất 20 tấn/ngày). Hiện Công ty đã trình UBND Thành phố cho đầu tư thêm 1 trạm rác ép kín mới công suất từ 200 - 300 tấn/ngày đêm, tổng vốn dự kiến 40 tỷ đồng (không bao gồm tiền đất).

2.1.1.3. Trường hợp Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị


Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Đô thị đang từng bước trở thành một đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực duy tu bảo dưỡng, vận hành hệ thống thoát nước. Năm 2014 bắt đầu quá trình khôi phục cuộc khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước, các nguồn lực, khó khăn và thử thách của các năm trước đây dần được tháo nút. Để nắm bắt cơ hội của giai đoạn khôi phục kinh tế này, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn hiện nay được xác định là “Cũng cố tổ chức và nâng cao năng lực để đảm nhận vai trò là đơn vị chủ lực thực hiện Chương trình chống ngập; duy trì vị thế trong lĩnh vực duy tu vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, đẩy mạnh lĩnh vực kích ống và lót ống, mở rộng triển khai các công trình ngoài nguồn vốn phí bảo vệ môi trường có hiệu quả để không ngừng xây dựng và cũng cố thương hiệu UDC trong khu vực phía Nam”.

Kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty trong năm 2012 – 2013 cho thấy những nỗ lực lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của năm tuy nhiên chỉ tiêu tài chính lại có xu thế giảm.

Các nhiệm vụ chủ yếu của công ty bao gồm:

- Vận hành duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước

- Vận hành các trạm xử lý nước thải và vận hành các trạm bơm nước thải

- Quản lý điều hành Khối xây dựng cơ bản

- Tiến hành các dự án đầu tư

Tình hình kinh tế - xã hội trong những năm gần đây tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, những biến động kinh tế lẫn an ninh, chính trị toàn cầu, tình hình căng thẳng trên biển Đông… với hiệu ứng tác động vào hầu hết mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế xã hội trong năm 2014 ổn định nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm. Hoạt động

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí