Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM - 5

Theo tác giả J.Baranson, năm 1976 đưa ra: "Công nghệ là tập hợp các kiến thức về một quy trình hoặc/và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh", theo đó, bản chất của CN là tập hợp các kiến thức với mục tiêu là sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm.

Theo J.R.Dunning, năm 1982: "Công nghệ là nguồn lực bao gồm kiến thức được áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và việc nghiên cứu tiếp cận thị trường (marketing) cho những sản phẩm và dịch vụ đang có và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới".

Tác giả P.Strunk, năm 1986 cho rằng "Công nghệ là sự áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và cách sử lý một cách có hệ thống và có phương pháp". CN là kiến thức (có sẵn trong óc con người, không phải hàng hóa)".

Theo E.M.Graham, năm 1988 đưa ra định nghĩa: "Công nghệ là kiến thức không sờ mó được và không phân chia được, có lợi về mặt kinh tế khi sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ".

Tác giả Sharif, năm 1986 cho rằng "công nghệ bao gồm khả năng sáng tạo, đổi mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và sử dụng chúng một cách tối ưu vào tập hợp các yếu tố bao gồm môi trường vật chất, xã hội và văn hóa.

Xét trên góc độ khoa học quản lý, việc đưa ra định nghĩa khái quát về công nghệ là cần thiết, bởi vì không thể quản lý được công nghệ khi chưa biết nó là gì. Trong nền kinh tế thị trường, với cương vị là sản phẩm trí tuệ, công nghệ là một hàng hoá đặc biệt, có tác động lan tỏa; và rất khó xác định được giá cả thực của sản phẩm công nghệ theo cơ chế thị trường.

Một số tổ chức quốc tế đã đưa ra các định nghĩa về CN khác nhau:

- Tổ chức PRODEC, năm 1982, theo đó "công nghệ là một loại kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và dịch vụ".

- Tổ chức UNCTAD, "Công nghệ là một đầu vào cần thiết cho sản xuất, và như vậy, nó được mua và bán trên thị trường như một hàng hóa được thể hiện ở một trong những dạng sau:

+ Tư liệu sản xuất và đôi khi là các sản phẩm trung gian, được mua và bán trên thị trường, đặc biệt là gắn với các quyết định đầu tư;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

+ Nhân lực, thông thường là có trình độ và đôi khi là nhân lực có trình độ cao và chuyên sâu, với khả năng sử dụng đúng các thiết bị và kỹ thuật và làm chủ được bộ máy giải quyết vấn đề và sản xuất thông tin;

+ Thông tin, dù đó là thông tin kỹ thuật hay thông tin thương mại, được đưa ra trên thị trường hay được giữ bí mật như một phần của hoạt động độc quyền".

Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM - 5

Định nghĩa này của UNCTAD (1972) cho thấy, về bản chất CN là tư liệu sản xuất, nhân lực có trình độ và thông tin; và có mục tiêu là làm đầu vào cần thiết cho sản xuất.

- Ngân hàng thế giới, năm 1985 đưa ra định nghĩa như sau: "công nghệ là phương pháp chuyển hóa các nguồn thành sản phẩm, gồm 3 yếu tố:

+ Thông tin về phương pháp,

+ Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hóa,

+ Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao"

- Tổ chức OECD, bao gồm các nước phát triển châu Âu, Nhật bản, Mỹ, và Canada có một định nghĩa chung nhất đã tập trung vào các hành động và quy tắc như sau: “công nghệ được hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản thân chúng được định nghĩa là một tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọn chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con người thì sẽ đạt được một kết quả định trước (và đôi khi được kỳ vọng) trong hoàn cảnh cụ thể nhất định.”

- Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO), cho rằng “công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và phương pháp”.

- Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) đưa ra: “đó là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”.

Trong định nghĩa nêu trên, công nghệ đó bao gồm:

- Công nghệ là một quy trình sản xuất nhằm biến đổi các sản phẩm ở đầu ra sẽ có giá trị cao hơn giá trị sản phẩm của đầu vào. Nó bao gồm cả những thiết bị kỹ thuật trong quy trình (Technoware).

- Công nghệ là một sản phẩm, nó có mối quan hệ chặt chẽ với con người

(Humanware), và cơ cấu tổ chức (Orgaware).

- Công nghệ không đơn thuần chỉ là các vật thể mà đặc trưng là kiến thức. Việc sử dụng công nghệ đòi hỏi con người cần phải được đào tạo về kỹ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật những kiến thức đó (Inforware).

Hoặc có thể diễn đạt theo cách khác, đó là công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần mềm, bao gồm bốn dạng cơ bản:

- Dạng vật thể (vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy móc, sản phẩm hoàn chỉnh..);

- Dạng con người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm..);

- Dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ kiện thích hợp…được mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu..v..v..);

- Dạng thiết kế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công ty tư vấn, cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp…).

Trong phạm vi đề tài Luận văn, khái niệm công nghệ được hiểu: là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, các loại công cụ, thiết bị máy móc, phương tiện, tư liệu sản xuất và các tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ…) dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.

Bất cứ một công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có bốn thành phần tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra sự biến đổi mong muốn.

- Công nghệ hàm chứa trong các vật thể, bao gồm mọi phương tiện vật chất như các trang thiết bị, máy móc, công cụ, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng. Dạng hàm chứa này của công nghệ được gọi là Phần thiết bị - Technoware (T). Đây là phần vật chất, phần cứng của công nghệ (hard ware).

- Công nghệ hàm chứa trong con người, nó bao gồm mọi năng lực của con người về công nghệ như: kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm, kỷ luật, tính sáng tạo…mà các kỹ năng chỉ có thể có được qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn. Dạng hàm chứa này của công nghệ được gọi là Phần con người của công nghệ - Humanware (H).

- Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức được tư liệu hóa như: các lý thuyết, các khái niệm, các phương pháp, các thông số, công thức, các bản vẽ kỹ thuật, bí quyết..v..v..Dạng thức này của công nghệ được gọi là Phần thông tin - Inforware (I).

- Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ, như cơ cấu tổ chức, phạm vi chức năng, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp, mối liên kết…Đây là Phần tổ chức của công nghệ - Organware (O).

2.1.1.2. Đổi mới công nghệ.

Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sự tiến bộ của hệ thống tri thức khoa học, vấn đề cạnh tranh để tồn tại và sự phát triển nhu cầu ngày càng cao

của con người đã đưa đến những thách thức lớn cho doanh nghiệp trong đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Thực tế này đòi hỏi CN luôn cần phải thay đổi, phải cải tiến không ngừng để thoả mãn nhu cầu của xã hội. Việc thay đổi CN là một xu thế tất yếu của hệ thống kinh tế toàn cầu. ĐMCN là nhằm mang lại những hiệu quả to lớn đối với sự phát triển của từng DN, mỗi quốc gia và toàn thế giới.

Peter Drucker cho rằng xét ở góc độ quản trị kinh doanh, có hai nhiệm vụ hàng đầu mà một DN luôn phải thực hiện đó là tiếp thị (marketing) và ĐMCN (innovation). Chức năng tiếp thị là nhằm thoả mãn các nhu cầu tương lai của khách hàng, còn chức ĐMCN là nhằm hiện thực hóa các nhu cầu tương lai đó. Nếu thiếu khả năng và sự kiên trì, bền bỉ trong việc ĐMCN thì DN sẽ sớm bị đào thải khỏi thương trường khi nhu cầu khách hàng, CN thay đổi và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Do đó đối với một DN, ĐMCN luôn được sử dụng như một nhân tố trong chiến lược cạnh tranh.

Đã có nhiều nghiên cứu về đổi mới công nghệ và có nhiều cách tiếp cận khác nhau đã hình thành. ịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, trong đó mỗi giai đoạn thường gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của một hoặc nhiều loại hình công nghệ đặc trưng quyết định sự phát triển của xã hội ở giai đoạn đó. Như vậy, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có sự ra đời của công nghệ mới thay thế cho công nghệ cũ. Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ.

Ở Việt Nam hiện nay trong các văn bản chính thức, ngay cả Luật KH&CN và Luật Chuyển giao công nghệ cũng không đề cập khái niệm này, mặc dù trong Luật có cụm từ “đổi mới công nghệ” liên quan đến Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.

Theo Keith Pavitt (2003)4 quá trình đổi mới là quá trình khám phá ra các cơ hội cho một sản phẩm, dịch vụ hay quá trình mới dựa trên các tiến bộ kỹ thuật hoặc dựa trên sự thay đổi của nhu cầu thị trường hoặc của cả hai yếu tố đó. Keith Pavitt nhấn mạnh rằng cơ sở cho việc đổi mới là các tiến bộ kỹ thuật và sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Điều đó nói lên rằng mục đích của việc đổi mới là tạo ra sản phẩm, dịch vụ hay quá trình đáp ứng sự thay đổi của thị trường.


4 Keith Pavitt, paper No89 - The process of innovation, 2003.

Theo Freeman, đổi mới là các hoạt động thiết kế kỹ thuật, sản xuất chế tác, quản lý và thương mại liên quan đến việc đưa ra thị trường một sản phẩm của quy trình hoặc thiết bị mới (hoặc được cải tiến).

Theo F.Betz, đổi mới là đưa ra thị trường sản phẩm, quá trình mới. ĐMCN là tập hợp con của đổi mới, đưa ra sản phẩm, quá trình mới dựa trên CN mới. ĐMCN là việc chủ động thay thế phần quan trọng hay toàn bộ CN đang sử dụng bằng một CN khác tiên tiến, hiệu quả hơn.

Theo J. Schumpeter, có 5 loại ĐMCN: 1) tạo ra một sản phẩm mới hoặc một thay đổi về tính chất trong sản phẩm hiện có; 2) Đổi mới quy trình sản xuất mang tính mới đối với một ngành sản xuất; 3) Mở ra thị trường mới; 4) Phát triển nguồn cung ứng mới về nguyên liệu thô hoặc các đầu vào; 5) Thay đổi trong tổ chức công nghiệp.

Theo OECD, “hoạt động đổi mới công nghệ gồm các khâu liên quan đến khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại, kể cả đầu tư vào tri thức mới, đã hoặc nhằm đem lại các sản phẩm và quy trình mới/hoàn thiện hơn về mặt công nghệ. R&D chỉ là một trong các hoạt động này và có thể được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau của quá trình đổi mới”.

Các khái niệm này được OECD (1997)5 OECD làm rõ hơn trong tài liệu OSLO: “Đổi

mới sản phẩm và quy trình công nghệ bao gồm các sản phẩm và các quy trình mới về công nghệ được thực hiện và các cải tiến công nghệ đáng kể trong các sản phẩm và quy trình. Một đổi mới sản phẩm và quy trình công nghệ được thực hiện nếu nó đưa ra thị trường (đổi mới sản phẩm) hoặc được sử dụng trong quy trình sản xuất (đổi mới quy trình). Đổi mới sản phẩm và quy trình công nghệ bao gồm một loạt các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại.

Quan niệm khác cho rằng, đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất, kinh doanh và quản lý xã hội. Theo quan điểm này, một sự thay đổi dù rất nhỏ cũng được coi là đổi mới công nghệ, thực ra các hoạt động này được coi là cải tiến công nghệ thì chính xác hơn.

Nhưng hệ thống công nghệ mà chúng ta đang sử dụng có tính phức tạp và đa dạng cao, có khi chỉ để cho ra đời một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại

5 OECD: Proposed Guidelines for Collecting and Interpreting Technological Innovation Data - Oslo Manual; Paris, 1997.

công nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả mọi loại thay đổi nhỏ về công nghệ đều là đổi mới công nghệ, thì việc quản lý đổi mới công nghệ là điều không dễ dàng. Bởi vậy, khi nói đến đổi mới công nghệ, chúng ta nên tập trung vào những thay đổi cơ bản trong hệ thống công nghệ.

Đổi mới công nghệ là hoạt động nghiên cứu nhằm đổi mới, cải tiến công nghệ đã có (trong nước, ngoài nước), góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đổi mới công nghệ có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như: hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải tiến sản phẩm có chất lượng, mẫu mã tốt hơn, có sức hấp dẫn hơn và khả năng cạnh tranh lớn hơn; hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải tiến/đổi mới quy trình công nghệ sao cho đạt chi phí thấp hơn, năng suất, hiệu quả cao hơn; nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ sản phẩm hoặc công nghệ quy trình sản xuất nhập ngoại cho phù hợp với điều kiện trong nước. Hoạt động đổi mới công nghệ không chỉ dừng lại ở khâu nghiên cứu và triển khai mà còn bao gồm cả khâu phổ biến, chuyển giao những kết quả nghiên cứu đổi mới đó vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Do đó, có thể đưa ra định nghĩa về đổi mới công nghệ như sau: đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, làm cho quá trình sản xuất, kinh doanh và quản lý đạt hiệu quả cao hơn so với lúc còn sử dụng công nghệ cũ, mà nhờ đó sản phẩm sản xuất ra sẽ có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và do đó sẽ tạo được vị thế cạnh tranh trong DN về mặt giá thành hay về sự khác biệt của sản phẩm.

Đổi mới công nghệ có thể chia ra:

- Đổi mới quá trình: nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản xuất, chất lượng, hiệu quả.

- Đổi mới sản phẩm: nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của thị trường.

Công nghệ là sản phẩm do con người tạo ra, bởi vậy nó cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm nói chung: sinh ra, phát triển và tiêu vong. Như vậy, đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển. Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do lợi ích của các doanh nghiệp quy định. Về lợi ích thương mại, nhờ

đổi mới công nghệ mà doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm mới có chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, khẳng định vị thế của doanh nghiệp đối với xã hội. Đổi mới công nghệ thực chất là một quá trình thay thế, các công nghệ mới tiên tiến hơn do mang tính ưu việt sẽ thay thế công nghệ cũ lạc hậu hơn.

Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do xu thế hợp tác quốc tế về kinh tế quy định. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi thị trường mở rộng ra khỏi biên giới quốc gia, thì yếu tố sống còn của mỗi nền kinh tế phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của nó, trong đó việc đổi mới công nghệ quyết định phần không nhỏ cho năng lực cạnh tranh này.

Đổi mới công nghệ chỉ thực sự thành công và có ý nghĩa xã hội, trước hết khi nó được thương mại hóa và sau đó được thị trường và xã hội chấp nhận. Hay nói cách khác, tính thương mại của việc đổi mới công nghệ phải gắn liền với sự ổn định xã hội, để đạt được mục tiêu này quả là bài toán khó khăn đối với các nhà quản lý xã hội nói chung, trong đó có các nhà quản lý khoa học và công nghệ.

Các bước của quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp có thể chia ra:

1. Ghi nhận nhu cầu của thị trường, tìm cách đáp ứng nhu cầu đó, phân tích cáccgiải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu, đề đạt việc thực thi.

2. Xác định mục tiêu: sản phẩm, dịch vụ, quy trình quản lý...

3. Phân tích kỹ thuật, các nguồn lực cần thiết

4. Kế hoạch kinh doanh

5. Triển khai, sản xuất thử, kiểm định thử nghiệm

6. Marketing, kiểm định trên thị trường

7. Sản xuất thương mại

8. Loại bỏ sản phẩm lỗi thời và công nghệ lạc hậu...

Trong các bước trên thì có bước thứ ba liên quan trực tiếp đến nhân lực, tất nhiên các bước còn lại cũng liên quan đến nhân lực, nhưng ở mức độ gián tiếp.

Vai trò của đổi mới công nghệ.

CN là một sản phẩm đặc biệt của con người và trước hết nó cũng là một sản phẩm cho nên nó cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm. Tức là nó cũng được sinh ra, phát triển và cuối cùng là bị đào thải. Chính vì lẽ đó việc quan tâm đặc biệt đến ĐMCN sẽ gắn chặt đến lợi ích sống còn của DN, đến sự phát triển của nền kinh tế. Nếu một quốc gia nào, hay một DN nào không có những hoạt động nhằm không

ngừng ĐMCN thì chắc chắn ở quốc gia đó ở DN đó không thể có sự phát triển. Một điều quan trọng đó là ĐMCN sẽ mang lợi ích cho DN đổi mới cũng như cho nền kinh tế. Bất kỳ một DN nào nếu không có những hoạt động nhằm ĐMCN thì chắc chắn hệ thống CN, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của DN bị đe doạ. Do đó, ĐMCN là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển. Tính tất yếu của ĐMCN còn xuất phát từ các lợi ích khác nhau mà ĐMCN đem lại cho DN cũng như cho toàn xã hội nói chung.

- Đối với cộng đồng DN, ĐMCN sẽ tạo ra sự phát triển bền vững, khai thác hiệu quả các nguồn lực đặt biệt là nguồn nhân lực. Bởi lẽ nguồn nhân lực có chất lượng chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi họ được vận hành các trang thiết bị có trình độ CN tương ứng.

- ĐMCN sẽ giúp DN về mặt lợi ích thương mại, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt.

- ĐMCN cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là một lợi ích thiết thực, trực tiếp và được các DN đặt lên hàng đầu.

- Từ việc nâng cao được chất lượng sản phẩm sẽ làm cho DN duy trì, củng cố và mở rộng thị phần của sản phẩm.

- Một lợi ích rất quan trọng khác đó là ĐMCN sẽ đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, tạo thêm chủng loại sản phẩm mới.

- Đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ và các quy định ngày càng khắt khe được thế giới và các quốc gia xây dựng lên.

- Giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, đây là một lợi ích hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh thế giới đang lâm vào cảnh thiếu năng lượng, giá xăng dầu tăng rất cao.

- Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất cho con người và thiết bị.

- Giảm tác động xấu đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường sống nói riêng. Với tất cả các lý do kể trên có thể khẳng định ĐMCN là một tất yếu phù hợp với quy luật phát triển.

CN và ĐMCN có ý nghĩa quyết định nâng cao khả năng cạnh tranh của DN bằng việc nâng cao năng xuất, chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Đổi mới công nghệ nhằm mục đích phục vụ tốt hơn các nhu cầu của xã hội, bao gồm nhu cầu về kinh tế và nhu cầu ổn định xã hội. Bởi vậy khi xét hiệu quả của đổi mới công nghệ, ta phải tính tới các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2022