Khoá luận tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG
Lớp : NHẬT 3
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 2
- Sme Được Tạo Lập Dễ Dàng, Hoạt Động Hiệu Quả Với Chi Phí Cố Định
- Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Quy Mô Lớn, Là Cơ Sở Hình Thành Những Doanh Nghiệp, Tập Đoàn Kinh Tế Lớn Trong Quá Trình Phát Triển Kinh Tế Thị Trường
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Khoá : K41F - KTNT
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. VŨ SĨ TUẤN
Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
HÀ NỘI, 11/ 2006
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I 9
Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 9
I. Những vấn đề chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ 9
1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) 9
2. Phân loại 10
2.1. Tiêu chí phân loại 10
2.2. Các yếu tố tác động đến phân loại 10
2.2.1. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng nước 10
2.2.2. Giai đoạn phát triển của nền kinh tế 11
2.2.3. Ngành nghề của các doanh nghiệp 11
2.3. Cách phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới 12 2.4. Các cách phân loại ở Việt Nam 16
3. Những ưu thế và hạn chế của các SME 18
3.1. Ưu thế của SME 18
3.1.1. SME được tạo lập dễ dàng, hoạt động hiệu quả với chi phí cố
định thấp 18
3.1.2. SME năng động, dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường 18
3.1.3. SME dễ thu hút vốn đầu tư trong dân và tận dụng các nguồn lực địa phương 19
3.2. Hạn chế 19
3.2.1. Khả năng tài chính hạn chế 19
3.2.2. Bất lợi trong mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và tiếp cận thông
tin 19
3.2.3. Hạn chế về trình độ quản lý và tay nghề của người lao động 20
3.2.4. Hạn chế về khả năng cạnh tranh trên thị trường 20
4. Vai trò của SME 21
4.1. Đóng góp không nhỏ vào GDP 21
4.2. Làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn 22
4.3. Góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .24
4.4. Tạo việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập người dân, ổn định xã hội 24
4.5. Hỗ trợ doanh nghiệp quy mô lớn, là cơ sở hình thành những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong quá trình phát triển kinh tế thị trường 25
4.6. Đào tạo, phát triển đội ngũ doanh nhân giỏi 26
4.7. Thúc đẩy phát triển công nghệ 26
II. Những vấn đề chung về chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 27
1. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển SME của các nước trên thế giới.. 27 1.1. Tạo khung khổ pháp lý khuyến khích các SME 27
1.2. Các chiến lược phát triển và chính sách hỗ trợ SME 28
1.3. Thành lập các cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nước đối với SME .29
1.4. Khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ và các hiệp hội của các SME 30
2. Vai trò của các chính sách phát triển SME 32
2.1. Vai trò của chính sách hỗ trợ đối với SME 32
2.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ SME đối với Nhà nước và xã hội 32
Chương II 34
Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật 34
I. Trước năm 1954 34
1. Từ năm 1945 trở về trước 34
2. Thời kỳ phục hồi kinh tế (1945 – 1954) 35
2.1. Đặc điểm nền kinh tế 35
2.2. Các biện pháp hỗ trợ SME 37
2.2.1. Thành lập các tổ chức hỗ trợ và hiệp hội các SME 37
2.2.2. Ban hành Luật chống độc quyền. 38
2.2.3. Hỗ trợ về vốn 39
2.2.4. Hướng dẫn, tư vấn quản lý 41
2.2.5. Hỗ trợ về thuế 42
II.Thời kỳ tăng trưởng kinh tế (1955-1984) 43
1.Thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao ( 1955-1973) 43
1.1.Đặc điểm nền kinh tế 43
1.2. Các biện pháp hỗ trợ SME 47
1.2.1. Ban hành các luật về tổ chức hiệp hội các SME 47
1.2.2. Hỗ trợ các SME làm thầu phụ 48
1.2.3. Hỗ trợ kinh doanh 49
1.2.4.Hỗ trợ phát triển công nghệ, hiện đại hoá các SME 50
1.2.5. Ban hành Luật cơ bản về SME 51
2.Thời kì tăng trưởng ổn định (1974 -1984) 53
2.1. Đặc điểm nền kinh tế 53
2.2. Các biện pháp hỗ trợ SME 56
2.2.1. Hỗ trợ về khoa học công nghệ, đầu tư phát triển theo chiều sâu 56
2.2.2. Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài 57
2.2.3.Phát triển các SME trong lĩnh vực dịch vụ 59
III. Thời kì điều chỉnh cơ cấu kinh tế ( từ năm 1985 đến nay) 60
1. Đặc điểm nền kinh tế 60
2. Các biện pháp hỗ trợ SME 62
2.1. Hỗ trợ SME chuyển đổi ngành kinh doanh 62
2.2. Sửa đổi Luật cơ bản về SME 63
2.3. Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp mới, đổi mới kinh doanh và kinh doanh mạo hiểm. 64
2.4. Hỗ trợ SME thích nghi với những biến động của kinh tế, xã hội 68
2.5. Các biện pháp khác 69
IV. Đánh giá 70
1. Ưu điểm 70
2. Nhược điểm 71
Chương III 73
Bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật đối với Việt Nam 73
I. Những tương đồng và khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam 73
1.Tương đồng 73
1.1. Về điều kiện tự nhiên, dân số 73
1.1.1 Về điều kiện tự nhiên 73
1.1.2. Về dân số 74
1.2.Về chính trị, văn hoá, xã hội 74
1.2.1.Về văn hóa 74
1.2.2. Về xã hội 75
1.3.Về kinh tế 76
1.3.1. Về khởi điểm xây dựng kinh tế sau chiến tranh 76
1.3.2. Về môi trường phát triển thời kỳ tăng trưởng nhanh 76
1.3.3. Về những động lực phát triển của nền kinh tế 77
2.Khác biệt 78
2.1. Về điều kiện tự nhiên, dân số 78
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên 78
2.1.2. Về dân số 79
2.2. Về chính trị, văn hoá, xã hội 79
2.2.1. Về chế độ chính trị 79
2.2.2. Về văn hoá, xã hội 79
2.3.Về kinh tế 79
2.3.1.Về khởi điểm xây dựng kinh tế sau chiến tranh 79
2.3.2. Về môi trường phát triển thời kỳ tăng trưởng nhanh 80
2.3.3. Về những động lực phát triển của nền kinh tế 80
II. Những bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển SME của Nhật đối với Việt Nam 83
1. Nhận thức sâu sắc về vai trò của các SME trong nền kinh tế 83
2. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các SME 83
3. Hỗ trợ các SME phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh 86
3.1. Hệ thống các biện pháp hỗ trợ về vốn phong phú 87
3.2. Hỗ trợ thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ thông tin 88
3.3. Hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn nhân lực 90
3.4. Xây dựng hệ thống tư vấn, đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh trong cả nước 91
4. Khuyến khích hình thành các liên kết kinh tế 92
5. Thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành 93
III. Một số biện pháp hoàn thiện chính sách phát triển SME ở Việt Nam..94
1. Đổi mới nhận thức, quan điểm và định hướng về SME trong bối cảnh hiện nay 94
2. Tạo môi trường thuận lợi cho SME 95
2.1. Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ 95
2.2. Cải thiện môi trường kinh doanh 96
2.3. Tạo môi trường tâm lý xã hội tích cực 96
3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các SME trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 97
3.1. Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn 97
3.2. Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp 97
3.3. Hỗ trợ về công nghệ 98
3.4. Hỗ trợ về cung cấp thông tin cho doanh nghiệp 98
3.5. Phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh đối với các SME 99
4. Khuyến khích hình thành và tăng cường các mối liên kết giữa doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tư vấn 100
5. Đẩy mạnh công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện 101
Kết luận 102
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ năm 1986, khi Việt Nam thực hiện đổi mới kinh tế-xã hội, với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sở hữu khác nhau, một thời kỳ mới đã mở ra cho các loại hình doanh nghiệp. Trong đó không thể không kể đến sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Từ đó đến nay, các doanh nghiệp này đã góp phần quan trọng trong việc tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết những khó khăn về sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong thị trường, đóng góp nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ. Mới đây, trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng cũng đã nhận định “Nhà nước định hướng, tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả theo cơ chế thị trường. Hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X). Có thể nói doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Đặc biệt cùng với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá cũng như sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và sự tăng trưởng nhảy vọt trong thương mại quốc tế, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng trở nên quan trọng.
Tuy nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn trở ngại. Đó không chỉ là những khó khăn chủ quan do bản thân của mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển mà còn có những vấn đề thuộc cơ chế chính sách.
Tại Nhật Bản, một quốc gia có điều kiện tự nhiên, chính trị xã hội có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, các SME cũng đã giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Nhật. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, không những bị bại trận và thiệt hại nặng nề về người và của, Nhật Bản còn phải chi trả những khoản bồi thường chiến tranh khá lớn. Trong hoàn cảnh như thế, một trong những nguyên nhân giúp cho Nhật có thể phục hồi và có những bước phát triển thần kỳ là sự tham gia và phát triển không ngừng của các SME. Sự phát triển của các SME có một phần không nhỏ là nhờ các chính sách hỗ trợ của chính phủ Nhật. Trong mỗi
giai đoạn phát triển, chính phủ đã có những chính sách phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế.
Vậy Nhật Bản đã có những chính sách hỗ trợ các SME như thế nào để góp phần vào sự phát triển của đất nước? Có lẽ những bài học kinh nghiệm từ việc ban hành đến thực hiện các chính sách phát triển SME của Nhật sẽ trở nên rất hữu ích cho Việt Nam. Do vậy, em đã lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”. Hy vọng từ đó sẽ tìm được những bài học từ kinh nghiệm phát triển SME của Nhật để đề xuất ra một số biện pháp nhằm phát triển SME ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu, đánh giá các chính sách phát triển SME của chính phủ Nhật trong các giai đoạn phát triển kinh tế sau chiến tranh.
Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách phát triển SME tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khoá luận là những quy định liên quan đến chính sách phát triển SME của Nhật trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II.
Phạm vi nghiên cứu chính là các chính sách phát triển SME của Nhật trong các giai đoạn phát triển sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Tuy nhiên với phương pháp luận nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, khoá luận sẽ nghiên cứu ở giới hạn cần thiết những vấn đề, lĩnh vực liên quan khác nhằm làm rõ hơn mục tiêu nghiên cứu chính đặt ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên các lý luận và quan điểm theo định hướng phát triển kinh tế, nâng cao hoạt động kinh doanh của các SME của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Khoá luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như thu thập, phân tích, diễn giải, quy nạp, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu…
5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần Mục lục, Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có ba chương:
Chương I. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương II. Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật.
Chương III. Bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật đối với Việt Nam.
Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự động viên, khích lệ từ nhiều phía.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Ngoại thương. Khoá luận không chỉ là nỗ lực của bản thân em mà còn chính là thành quả của cả quá trình học tập, nghiên cứu hơn 4 năm tại trường dưới sự chỉ bảo, dìu dắt và giúp đỡ của các thầy cô.
Đặc biệt, em xin dành lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn- PGS- Tiến sĩ Vũ Sĩ Tuấn. Sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy là động lực vô cùng quan trọng để em hoàn thành khoá luận.
Tìm hiểu về chính sách phát triển SME của Nhật trong điều kiện tài liệu và thời gian có hạn, kinh nghiệm và khả năng bản thân còn hạn chế, khoá luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô để khóa luận có thể hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.