- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam VIE/US/95/004 được tài trợ bởi UNIDO, đối tác của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng một doanh nghiệp có số lao động không quá 30 người và có vốn đăng ký dưới 1 tỷ đồng là doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp có số lao động 31 người trở lên và vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng là doanh nghiệp vừa.
- Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ( chương trình do SMEDF – VN- EU ) quy định những doanh nghiệp có từ 10 đến 500 lao động và vốn pháp định từ
50.000 USD đến 300.000 USD được chương trình này hỗ trợ.
- Quỹ Phát triển Nông thôn ( Ngân hàng Nhà nước ) cho rằng SME là doanh nghiệp có số lao động không quá 500 người và có số vốn dưới 2 tỷ đồng.
Ngày 20/6/1998, Chính phủ đã có công văn 681/CP-KTN về định hướng chiến lược và chính sách phát triển SME trong đó nêu rõ : “ Tạm thời quy định thống nhất tiêu chí xác định SME ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm không quá 20 người”.
Công văn cũng chỉ rõ doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 50 người ( đối với các doanh nghiệp công nghiệp ) hoặc 30 người ( đối với các doanh nghiệp thương mại ) và vốn không lớn hơn 1 tỷ đồng, còn “ các doanh nghiệp vừa” sẽ bao gồm doanh nghiệp có số lao động từ 31 đến 200 người và có số vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng.
Bảng 3. Phân loại SME ở Việt Nam theo công văn 681/CP-KTN
Lao động (người) | Vốn (VND) | |
Lớn | >200 | >5 tỷ |
Vừa | 51-199 | 1-5 tỷ |
Nhỏ | < 50 trong công nghiệp < 30 trong dịch vụ, thương mại | <1 tỷ |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 1
- Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 2
- Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Quy Mô Lớn, Là Cơ Sở Hình Thành Những Doanh Nghiệp, Tập Đoàn Kinh Tế Lớn Trong Quá Trình Phát Triển Kinh Tế Thị Trường
- Thành Lập Các Tổ Chức Hỗ Trợ Và Hiệp Hội Các Sme
- Thời Kỳ Tăng Trưởng Kinh Tế (1955-1984)
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Nguồn: Công văn 681/CP-KTN ngày 20/6/1998
Gần đây nhất, tại Điều 3 Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển SME, chính phủ đã quy định rõ về SME . Theo đó " Doanh nghiệp vừa và nhỏ là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số
lao động trung bình hàng năm không quá 300 người". Việc áp dụng một trong hai tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí tuỳ thuộc tình hình kinh tế-xã hội cụ thể của từng ngành, địa phương.
Dựa trên hai tiêu chí này thì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 95% trên tổng số doanh nghiệp hiện có. Có thể nói, hoạt động của SME đã trở thành một trong những đặc trưng của hoạt động kinh doanh của Việt Nam. Như vậy, sau một thời gian dài, định nghĩa về SME ở Việt Nam đã được chính thức nêu lên. Điều này thực sự có ý nghĩa, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả việc ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ SME của cơ quan Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước.
3. Những ưu thế và hạn chế của các SME
Trong nền kinh tế thị trường, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, SME cũng có những ưu thế lẫn những hạn chế riêng.
3.1. Ưu thế của SME
3.1.1. SME được tạo lập dễ dàng, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định
thấp
Để thành lập một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chỉ cần một số vốn đầu
tư ban đầu tương đối ít, mặt bằng sản xuất và quy mô nhà xưởng không lớn. Các doanh nghiệp này rất linh hoạt trong việc học hỏi, phát triển và tránh được những thiệt hại to lớn trong môi trường khách quan tác động lên. Mặt khác, do SME được thành lập mang tính gia đình, bạn bè nên mỗi khi khó khăn, công nhân và chủ doanh nghiệp dễ dàng tự hạ thấp tiền lương, có tinh thần nỗ lực vượt khó. Điều đó khiến SME giảm được chi phí cố định, tận dụng lao động với giá công thấp để thay việc mua sắm thiết bị.
3.1.2. SME năng động, dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường
Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, lại thường có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên các SME dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu trong thị trường chuyên môn hoá, đặc biệt có khả năng “len” vào các thị trường “ngách”. Cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn cũng giúp SME dễ dàng chuyển đổi sản xuất hay điều chỉnh quy mô của mình mà không gây hậu quả cho xã hội.
SME có khả năng tạo ra một lượng cung về hàng hoá dịch vụ đủ sức đáp ứng đầy đủ, kịp thời với giá cả hợp lý cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
3.1.3. SME dễ thu hút vốn đầu tư trong dân và tận dụng các nguồn lực địa phương
Các SME thu hút được khá nhiều vốn trong dân do tính chất hiệu quả, quy mô sản xuất của nó đòi hỏi không nhiều, thời gian thu hồi vốn nhanh. Mặt khác, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp kiểu này có thể dễ dàng huy động vốn dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè. Hơn nữa, khác với các doanh nghiệp lớn gặp khó khăn trong việc sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương do trữ lượng hạn chế không đảm bảo cho sản xuất lớn, các SME với lợi thế quy mô nhỏ được phân tán ở hầu hết khắp các địa phương, vùng lãnh thổ nên SME có khả năng tận dụng tiềm năng về lao động, tận dụng tài nguyên và tư liệu sản xuất sẵn có tại địa phương nhưng có trữ lượng hạn chế, không đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn. Do vậy, có thể phát huy triệt để tiềm lực trong nước cho sản xuất, kinh doanh.
3.2. Hạn chế
3.2.1. Khả năng tài chính hạn chế
Các SME thường gặp rất nhiều khó khăn về vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Tình trạng thiếu vốn của SME có nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng đòi hỏi của ngân hàng về thủ tục lập dự án, thủ tục thế chấp và điều kiện lãi suất. Đồng thời các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn và ít khả năng huy động vốn trên thị trường. Phần lớn các doanh nghiệp luôn ở tình trạng thiếu vốn. Điều này khiến cho khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị giới hạn ngay cả khi có cơ hội kinh doanh và có yêu cầu mở rộng sản xuất, kéo theo sự hạn chế trong khả năng tích luỹ.
3.2.2. Bất lợi trong mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và tiếp cận thông tin
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các SME thường gặp nhiều bất lợi hơn các doanh nghiệp lớn khi mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Bởi lẽ, do quy mô kinh doanh nhỏ, khả năng tài chính hạn hẹp nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được hưởng khoản chiết khấu giảm giá theo số lượng. Khi cần nhập khẩu máy móc thiết bị của nước ngoài, doanh nghiệp thường thiếu ngoại tệ nên không mua được trực tiếp mà phải qua khâu trung gian nên giá mua bị đắt. Hơn nữa, SME thường bị thua thiệt so với doanh nghiệp lớn về thông tin. Đó là do phạm vi hoạt động và giao
dịch của SME thường hẹp hơn so với doanh nghiệp lớn. SME cũng bị hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn thông tin do thiếu kinh phí, cũng như thiếu thiết bị.
3.2.3. Hạn chế về trình độ quản lý và tay nghề của người lao động
Người quản lý của SME thường là người chủ doanh nghiệp. Do phải tự thân lập nghiệp, họ vừa là nhà đầu tư, vừa là chủ, vừa là nhà quản lý, nên đa số họ gặp rất nhiều khó khăn trong nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp, quản lý con người, quản lý tài chính…Những hạn chế đó cũng tạo nên những bất lợi của các SME so với các doanh nghiệp lớn khi mà các doanh nghiệp lớn luôn có đội ngũ các nhà quản lý dày dạn chuyên môn, có kinh nghiệm nhiều năm ở các vị trí quản lý khác nhau.
Với quy mô nhỏ, sản phẩm tiêu thụ không nhiều, SME khó có thể trả lương cao cho người lao động. Doanh nghiệp cũng khó có khả năng thu hút được những người lao động có trình độ cao trong sản xuất và quản lý, điều hành. Bên cạnh đó, định kiến của người lao động cũng như của những người thân của họ về khu vực này vẫn còn khá lớn. Người lao động ít được đào tạo, đào tạo lại do kinh phí hạn hẹp. Vì vậy trình độ thấp và kỹ năng thấp. Ngoài ra, sự không ổn định khi làm việc cho các SME, cơ hội để phát triển thấp tại các doanh nghiệp này cũng tác động làm cho nhiều lao động có kỹ năng không muốn làm việc cho khu vực này.
3.2.4. Hạn chế về khả năng cạnh tranh trên thị trường
Do quy mô nhỏ, các SME thường gặp bất lợi khi cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp lớn. Các SME không thể có nhiều vốn và “trường vốn” bằng các doanh nghiệp lớn. SME cũng khó có thể có những chiến dịch quảng cáo và tiếp thị lớn nhằm thu hút người tiêu dùng như các doanh nghiệp lớn. SME thường không có mạng lưới phân phối rộng khắp như các doanh nghiệp lớn. Do đó, trên thị trường các SME thường yếu thế hơn so với những doanh nghiệp lớn.
Do gặp nhiều khó khăn như vậy nên khi có biến động lớn trên thị trường, các SME dễ bị phá sản do khả năng tài chính hạn chế.
Ngoài những hạn chế nêu trên, còn có thể nảy sinh một số tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới đời sống kinh tế - xã hội như hiện tượng làm hàng giả; trốn, lậu thuế; gây ô nhiễm môi trường…Vì vậy, quá trình hoạt động của SME rất cần sự hướng dẫn, điều chỉnh, hỗ trợ của Nhà nước.
4. Vai trò của SME
Quá trình hình thành và phát triển của SME tại nhiều nước trên thế giới đã khiến Chính phủ và các nhà kinh tế các nước nhận thức được đầy đủ vai trò quan trọng của SME trong nền kinh tế. Đó là:
4.1. Đóng góp không nhỏ vào GDP
Tại hầu hết các quốc gia với ưu thế vượt trội về số lượng, các SME thường đóng góp khoảng 20-50% thu nhập quốc dân. Năm 1994, SME ở Mỹ tạo ra trên 50% GDP( trên 3000 tỷ USD so với GDP là 6000 tỷ USD). Ở Đức 50%, Indonesia : 38,9%, Philippin : 28%, Malaysia : 50,5% GDP trong công nghiệp [1.32].
Tại Nhật Bản, số liệu của bảng 4 dưới đây cho thấy khu vực SME tạo ra hơn 50% doanh thu của khu vực doanh nghiệp.
Bảng 4. Doanh thu của các doanh nghiệp ngành sản xuất ở Nhật
Đơn vị : tỷ yên
1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | |
SME | 157,139 (51.3%) | 159,523 (51.0%) | 164,025 (50.8%) | 157,940 (51.6%) | 150,550 (51.7%) | 153,624 (51.1%) | 146,818 (51.2%) | 137,776 (51.1%) |
Doanh nghiệp lớn | 148,890 (48.7%) | 153,546 (49.0%) | 159,047 (49.2%) | 147,929 (48.4%) | 140,900 (48.3%) | 146,854 (48.9%) | 139,849 (48.8%) | 131,586 (48.9%) |
Tổng | 306,030 | 313,068 | 323,072 | 305,869 | 291,450 | 300,478 | 286,667 | 269,362 |
Nguồn: Cục Quản lý và Hợp tác, Điều tra về thành lập và Doanh nghiệp Nhật, năm 2001.
Bên cạnh đó, các SME ở Nhật cũng tạo ra giá trị gia tăng lớn, chiếm hơn 50%. Con số này thể hiện tầm quan trọng của các SME trong sự đóng góp vào GDP của Nhật.
Bảng 5. Giá trị gia tăng do các SME Nhật tạo ra.
Năm | SME | Doanh nghiệp lớn | ||||
Giá trị (tỷ yên) | Tỷ lệ (%) | Giá trị ( tỷ yên) | Tỷ lệ (%) | |||
1988 | 129.343 | 58.9 | 90.166 | 41.1 | ||
1989 | 130.986 | 56.9 | 99.355 | 43.1 | ||
1990 | 138.668 | 56.2 | 108.34 | 43.8 | ||
1991 | 152.583 | 57.5 | 113.005 | 42.5 | ||
1992 | 154.570 | 57.7 | 113.463 | 42.3 | ||
1993 | 154.319 | 57.9 | 112.286 | 42.1 | ||
157.222 | 57.7 | 115.255 | 42.3 | |
1995 | 158.715 | 57.2 | 118.558 | 42.8 |
1996 | 147.384 | 54.6 | 122.754 | 44.5 |
1997 | 152.384 | 55.5 | 122.754 | 44.5 |
1998 | 153.151 | 56.6 | 117.262 | 43.4 |
1999 | 148.034 | 55.3 | 119.697 | 44.7 |
2000 | 153.404 | 55.5 | 123.225 | 44.5 |
2001 | 140.357 | 54.6 | 116.534 | 45.4 |
2002 | 138.717 | 53.8 | 119.152 | 46.2 |
Nguồn: Bộ tài chính Nhật Bản, Báo cáo hàng năm thống kê về các công ty (2003)
Ở Việt Nam, nếu tính theo doanh thu của các doanh nghiệp cả nước, tỷ trọng doanh thu của khu vực SME theo quy mô lao động năm 2002-2004 là 81,5%- 86,5%. Điều đó chứng tỏ các SME có đóng góp không nhỏ vào việc gia tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế.
Bảng 6. Tỷ trọng doanh thu SME trong nền kinh tế Nhật
Toàn bộ doanh thu (Tỷ đồng) | Tỷ trọng doanh thu SME (%) | Chia ra theo quy mô lao động (%) | |||
Dưới 5 người | Từ 5-200 | Từ 200-300 | |||
2002 | 364844 | 86,5 | 4,9 | 74,2 | 4,4 |
2003 | 485104 | 82,0 | 4,2 | 70,6 | 7,3 |
2004 | 640087 | 81,5 | 4,4 | 72,5 | 4,6 |
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2005.
Về đóng góp vào GDP : từ chỗ tỷ lệ trong GDP của khu vực SME không đáng kể đầu những năm 1990, đến nay tỉ lệ này khoảng 24-25%. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì đây vẫn là mức thấp.
4.2. Làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn
Do số lượng các SME lớn nên làm tăng tính cạnh tranh, giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế, đồng thời làm tăng số lượng và chủng loại hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Ngoài ra, các SME có khả năng thay đổi mặt hàng, công nghệ, và chuyển hướng kinh doanh nhanh làm cho nền kinh tế năng động hơn. Sự có mặt của các SME trong nền kinh tế có tác dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn kinh doanh có hiệu quả hơn : làm đại lý, vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, giúp tiêu thụ hàng
hóa, cung cấp các đầu vào như nguyên liệu, thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường mà các doanh nghiệp lớn không với tới được, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động trong sản xuất, làm tăng hiệu quả của chính các SME cũng như các doanh nghiệp lớn.
Tại Nhật Bản, số lượng các SME của Nhật tăng nhanh chóng trong các thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế (Đồ thị 1). Mặc dù trong những năm gần đây, tốc độ tăng có giảm đi, song số SME vẫn tăng lên do sự mở rộng các tiêu chí xác định SME theo Luật cơ bản năm 1999. Tính đến năm 2001, Nhật có gần 5 triệu SME chiếm tới 99,7% số doanh nghiệp cả nước (Bảng 7). Số doanh nghiệp này thực hiện kinh doanh ở hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế, tập trung nhiều nhất ở các lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ và sản xuất. Chính số lượng đông đảo các SME này đã giúp cho nền kinh tế Nhật ngày càng trở nên năng động, hiệu quả.
Đồ thị 1. Số lượng các SME ở Nhật qua các giai đoạn
Nguồn : Cục Quản lý và Hợp tác, Điều tra về thành lập và Doanh nghiệp Nhật, năm 2001.
Bảng 7. Số lượng doanh nghiệp Nhật năm 2001
SME | Doanh nghiệp lớn | Tổng số | ||||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Sản xuất và lĩnh vực khác | 1,498,351 | 99.8 | 3,294 | 0.2 | 1,501,645 | 100.0 |
Bán buôn | 255,587 | 99.1 | 2,394 | 0.9 | 257,981 | 100.0 |
Bán lẻ | 1,743,848 | 99.8 | 4,000 | 0.2 | 1,747,848 | 100.0 |
Dịch vụ | 1,191,823 | 99.7 | 3,742 | 0.3 | 1,195,565 | 100.0 |
Tổng số | 4,689,609 | 99.7 | 13,430 | 0.3 | 4,703,039 | 100.0 |
Nguồn : Cục Quản lý và Hợp tác, Điều tra về thành lập và Doanh nghiệp Nhật, năm 2001.
4.3. Góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp với qui mô khác nhau phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của từng ngành quy định. Mỗi qui mô với ưu thế của mình lại đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau theo sự phân công tự nhiên của nền kinh tế. Sự phát triển mạnh các SME làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế:
- Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi: các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp và củng cố lại, kinh doanh có hiệu quả để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
- Cơ cấu ngành: phát triển nhiều ngành, nghề đa dạng, phong phú ( cả ngành nghề hiện đại và truyền thống) theo hướng lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.
- Cơ cấu vùng lãnh thổ: Sự phát triển của SME góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển giữa các vùng. Nó giúp cho vùng sâu, vùng xa, các vùng nông thôn có thể khai thác được tiềm năng của vùng, của địa phương để phát triển các ngành sản xuất, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
4.4. Tạo việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập người dân, ổn định xã hội
Sự tồn tại và phát triển của SME là một phương tiện hiệu quả để giải quyết vấn đề thất nghiệp, là nguồn chủ yếu tạo ra việc làm. Lý do đơn giản là SME thường có lượng vốn không lớn và thường xuyên đáp ứng được nhu cầu thay đổi của thị trường. Nhìn chung ở các nước, số lượng doanh nghiệp này thường chiếm 81 – 98% tổng doanh nghiệp trong nền kinh tế, nên theo quy luật số đông, dù lao động làm việc trong từng doanh nghiệp không nhiều nhưng các SME giải quyết việc làm cho khoảng 2/3 lực lượng lao động xã hội [1.33]. Tại Nhật Bản, do số lượng hùng hậu và tính đa dạng về lĩnh vực kinh doanh của các SME, chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo việc làm, thu hút lao động. Trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Nhật, các doanh nghiệp lớn liên tục sa thải lao động, khu vực SME chính là một nguồn quan trọng thu hút số lao động bị sa thải đó. Hiện