Đánh Giá Của Doanh Nghiệp Du Lịch Về Việc Điều Chỉnh Chính Sách


thời điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế, phát triển các hoạt động du lịch một cách bền vững, có trách nhiệm.

Tương tự, Tại Vĩnh Phúc, trong năm 2017 vừa qua, để đảm bảo quản lý xây dựng, phát triển thị trấn Tam Đảo theo hướng đồng bộ, bền vững, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương liên quan triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 KDL Tam Đảo (đã được phê duyệt từ năm 2014) theo hướng quy hoạch tổng thể, đồng bộ toàn bộ thị trấn Tam Đảo. Theo đó, việc đầu tiên là xác định lại vai trò, tính chất phát triển thị trấn Tam Đảo với đặc trưng là KDL trên núi cao, nằm ở vị trí trung tâm của Vườn Quốc gia Tam Đảo, có lợi thế về cảnh quan, địa hình, khí hậu, sinh thái. Nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch Vườn Quốc gia Tam Đảo càng tăng, lượng khách du lịch đến với thị trấn Tam Đảo càng tăng. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch điều chỉnh lại cơ cấu sử dụng đất đai, phân khu chức năng và hạ tầng dịch vụ du lịch trên cơ sở rà soát và điều chỉnh lại các chỉ tiêu sử dụng đất đai, mật độ xây dựng công trình cho phù hợp thực tiễn sử dụng đất đai; Khuyến khích gộp các lô đất nhỏ lẻ liền kề hình thành các lô đất có diện tích lớn để xây dựng công trình có quy mô lớn, đảm bảo tính thẩm mỹ, chất lượng dịch vụ cao; thu hồi và sắp xếp lại các quỹ đất đã giao, cho thuê của các chủ đầu tư nhưng chậm triển khai thực hiện để tổ chức đấu giá, lựa chọn được các nhà đầu tư thực sự có năng lực và nhu cầu đầu tư. Về quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng triển khai hoàn chỉnh đồ án thiết kế đô thị thị trấn Tam Đảo và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc thị trấn Tam Đảo. Trong đó tăng cường quản lý chặt chẽ kiến trúc công trình từ màu sắc, chiều cao, mật độ xây dựng, hình thức kiến trúc đến tiến độ xây dựng công trình; có quy định rõ về thời gian thi công xây dựng công trình theo mùa, theo năm để đảm bảo không ảnh hưởng đến phát triển du lịch; đối với các công trình không đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất, yêu cầu các chủ đầu tư tự tháo dỡ phần hạng mục thi công sai nội dung GPXD đã được cấp. Để quản lý đầu tư, xây dựng và phát triển thị trấn Tam Đảo theo hướng đồng bộ, tạo sự đột phá về quy hoạch, trong thời gian tới, tỉnh cần chủ trương triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết 1/500 thị trấn Tam Đảo; tiếp tục rà soát đất đai, thu hồi các quỹ đất chậm triển khai dự án; rà soát các quỹ đất trước đây đã giao cho các cơ quan TW quản lý, đến nay chưa xây dựng công trình hoặc sử dụng không hiệu quả để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Đề xuất Đề án Phát triển du lịch bền vững thị trấn Tam Đảo gắn kết với du lịch Vườn quốc gia Tam Đảo; đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tổng thể KDLQG Tam Đảo và nghiên cứu mô hình quản lý KDLQG Tam Đảo khi có đủ điều kiện theo quy định.


Như vậy, qua một số ví dụ có thể thấy, các địa phương có KDLQG đều quan tâm tới việc điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương trong các giai đoạn khác nhau. Nó thể hiện sự nỗ lực của địa phương trong việc tìm hướng đi để phát triển du lịch mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, không phải đối với mọi địa phương, công tác điều chỉnh chính sách đều mang lại kết quả mong muốn.

ĐVT: Mức điểm trung bình


3.81

3.63

3.60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

3.63

3.31

Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 15

3.55

3.43

3.48

3.52

4.00


3.00

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

Hình 3.15. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch về việc điều chỉnh chính sách

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)

Có nhiều lý do, trong đó có lý do từ phía doanh nghiệp, họ không nắm được các thông tin về việc điều chỉnh các chính sách theo từng giai đoạn, dẫn tới đánh giá của doanh nghiệp về nội dung này thường khá hài lòng, đặc biệt là tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) và KDL Tam Chúc (Hà Nam) (Hình 3.15).

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến những chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB được đánh giá ở các mức độ khác nhau. Có những yếu tố tại địa phương này có tác động khá nhiều nhưng ngược lại, ở các địa phương khác thì tác động lại rất khiêm tốn. Việc đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách nên được nhìn nhận một cách tổng hợp để từ đó các cơ quan QLNN cấp TW và địa phương có thể xây dựng và điều chỉnh chính sách phát triển du lịch hợp lý.

Qua kết quả điều tra xã hội học với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại các KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB cho thấy, ảnh hưởng của các yếu tố đến chính sách phát triển KDLQG được tổng hợp như hình 3.16. Trong đó:

(a) An ninh chính trị và an toàn xã hội

(b) Trình độ nhận thức và năng lực của cơ quan QLNN

(c) Sự phát triển nhu cầu du lịch đến các KDLQG

(d) Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có KDLQG

(đ) Chủ trương, định hướng phát triển du lịch của địa phương có KDLQG

(e) Ngân sách địa phương chi cho phát triển KDLQG

(g) Sự phát triển của CSHT và CSVCKT du lịch tại địa phương có KDLQG

(h) Nhân lực du lịch của địa phương có KDLQG


(i) Nhận thức của dân cư địa phương có KDLQG

(k) TNDL tại địa phương có KDLQG

ĐVT: Mức điểm trung bình


5.00

4.46

4.66

4.50

4.36 4.40 4.39

4.40

4.46

4.40

4.30

4.44

4.00

(a) (b)

(c)

(d) (đ)

(e)

(g)

(h)

(i)

(k)

Hình 3.16. Đánh giá của DNDL về mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)

Hình 3.16 cho thấy các doanh nghiệp đều cho rằng các yếu tố này ảnh hưởng khá tích cực đến các chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc Vùng. Trong đó, chủ trương, định hướng phát triển du lịch của địa phương được coi là quan trong nhất vì các chính sách được đưa ra nhằm đạt mục tiêu phát triển du lịch, như vậy, chủ trương, định hướng phát triển du lịch của địa phương sẽ là yếu tố xác định các mục tiêu cần đạt được của chính sách, điều này làm cho các chính sách trở nên rõ ràng, cụ thể và thiết thực hơn, qua đó việc triển khai chính sách phát triển KDLQG cũng được thuận lợi và khả năng thành công khi áp dụng chính sách cũng cao hơn. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng được các doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá ở các mức độ khác nhau, nhưng đều ảnh hưởng lớn đến chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG này. Cụ thể, sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB được chia thành hai nhóm chính như sau:

3.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố phạm vi vĩ mô quốc gia

Các yếu tố phạm vi vĩ mô chủ yếu tác động đến chính sách bao gồm:

- An ninh chính trị và an toàn xã hội: Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB là một trong bảy vùng du lịch của Việt Nam, nơi có Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa – chính trị – xã hội của cả nước. Đây được coi là khu vực có mức độ đảm bảo an ninh chính trị cao nhất khi tập trung các cơ quan hành chính cấp cao và quan trọng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhắc tới Việt Nam là nhắc tới quốc gia có sự ổn định chính trị được xếp vào hạng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Chính vì thế, hoạt động du lịch tại đây luôn luôn đảm bảo sự an toàn cho du khách trong và ngoài nước. Điều này có vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc Vùng nói


riêng, đây cũng được coi là yếu tố rất thuận lợi cho xây dựng, ban hành và triển khai các chính sách phát triển KDLQG thuộc Vùng.

Bên cạnh đó, do là trung tâm đầu não về hành chính nên khu vực vùng du lịch ĐBSH&DHĐB luôn được kiểm soát và quản lý chặt chẽ về các vấn đề liên quan đến an toàn xã hội như dịch bệnh, các tệ nạn xã hội,... Thành phố Hà Nội thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB cũng là nơi đặt các cơ quan hàng đầu về an toàn xã hội như Bộ Công an, Bộ Y tế,… Vì thế, các vấn đề liên quan trực tiếp tới an toàn xã hội của người dân địa phương, cũng như của du khách luôn được quan tâm và đảm bảo ở mức cao nhất. Đây cũng là yếu tố thuận lợi trong phát triển du lịch nói chung và phát triển các KDLQG thuộc Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB nói riêng, góp phần không nhỏ vào thành công của các chính sách phát triển KDLQG được ban hành trong Vùng.

- Trình độ nhận thức và năng lực của bộ máy QLNN đối với KDLQG: Vùng du lịch là một tổ chức lãnh thổ được định hướng theo sự phát triển chuyên ngành vì vậy cấp vùng không có bộ máy tổ chức quản lý riêng, vùng du lịch ĐBSH&DHĐB cũng vậy. Đối với các KDLQG thuộc Vùng, bộ máy quản lý bao gồm các cấp TW tới các địa phương đối với các KDLQG.

Thực tế quản lý phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB như sau: Quản lý sự phát triển du lịch trên phạm vi toàn vùng thuộc nhiệm vụ Bộ VHTTDL, trực tiếp là TCDL; Quản lý phát triển ngành du lịch từng địa phương cấp tỉnh thuộc UBND các tỉnh, thành phố, cơ quan tham mưu là Sở VHTTDL; Quản lý phát triển du lịch cấp huyện, thị thuộc UBND các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh cơ quan tham mưu là phòng Văn hóa Thông tin huyện.

Ở cấp TW, từ năm 2007 đến nay, bộ máy QLNN về du lịch từ TW đến địa phương đã có sự thay đổi theo cơ chế quản lý đa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cơ chế quản lý đa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi để Du lịch phát triển đồng bộ với công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa và phát triển thể dục, thể thao trên toàn vùng, thể hiện ở những mặt sau:

+ Phát huy hiệu quả việc quản lý khai thác các giá trị văn hóa, các sự kiện thể thao trên địa bàn vùng cũng như trên cả nước phục vụ cho hoạt động du lịch, góp phần tăng cường thu hút khách du lịch.

+ Quản lý phát triển du lịch góp phần phát huy các giá trị di sản văn hóa, các thành tựu thể thao đặc biệt là thể thao thành tích cao trên trường quốc tế.

Nội dung QLNN về du lịch cấp vùng tại các KDLQG nằm trong khuôn khổ QLNN thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và xây


dựng chính sách phát triển các KDLQG. Tuy nhiên, do không có bộ máy quản lý các KDLQG cấp vùng nên hiệu quả của công tác QLNN đối với những nội dung trên chưa cao. Quản lý các KDLQG hiện nay vẫn là chưa thống nhất (Bảng 3.1).

Từ bảng 3.1 có thể thấy, trừ 5 KDLQG có BQL riêng, các điểm còn lại đều chưa có ban quản lý. Hoạt động của các BQL đã có cũng tương đối đơn giản, có các Trưởng ban (hoặc Phó ban phụ trách), các Phó ban và các phòng ban chuyên môn, nhiệm vụ chung là quản lý các hoạt động du lịch diễn ra tại đó. Với các điểm du lịch chưa có BQL, UBND sẽ chịu trách nhiệm quản lý chung, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp các Sở, Ban, ngành có liên quan trong quản lý và phát triển các hoạt động du lịch ở đây. Riêng KDLQG Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng) chưa có cơ quan quản lý chung, nên việc quản lý các hoạt động du lịch vẫn diễn ra mang tính độc lập giữa 2 địa phương.

Ngoài sự không thống nhất trong bộ máy quản lý, hiện nay đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch tại các KDLQG còn đang thiếu và yếu. Trừ 5 KDLQG có Ban Quản lý riêng, các điểm du lịch còn lại chưa có các cơ quan quản lý chuyên ngành trong công tác xúc tiến đầu tư, tuyên truyền và quảng bá phát triển du lịch nên hoạt động quảng bá, hỗ trợ thu hút đầu tư, xây dựng quy chế quản lý các khu, điểm du lịch còn yếu.

Như vậy, bộ máy QLNN về du lịch tại các địa phương có KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB chưa thống nhất, năng lực và trình độ bộ máy QLNN còn thiếu, ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng và triển khai các chính sách phát triển KDLQG tại đây.

- Sự phát triển nhu cầu du lịch đến các KDLQG: Nhu cầu khách du lịch đến với các địa phương có KDL được quy hoạch thành KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB đang tăng so với trước, thể hiện thông qua số lượt khách tăng lên hàng năm, góp phần tạo điều kiện thúc đẩy quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở địa phương (Bảng 1 và Bảng 2 – Phụ lục 05). Quy mô và chủng loại khách du lịch gia tăng, thu nhập từ du lịch của địa phương tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy sự đổi mới trong cách thức QLNN về du lịch của Sở Du lịch, Sở VHTTDL của các địa phương trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển KDLQG tại địa phương. Tuy nhiên, so với một số tỉnh khác trên cả nước thì quy mô khách du lịch đến các địa phương thuộc Vùng vẫn còn thấp, đặc biệt là khách nước ngoài. Điều này làm ảnh hưởng đến tổng thu du lịch của Vùng và cũng làm hạn chế đến ngân sách cần thiết để xây dựng, triển khai và hoàn thiện các chính sách phát triển các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB.

Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng như xu hướng toàn cầu hóa, xu thế chung về phát triển du lịch quốc gia và trên thế giới, xu hướng về Cách mạng công nghiệp


4.0,… đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và tại Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB nói riêng, trên cơ sở làm thay đổi các chính sách ưu tiên, tác động đến quy trình chính sách và hiệu quả mong muốn từ triển khai thực hiện chính sách phát triển KDLQG thuộc Vùng ĐBSH&DHĐB Việt Nam.

3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố phạm vi địa phương cấp tỉnh

Với các chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB, các yếu tố thuộc phạm vi địa phương cấp tỉnh chủ yếu tác động đến chính sách bao gồm:

- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có KDLQG: Du lịch có mối quan hệ mật thiết với thực trạng kinh tế - xã hội ở bất cứ quốc gia, địa phương hay khu vực nào. Với các KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, chính sách kinh tế

- xã hội có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách phát triển du lịch tại đây.

Theo "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", trong số các địa phương có KDL được quy hoạch thành KDLQG của Vùng có hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh tạo thành tam giác kinh tế phát triển mạnh của Vùng và có sự lan tỏa, thu hút lớn đối với các địa phương lân cận. Điều này góp phần không nhỏ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của vùng và khu vực phía Bắc, thuận lợi và tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển du lịch tại đây.

Vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB nói chung và các địa phương có KDL được quy hoạch thành KDLQG nói riêng, cũng là nơi có đội ngũ trí thức đông đảo và đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Đây là những yếu tố đang dần thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư mạnh mẽ vào khu vực công nghiệp của vùng, đặc biệt là các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhờ có các chính sách kinh tế phù hợp, bộ mặt kinh tế - xã hội địa phương thay đổi theo hướng tích cực hơn, CSHT không ngừng được nâng cấp và mở rộng, CSVCKT ngành Du lịch và các ngành kinh tế khác được đầu tư xây dựng với quy mô và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu của địa phương cũng như của khu vực, quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó, thu nhập địa phương tăng lên, thúc đẩy nhu cầu trao đổi hàng hóa và kích thích chi tiêu cho dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng, đời sống không ngừng được cải thiện đã, tăng dần mức độ tiện nghi cho các SPDL, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của du khách trong và ngoài vùng.


Về mặt xã hội, các chính sách của Nhà nước nhằm khôi phục nét sinh hoạt truyền thống, đặc trưng của văn hóa nông nghiệp và văn hóa làng xã đang ngày càng phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Như vậy, một mặt xã hội đang phát triển theo xu hướng đô thị hóa – công nghiệp hóa, mặt khác sự trở về với cội nguồn, với những giá trị truyền thống với những nét sinh hoạt văn hóa xưa như tập tục, tín ngưỡng đang trở nên một xu hướng mạnh mẽ. Đấy chính là những nét đặc sắc, hấp dẫn, là nguồn tài nguyên có giá trị để phát triển du lịch.

Ngoài hệ thống cơ chế, chính sách chung về kinh tế xã hội, vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB còn được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển về nhiều mặt, trong đó có du lịch, thể hiện qua việc ban hành và áp dụng hệ thống các cơ chế, chính sách với các ngành kinh tế - xã hội có liên quan trực tiếp tới ngành Du lịch như các chính sách về về ưu đãi đầu tư, về phát triển SPDL đặc thù, về phát triển NNL chất lượng cao, phát triển khoa học và công nghệ cao, bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề, làng Việt cổ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và là một trong các yếu tố nguồn lực để phát triển du lịch Vùng. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng quan trọng, tác động đến sự thành công trong việc ban hành và triển khai các chính sách phát triển KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB.

- Chủ trương, định hướng phát triển du lịch của địa phương có KDLQG: Phát triển du lịch tại KDLQG nào cũng luôn cần có sự thống nhất với chủ trương, định hướng phát triển du lịch của chính vùng và địa phương đó. Trên cơ sở đó, theo báo cáo của Bộ VHTTDL, đối với các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia, vùng và KDLQG, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đều được Bộ VHTTDL phối hợp với các địa phương tổ chức công bố rộng rãi. Các định hướng phát triển du lịch của các quy hoạch này được các địa phương sử dụng là căn cứ để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các đề án phát triển du lịch cụ thể tại địa phương, là căn cứ để tổ chức thu hút đầu tư phát triển du lịch tại địa phương và tại các KDLQG của Vùng.

Để triển khai thực hiện các định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các vùng, Bộ VHTTDL đã giao cho TCDL xây dựng các đề án phát triển SPDL đặc thù cho các vùng du lịch, trong đó ĐBSH&DHĐB gắn với di sản thiên nhiên thế giới và nền văn minh sông Hồng. Cũng theo "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", mục tiêu quy hoạch đặt ra đến năm 2020, cơ bản hình thành sự kiên kết giữa các địa phương phát triển du lịch vùng một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được SPDL đặc trưng của vùng nhằm hình thành thương hiệu du lịch riêng của vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB.


Để phù hợp với định hướng chung của chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch vùng theo hướng bền vững, ngành Du lịch các địa phương trong Vùng đã đặt ra các định hướng phát triển. Cụ thể, thành phố Hà Nội, dựa trên đặc điểm đặc thù của Thủ đô Hà Nội là lợi thế về truyền thống văn hóa, lịch sử, trong chiến lược phát triển, ngành Du lịch Hà Nội đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó SPDL của địa phương cần phải xây dựng những sản phẩm đặc trưng, tạo thương hiệu riêng biệt của vùng, miền như du lịch MICE, vui chơi giải trí và thương mại tổng hợp chất lượng cao. Trong khi đó, Quảng Ninh, trong quá trình phát triển, đã luôn xác định việc khai thác các giá trị tài nguyên thiên nhiên phải đi đôi với việc bảo tồn, tôn tạo các giá trị tự nhiên, nhân văn, đảm bảo mục tiêu phát triển gắn với việc bảo vệ môi trường cảnh quan và phát triển bền vững, với thế mạnh là du lịch biển bảo và văn hóa tâm linh, cùng với vị trí tiếp giáp biên giới Trung Quốc, tỉnh đã xây dựng 4 trung tâm du lịch chính, mỗi trung tâm du lịch gắn với SPDL đặc trưng, đó là: Hạ Long (du lịch cảnh quan, văn hoá và vui chơi giải trí); Móng Cái - Trà Cổ (du lịch biển kết hợp biên mậu); Vân Đồn - Cô Tô (du lịch tâm linh, biển đảo, vui chơi giải trí); Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên (du lịch tâm linh văn hoá)... Những định hướng, quan điểm phát triển du lịch nói trên đã góp phần hình thành nên nét đặc thù riêng của vùng du lịch ĐBSH&DHĐB nói chung và của các địa phương có KDLQG nói riêng.

- Ngân sách địa phương chi cho phát triển du lịch tại KDLQG: Vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng đối cả nước, nên được Đảng và Chính phủ và các địa phương vùng có KDLQG được quy hoạch, hết sức quan tâm đầu tư. Hầu hết các địa phương trong Vùng đều xây dựng các Nghị quyết để phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách làm cơ sở cho việc xây dựng, triển khai và đánh giá các chính sách phát triển du lịch nói riêng, cũng như phát triển du lịch nói chung tại các địa phương có KDLQG, điều này có ý nghĩa tích cực đối với hoạt động kinh tế và du lịch tại các KDLQG hiện nay. Chẳng hạn như thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND, thành phố Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 136/NQ-HĐND, thành phố Hải Phòng ban hành Nghị quyết số 15/NQ-HĐND,…

- Sự phát triển của CSHT và CSVCKT du lịch tại địa phương có KDLQG: Về CSHT, vùng ĐBSH&DHĐB có hệ thống giao thông tương đối phát triển và đồng bộ với đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường không. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc liên kết phát triển du lịch tại các KDLQG giữa các địa phương trong Vùng cũng như với cả nước và quốc tế. Bên cạnh đó, với các

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí