Giải Pháp Và Kiến Nghị Hoàn Thiện Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia‌


chính. Sự phân cấp quản lý thiếu rõ ràng giữa các cấp, các ngành, các địa phương, và các cơ quan, tổ chức quản lý khiến cho công tác quản lý thiếu hiệu quả, không phát huy được hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các BQL du lịch hiện nay.

Một số BQL tại các KDLQG đã được thành lập nhưng quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động… đối với lĩnh vực du lịch thiếu rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, có những BQL mà chức năng, nhiệm vụ còn xen lẫn với các nhiệm vụ quản lý thuộc lĩnh vực khác, thuộc ngành khác (BQL Quần thể danh thắng Tràng An, trên thực tế trực thuộc Sở Du lịch Ninh Bình, nhưng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn lại chủ yếu thuộc lĩnh vực quản lý di sản do Sở Văn hóa và Thể thao quản lý).

Một số BQL KDLQG được thành lập, nhưng cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không có nhân sự chuyên trách…, nên công tác quản lý không hiệu quả.

Một số địa phương chưa xác định được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban Quản lý KDLQG: Là cơ quan quản lý hành chính nhà nước; là đơn vị sự nghiệp công lập; hay là đơn vị sự nghiệp có thu… Vấn đề này, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực quản lý KDLQG.

Một số BQL KDLQG thực hiện hình thức hợp tác công - tư nhưng việc phân cấp, phân quyền, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động giữa “công” và “tư”, chia sẻ lợi ích… còn nhiều bất cập (ví dụ, tại KDLQG Tràng An có sự hợp tác giữa BQL Quần thể danh thắng Tràng An và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, nhưng BQL chủ yếu thực hiện chức năng quản lý di sản, còn Doanh nghiệp Xuân Trường trực tiếp tổ các hoạt động du lịch..., nên quản lý về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, về bảo vệ môi trường, về an ninh trật tự… còn nhiều bất cập).

Điều này dẫn tới hệ quả là các chủ trương, quy định về tổ chức hành chính; về thuyên giảm biên chế hiện nay có những ảnh hưởng nhất định đến việc thành lập BQL KDLQG ở nhiều địa phương và ban hành các chính sách ưu tiên, đặc thù để phát triển du lịch tại các KDLQG .

Bên cạnh đó, đa phần trong các vị trí chủ chốt của các phòng ban nghiệp vụ, cấp quản lý còn chưa chuyên sâu về KDLQG (vì các KDL này mới được xác định để quy hoạch, chưa xây dựng bản quy hoạch chi tiết, trừ KDLQG Trà Cổ và KDL Tam Chúc – Hà Nam), thường chỉ ở cấp quản lý TNDL nói chung. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch các tỉnh chưa chú trọng đến công tác xúc tiến, quảng bá cho các KDLQG của địa phương.


Nhận thức của dân cư địa phương tại KDLQG cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình triển khai chính sách tại địa phương. Hiện nay, công tác tuyên truyền chính sách tới người dân địa phương còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành như đài phát thanh địa phương, phòng thông tin của các huyện, đài truyền hình,...; chưa tuyên truyền mở rộng về quy hoạch du lịch, những mục tiêu, những kết quả của ngành Du lịch đạt được và những định hướng hiện tại của ngành du lịch tại địa phương,...; chưa chủ động thông báo trước tới các chủ thể bị tác động và tuyên truyền tới người dân trong quá trình thực hiện chính sách để tránh được một số những khó khăn mà các cấp các ngành gặp phải.

Tỷ lệ, số lượng nguồn ngân sách địa phương chi cho phát triển du lịch nói chung, và phát triển KDLQG nói riêng, còn rất nhỏ bé so với nhu cầu, nên mức độ tập trung thực hiện chính sách phát triển KDLQG không cao. Nhiều dự án du lịch chỉ hoạt động cầm chừng, chậm tiến độ và bị dừng lại. Do đó, việc thực hiện chính sách chưa đem lại hiệu quả cao cho kinh tế của các địa phương.

Nhân lực du lịch của địa phương tuy nhiều nhưng tại các KDLQG còn thiếu và rất yếu, đa phần chỉ tạm đạt yêu cầu về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng. Do cơ chế, chính sách đào tạo phát triển chất lượng NNL du lịch chưa hợp lý và cũng do đặc thù các địa phương có KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, trừ Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình là các địa phương khá phát triển du lịch, còn lại đa phần các địa phương còn lại chưa thực sự phát triển nên cũng gây cản trở cho phát triển chất lượng NNL du lịch tại địa phương nói riêng và của vùng ĐBSH&DHĐB nói chung.

Ngoài ra, các điều kiện môi trường biến động như thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19 vừa qua đã làm suy giảm nghiêm trọng ngành du lịch, trong đó có các địa phương Vùng ĐBSH&DHĐB, từ đó gây cản trở công tác thực hiện quy trình chính sách phát triển các KDLQG thuộc Vùng.


CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA‌

THUỘC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC


4.1. Bối cảnh, mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

4.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch hiện nay

Bối cảnh du lịch luôn có sự biến động trong các giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào thực trạng vấn đề mà nó phải đối mặt. Hiện nay, du lịch trong nước và quốc tế đang phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi phải có cách tiếp cận liên ngành, liên vùng, nhằm nâng cao trải nghiệm du lịch, tích hợp công nghệ mới và ban hành các giao thức toàn cầu về sức khỏe và an toàn để xây dựng lại niềm tin của khách du lịch, kích thích ngành du lịch phát triển.

Như vậy, về cơ bản, bối cảnh du lịch trong nước và quốc tế được khái quát qua bốn vấn đề chính như sau:

- Sự biến đổi trong cầu du lịch

Sở thích và hành vi của khách du lịch đã thay đổi theo hướng quen thuộc, dễ đoán và đáng tin cậy. Các kỳ nghỉ trong nước và trong vùng, cùng với các hoạt động ngoài trời sẽ trở thành sự lựa chọn chủ yếu của du khách trong ngắn hạn, kèm với đó là sự thích nghi của các doanh nghiệp du lịch và các điểm đến du lịch. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến sự phục hồi quan trọng của du lịch quốc tế, khi du khách muốn trải nghiệm những chuyến đi ở phạm vi xa hơn. Thông tin liên lạc minh bạch sẽ càng trở nên cần thiết hơn đối với khách du lịch có nhu cầu. Mặc dù chu kỳ của những thay đổi này vẫn chưa xác định rõ ràng, nhưng đây cũng là gợi ý để phát triển các mô hình kinh doanh đang thịnh hành và đồng sáng tạo với các cộng đồng địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch sáng tạo và bền vững, phù hợp với mong đợi về sự trải nghiệm của du khách.

- Sức khỏe và sự an toàn được chú trọng nhiều hơn

Sức khỏe và sự an toàn là điều tối quan trọng trong thời đại mới này. Kinh nghiệm cá nhân, lời khuyên từ các chuyên gia và mối quan tâm về sự giãn cách sẽ định hướng hành vi của người tiêu dùng trong ngắn hạn đến trung hạn. Các doanh nghiệp sẽ phải cộng tác chặt chẽ hơn nữa với thành phần trong chuỗi giá trị mở rộng của mình để đảm bảo khả năng triển khai các giao thức có chủ đề, chẳng hạn như giao thức Du lịch An toàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay. Trong bối


cảnh này, sự tin tưởng trên cơ sở sự tương tác giao tiếp rộng rãi và luồng thông tin chính xác giữa khách du lịch với nhân viên, với doanh nghiệp và nhà cung cấp, giữa du khách với cộng đồng địa phương sẽ là điều kiện cơ bản để du khách lựa chọn điểm đến du lịch, cũng như tham gia các loại hình du lịch tại điểm đến.

- Đổi mới và số hóa là yêu cầu cấp thiết

Bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như thời gian vừa qua đã tạo điều kiện để tích hợp công nghệ mới của ngành du lịch một cách mạnh mẽ hơn. Sự bùng nổ mạnh mẽ của xu hướng thương mại điện tử toàn cầu với sự ra tăng không ngừng của các đơn đặt hàng tại nhà, đã dẫn tới việc áp dụng và tiêu dùng kỹ thuật số ngày một gia tăng. Trong lĩnh vực du lịch, du khách mong đợi nhiều hơn vào các công nghệ không tiếp xúc, bao gồm cả sinh trắc học, để có được những trải nghiệm du lịch an toàn và liền mạch hơn.

An ninh mạng cũng trở thành vấn đề quan trọng, đặc biệt khi làm việc từ xa trở thành tiêu chuẩn trong ngắn hạn đến trung hạn và khi danh tính được số hóa. Mặc dù số hóa mang lại những cơ hội to lớn, nhưng cần có các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo nhân viên và cộng đồng địa phương không gặp bất kì rủi ro nào.

Một điều đáng lưu ý là sự tăng tốc của chương trình thảo luận, hội thảo, hội nghị kỹ thuật số sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho ngành du lịch.

- Sự bền vững trong phát triển du lịch vẫn là mục tiêu hướng tới của ngành Từ tình trạng thất nghiệp lan rộng và các phong trào chống phân biệt chủng

tộc đến việc khôi phục môi trường sống tự nhiên và tác động đến hệ sinh thái, thế

giới đã được tiếp thêm sinh lực để giải quyết vấn đề bền vững về xã hội, môi trường và thể chế. Đặc biệt, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và hệ động vật hoang dã và nạn săn trộm đã thúc đẩy việc vận động bảo vệ động vật hoang dã cũng như bảo tồn đại dương. Các doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi sản phẩm du lịch và cách thức vận hành doanh nghiệp của mình, đảm bảo thân thiện với môi trường hơn. Với sự tham gia sâu và rộng hơn của các các đối tượng đặc biệt như phụ nữ, người dân tộc thiểu số và trẻ em (so với các lĩnh vực khác), ngành du lịch cần có các chính sách và chiến lược để bảo vệ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhưng vẫn đồng thời đảm bảo giảm nghèo và bất bình đẳng trong xã hội. Đây là cơ sở và chìa khóa đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

Các vấn đề khái quát trên đã tạo ra những cơ hội và thách thức mà ngành du lịch tại các quốc gia nói chung và ngành du lịch tại các địa phương có KDLQG thuộc


Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB nói riêng, phải đối mặt hiện nay. Trên cơ sở bối cảnh đó, cần nhận thức bối cảnh, chuẩn bị sẵn kịch bản, xây dựng các chiến lược và giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển du lịch ổn định, hiệu quả và bền vững.

4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Mục tiêu chung: Mục tiêu cơ bản được xác định là hình thành được sự liên kết giữa các địa phương phát triển du lịch Vùng một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được SPDL đặc trưng của Vùng nhằm hình thành thương hiệu du lịch riêng của vùng ĐBSH&DHĐB; Phấn đấu đến năm 2030, vùng ĐBSH&DHĐB trở thành địa bàn thu hút và phân phối khách du lịch hàng đầu của cả nước.

Mục tiêu cụ thể: Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:

- Về tổ chức lãnh thổ: Phát triển du lịch theo 3 tiểu vùng với những sản phẩm đặc trưng theo từng tiểu vùng, 9 KDLQG, 8 điểm du lịch quốc gia, 2 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch địa phương làm hạt nhân liên kết toàn Vùng.

- Về các chỉ tiêu phát triển ngành: Mục tiêu phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB được xác định thông qua các chỉ tiêu về khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch, đóng góp của du lịch trong GRDP, hệ thống cơ sở lưu trú và chỉ tiêu về việc làm đến năm 2030.

ĐVT: triệu lượt


40 36








8.91

10.59









Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 17

30.9

30


20


10


0

2025 2030


Khách quốc tế Khách nội địa


Hình 4.1. Mục tiêu về khách du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2030

(Nguồn: Quyết định số 2163/QĐ-TTg)

+ Về khách du lịch: Năm 2025 đón 8,91 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 30,9 triệu lượt khách du lịch nội địa; tăng trưởng khách du lịch quốc tế 4,6%/năm và khách du lịch nội địa 3,2%/năm. Năm 2030 đón 10,59 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 36 triệu lượt khách du lịch nội địa; tăng trưởng khách du lịch quốc tế 3,2%/năm và khách du lịch nội địa 3,1%/năm (Hình 4.1).

+ Về tổng thu từ khách du lịch và đóng góp của du lịch trong GRDP: Về tổng thu: năm 2025 đạt 169.330 tỷ đồng; năm 2030 đạt 217.300 tỷ đồng. Đóng góp của du


lịch trong GRDP: đạt 118.500 tỷ đồng năm 2025 và đạt 152.100 tỷ đồng năm 2030 (xem hình 4.2).

ĐVT: tỷ đồng


217.300

169.330


152.100


118.500

250.000

200.000

150.000

100.000

50.000

0.000

2025 2030


Tổng thu từ khách du lịch Đóng góp của du lịch trong GDP


Hình 4.2. Mục tiêu về tổng thu từ khách du lịch và đóng góp của du lịch trong GRDP của vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2030

(Nguồn: Quyết định số 2163/QĐ-TTg)

+ Về CSLTDL: Năm 2025 có 201.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 20%; năm 2030 có 233.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 30%.

+ Về chỉ tiêu việc làm: Năm 2025 là 998.000 lao động (trong đó 298.000 lao động trực tiếp); năm 2030 là 1.330.000 lao động (trong đó 392.000 lao động trực tiếp).

4.1.3. Phương hướng phát triển du lịch vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

4.1.3.1. Phương hướng phát triển du lịch chung toàn vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Phương hướng phát triển du lịch chung của toàn vùng ĐBSH&DHĐB đã được xác định trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 nă, 2013, cụ thể:

Về thị trường khách du lịch: đẩy mạnh phát triển thị trường khách du lịch trong và ngoài nước. Trong đó:

- Đối với thị trường khách du lịch nội địa: Phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội vùng và các vùng phụ cận, chú trọng hướng tới đối tượng khách có mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội, tâm linh, mua sắm; Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường khách du lịch chuyên biệt và du lịch kết hợp công vụ.

- Đối với thị trường khách du lịch quốc tế: Thu hút và phát triển mạnh các thị trường khách quốc tế gần như: Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan) và ASEAN; Duy trì khai thác thị trường khách truyền thống cao cấp như:


Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và Đông Âu; Mở rộng thị trường khách mới: Trung Đông, Ấn Độ…

Tuy nhiên, trong bối cảnh cuối năm 2019, đầu năm 2020, đại dịch COVID- 19 hoành hành trên toàn thế giới gây trở ngại tới toàn bộ nền kinh tế và cho đến nay vẫn chưa được kiểm soát, hoạt động du lịch quốc tế chưa được mở cửa trở lại thì với quyết tâm thực hiện mục tiêu kép “vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch vừa phục hồi kinh tế” của Chính phủ, TCDL đã xác định cơ cấu lại thị trường du lịch, lấy du lịch nội địa làm mũi nhọn, trong thời gian tới đây sẽ chú trọng và tập trung khai thác thị trường du lịch nội địa, bao gồm các đối tượng khách là người Việt Nam và những người nước ngoài đang sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

Về phát triển SPDL:

- Ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chính, gắn với các giá trị của nền văn minh sông Hồng; gắn với tự nhiên (du lịch biển, đảo; du lịch sinh thái); gắn với đô thị (du lịch MICE, tham quan, mua sắm); phát triển đặc thù theo các tiểu vùng;…

- Đa dạng hóa SPDL nhằm phục vụ những nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách như: Du lịch giáo dục, du lịch thể thao, du lịch dưỡng bệnh, du lịch du thuyền, du lịch làm đẹp...

Về phát triển du lịch theo lãnh thổ:

- Tổ chức phát triển du lịch theo các tiểu vùng: Tiểu vùng Trung tâm (gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam); Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc (gồm Hải Phòng và Quảng Ninh); Tiểu vùng Nam sông Hồng (gồm Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình).

- Phát triển các khu, điểm du lịch quốc gia; đô thị du lịch; tuyến du lịch:

+ Phát triển các loại hình du lịch phù hợp tại 9 KDLQG : KDL Làng Văn hóa

- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội); KDL Ba Vì - Suối Hai (Hà Nội); KDL Tam Đảo (Vĩnh Phúc); KDL Tam Chúc (Hà Nam); KDL Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); KDL Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng); KDL Vân Đồn (Quảng Ninh); KDL Trà Cổ (Quảng Ninh); KDL Tràng An (Ninh Bình);

+ Phát triển các loại hình du lịch phù hợp tại 8 điểm du lịch quốc gia: Điểm du lịch Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); Điểm du lịch Thành phố Bắc Ninh và phụ cận (tỉnh Bắc Ninh); Điểm du lịch Chùa Hương (Hà Nội); Điểm du lịch Phố Hiến (Hưng Yên); Điểm du lịch Yên Tử (Quảng Ninh); Điểm du lịch Cúc Phương (Ninh Bình); Điểm du lịch Vân Long (Ninh Bình); Điểm du lịch Đền Trần - Phủ Giầy (Nam Định), Đền Trần - Chùa Keo (Thái Bình);


+ Phát triển các loại hình du lịch phù hợp tại 2 Đô thị du lịch: Đô thị du lịch Hạ Long (Quảng Ninh); Đô thị du lịch Đồ Sơn (Hải Phòng).

- Tuyến du lịch quốc gia:

+ Phát triển các tuyến du lịch chính: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội - Hà Nam

- Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình; Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng

- Quảng Ninh; Hà Nội - Bắc Ninh - Hưng Yên - Hà Nam - Ninh Bình.

+ Phát triển các tuyến du lịch chuyên đề: Lễ hội, tâm linh; Tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa theo các triều đại của lịch sử Việt Nam; Tham quan các làng nghề, làng Việt cổ; Du khảo đồng quê các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng; Tham quan phố cổ: Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định; Tuyến khám phá biển, đảo ở các tỉnh ven biển; Khám phá, nghiên cứu hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, khu dự trữ sinh quyển; Tham quan hang động; Du lịch đường sông;

Về đầu tư phát triển du lịch:

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 605.000 tỷ đồng (tương đương 29,5 tỷ USD), bao gồm vốn đầu tư từ NSNN (gồm cả vốn ODA), vốn FDI, vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

- Các chương trình và dự án đầu tư: Ưu tiên đầu tư phát triển 9 KDLQG , 8 điểm du lịch quốc gia, 2 đô thị du lịch. Đầu tư 4 chương trình: (1) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; (2) Xúc tiến, quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch Vùng; (3) Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên; (4) Phát triển hạ tầng du lịch then chốt.

4.1.3.2 Phương hướng phát triển du lịch chung toàn vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, cả nước sẽ có 46 KDL được định hướng quy hoạch phát triển thành du lịch quốc gia. Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, cả nước có 46 địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung thêm 03 địa điểm vào Danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia, cụ thể: Khu di tích Núi Sam (tỉnh An Giang) tại văn bản số 5345/VPCP-KGVX ngày 10/7/2015; Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đang Ya (tỉnh Gia Lai) tại văn bản số

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí