1845/VPCP-KGVX ngày 27/02/2018; Khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn (tỉnh Phú Thọ) tại văn bản số 12227/VPCP-KGVX ngày 17/12/2018; Như vậy, tới nay cả nước có 49 địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia, trên địa bàn 43 tỉnh, thành phố.
Với nguồn TNDL phong phú và đa dạng, các KDLQG được định hướng phát triển thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, chất lượng được đầu tư đồng bộ cả về CSHT & CSVC, nhân lực du lịch, TNDL và công tác xúc tiến, quảng bá, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu du lịch của du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy kinh tế địa phương và quốc gia phát triển. Theo Phụ lục II về các chương trình, dự án đầu tư phát triển du lịch Vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”), kế hoạch phát triển các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB được xác định cụ thể thông qua nguồn vốn tổng đầu tư vào các KDLQG trong các giai đoạn đến năm 2030 (Bảng 4.1).
Bảng 4.1. Dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn đến năm 2030
Đơn vị tính: Triệu USD
Dự án | Giai đoạn | ||
2021-2025 | 2026-2030 | ||
1 | KDLQG Hạ Long – Cát Bà | 220 | 300 |
2 | KDLQG Vân Đồn | 100 | 70 |
3 | KDL Trà Cổ | 100 | 200 |
4 | KDLQG Côn Sơn | 50 | 40 |
5 | KDLQG Ba Vì-Suối Hai | 70 | 50 |
6 | KDLQG Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam | 150 | 150 |
7 | KDLQG Tam Đảo | 70 | 30 |
8 | KDLQG Tràng An | 30 | 20 |
9 | KDLQG Tam Chúc | 30 | 50 |
TỔNG SỐ | 820 | 910 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Của Doanh Nghiệp Du Lịch Về Việc Điều Chỉnh Chính Sách
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
- Giải Pháp Và Kiến Nghị Hoàn Thiện Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia
- Hoàn Thiện Chính Sách Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật Du Lịch
- Hoàn Thiện Kiểm Tra, Thanh Tra Việc Chấp Hành Chính Sách
- Công Văn Số 4929/bgdđt- Gdđh Áp Dụng Cơ Chế Đặc Thù Đào Tạo Các Ngành Về Du Lịch, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Ban Hành Ngày 20 Tháng 10 Năm 2017
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
(Nguồn: Quyết định số 2163/QĐ-TTg) Theo Quy hoạch, vùng ĐBSH&DHĐB có 9 KDLQG. Để phát triển các KDLQG của vùng ĐBSH&DHĐB, dự kiến tổng vốn đầu tư sẽ là 4.020 triệu USD, được phân thành các giai đoạn cụ thể, trong đó có giai đoạn 2021 – 2025 và giai đoạn 2026 – 2030 (Bảng 4.1). Trong đó, KDL Hạ Long – Cát Bà được đầu tư nhiều nhất
với rất nhiều các dự án đầu tư.
4.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
4.2.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
- Hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB cần hướng tới thực hiện mục tiêu và phương hướng phát triển của vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Các chính sách được ban hành phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phương hướng phát triển du lịch nói riêng của Vùng du lịch và của từng địa phương, đảm bảo tính thống nhất, ổn định và phát triển kinh tế xã hội nói chung của địa phương và của Vùng ĐBSH&DHĐB.
- Hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB cần phải phù hợp với phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG của vùng đã được xác định trong Quyết định số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và cũng phải đặt trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 đến hoạt động du lịch trên toàn cầu và đối với Việt Nam.
Nhà nước và các địa phương có KDLQG cần nhận thức đầy đủ và coi trọng vai trò của các chính sách trong phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các KDLQG nói riêng, xác định rõ ràng các phương hướng về chính sách phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các KDLQG nói riêng, từ đó có sự đầu tư thích đáng và phù hợp với điều kiện và tiêu chuẩn của Vùng và địa phương. Tiếp thu và học hỏi có chọn lọc các bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch tại một số KDLQG trên thế giới và tại Việt Nam.
- Hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB cần đồng bộ trên toàn bộ hệ thống chính sách du lịch và quy trình chính sách nhằm phát triển KDLQG của vùng. Các địa phương có KDLQG khi xây dựng và ban hành chính sách phát triển du lịch phải đảm bảo tính đồng bộ cả về hệ thống chính sách, nội dung chính sách và quy trình chính sách. Các chính sách cần có tính thống nhất, liên kết, bổ trợ cho nhau; đồng thời nội dung phải mang tính khoa học, thực tiễn, dễ tiếp cận với mọi đối tượng; ngoài ra quy trình chính sách cần được xây dựng rõ ràng, đầy đủ, minh bạch và logic.
- Hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB cần lấy các đối tượng thụ hưởng chính sách làm trung tâm. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện
chính sách phải dựa trên cơ sở thống nhất chủ trương với hành động, đảm bảo nhận được sự ủng hộ và tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả Nhà nước, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và cả khách du lịch.
- Hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB cần góp phần đảm bảo phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB một cách bền vững.
4.2.2. Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
Theo Quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch được xác định như sau:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
- Ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để huy động nguồn lực đầu tư tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, KDLQG và khu vực có tiềm năng du lịch.
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác công - tư và các mô hình quản trị tích hợp các khu vực công và tư nhân, doanh nhân và cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững; thiết lập các điều kiện tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kích thích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều DNDL có thương hiệu mạnh; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch tiếp thu công nghệ mới, kỹ năng số và tiếp cận tài chính.
- Ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến, phát triển SPDL; phát triển du lịch cộng đồng; bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại cho khách du lịch quốc tế; tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay mới và trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường du lịch trọng điểm và tiềm năng.
- Hoàn thiện các quy định để quản lý và phát triển các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực du lịch phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.
Căn cứ vào đó, có thể xác định định hướng hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB như sau:
- Cần tiếp tục rà soát hoàn thiện hệ thống các chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch của KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB
- Khắc phục các hạn chế trong quy trình chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch của KDLQG Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB
- Tạo lập môi trường, các điều kiện hỗ trợ để xây dựng và triển khai thực thi quy trình chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch của KDLQG vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB
4.3. Giải pháp hoàn thiện chính phát triển các khu du lịch quốc gia vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
4.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các chính sách
Qua phân tích thực trạng các chính sách đã được triển khai, có thể nhận thấy, trong các chính sách phát triển KDLQG, một số chính sách bộ phận như Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, Chính sách tài chính; Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch; Chính sách phát triển SPDL; Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều bất cập. Từ đó, đòi hỏi các địa phương vùng ĐBSH&DHĐB cần có các giải pháp cụ thể đối với một số chính sách bộ phận đó để có thể hoàn thiện được hệ thống chính sách phát triển du lịch tại đây. Cụ thể:
4.3.1.1. Hoàn thiện chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch
Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch dù đã được thực hiện nhưng các điểm du lịch trong các KDLQG hiện nay vẫn đang trong tình trạng bị ô nhiễm môi trường. Cần lưu ý rằng: TNDL luôn gắn với môi trường du lịch. Không thể khai thác và phát triển hoạt động du lịch mà không quan tâm đến môi trường du lịch tại đó. Việc bảo vệ môi trường du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị TNDL, từ đó khai thác để phát triển các SPDL là vấn đề được nhiều nhà quản lý du lịch quan tâm.
Các địa phương có KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB trong những năm qua đã thu hút phần lớn lượng khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần phát triển ngành du lịch Việt Nam và kinh tế tại các địa phương. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, một thách thức không nhỏ đối với các KDL được quy hoạch thành KDLQG là công tác bảo vệ môi trường, việc phát triển du lịch quá nóng đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch trong những năm qua. Trong đó, có nhiều bất cập, khó khăn còn tồn tại như: tại nhiều khu, điểm du lịch còn xuất hiện các chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để nên nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm cục bộ và tái ô nhiễm sau xử lý vẫn xảy ra tại vài khu vực, đặc biệt là tại một số khu, điểm du lịch nằm tại hạ lưu các lưu vực sông, suối, ao hồ, các bãi biển, đảo... Nhà vệ sinh tại các khu, điểm du lịch còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu khi lượng khách tăng cao, trang thiết bị phục vụ không đảm bảo chất lượng và an toàn cho du khách sử dụng.
Do đó, để hoàn thiện chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, các địa phương có KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB cần phải:
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là khi du lịch đang phát triển “nóng” như hiện nay cho các doanh nghiệp du lịch, khách du lịch, người dân địa phương và cả các cấp, các ngành quản lý du lịch địa phương; phát triển du lịch xanh, tăng trưởng xanh. Cần đánh giá sức chứa, sức chịu tải của các KDL được quy hoạch thành KDLQG để định hướng phát triển phù hợp. Cần phải ưu tiên đầu tư hạ tầng để phục vụ công tác môi trường thiết yếu tại các KDL, nhất là các KDL trọng điểm như phải đảm bảo 100% các KDL có nhà vệ sinh đạt chuẩn. Đồng thời, có biện pháp xử lý và ngăn ngừa sự ô nhiễm ở các điểm du lịch trong KDLQG. Chức năng quản lý của BQL hoặc cơ quan quản lý KDLQG được quy hoạch thuộc Vùng cần được làm rõ vì hiện nay nhiều BQL KDL đã được thành lập nhưng chưa phát huy được vai trò và chưa có thực quyền, chưa có quy chế quản lý và bố trí cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường tại các KDL.
Không đơn thuần chỉ là tham quan, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, khách du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần phát triển du lịch bền vững tại các KDLQG hiện tại và tiềm năng. Khách du lịch nên và cần phải tham gia vào công tác bảo vệ môi trường và TNDL. Công việc mà khách du lịch có thể làm là hỗ trợ tài chính cho người dân địa phương, giúp đỡ, tạo điều kiện trong các hoạt động phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các KDLQG nói riêng. Khách du lịch là những người tiêu dùng cuối cùng, bởi vậy cần phải giữ vai trò phát triển du lịch bền vững: phải tôn trọng các giá trị văn hoá bản địa, sắc tộc của người dân bản địa và giá trị tự nhiên của địa phương; tránh những hành vi, thái độ gây ra những tiêu cực đối với người dân tại khu vực. Điều quan trọng là các khách du lịch phải nhận thức, hiểu được đầy đủ về văn hoá, lịch sử, các nguyên tắc đạo đức, các đặc điểm địa lý tự nhiên của khu vực đến thăm.
Để tăng cường quản lý khách du lịch tại các KDLQG được quy hoạch, ngành du lịch các địa phương có KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB cần phải:
Chỉ dẫn giúp du khách thực hiện đúng các quy định của KDLQG, đảm bảo vừa có lợi cho du khách và vừa có lợi cho địa phương. Địa phương cần công bố các quy định một cách rõ ràng, dễ hiểu, ở nơi dễ tiếp cận đối với du khách, đồng thời bố trí người và biển chỉ dẫn hợp lý cho các du khách đến tham quan.
Địa phương cần xây dựng điểm bỏ rác hợp lý, lập các biển báo chỉ dẫn nơi bỏ rác để khách không vứt rác lung tung; bố trí nhân viên trông coi các điểm thăm quan
du lịch không cho bất kỳ ai vẽ ký hiệu riêng lên các di tích và TNDL tại điểm hấp dẫn bên trong KDLQG; đảm bảo TNDL và môi trường địa phương được giữ gìn tốt, không bị xâm hại dù vô tình hay cố ý.
Cần có những khuyến cáo đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế về ý thức tuân thủ luật pháp Việt Nam và ý thức tôn trọng tục lệ, truyền thống, văn hóa của địa phương. Thực hiện đầy đủ các thủ tục tham quan du lịch với cơ quan QLNN tại địa phương.
Mặt khác, ngành Du lịch các địa phương có KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB cũng cần có các biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng và tài sản của du khách; thành lập Ban Thanh tra về an ninh trật tự và đảm bảo môi trường bên trong các KDL được quy hoạch; Ban Thanh tra phải kiểm soát chặt chẽ, không để các tệ nạn xã hội xảy ra tại địa phương; xử lý các đối tượng bán hàng rong, hàng giả, chặt chém, níu kéo, móc túi, xin tiền du khách làm mất mỹ quan hình ảnh về môi trường du lịch sạch đẹp, yên bình và truyền thống hiếu khách của địa phương và những người dân chân chất, thân thiện.
Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó quy định những nội dung mới như du lịch có trách nhiệm, chi trả dịch vụ môi trường hệ sinh thái (với đối tượng là khách du lịch), tăng cường chế tài xử phạt vi phạm nếu xả thải ra môi trường tại điểm du lịch bên trong các KDLQG được quy hoạch.
Chú trọng công tác quy hoạch và đảm bảo thực hiện theo đúng nội dung Quy hoạch phát triển các KDLQG đã được phê duyệt hoặc sắp được phê duyệt nhằm đảm bảo tính khoa học, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch thiếu đồng bộ, chồng chéo, hoặc thực hiện không đúng quy hoạch, gây khó khăn cho công tác quản lý các KDL được quy hoạch thành KDLQG nói chung và quản lý môi trường nói riêng.
Tăng cường năng lực quản lý môi trường trong các KDLQG được quy hoạch, phân công thống nhất đầu mối quản lý các KDL nói trên,… Cần có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị quản lý các KDLQG quy hoạch với các cơ quan hành chính và an ninh địa phương, cơ quan quản lý TW, các công ty du lịch, đại diện các cộng đồng nhân dân địa phương để đồng lòng, thống nhất trong việc đảm bảo môi trường du lịch cho phát triển bền vững.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong
kinh doanh dịch vụ du lịch tại KDLQG. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; Trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững.
4.3.1.2. Hoàn thiện chính sách tài chính
Chính sách tài chính đã đưa ra nhưng hoạt động giải ngân chậm khiến cho đa số các dự án chậm tiến độ, một số dự án phát triển du lịch có ngân sách được cấp không đủ để thực hiện, do đó để hoàn thiện chính sách tài chính của các địa phương có KDLQG trong thời gian tới. Cụ thể, các tỉnh vùng ĐBSH&DHĐB cần tiếp tục thực hiện huy động vốn, giảm thuế và điều chỉnh, phân cấp ngân sách địa phương dành cho phát triển du lịch tại các KDLQG. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, rút ngắn thời gian giải ngân cho các dự án chậm tiến độ bằng cách yêu cầu xây dựng lộ trình cụ thể cho các dự án, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện, đảm bảo đúng thời gian, thời hạn thực hiện, phân bổ ngân quỹ trên cơ sở tiến độ và mức độ thực hiện thực tế của dự án,…
Về huy động vốn đầu tư, các tỉnh vùng ĐBSH&DHĐB cần tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch. Tạo lập hình ảnh định vị là các KDLQG có quy mô và điều kiện phát triển du lịch tầm cỡ quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, trên cả phương diện quốc gia, Việt Nam chưa xây dựng được hình ảnh định vị KDLQG rõ ràng. Do đó, thời gian tới các địa phương cần có kế hoạch định vị du lịch của từng địa phương, coi đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch cũng như thu hút đầu tư phát triển du lịch. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để phát triển du lịch tại các KDLQG. Với thông điệp là tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và thân thiện với nhà đầu tư phát triển du lịch, các địa phương có KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB cần tạo ra sự cân bằng lợi ích giữa địa phương và nhà đầu tư. Các chính sách “giá” mà chính quyền địa phương có thể thực hiện nhằm hỗ trợ cho nhà đầu tư bao gồm: Ban hành chính sách về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật như đường giao thông, điện,… có tính chất liên vùng; Thống nhất ưu đãi về chính sách thuế, phí, lãi suất cho các dự án du lịch trong khu vực; Có chương trình hợp tác về đào tạo, chia sẻ, NNL du lịch…
Liên quan đến điều kiện kinh doanh, cần có chính sách đề nghị miễn giảm thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, kích thích các doanh nghiệp kinh doanh phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cũng như người dân địa phương.
Về điều chỉnh, phân cấp ngân sách địa phương cho phát triển du lịch cần rõ ràng, căn cứ vào tình hình thu – chi và cân đối thu chi của từng địa phương. Địa phương nào có chưa có khả năng cân đối thu chi ngân sách địa phương thì cần hỗ trợ phân cấp ngân sách từ TW, đảm bảo gắn việc phân cấp ngân sách với trách nhiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.
4.3.1.3. Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
Hiện nay, chính sách đào tạo phát triển NNL đã thực hiện nhưng trình độ NNL du lịch địa phương đa phần vẫn còn thấp. Để hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch tại các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB, các địa phương trong Vùng cần phải:
Tăng cường mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ về dịch vụ nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn... cho đội ngũ lao động du lịch trên địa bàn song song với việc nâng cao chất lượng SPDL.
Từng bước mở rộng mô hình đào tạo theo cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo giữa nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của người học và của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động, trong đó, chi đầu tư của ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Huy động vốn đầu tư cho giáo dục từ doanh nghiệp và tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp chủ động tham gia các khóa đào tạo. Kinh phí đào tạo được trực tiếp hạch toán vào giá thành sản phẩm.
Đẩy mạnh điều tra, tìm hiểu các yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn về trình độ nhân lực của các DNDL để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ sở đào tạo.
Tiếp tục mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ văn hoá xã, phường và thôn, bản nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý các điểm du lịch tham quan trong KDL được quy hoạch thành KDLQG; Tập huấn kỹ năng nghề cho người dân khi tham gia cung ứng các hoạt động du lịch tại địa phương, nhất là ở các KDLQG.
Ngoài ra, cần khuyến khích người làm du lịch không ngừng chủ động nâng cao tay nghề và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu hợp pháp của khách du lịch.
Cụ thể, các giải pháp chính cần tập trung vào các nội dung sau: Xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục các cấp học từ giáo dục nghề nghiệp (dạy nghề, trung cấp, cao