Đánh Giá Của Doanh Nghiệp Du Lịch Về Công Tác Kiểm Tra Chấp Hành Chính Sách


giá trị di sản Văn hóa, Thiên nhiên Thế giới Tràng An trong xây dựng và phát triển SPDL,... Xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của di sản kép đầu tiên của Đông Nam Á, rút kinh nghiệm từ những sai phạm trước đó, BQL thuộc Sở Du lịch luôn chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành có liên quan theo dõi, nắm bắt tình hình việc đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; tổ chức tuần tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, kinh doanh du lịch trong khu di sản; kịp thời phát hiện, lập biên bản các trường hợp sai phạm; kiến nghị với cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo thẩm quyền quy định.

Trong gần 7 tháng, đã lập biên bản đối với 9 trường hợp xây dựng nhà ở và xây dựng cơ sở lưu trú không có giấy phép xây dựng; 14 trường hợp xây dựng trên đất không được phép xây dựng; 2 trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp; 3 trường hợp xây dựng quá chiều cao quy định. Ngành du lịch Tỉnh cũng tích cực phối hợp với UBND các huyện, xã trong khu Di sản tiến hành rà soát, kiểm tra, xử lý về trật tự xây dựng và kinh doanh lưu trú du lịch của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi Quần thể danh thắng Tràng An, tiến hành khảo sát thực địa, xác minh vị trí của các thửa đất cho 37 hộ gia đình trước khi cấp phép xây dựng nhà ở và 23 hộ gia đình trước khi đăng ký kinh doanh lưu trú hộ cá thể trên địa bàn Di sản, thoả thuận để UBND huyện Hoa Lư cấp phép xây dựng theo thẩm quyền cho 21 trường hợp. Cũng trong thời gian này, Sở Du lịch cũng đã gửi văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố và Công an tỉnh dừng cấp phép và thu hồi một số ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy, chữa cháy đã cấp cho các hộ kinh doanh Homestay trong vùng lõi Di sản. Đến nay, các đơn vị đã triển khai thực hiện nghiêm túc,… Như vậy, công tác kiểm tra đã được tăng cường nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những vi phạm của cơ sở kinh doanh homestay trên địa bàn Tỉnh.

Tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Du lịch năm 2017 về kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành của doanh nghiệp với các chính sách phát triển du lịch của thành phố Hà Nội thời gian qua, như chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch, chính sách phát triển SPDL, chính sách về nhân lực du lịch,… Qua công tác thanh tra, kiểm tra ngành du lịch Thành phố đã phát hiện, xử lý 12 tổ chức và 4 cá nhân vi phạm trong lĩnh vực du lịch với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính lên đến 170 triệu đồng, đã chấp hành xong việc nộp phạt 162.500.000đ. Thu hồi 01 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 5 quyết định công nhận loại hạng cơ sở lưu trú du lịch. Xử lý 93 cơ sở lưu trú, 66 doanh nghiệp lữ hành được nhắc nhở, yêu cầu hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp chất lượng dịch vụ; Năm 2018, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, xử lý 36 công ty kinh doanh dịch vụ


lữ hành (3 công ty Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội đã ban hành 02 Quyết định xử phạt đối với từng công ty) và 24 cá nhân hoạt động hướng dẫn viên, với tổng số tiền vi phạm: 323.000.000 đồng; Trong 9 tháng đầu năm 2019, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, xử lý 33 công ty 225,5 triệu đồng và phạt 15 cá nhân 53,7 triệu đồng, với tổng số tiền 279,2 triệu đồng. Đồng thời, ngành du lịch Hà Nội đã tham gia Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch tại một số đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là tại các khu vực có KDLQG được quy hoạch theo Quyết định 2163/QĐ-TTg.

Trong triển khai chính sách, rất cần sự tôn trọng và tuân thủ đúng định hướng quy hoạch du lịch của địa phương. Với các dự án quy hoạch du lịch, các địa phương trong Vùng cũng thường xuyên kiểm tra, xem xét thực trạng quy hoạch, kịp thời bổ sung các công trình, dự án cho phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo khai thác và phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Chẳng hạn như, ở Hải Phòng, UBND thành phố chỉ đạo Sở Du lịch chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát nội dung bản Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 có từ năm 2014, theo đó vào cuối năm 2017, Sở Du lịch thành phố đề xuất thay đổi một số nội dung về định hướng không gian du lịch, loại hình du lịch, hạ tầng giao thông Cát Bà. Ở thị trấn Cát Bà, bổ sung loại hình du lịch tâm linh (công viên ngoạn cảnh, tượng Phật, các không gian đình, chùa,…), điều chỉnh loại hình du lịch vui chơi giải trí từ xe trượt địa hình sang tàu hỏa leo núi; Bổ sung định hướng về cấp độ (khách sạn 5-6 sao) đối với phân khu dịch vụ lưu trú trên biển tại đảo Cát Ông, đảo Khỉ theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Bổ sung các loại hình du lịch vào không gian khu vực vịnh trung tâm Cát Bà gồm: bãi tắm công cộng phục vụ nhân dân, phát triển khu ẩm thực, KDL nghỉ dưỡng, khách sạn, dịch vụ thương mại, nhà ở phục vụ du lịch,… Tại khu vực Phù Long, bổ sung loại hình dịch vụ hỗ trợ. Bên cạnh đó, điều chỉnh địa bàn đối với khu công viên nước, công viên vui chơi giải trí, khu trình diễn đa phương tiện từ khu vực vịnh Lan Hạ và công viên đại dương từ khu vực đảo Cát Ông về Khu đô thị Cái Giá. Việc điều chỉnh như vậy đã mang lại hướng phát triển phù hợp hơn cho du lịch Cát Bà trong thời gian tới.

Kết quả điều tra xã hội học với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB cho thấy, tại đa số các địa phương, việc kiểm tra được đánh giá là khá đảm bảo, trong đó đánh giá ở mức xấp xỉ Tốt là Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), tuy nhiên KDL Tam Chúc (Hà Nam) chỉ được đánh giá trên mức Kém (Hình 3.8).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

ĐVT: Mức điểm trung bình


Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 14

3.83

3.33 3.33

3.07

3.31 3.18 3.19 3.19

3.17

5


0

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

Hình 3.8. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch về công tác kiểm tra chấp hành chính sách

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)

b. Về thanh tra thực hiện chính sách

Trong quá trình triển khai các chính sách phát triển du lịch tại địa phương, hoạt động du lịch tại địa phương đã có sự cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, nhìn chung sự quản lý của cơ quan QLNN đôi khi chưa chặt chẽ, việc phát hiện ra sai phạm có thể bị chậm trễ, làm ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh và thực trạng phát triển du lịch tại địa phương. Vì vậy bên cạnh hoạt động kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách thì công tác thanh tra cũng rất được coi trọng. Đoàn thanh tra có thể trực thuộc các Sở, ban ngành về du lịch ở cấp TW và địa phương, cũng có thể là cơ quan độc lập được UBND địa phương giao thực hiện công việc. Để làm được nhiệm vụ, Thanh tra có thể dựa vào bộ máy chuyên môn của mình và quần chúng. Cơ quan Thanh tra có trách nhiệm xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo để tìm kiếm những biện pháp giải quyết thoả đáng theo quy định, thường được thực hiện khi có đơn tố cáo, khiếu nại từ địa phương.

Cụ thể, tại Hà Nội, để tăng cường phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra các nội dung hoạt động trong triển khai chính sách du lịch, giải quyết kiến nghị, phản ánh của khách du lịch, Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động Du lịch và giải quyết kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020. Kế hoạch nhằm tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các chỉ đạo của các Bộ, ngành và thành phố Hà Nội, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Đây là cơ sở đảm bảo thành phố Hà Nội nói chung và các KDLQG nói riêng của Thành phố phát triển du lịch theo đúng định hướng, quan điểm của chính phủ cũng như của thành phố, thúc đẩy sự tăng trưởng và đảm bảo mang lại hiệu quả cho ngành du lịch Hà Nội.

Tại Quảng Ninh, ban Thanh tra tỉnh Quảng Ninh cũng đã tổ chức nhiều cuộc


thanh, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đúng quy trình; xử lý vi phạm chặt chẽ, nghiêm minh đúng pháp luật. Đặc biệt, tăng cường thanh tra chính sách phát triển SPDL thông qua các hoạt động của hướng dẫn viên du lịch các đoàn khách du lịch Trung Quốc, Tây Âu, ASEAN... chủ yếu ở các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long như động Thiên Cung, đảo Ti Tốp, Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và các điểm mua sắm phục vụ khách du lịch tại TP Hạ Long, Móng Cái. Qua đó đã phát hiện được nhiều hướng dẫn viên có hành vi vi phạm như tự ý thay đổi chương trình, không có thẻ, sử dụng thẻ giả, thẻ hết hạn, không đeo thẻ, không mang theo chương trình du lịch, không quản lý khách du lịch theo chương trình mà doanh nghiệp lữ hành đã đăng ký. Bên cạnh tăng cường kiểm tra các hoạt động lữ hành, lực lượng thanh tra Sở Du lịch tiến hành kiểm tra việc thực hiện chính sách về tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch như Quy chế quản lý bãi tắm du lịch; việc chấp hành các quy định của Nhà nước và pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ liên quan đến môi trường biển; thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi sử dụng dịch vụ tại các bãi tắm du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tăng cường kiểm tra các điểm mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, hoạt động các cơ sở lưu trú, xử lý nhiều trường hợp vi phạm quy định pháp luật. Ngoài kiểm tra các hoạt động du lịch, Thanh tra Du lịch còn thường trực đường dây nóng, theo dõi tổng hợp các hoạt động cụ thể nhằm triển khai nội dung chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh,...

Đối với các doanh nghiệp, công tác thanh tra phát huy hiệu quả sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch mà doanh nghiệp cung cấp cho du khách tới với các KDLQG. Đánh giá về nội dung này, đa phần các doanh nghiệp đều bày tỏ sự khá hài lòng với công tác thanh tra đang được triển khai tại địa phương, đặc biệt là qua các đường dây nóng. Đây là yếu tố góp phần không nhỏ giúp giữ gìn hình ảnh, thương hiệu của điểm đến du lịch, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch đến với các KDLQG trong thời gian tới (Hình 3.9).

3.73

3.32

3.07 3.15

3.25

3.21 3.22 3.21 3.20

ĐVT: Mức điểm trung bình


4.00

2.00

0.00


(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

Hình 3.9. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch về công tác thanh tra chấp hành chính sách

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)


Qua những phân tích trên cho thấy, về cơ bản các doanh nghiệp kinh doanh tại đây khá hài lòng với công tác này. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả lâu dài, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách cần được tiến hành thường xuyên hơn, với nhiều cách thức tiếp cận và thực hiện, vừa đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động đúng quy định của Nhà nước và địa phương, tránh gây lãng phí không cần thiết, vừa tạo điều kiện phát triển bền vững du lịch tại địa phương có KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB.

3.2.2.4. Thực trạng đánh giá, điều chỉnh chính sách

Đánh giá và điều chỉnh chính sách là một nội dung quan trong trong quy trình chính sách nhằm đảm bảo tính khả thi, hợp lý và phù hợp các các yếu tố biến động của môi trường du lịch tại các địa phương. Nội dung đánh giá và điều chỉnh chính sách bao gồm các vấn đề sau:

a. Về đánh giá chính sách: Các chính sách được ban hành nhằm mục tiêu định hướng phát triển du lịch tại các địa phương có KDLQG. Trên cơ sở các chính sách được ban hành và triển khai, các cơ quan chức năng (theo quyền hạn và trách nhiệm của mình) đã tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách tại các địa phương. Khách thể đánh giá là doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa phương có KDLQG được quy hoạch.

Tiêu chí đánh giá chính sách bao gồm: Sự phù hơp đường lối của Đảng và Nhà nước, sự đồng bộ, minh bạch, ổn định, có tính khoa học và khả thi, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và du khách, nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân cư địa phương. Sau khi thanh tra, kiểm tra việc triển khai và chấp hành chính sách, hàng năm, UBND các địa phương có KDLQG tổ chức các cuộc họp, hội nghị tổng kết, đánh giá tình hình phát triển du lịch trên cơ sở triển khai chính sách du lịch tại địa phương để từ đó có những điều chỉnh, thay đổi sao cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong phát triển du lịch địa phương ở từng giai đoạn cụ thể. Vì hiện nay chưa có chính sách phát triển du lịch của riêng KDLQG nên thường chính sách phát triển KDLQG là các chính sách phát triển du lịch tại địa phương có KDLQG. Thông qua các buổi họp, hội nghị đó, các cấp, các ban, ngành, đoàn thể có trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách báo cáo tình hình thực hiện công việc mình phụ trách để từ đó có những căn cứ đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ và rút ra những kinh nghiệm, khắc phục thiếu sót, tồn tại trong việc thực hiện chính sách ở những giai đoạn sau đó. Nội dung cuộc họp và các báo cáo tổng kết đều được công khai trên các phương tiện truyền thông, cho phép các đối tượng có nhu


cầu đều có thể tiếp cận thông tin. Đây chính là cách thức đánh giá việc thực hiện chính sách mà tất cả các địa phương, trong đó có địa phương có các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, hiện nay đang áp dụng. Các báo cáo này sau đó đều được công khai trên các website của địa phương để các đối tượng liên quan (ví dụ như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch,các tổ chức, cá nhân và khách du lịch,…) có thể tìm hiểu và nắm được thông tin.

Đánh giá về nội dung này, tùy thuộc từng tiêu chí mà mức độ hài lòng của doanh nghiệp kinh doanh du lịch được thể hiện khác nhau, có những tiêu chí ở địa phương này được đánh giá khá Tốt, nhưng ở địa phương khác lại ở dưới mức Trung bình. Về tổng thể, mức đánh giá của doanh nghiệp chỉ ở khoảng Trung bình, thể hiện doanh nghiệp tạm Hài lòng khi đánh giá các chính sách được ban hành. Cụ thể:

- Về tiêu chí sự phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước, đa phần các DNDL đánh giá khá Hài lòng với mức điểm trung bình khoảng 3,50 – 3,79, trong đó được đánh giá với điểm cao nhất là Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) và điểm thấp nhất là Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương) (Hình 3.10).

ĐVT: Mức điểm trung bình

4

3.5

3


3.79

3.6

3.58

3.58

3.52

3.58

3.52

3.5

3.52

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

Hình 3.10. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch về mức độ phù hợp của chính sách với đường lối của Đảng và Nhà nước

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)

- Về tiêu chí sự đồng bộ, nhất quán, minh bạch, ổn định và có tính kế thừa, đa phần

các DNDL đánh giá với mức điểm dao động từ mức Kém đến Trung bình, trong đó được đánh giá với mức điểm cao nhất tại Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) và mức điểm thấp nhất ở KDL Tam Đảo (Vĩnh Phúc) (Hình 3.11).

ĐVT: Mức điểm trung bình


5


0 3.4 3.25 2.86 3.28 3.21 3.4 3.39 3.38 3.46

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)


Hình 3.11. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch

về sự đồng bộ, nhất quán, minh bạch, ổn định và có tính kế thừa của chính sách

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)

- Về tiêu chí tính khoa học và khả thi, đa phần các DNDL khá Hài lòng với tiêu


chí này, trong đó được đánh giá với mức điểm cao nhất tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) và mức điểm thấp nhất ở Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình). Tuy nhiên, mức đánh giá chung không chênh lệch quá nhiều (Hình 3.12).

ĐVT: Mức điểm trung bình


4


3

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

Hình 3.12. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch về tính khoa học và khả thi của chính sách

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)

- Về tiêu chí khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của doanh nghiệp kinh doanh du lịch và du khách tại KDLQG, các doanh nghiệp đánh giá khá thấp, trong đó được đánh giá với mức điểm mức điểm thấp nhất ở KDL Tam Đảo (Vĩnh Phúc) với 2,92 điểm, tiếp theo là Điểm tham quan Ba Vì – Suối Hai (Hà Nội) và Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương) với 2,99 điểm, đánh giá ở mức cao nhất tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) (Hình 3.13).

ĐVT: Mức điểm trung bình

3.68

2.99

2.92

3.33

2.99

3.39

3.39

3.38

3.37

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

Hình 3.13. Đánh giá của DNDL về khả năng đáp ứng nhu cầu của chính sách

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)

- Về tiêu chí sự ủng hộ của dân cư, thể hiện thông qua sự chấp hành và chủ động triển khai, thực hiện các nội dung của chính sách tại địa phương. Với tiêu chí này, các doanh nghiệp đánh giá khá tốt với mức điểm bình quân từ 3.22 – 3.63. (Hình 3.14).

ĐVT: Mức điểm trung bình


4


3.5


3


3.63

3.44

3.48

3.5

3.44

3.45

3.45

3.4

3.22

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)


Hình 3.14. Đánh giá của DNDL về sự ủng hộ của dân cư chính sách

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)


Trong đó được đánh giá với mức điểm mức điểm thấp nhất ở Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương) với 3,22 điểm và đánh giá ở mức cao nhất tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với 3,63 điểm.

b. Về điều chỉnh chính sách

Trong quá trình thực hiện các nội dung điều chỉnh, qua quan sát thực tiễn của tác giả và qua tham vấn ý kiến chuyên gia là những người quản lý trong BQL các KDLQG của địa phương cho thấy, qua một thời gian ban hành chính sách, nhiều địa phương đã quyết định điều chỉnh một số nội dung chính sách cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể như: đã và đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo một số văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn thi hành Luật du lịch, một số chính sách phát triển du lịch như các quyết định điều chỉnh quy hoạch, các Nghị quyết phát triển du lịch phù hợp với bối cảnh hiện tại trong nước và thế giới để đáp ứng yêu cầu phát triển các KDLQG và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương; thực hiện một số điều chỉnh chính sách riêng của từng địa phương như điều chỉnh một số hỗ trợ đầu tư riêng của địa phương, cụ thể là: hỗ trợ phát triển SPDL đặc thù phù hợp với địa phương, điều chỉnh một số mức thuế ưu đãi riêng với đầu tư du lịch,... Sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và theo định hướng chung của toàn ngành du lịch đã dẫn đến các kết quả khả quan về khách du lịch đến và doanh thu của ngành du lịch tại các địa phương vùng ĐBSH&DHĐB (Bảng 3.1 và Bảng 3.2). Có thể kể đến một số địa phương như:

Tại Hạ Long, Quảng Ninh, vừa ban hành chính sách điều chỉnh quy hoạch thành phố đến 2040, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 702/QĐ-TTg ngày 7/6/2019, theo đó phát triển Hạ Long theo hướng tăng trưởng xanh gắn liền với thành phố du lịch biển văn minh, thân thiện mang tầm đẳng cấp quốc tế. Theo đà phát triển này, Hạ Long trong tương lai sẽ không chỉ là khu vực phát triển đa cực với tiềm năng, lợi thế của các vùng khác nhau, mà còn là một trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế, có sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước.

Tại Ninh Bình, Tỉnh ủy Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2016 trong đó xác định “Bảo vệ và phát huy hiệu quả, bền vững các giá trị của Di sản là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp và của nhân dân trong tỉnh” nhằm bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, được quy hoạch thành KDLQG Tràng An, trong phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, yêu cầu các đơn vị chức năng cần kiểm tra, rà soát các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn di sản, từ đó kịp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023