Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Một Số Chương Trình, Dự Án Liên Quan Đến Xóa Đói Giảm Nghèo Giai Đoạn 2000-2006

tiờu: đẩy nhanh tốc độ giảm nghốo, hạn chế tỏi nghốo; củng cố thành quả giảm nghốo, tạo cơ hội cho hộ đó thoỏt nghốo vươn lờn khỏ giả; cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở cỏc xó nghốo, xó đặc biệt khú khăn; nõng cao chất lượng cuộc sống của nhúm hộ nghốo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cỏch chờnh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nụng thụn, giữa đồng bằng và miền nỳi, giữa nhúm hộ giàu và nhúm hộ nghốo. Cụ thể đến năm 2010, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghốo xuống cũn 10-11% (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghốo); thu nhập của nhúm hộ nghốo tăng 1,45 lần so với năm 2005; phấn đấu 50% số xó đặc biệt khú khăn vựng bói ngang ven biển và hải đảo thoỏt khỏi tỡnh trạng đặc biệt khú khăn.

- Dự án trồng 5 triệu ha rừng: mục tiêu và nguồn lực của chương trình này hầu hết dành cho người nghèo và xã nghèo được hưởng lợi, thông qua việc trồng mới và bảo vệ rừng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Chương trình 135 phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa với mục tiêu nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xó đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tỡnh trạng nghốo nàn, lạc hậu, chậm phỏt triển, hoà nhập vào sự phỏt triển chung của cả nước.

- Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo tác động đến xoá đói giảm nghèo thông qua việc xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; cung cấp sách giáo khoa cho học sinh miền núi và dân tộc; nâng cấp cơ sở vật chất các trường học phổ thông…

- Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế tác động đến xoá đói giảm nghèo thông qua việc chữa các bệnh như sốt rét, bướu cổ, phong, lao, sốt xuất huyết… cho nhân dân nói chung, trong đó phần lớn là người nghèo, nâng cấp trang thiết bị các cơ sở y tế; xoá các xã trắng về y tế.

- Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nói chung, xây dựng các công trình cung cấp nước sạch ở các xã nghèo.

- Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số - kế hoạch hoá gia đình cung cấp các phương tiện, dịch vụ tránh thai cho nhân dân, trong đó có người nghèo để hạn chế tăng dân số, từ đó tác động đến xoá đói, giảm nghèo.

- Chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em có mục tiêu tác động đến xoá đói, giảm nghèo thông qua việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em.

Việc thực hiện các chương trình đó đã huy động đa dạng các nguồn lực góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là người nghèo.

Bảng 6: Chi ngân sách nhà nước cho một số chương trình, dự án liên quan đến xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2000-2006

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chương trình,

dự án


2000


2002


2003


2004


2005


2006


2007

XĐGN (bao gồm cả chương trình

135)


917


1.867


2.117


2.148


2.637


2.741


1.846

DS-KHHGĐ

637

829

706

440

528

572

602

Y tế dự phòng

383

479

430

508

672

310

1010

Nước sạch và VSMT


85


219


270


227


301


353


430

GD-ĐT

566

720

990

1.299

1.764

2.970

3.380

5 triệu ha rừng

293

351

392

476

503

610

720

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 10

Nguồn: Bộ Tài chính, Số liệu ngân sách nhà nước các năm 2000, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007.

Có thể thấy, vốn ngân sách dành cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến lĩnh vực xóa đói giảm nghèo liên tục tăng trong những năm qua thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Ngoài nguồn vốn tín dụng từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội khoảng 19.000 tỷ đồng, cho gần 5 triệu lượt hộ nghèo vay, đạt bình quân 1,7 triệu đồng/hộ. Với sự đầu tư to lớn nói trên của Nhà nước, cũng như sự nỗ lực của chính những đối tượng thụ hưởng chính sách đã đem lại những kết quả to lớn, tỷ lệ nghèo từ 59% năm 1993 xuống 29% năm 2002 và xuống cũn khoảng 18,1% năm 2004. Đến cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước (theo chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 - 2005) còn 7%. Theo chuẩn hộ nghèo mới, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 15,47%, đến cuối năm 2007 còn 14,75%. Thu nhập ở khu vực thành thị và nông thôn đều tăng. Năm 2006, thu nhập bỡnh quõn 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 1.058 nghỡn đồng, khu vực nông thôn đạt 506 nghỡn đồng. Thu nhập bỡnh quõn 1 người 1 thỏng của nhúm hộ nghốo nhất (nhúm 1) đạt 184 nghỡn đồng. Về chênh lệch mức sống hộ gia đỡnh, so sỏnh 20% số hộ cú mức thu nhập cao nhất với 20% số hộ cú thu nhập thấp nhất thỡ hệ số chờnh lệch năm 2004 là 8,4 lần (hệ số này năm 1999 là 7,6 lần, năm 2002 là 8,1 lần, năm 2004 là 8,3 lần).

Chính sách xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm xem là một trong những chương trình phát triển kinh tế - xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài. Ngân sách Nhà nước hàng năm luôn dành tỷ lệ cao cho công tác này, ngoài ra còn được sự đóng góp, ủng hộ của nhân dân và các tổ chức xã hội cho công tác cứu trợ xã hội. Nhờ vậy, chính sách xóa đói giảm nghèo và trợ cấp xã hội của Nhà nước đã thực sự là chỗ dựa cho những người yếu thế trong xã hội, giúp họ hoà nhập với xã hội, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Tuy đã đạt được những thành tích ban đầu đáng khích lệ như trên, nhưng trong thực tế, tỷ lệ đói nghèo ở nước ta còn cao. Đặc biệt tỷ lệ đói nghèo chiếm tỷ lệ cao ở một số vùng khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tình trạng thiếu đói vẫn xảy ra ở một số vùng bị thiên tai. Ví dụ, năm 2007 trên địa bàn cả nước vẫn có

723,9 nghìn lượt hộ với 3.034,5 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói giáp hạt. Xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, nhiều hộ tuy thoát khỏi đói nghèo nhưng mức sống chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo chút ít. Vì vậy chỉ cần có một biến cố trong cuộc sống là họ lại trở lại tình trạng đói nghèo. Vì vậy, tỷ lệ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo còn cao - bình quân hàng năm khoảng 7%.

2.1.3.3. Chính sách bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xó hội.

BHXH đã bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam từ những năm 1960, tuy nhiên chỉ thực sự đi vào quy củ, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân từ khi Bộ luật lao động năm 1994 chính thức có hiệu lực, với những quy định cụ thể về BHXH. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 02-4-2002 cũng đã chỉnh sửa một số điều liên quan đến BHXH. Ngay trong phần những vấn đề chung, tại Điều 7 đã quy định rõ người lao động được BHXH theo quy định của pháp luật. Bộ luật cũng dành hẳn Chương 12 để quy định về BHXH. Để hướng dẫn thực hiện Chương 12 của Bộ luật lao động về BHXH, ngày 26-01-1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/CP về việc ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội. Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998 và 2003. Cũng trong năm 1995, để thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống lao động - thương binh và xó hội và Tổng liờn đoàn Lao động Việt Nam, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý Quỹ BHXH và thực hiện cỏc chế độ, chính sách bảo hiểm xó hội theo phỏp luật của Nhà nước, ngày 16-02-1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP việc thành lập BHXH Việt Nam. Đến năm 2002, để phù hợp hơn với tình hình thực tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06-12-2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Theo đó, BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xó hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ BHXH theo quy định của pháp luật.

Ngày 29-6-2006, lần đầu tiên một luật chuyên biệt về BHXH đã được Quốc hội khoá XI thông qua, Luật BHXH. Để hướng dẫn thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc và Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28-12- 2007 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.

Theo Luật BHXH, có 3 chế độ BHXH là BHXH bắt buộc gồm các chế độ:ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; BHXH tự nguyện gồm các chế độ: hưu trí, tử tuất; bảo hiểm thất nghiệp gồm các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tỡm việc làm.

Về đối tượng tham gia BHXH. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức; người làm việc trong lực lượng vũ trang, làm công tác cơ yếu; người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đó đóng BHXH bắt buộc. Người tham gia BHXH tự nguyện là cụng dõn Việt Nam trong độ tuổi lao động ngoài các đối tượng kể trên. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xó hội, tổ chức chớnh trị xó hội - nghề nghiệp, tổ chức xó hội - nghề nghiệp, tổ chức xó hội khỏc; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lónh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tỏc xó, hộ kinh doanh cỏ thể, tổ hợp tỏc, tổ chức khỏc và cỏ nhõn cú thuờ mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. Các đối tượng sử dụng lao động kể trên có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Về nguyên tắc BHXH, mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu

nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

Về mức đóng và phương thức đóng. Với Quỹ BHXH bắt buộc, hàng tháng, người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%; người sử dụng lao động đóng 15% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động (trong đó, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%). Với Quỹ BHXH tự nguyện, mức đóng hàng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng BHXH (thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi thỏng lương tối thiểu chung); từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Với Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.

Việc thực hiện chính sách BHXH ở nước ta những năm qua đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Đối tượng được hưởng cũng như đối tượng tham gia đóng BHXH ngày càng mở rộng, hiện có khoảng 6 triệu người tham gia đóng BHXH và khoảng 1,8 triệu người được nhận BHXH. Thực hiện nguyên tắc cùng chia xẻ trách nhiệm về BHXH: người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH. BHXH tự nguyện đã được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội có sử dụng lao động theo hợp đồng. Lương hưu cho người lao động của người lao động nghỉ hưu từ 1-1-1995 được trả thông qua BHXH chứ Nhà nước không còn chi trả trực tiếp như trước kia. Chỉ những đối tượng về hưu từ trước ngày 1-1-1995 Nhà nước mới trực tiếp trả lương (hiện có khoảng 1 triệu

người). Thực hiện tách bảo hiểm y tế khỏi BHXH do tính chất đặc thù của hai loại hình bảo hiểm này khác nhau. Do đó đảm bảo được tính chuyên sâu trong hoạt động bảo hiểm. Các quy định về cơ chế thu, chi và sử dụng nguồn vốn từ quỹ BHXH ngày càng chặt chẽ. Đã thành lập quỹ BHXH tách khỏi ngân sách nhà nước, hạch toán độc lập. Quỹ này được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho BHXH và chi trả lương hưu vẫn còn rất lớn.

Bảng 7: Chi ngân sách nhà nước cho BHXH qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

2003

2004

2005

2006

Chi NSNN cho BHXH

9.843

9.490

12.035

10.550

Nguồn: Bộ Tài chính, Công khai ngân sách nhà nước năm 2003, 2004, 2005, 2006,2007.

Như vậy có thể thấy, dù đã có sự đóng góp từ người thụ hưởng nhưng nguồn thu bảo hiểm xã hội vẫn rất hạn chế, ngân sách nhà nước vẫn phải cấp phát một khối lượng rất lớn cho quỹ BHXH, dù đã có xu hướng giảm xuống nhưng theo tính toán vẫn chiếm đến khoảng 70%. Đó là chưa kể khoảng hơn 10.000 tỷ đồng hàng năm ngân sách dùng để trả lương hưu cho những người về hưu trước năm 1995 như đã nói ở trên. Trong khi đó, chi cho BHXH rất lớn, vì vậy bội chi BHXH ở nước ta rất cao, vào khoảng 30% trong những năm qua. Đây là vấn đề cần quan tâm bởi nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, cơ chế tạo nguồn cho BHXH không được linh hoạt và hiệu quả thì sớm muộn cũng sẽ dẫn đến tình trạng phá sản quỹ BHXH. Nhà nước sẽ không thể mãi hỗ trợ cho quỹ BHXH vì sẽ dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách, chưa kể tổ chức BHXH là tổ chức sự nghiệp, mà các tổ chức sự nghiệp tiến tới sẽ không còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.

Tóm lại, thời gian qua, Quỹ BHXH bước đầu được tách khỏi ngân sách nhà nước, hạch toán độc lập. Số người tham gia BHXH ngày càng tăng và được mở rộng tới người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế; thực hiện nguyên tắc cùng chia sẻ trách nhiệm về BHXH, số thu BHXH đã tăng lên đáng kể, góp phần giảm

nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, góp phần to lớn vào việc ổn định cuộc sống cho người lao động; tăng thêm vốn cho đầu tư xã hội.

Tuy nhiên chính sách BHXH còn một số hạn chế như:

+ Đối tượng tham gia BHXH có tăng, nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế. Lao động khu vực ngoài quốc doanh trong những năm gần đây tăng mạnh, nhưng số lao động tham gia BHXH ở khu vực này rất ít. Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, hiện chỉ có 10% doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm cho công nhân. Tuy nhiên trong đó chỉ có gần 50% công nhân trong những doanh nghiệp đó được đóng bảo hiểm. Cũn theo thống kờ của Ủy ban cỏc vấn đề xó hội của Quốc hội, hiện nay chỉ có 44% người phải tham gia bảo hiểm bắt buộc đóng bảo hiểm, số cũn lại chủ doanh nghiệp cố tỡnh trốn trỏnh, hoặc lỏch luật bằng cỏch ký hợp đồng lao động ngắn hạn (3 tháng) liên tục để không tham gia bảo hiểm.

+ Nguồn thu của quỹ BHXH còn rất hạn hẹp lại bị thất thu lớn. Nhiều đơn vị đăng ký tham gia BHXH nhưng số tiền nợ đang lớn, chưa có biện pháp thực hiện đầy đủ BHXH. Trốn đóng bảo hiểm hoặc nợ đó gõy thất thu quỹ bảo hiểm là căn bệnh cố hữu của nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động. Tiền nợ bảo hiểm của các doanh nghiệp đó thành nợ khú đũi mặc dự trong Luật BHXH cũng đó quy định chế tài xử lý đối với chủ doanh nghiệp đóng BH chậm hoặc cố tỡnh chõy ỳ.

+ Các biện pháp để duy trì và làm tăng trưởng quỹ BHXH còn đơn điệu, nghèo nàn, nên quỹ BHXH về cả trước mắt và lâu dài khó có thể cân đối được thu - chi. Bằng chứng cụ thể là suốt những năm vừa qua luôn bội chi BHXH và dựa vào chi từ ngân sách nhà nước là chủ yếu.

2.1.3.4. Chính sách cứu trợ xã hội

Chính sách cứu trợ xã hội là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính sách xã hội nhằm giúp những người yếu thế trong xã hội có thể vượt qua được khó khăn, bảo đảm được cuộc sống bình thường. Chính sách cứu trợ xã hội của Nhà nước gồm hai mảng chính là chính sách trợ cấp đột xuất (đối với đối tượng khó khăn do thiên tai gây ra) và chính sách trợ cấp thường xuyên (đối với đối tượng thiệt thòi

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 15/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí