Một Số Chính Sách Xã Hội Tác Động Tới Phân Phối Thu Nhập Cá Nhân

cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Mặt khác, mục tiêu cải cách thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng chưa thực hiện tốt trong thời gian qua. Mục tiêu mở rộng diện đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân, tăng nguồn thu từ thuế trực thu trong cơ cấu tổng thu ngân sách nhà nước chưa thực hiện được. Ngoài ra, so sánh giữa tình hình thực tế và số liệu thuế thu nhập cá nhân trên đây có thể thấy, còn rất nhiều đối tượng trong diện chịu thuế nhưng đã không phải nộp thuế thu nhập cho người có thu nhập cao.

Hiện nay Luật thuế thu nhập cá nhân đã chính thức được Quốc hội thông qua vào tháng 12 năm 2007, chính thức có hiệu lực từ 1-1-2009. Khi đó Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao sẽ hết hiệu lực thực hiện. Tuy nhiên, do Luật thuế trên mới ban hành, chưa đi vào thực hiện, các văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể cũng chưa đầy đủ nên sẽ không bàn đến trong luận văn này.

Chính sách thuế thu nhập cá nhân thực hiện ở nước ta thời gian qua đã đạt được những kết quả sau đây:

Thứ nhất, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, việc thực hiện chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã bảo đảm huy động và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Huy động ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân tăng đều qua các năm.

Thứ hai, hệ thống chính sách thuế thu nhập cá nhân được xây dựng tương đối đầy đủ, áp dụng chung, thống nhất cho mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trong nước và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã tạo ra môi trường bình đẳng về pháp luật và công bằng về nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Thứ ba, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tuy là loại thuế mới, nhưng đã góp phần điều tiết được thu nhập của người có thu nhập cao, hạn chế chênh lệch thu nhập quá lớn giữa các thành viên trong xã hội, từng bước thực hiện công bằng xã hội.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, pháp luật về thuế thu nhập cá nhân hiện nay cũng còn những tồn tại, bất cập. Dưới đây sẽ nêu những bất cập xét về phương diện điều tiết phân phối thu nhập.

Thứ nhất, về phạm vi tác động, thuế thu nhập cá nhân hiện nay chủ yếu được tính dựa trên lương của đối tượng chịu thuế, do đó khoản thu nhập ngoài lương nhiều khi rất lớn lại không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Mặt khác, thuế thu nhập cá nhân hiện chưa bao quát được hết các nguồn thu nhập phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế thị trường như thu nhập chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản, thu nhập đầu tư vốn ra nước ngoài, chưa áp dụng chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán,...; thuế thu nhập cá nhân chỉ mới đánh vào người có thu nhập cao, nên diện chịu thuế hẹp.

Thứ hai, tính công bằng chưa cao, chưa có khả năng điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội khi có thu nhập phát sinh hoặc khi mua tài sản. Tổng thu từ các sắc thuế trực thu nói chung hiện chỉ chiếm 1/4 tổng thu từ thuế, phí, lệ phí, trong đó thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chỉ chiếm dưới 2%, thể hiện mức độ điều tiết rất thấp của hệ thống thuế thu nhập hiện nay. Tỷ trọng thuế trực thu nhỏ hơn thuế gián thu cho thấy mức độ công bằng về thuế giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội còn bị hạn chế.

Mức độ công bằng về thuế giữa các tầng lớp dân cư chưa cao thể hiện ở các điểm: (1) Thuế thu nhập hiện mới chỉ thực hiện đối với các cá nhân có thu nhập cao nên diện chịu thuế còn hẹp. (2) Còn phân biệt về mức khởi điểm chịu thuế giữa người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người Việt Nam làm việc tại nước ngoài (3) Còn có sự phân biệt về thuế thu nhập giữa cá nhân kinh doanh và không kinh doanh nhưng có thu nhập cao phải chịu thuế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Thứ ba, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân còn cao, mức khởi điểm chịu thuế thấp và khoảng cách giữa các mức thuế chưa phù hợp dẫn đến không khuyến khích người lao động khai báo trung thực thu nhập của mình. Hiện nay, mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân là 5 triệu đồng/tháng là tương đối thấp, bởi với mức thu nhập này, người lao động mới đáp ứng về cơ bản các nhu cầu của cá nhân và khoảng 1 người phụ thuộc, phần nào bắt đầu có tích lũy nhưng không đáng kể. Nếu đánh thuế ngay từ mức thu nhập này sẽ không thể hiện được tính chất điều tiết thu nhập của thuế thu nhập cá nhân. Ở chiều ngược lại, với mức thu nhập từ 40 triệu đồng/tháng trở lên (tương đương với khoảng 30.000 USD/năm) đã bị đánh thuế thu

nhập lên tới 40% là mức điều tiết quá mạnh, khiến không khuyến khích người lao động khai báo trung thực thu nhập của mình nhằm tránh bị điều tiết thu nhập quá lớn.

Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 9

Thứ tư, mức điều tiết về thuế của cá nhân có thu nhập từ kinh doanh và cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công cũn bất hợp lý. Thu nhập của cỏ nhõn kinh doanh phải nộp thuế ngay từ đồng đầu tiên với thuế suất toàn phần 28% (thực hiện theo thuế thu nhập doanh nghiệp), trong khi thu nhập từ tiền lương, tiền công chỉ chịu thuế đối với phần thu nhập vượt trên mức khởi điểm và áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Quy định này dẫn đến: với cùng mức thu nhập đến 20 triệu đồng/tháng, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh phải nộp thuế cao hơn nhiều (28% tổng thu nhập) so với cá nhân có thu nhập từ lao động (10% tổng thu nhập). Ngược lại, cá nhân có mức thu nhập đến 100 triệu đồng/tháng thỡ cỏ nhõn cú thu nhập từ tiền lương, tiền công lại nộp thuế cao (31,5% tổng thu nhập) hơn so với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh (28% trên thu nhập). Điều này đó dẫn đến thực tế là các cá nhân thường tỡm cỏch kờ khai thấp doanh thu hoặc tăng chi phí để giảm gánh nặng thuế. Ngoài ra, trong vai một người sở hữu doanh nghiệp, thu nhập sẽ bị đánh thuế hai lần. Lần đầu với thuế thu nhập doanh nghiệp, tiếp đó là thuế thu nhập cá nhân, đây là hỡnh thức thuế chồng lờn thuế, gõy thiệt thũi cho những người là chủ doanh nghiệp, không khuyến khích họ khai báo trung thực mức thu nhập của doanh nghiệp và của mỡnh.

2.1.3. Một số chính sách xã hội tác động tới phân phối thu nhập cá nhân

Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, các chính sách xã hội cũng được đổi mới, điều chỉnh, sửa đổi liên tục theo hướng huy động mọi lực lượng trong xã hội (bao gồm Nhà nước, cộng đồng và người dân) cùng thực hiện chính sách xã hội, trong đó Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm khoản chi tương đối lớn cho cho đảm bảo xã hội. Việc coi trọng chính sách xã hội đã có tác dụng quyết định đến việc cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt của nhóm dân cư có mức sống thấp. Chính sách xã hội của Việt Nam là một hệ thống các chính sách liên quan, có phạm vi tác động toàn diện tới mọi đối tượng

trong xã hội. Dưới đây nghiên cứu thực trạng một số chính sách xã hội có tác động tới phân phối thu nhập cá nhân ở nước ta hiện nay.

2.1.3.1. Chính sách giải quyết việc làm

Việt Nam là nước có dân số đông và trẻ, nền kinh tế còn kém phát triển, vì vậy, vấn đề thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn là hết sức trầm trọng. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến chính sách giải quyết việc làm cho người lao động.

Điều 15 của Bộ luật lao động năm 1994 đã quy định: Chính phủ lập chương trỡnh quốc gia về việc làm, dự ỏn đầu tư phát triển kinh tế - xó hội, di dõn phỏt triển vùng kinh tế mới gắn với chương trỡnh giải quyết việc làm; lập Quỹ quốc gia về việc làm từ ngõn sỏch nhà nước và các nguồn khác, phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm. Hàng năm Chính phủ trỡnh Quốc hội quyết định chương trỡnh và quỹ quốc gia về việc làm.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và đến năm 2001 kết hợp với chương trình xóa đói giảm nghèo thành Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm. Từ năm 2007 lại tách riêng thành Chương trỡnh mục tiờu quốc gia về việc làm. Mục tiờu của Chương trỡnh là phỏt triển việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nõng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc. Đến năm 2010, bảo đảm việc làm cho khoảng 49,5 triệu lao động, tạo việc làm mới cho 8 triệu lao động trong 5 năm 2006 - 2010 (trong đó, trực tiếp từ Chương trỡnh này là 2 - 2,2 triệu lao động) và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%. Chương trỡnh được tiến hành với 3 hướng cơ bản (theo Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg ngày 06-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010):

- Phỏt triển kinh tế - xó hội nhằm ổn định việc làm cho những người đó cú việc làm và tạo thờm chỗ làm việc mới bằng việc tập trung chỉ đạo một số chương trỡnh phỏt triển kinh tế trọng điểm, tạo nhiều việc làm;

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia;

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để tạo việc làm và phát triển thị trường lao động.

Để thực hiện được mục tiêu trên, rất nhiều dự án đã được triển khai thực hiện. Về chính sách hỗ trợ việc làm, Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18-4-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm đã quy định rõ huy động đồng bộ tất cả các bộ, ngành trong việc nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chính sách giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển việc làm tùy theo nhiệm vụ và chức năng của mình. Quỹ hỗ trợ việc làm được hình thành từ ngân sách nhà nước, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước và các nguồn hỗ trợ khác, được sử dụng vào các mục đích sau: cho vay vốn theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối tượng, cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp, hỗ trợ để củng cố và phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển thị trường lao động.

Để hướng dẫn cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, nhiều văn bản đã được ban hành quy định một cách chi tiết và cụ thể như Thông tư liên tịch số 13/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 08-5-1999 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, Thông tư liên tịch số 06/2002/TTLT-BLĐTBXH- BTC-BKHĐT ngày 10-4-2002 thay thế Thông tư liên tịch số 13 và mới đây nhất là Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05-4-2005 của Thủ tướng chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm quy định rõ đối tượng được vay, mức vốn vay, lãi suất cho vay thu hồi và sử dụng vốn thu hồi, gia hạn nợ, cho vay, xử lý các dự án nợ quá hạn. Đối tượng cho vay vốn là hộ gia đỡnh; hợp tỏc xó hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ; cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật; tổ hợp sản xuất; hộ kinh doanh cá thể; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hộ gia đỡnh và cỏ nhõn làm kinh tế trang trại; Trung tõm Giỏo dục Lao động xó hội. Về mức vốn vay, đối với mỗi hộ gia đình, mức vay tối đa không

quá 20 triệu đồng, ít nhất phải tạo ra một chỗ làm việc mới hoặc tăng thêm thời gian làm việc tương ứng với một lao động. Đối với dự án của cơ sở sản xuất kinh doanh, mức vay tối đa không quá 500 triệu đồng, phải cú dự ỏn vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định. Vốn cho vay đều phải dùng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay là 0,5%/tháng, riêng các đối tượng vay vốn là người tàn tật là 0,35%/thỏng và được điều chỉnh cho phù hợp trong từng thời kỳ khi lói suất thị trường thay đổi từ 15% trở lên.

Ngoài ra còn các chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề, hình thành và phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm, phát triển xuất khẩu lao động… Các chính sách, quy định pháp luật trên đã tạo ra cơ sở pháp lý cho quan hệ lao động trong cơ chế thị trường, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, cùng với sự tham gia của các tổ chức và nhân dân, việc giải quyết việc làm đã có chuyển biến tích cực.

Đến nay, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã có nguồn vốn gần 3.000 tỷ đồng, trong đó hơn 2.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước; doanh số cho vay là trên

4.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 3 triệu lao động, trong đó 1,4 triệu người có việc làm mới và 1,6 triệu người có thêm việc làm.

Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề của nước ta đến năm 2007 đã có 269 cơ sở, 320 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp... Số học sinh được đào tạo nghề dài hạn tăng từ 80.000 năm 1996 lên 150.000 năm 2000, năm 2006 là 432.500, ngoài ra còn khoảng 500.000 người được đào tạo nghề ngắn hạn.

Về giới thiệu việc làm, hiện cú khoảng 150 trung tõm giới thiệu việc làm và hàng nghỡn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động.

Về giải quyết việc làm, từ năm 1991 - 2001 số người có việc làm đã tăng từ 30,9 triệu lên 40,6 triệu và đến năm 2007, có trên 43,3 triệu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Chỗ làm việc mới hàng năm cũng có xu hướng gia tăng, thời kỳ 1996 - 2000 con số đó là 1,2 triệu người/năm, giai đoạn 2000 đến nay, giải quyết việc làm bình quân 1,5 triệu lao động/năm. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 10%

năm 1991 xuống còn 6,5% năm 2000, năm 2006 còn 4,82%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn có xu hướng tăng từ 72,1% năm 1996 lên 74% năm 2000, năm 2006 là 81,2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng liên tục từ 10% năm 1996 lên 20% năm 2000, năm 2006 khoảng 25%.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã tạo ra hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển; khuyến khích người dân tạo việc làm cho mình và thu hút lao động xã hội, đồng thời có chính sách hỗ trợ tích cực giúp tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người dân thuộc mọi địa bàn, ngành nghề khác nhau. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, số người có việc làm tăng lên chính là tiền đề cho việc thu hẹp khoảng cách thu nhập, đảm bảo phân phối công bằng trong xã hội.

Tóm lại, thời gian qua, Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Chính phủ đã xây dựng và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thực hiện liên tục từ năm 1998 đến nay nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt ở những vùng còn khó khăn, từ đó tạo nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động; thành lập Quỹ quốc gia về việc làm để cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các đối tượng có dự án tạo việc làm. Hỗ trợ phát triển hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm, tạo ra kênh thông tin hữu ích, khá hiệu quả giúp người lao động tìm được công việc phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình được nhanh chóng. Hệ thống trường hướng nghiệp đã được mở rộng ở tất cả các địa bàn, trong hầu hết các ngành nghề và huy động được mọi thành phần kinh tế tham gia.

Tuy đó đạt những kết quả kể trên, những chính sách giải quyết việc làm ở nước ta vẫn chưa giải quyết được những vấn đề tồn tại rất nhiều năm nay, đó là chất lượng việc làm chưa cao, tính ổn định, bền vững trong việc làm thấp, hiệu quả tạo việc làm cũn thấp. Lao động có trỡnh độ cao (kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm) thiếu, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay. Nhu cầu có việc làm vẫn là vấn đề bức xúc của xó hội. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ yếu làm việc trong nông nghiệp (trên 50%), lao động ở khu vực nông thôn chiếm chủ yếu (trên 70%) gõy sức ộp lớn về giải quyết việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp khụng chớnh thức ở

thành thị cũn cao, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn thấp. Đây là những vấn đề rất bức xúc cần phải giải quyết trong thời gian tới để nâng cao chất lượng lao động trong điều kiện nước ta đang hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

2.1.3.2. Chính sách xoá đói giảm nghèo

Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đảng ta luôn chủ trương khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Các Đại hội Đảng đều xác định xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế - xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài.

Chính sách xoá đói giảm nghèo được thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm 1992. Rất nhiều các văn bản pháp luật đã được Chính phủ, các Bộ, ban, ngành ban hành quy định về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, điều kiện cơ bản nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo, từng bước tiến lên hiện đại. Đó cũng là cơ sở để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chính phủ đã đưa ra và thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong đó quan trọng nhất là:

- Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, từ năm 2001 được kết hợp với chương trình việc làm thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm, là chương trỡnh tổng hợp cú tớnh chất liờn ngành với mục tiêu tổng quát là tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xó nghốo phỏt triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xó hội, xoỏ đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhõn dõn. Cụ thể là giảm tỷ lệ hộ nghốo (theo tiờu chớ mới) xuống dưới 10%, bỡnh quõn mỗi năm giảm 1,5-2% (khoảng 28 vạn đến 30 vạn hộ/năm); khụng để tỏi đói kinh niờn; cỏc xó nghốo cú đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu (thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, đường dõn sinh, điện, nước sinh hoạt, chợ). Từ năm 2007, Chính phủ quyết định tách khỏi chương trỡnh việc làm, xõy dựng Chương trỡnh mục tiờu quốc gia giảm nghốo với mục

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 15/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí