Chuyên Môn Hoá Và Trao Đổi Giữa Các Quốc Gia Dựa Vào Lợi Thế So Sánh Động.


Tóm lại: Nội địa "giàu có" về lao động; nước ngoài "giàu có " về đất đai sản xuất vải cần nhiều tỷ lệ lao động/ đất đai hơn sản xuất thực phẩm như vậy nội địa có lao động dồi dào tương đối sẽ xuất khẩu vải; nước ngoài có nguồn

đất đai phong phú tương đối sẽ xuất khẩu thực phẩm hay "các nước có thiên hướng xuất khẩu hàng hoá cần nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó dồi dào tương đối".

- Sự san bằng các mức giá yếu tố sản xuất.

Khi có thương mại quốc tế, mức giá tương đối của hàng hoá đi tới cân bằng dẫn tới sự cân bằng mức giá tương đối của lao động và đất đai. Như vậy, có xu hướng sự san bằng mức giá các yếu tố sản xuất.

- Sự san bằng hoàn toàn mức giá các yếu tố sản xuất: Khi biết giá cả hàng hoá có thể xác định được giá cả các yếu tố sản xuất mà không cần tham khảo sự cung ứng về lao động và đất đai

- Đánh giá một số giả thiết của mô hình H.O.

Nhìn chung các giả thiết của mô hình H.O đều không có tính thực tế. Vì vậy cần phải xét lại những kết luận nếu một trong các giả thiết bị đảo ngược.

+ Nếu đảo ngược giả thiết về sự giống nhau về sở thích và thị hiếu giữa 2 nước thì kết luận của lýthuyết H. O trở nên vô giá trị. Cụ thể, nếu nội địa có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng sử dụng nhiều lao động (vải) thì giá vải ở nội địa có thể cao hơn so với giá vải ở nước ngoài. Khi có thương mại quốc tế nội địa có thể xuất khẩu thực phẩm và nhập khẩu vải.

+ Nếu đảo ngược hàm lượng các yếu tố sản xuất: Không có giả thiết về sự khác biệt hàm lượng các yếu tố sản xuất của các mặt hàng khác nhau, thì khả năng xác định cơ cấu thương mại của mô hình H.O cũng mất đi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Giả sử thực phẩm là mặt hàng có hàm lượng đất đai cao ở nước ngoài nhưng lại là mặt hàng sử dụng nhiều lao động ở nội địa; nếu nước ngoài xuất khẩu thực phẩm và nhập khẩu vải và nội địa nhập khẩu thực phẩm và xuất khẩu vải, thì kết luận của mô hình H.O chỉ đúng với nước ngoài, còn đối với nội địa thì không đúng.


Chính sách ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 3

Nếu nội địa xuất khẩu thực phẩm và nhập khẩu vải (điều này phù hợp với dự đoán của mô hình H.O, nhưng khi đó cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ngoài lại mâu thuẫn với dự đoán: Nước ngoài phải nhập khẩu thực phẩm (mặt hàng sử dụng nhiều đất đai) và xuất khẩu vải mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố khan hiếm ở nước ngoài (là lao động).

+ Chi phí vận tải : Giả thiết chi phí vận tải bằng không là vô lý; Thực tế sự khác biệt giá cả hàng hoá giữa các quốc gia được quy định một phần bởi chi phí vận tải; nếu giả thiết; chi phí vận tải khác không thì những kết luận của mô hình H.O về cơ cấu thương mại vẫn có thể giữ nguyên giá trị mặc dù quy mô thương mại và mức độ chuyên môn hoá sản xuất bị giảm sút, tuy nhiên do giá cả hàng hoá không cân bằng giữa các quốc gia nên định đề giá các yếu tố sản xuất sẽ cân bằng không còn đúng nữa, nếu chi phí vận tải đủ lớn thương mại quốc tế có thể không diễn ra mặc dù sự khác biệt lớn về giá cả giữa các nước trong điều kiện tự cấp tự tác.

+ Cạnh tranh không hoàn hảo: Trên thực tế có nhiều yếu tố dẫn đến tính chất cạnh tranh không hoàn hảo trên thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trường hợp nhà độc quyền có thể bán hàng trong nước với tư cách người định giá, đồng thời bán hàng ra thị trường thế giới với tư cách người chấp nhận giá vì vậy thương mại quốc tế dẫn đến sự gia tăng cách biệt giữa giá cả hàng hoá trong nước và ngoài nước, do đó giảm lợi ích thu được từ thương mại và ngăn cản sự cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất.

Trường hợp nhà độc quyền phân biệt giá thuần tuý, một nhà độc quyền duy nhất thực hiện xuất khẩu hàng hoá đồng thời tới vài thị trường khác nhau, theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ đặt ra các mức giá khác nhau trên những thị trường khác nhau, cụ thể là đối với thị trường có độ co dãn của cầu càng thấp thì mức giá càng cao. Điều này làm giảm mức độ cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất.

+ Các nhân tố khác: Các giả thiết về tính hiệu quả không đổi theo quy mô, công nghệ giống nhau giữa các quốc gia; các yếu tố sản xuất không di


chuyển trên phạm vi quốc tế, thương mại là tự do cũng không phù hợp với thực tế.

- Kiểm nghiệm mô hình H.O:

+ Trên các số liệu của Mỹ: Gần đây trên thế giới, Mỹ là nước có tỷ lệ K/L cao nhất. Theo mô hình H.O - Mỹ sẽ là nước xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều vốn, và là nước nhập khẩu hàng hoá cần tập trung nhiều lao động. Nhưng Leontief năm 1953 đã đưa ra nghịch lý: Với số liệu, khảo sát 25 năm, từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II, hàng xuất khẩu của Mỹ lại hàm chứa ít vốn hơn hàng nhập khẩu.

Giải thích nghịch lý Leontief, chưa có câu trả lời chắc chắn, tuy nhiên cách giải thích có thể chấp nhận được là Mỹ có lợi thế đặc biệt trong sản xuất sản phẩm hàng hoá sử dụng công nghệ mới phát minh. Những sản phẩm này cần sự tập trung vốn ít hơn so với những sản phẩm mà kỹ thuật có đủ thời gian chín muồi và trở nên phù hợp cho sản xuất hàng loạt; vì vậy Mỹ có thể sẽ xuất khẩu nhưng hàng hoá sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao và kỹ năng kinh doanh đổi mới, trong khi nhập khẩu hàng hoá sử dụng vốn lớn.

+ Trên các số liệu thế giới: Một công trình nghiên cứu của Bowen, Leamer và Sveikauskas với mẫu gồm 27 nước và 12 yếu tố sản xuất. Kết quả khẳng định nghịch lý Leontief ở mức độ rộng hơn: Thương mại không diễn ra theo hướng của mô hình H.O

1.1.1.2. Chuyên môn hoá và trao đổi giữa các quốc gia dựa vào lợi thế so sánh động.

* Buôn bán giữa các nước dựa vào lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

Mô hình lợi thế so sánh của Ricardo và mô hình H.O đều dựa trên giả thiết lợi tức không đổi theo quy mô, tức là nếu đầu vào của ngành tăng gấp đôi thì sản lượng cũng tăng gấp đôi. Nhưng thực tế nhiều ngành có lợi tức tăng dần sản xuất càng hiệu quả khi quy mô càng lớn (việc tăng gấp đôi đầu vào thì sản lượng tăng lên hơn gấp đôi).

Giả thiết: Hai nước A - B giống nhau về mọi khía cạnh (công nghệ, mức


độ trang bị các yếu tố sản xuất, sở thích) - giả thiết này loại trừ khả năng giải thích thương mại hình thành giữa 2 nước theo lý thuyết H.O.

Cả hai nước đều sản xuất tàu thuỷ và mỏy bay do giống nhau nên hai nước cùng có đường giới hạn khả năng sản xuất là UV và đường bàng quan I1. Khi chưa có thương mại quốc tế: điểm cân bằng của cả hai nước là E;

đường bằng quan I1 tức là có cùng điểm sản xuất và tiêu dùng;

Ptàu thuỷ

Pmáy bay

= độ dốc ST

Khi có thương mại quốc tế; nước A chuyên môn hoá hoàn toàn sản xuất tàu thuỷ, điểm sản xuất tại U; nước B chuyên môn hoá hoàn toàn sản xuất mỏy bay, sản xuất tạ i V.

Điểm tiêu dùng của nước A ở A; Nước A xuất khẩu RU tàu thuỷ đổi lấy RA mỏy bay của nước B.

Điểm tiêu dùng ở B; của nước B hai tam giác thương mại: ARU = BHV mỏy bay Cả 2 nước đều có lợi do đạt điểm tiêu dùng cao hơn.

Tàu thuỷ


U

S

I1

A

B

R

E

0 T H


Hình 1.4

Máy bay



Thương mại dựa trên sự thay đổi công nghệ.

- Lý thuyết về khoảng cách công nghệ (do Posner đưa ra năm 1961)

Theo đó, công nghệ luôn thay đổi do có các phát minh, sáng chế mới đã tác động đến xuất khẩu quốc gia. Khi có phát minh, một sản phẩm mới ra đời trở thành mặt hàng quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối tạm thời; ban đầu hãng phát minh sản phẩm giữ vị trí độc quyền, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội

địa, sau một thời gian nhu cầu nước ngoài xuất hiện, sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu dần dần, nước ngoài sẽ bắt chước công nghệ và sản phẩm được sản xuất tại nước ngoài có hiệu quả hơn. Khi đó lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm lại thuộc về quốc gia khác, nhưng ở quốc gia phát minh, một sản phẩm mới khác có thể ra đời quá trình lại được lặp lại. Trong mô hình này, sản phẩm chỉ được xuất khẩu nếu thời gian cần thiết để sản phẩm được bắt chước dài hơn thời gian để xuất hiện nhu cầu sản phẩm từ thị trường nước ngoài.

Lý thuyết này giải thích cho 2 dạng thương mại: một là, nếu cả hai quốc gia đều có tiềm năng công nghệ như nhau thì vẫn có thể hình thành quan hệ thương mại, bởi vì phát minh sáng chế trong chừng mực nào đó là một quá trình ngẫu nhiên. Vai trò tiên phong của một nước trong một lĩnh vực nào đó sẽ được đổi lại bởi vai trò tiên phong của nước khác trong lĩnh vực khác (dạng thương mại này thường diễn ra giữa các nước công nghiệp phát triển). Hai là, dạng thương mại được hình thành khi một nước tỏ ra năng động hơn về công nghệ so với nước kia; khi đó nước thứ nhất thường xuất khẩu những mặt hàng mới và phức tạp để đổi lấy những mặt hàng đã chuẩn hoá từ nước thứ hai, dần dần, các mặt hàng mới trở nên chuẩn hoá, nhưng với tính ưu việt về công nghệ, nước thứ nhất lại cho ra đời các sản phẩm mới khác.

- Lý thuyết về chu kỳ của sản phẩm.

Theo Vernon (1966) các nhân tố cần thiết cho sản xuất một sản phẩm mới thay đổi tùy theo vòng đời của sản phẩm.

Tại to: sản xuất tiêu thụ chưa chắc chắn, mới được giới thiệu, chi phí cao



Tại t1: nước lớn, giàu có xuất khẩu Tại t2: Sản phẩm chín muồi, công nghệ chuẩn hoá, phát triển rộng rãi, các nước phát triển khác dồi dào tương đối về vốn, có thể bắt chước công nghệ sản xuất, lợi thế so sánh được chuyển từ nước phát minh sang các nước này.

X,NK


Nước phát minh

t2

t3

t1

t4

cCác nước phát triển

cCác nước đang Phát triển

to


Hình 1.5

Tại t3 nước phát minh khi đó có thể chuyển đổi vai trò từ nước xuất khẩu sang nhập khẩu.

Tại t4: Khi công nghệ hoàn toàn được chuẩn hoá, quá trình sản xuất

được chia ra thành nhiều công đoạn khác nhau, tương đối đơn giản, lợi thế so sánh được chuyển tới những nước đang phát triển, (nơi có lao động dồi dào, mức lương thấp) những nước này trở thành nước xuất khẩu ròng. Ví dụ điển hình là một số nước sản xuất, xuất khẩu hàng điện tử dân dụng ôtô, dệt, may.

* Các lý thuyết thương mại quốc tế liên quan đến cầu.

- Sự phân hoá sản phẩm và thương mại nội bộ ngànhthương mại nội bộ ngành là hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời các sản phẩm về cơ bản là giống nhau, nói cách khác là các sản phẩm phân hoá.

Thương mại nội bộ ngành được xác định bằng công thức:


( X M ) X M

X M

ITT = 100% .


Ví dụ xuất $100 nhập $60 => ITT =

160 40

75% .


X: Xuất khẩu M: Nhập khẩu

160

Sự phân hoá sản phẩm chính là sự thể hiện tính đa dạng của cầu. Có hai cách tiếp cận việc giải thích sự đa dạng các nhu cầu sẽ hình thành thương mại quốc tế.


Cách thứ nhất: Các dạng biến tướng khác nhau của cùng một loại sản phẩm đòi hỏi tỷ lệ các yếu tố sản xuất ra chúng cũng khác nhau; khi đó theo lý thuyết H.O, mỗi quốc gia sẽ sản xuất dạng sản phẩm nào phù hợp nhất với mức trang bị các yếu tố sản xuất của quốc gia đó, (cách tiếp cận này không giải thích được mức tăng trưởng nhanh chóng của thương mại nội bộ ngành).

Cách thứ hai: gắn liền sự phân hoá sản phẩm với hiệu suất tăng dần theo quy mô. Cách thức hiệu quả nhất để cung cấp các dạng biến tướng của các sản phẩm là thực hiện chuyên môn hoá sản xuất từng dạng biến tướng sau

đó tiến hành trao đổi. Cách này dựa trên 2 giả thiết.

Tồn tại nhu cầu đối với các dạng biến tướng khác nhau của các sản


phÈm.

Nhu cầu đó không thể được thoả mãn tốt nhất trên thị trường nội địa


vi tính hiệu suất theo quy mô.

Như vậy lợi ích do thương mại nội bộ ngành đối với các sản phẩm phân hoá đem lại bao gồm khả năng đa dạng hoá diện mặt hàng mà người tiêu dùng có thể tiếp cận và việc giảm bớt chi phí và giá cả của sản phẩm nhờ hiệu suất tăng dần theo quy mô.

- Lý thuyết Linder (1961)- theo đó, yếu tố quan trọng dẫn đến thương mại quốc tế nội bộ ngành là mức thu nhập bình quân đầu người. Thông thường, các hãng sản xuất trong nước có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường nội địa vì đây là thị trường quen thuộc đồng thời họ không phải trả cước phí vận chuyển và thuế quan . Để tối đa hoá lợi nhuận các hãng sản xuất nội địa sẽ chọn sản xuất những dạng sản phẩm có thị phần lớn nhất và như vậy

đáp ứng sở thích người tiêu dùng trong nước. Ban đầu thì sản phẩm được làm ra nhằm thoả mãn nhu cầu trong nước. Đến thời điểm nhất định, nhu cầu đối với sản phẩm đó từ thị trường bên ngoài sẽ xuất hiện. Sản phẩm sẽ được xuất khẩu, thị trường xuất khẩu sẽ là những quốc gia có sở thích và mức thu nhập tương tự như ở quốc gia xuất khẩu. Mức thu nhập giữa các quốc gia càng giống nhau thì càng có nhiều cơ hội mở rộng thương mại nội bộ ngành giữa các quốc gia đó.

Nguyễn Tiến Hùng - Cao học Kinh tế K10 - Đại học Quốc Gia Hà nội

Mức độ sẵn

Điều kiện

Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh giữa các Công ty


Giả thuyết của Linder chỉ được áp dụng cho sản phẩm chế biến còn thương mại hàng nguyên liệu, hàng thô thì chủ yếu là do mức độ trang bị các yếu tố sản xuất quy định, theo kết luận của lý thuyết H.O. Một trong những kết luận quan trọng của giả thuyết Linder là thương mại quốc tế hàng chế biến

được thực hiện giữa các nước có mức thu nhập bình quân giống nhau; Điều này lý giải tại sao phần lớn thương mại quốc tế lại mang tính chất nội bộ ngành và được tiến hành giữa các nước công nghiệp phát triển.

1.1.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh.

Năm 1990,M. Porter đưa ra lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia nhằm giải thích tại sao một quốc gia có thể chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong sản xuất những mặt hàng nhất định. Lý thuyết truyền thống về thương mại quốc tế không đưa ra được câu trả lời đầy đủ đối với những câu hỏi này. Thực chất lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia có sự kết hợp giữa những nhân tố nhất định của lý thuyết TM hiện thời với những phát hiện mới quan trọng. Theo đó, khả năng cạnh tranh của quốc gia trong một ngành công nghệ được quy định bởi 4 yếu tố sau:

(1) Mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, đất đai, vị trí địa lý, các yếu tố khác: lao động tay nghề cao, trình độ cao, hạ tầng cơ sở, công nghệ.

(2) Điều kiện về cầu: bản chất mức cầu trong nước đối với hàng hoá - dịch vụ.

(3) Các ngành liên quan, các ngành hỗ trợ.

(4) Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh giữa cỏc Cụng ty: Các điều kiện tác động đến quá trình hình thành, tổ chức và quản lý hoạt động của Công ty và bản chất của cạnh tranh trong nước.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí