* Lịch Trình Thuế Cept Của Việt Nam Thuế Suất Trung Bình 1996- 2006.

Để đảm bảo tính công bằng và khách quan trong việc định giá hải quan, ACV đưa ra 5 phương pháp đó là:

- Xác định theo trị giá hàng hoá giống hệt (hàng hoá đồng nhất) ở những lần giao dịch trước đó.

- Xác định theo giá trị giao dịch của hàng hoá tương tự.

- Phương pháp khấu trừ: xác định bằng cách lấy giá bán của hàng hoá giống hệt hoặc hàng hoá tương tự trên thị trường trong nước nhập khẩu trừ đi các yếu tố như thuế, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, lãi, những chi phí khác phát sinh từ nước nhập khẩu.

- Phương pháp cộng dồn: xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất hàng hoá với một khoản chi phí và lãi ở mức phổ biến đối với loại hàng hoá đó.

- Phương pháp suy luận: là sự áp dụng của bốn phương pháp trên một cách linh hoạt, tức là chỉ ước lượng ở mức tương đối.

Trong trường hợp, nếu nhà nhập khẩu cố tình khai giá hàng hoá thấp xuống để giảm số thuế phải nộp, ACV cho phép cơ quan hải quan từ chối chấp nhận giá hàng do thương nhân khai khi có lý do để nghi ngờ tính trung thực và đúng đắn của các chi tiết hoặc chứng từ do thương nhân xuất trình trong một số trường hợp sau:

- Việc mua bán không thực sự diễn ra.

- Khi giá hàng hoá được hạ thấp do sự thoả thuận giữa người bán và người mua.

- Khi hợp đồng mua bán đặt ra một số điều kiện hạn chế việc sử dụng hàng hoá.

ACV đã mở rộng quyền hạn cho nhà nhập khẩu, nếu trước đây họ không có quyền can thiệp vào công tác định giá hải quan và phải chấp nhận nộp thuế theo giá trị hải quan xác định, thì sau khi Hiệp định được ký kết, nhà nhập khẩu có quyền được thông báo tất cả các bước trong quá trình định giá, có quyền biện minh cho khai báo của mình, có quyền khiếu nại về các quyết định của hải quan mà không sợ bị phạt.

Đối với các nước đang phát triển, ACV đã tạo thuận lợi bằng cách cho họ một khoảng thời gian chuyển đổi là 5 năm, đồng thời kêu gọi các nước phát triển và các tổ chức quốc tế như Tổ chức hải quan thế giới (World Customs Orgnization - WCO) trợ giúp về mặt kỹ thuật và đào tạo nhân sự. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có quyền duy trì hệ thống giá tính thuế tối thiểu hiện hành trong một thời gian quá độ thông qua đàm phán với một số ít mặt hàng.

- Quy chế về xuất xứ: là tập hợp các quy tắc được một nước áp dụng để xác định xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu.

Hiệp định về Quy chế xuất xứ (Rules of Origin - ROO), được WTO chính thức đưa vào phạm vi điều chỉnh của mình. Hiệp định ROO yêu cầu các nước hài hoà các quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá dựa trên quy tắc mẫu do một Uỷ ban kỹ thuật đưa ra.

Do việc soạn thảo các quy tắc mẫu đòi hỏi các nước thành viên phải có thời gian (dự kiến 3 năm) nên Hiệp định ROO đã đề ra nguyên tắc cho các nước trong thời gian quá độ (tức là thời gian từ khi Hiệp định có hiệu lực cho đến khi soạn thảo xong các quy tắc mẫu), các nước phải đảm bảo:

- Các quy tắc để xác định xuất xứ rõ ràng.

- Quy chế xuất xứ không dùng làm công cụ để theo đuổi các mục đích hạn chế thương mại, không được làm ảnh hưởng tới thương mại quốc tế.

- Tuân thủ các nguyên tắc Đãi ngộ Tối huệ quốc và Đãi ngộ quốc gia khi xác định xuất xứ.

- Giấy chứng nhận xuất xứ phải được cấp càng sớm càng tốt, muộn nhất là 150 ngày sau khi nhận được yêu cầu của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận xuất xứ có hiệu lực trong 3 năm.

- Khi quy chế xuất xứ có thay đổi thì sẽ không áp dụng những thay đổi này cho những hàng hoá đã được xác định xuất xứ theo quy chế cũ.

- Giữ kín các thông tin mật.

- Mang tính khách quan, dễ hiểu và dễ dự đoán.

- Được thực hiện một cách nhất quán, thống nhất.

- Chỉ công nhận xuất xứ thuần tuý hoặc xuất xứ tại nước cuối cùng có sự thay đổi căn bản tính chất hàng hoá.

+ Hàng rào kỹ thuật trong thương mại và các biện pháp vệ sinh dịch tễ

- Hàng rào kỹ thuật trong thương mại;

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Agreement on Technical Bariers to Trade - TBT) là một bộ phận quan trọng trong chính sách thương mại hàng hoá của WTO, trong đó quy định các nguyên tắc về việc sử dụng các tiêu chuẩn bắt buộc, các tiêu chuẩn tự nguyện nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn đó không tạo ra một rào cản phi thuế quan đối với thương mại hàng hoá giữa các nước thành viên.

Nội dung chủ yếu của Hiệp định TBT bao gồm:

* Soạn thảo, áp dụng các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật.

WTO yêu cầu các nước thành viên phải xây dựng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế. Nhằm hướng tới sự thống nhất của các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật. Trong một số trường hợp ngoại lệ, WTO cho phép các nước không phải tuân thủ theo nguyên tắc này nếu các Chính phủ có lý do chính đáng để chứng minh việc áp dụng những tiêu chuẩn này là không phù hợp hay gây phương hại đến quốc gia, như ảnh hưởng xấu tới nhân tố khí hậu, hay lý do kỹ thuật khác. WTO cũng khuyến khích các nước thành viên tham gia một cách tích cực vào hoạt động Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế.

Trường hợp không thể áp dụng các tiêu chuẩn này, các nước này cần phải:

- Nhanh chóng công bố trên báo chí nhằm thông báo cho các quốc gia thành viên liên quan về các tiêu chuẩn kỹ thuật mà mình sẽ áp dụng.

- Thông báo cho Ban thư ký WTO biết về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật mà mình áp dụng, có nêu vắn tắt mục đích của hệ tiêu chuẩn này.

- Khi có yêu cầu cung cấp kịp thời cho các nước khác bản sao các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật của mình.

- Dành một thời gian hợp lý để các nước khác góp ý kiến đối với việc soạn thảo và thực hiện các tiêu chuẩn này.

* Quy định về thủ tục đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật.

Các thành viên phải thực hiện các quy định sau đây đối với các sản phẩm sản xuất tại lãnh thổ nước khác (với sản phẩm hàng hoá bắt buộc phải chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật):

- Các điều kiện ưu đãi khi kiểm nghiệm sản phẩm nhập khẩu không được ít hơn các điều kiện ưu đãi kiểm nghiệm các sản phẩm cùng loại trong nước hoặc sản phẩm nhập khẩu từ nước khác.

- Phương pháp và trình tự kiểm tra sản phẩm nhập khẩu không quá phức tạp và không chậm chạp hơn so với các sản phẩm cùng loại của nước mình và của nước khác.

- Phí kiểm nghiệm đối với sản phẩm nhập khẩu phải bằng mức phí kiểm nghiệm đối với sản phẩm cùng loại của nước mình và của nước khác.

- Không gây khó khăn về địa điểm kiểm nghiệm và kiểm tra chọn mẫu đối với nhập khẩu, hãng xuất khẩu và đại lý.

- Cung cấp kết quả cho hãng nhập khẩu hoặc hãng xuất khẩu hay đại lý nếu có yêu cầu.

- Tuyệt đối giữ bí mật tài liệu kiểm nghiệm sản phẩm nhập khẩu.

Ngoài ra, WTO còn quy định những điều kiện ưu đãi dành cho các nước đang phát triển, trong điều kiện công nghệ và kinh tế xã hội đặc biệt của nước mình, các nước đang phát triển có thể không sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế mà được phép áp dụng một số tiêu chuẩn, kỹ thuật cụ thể nhằm mục đích duy trì công nghệ trong nước hay duy trì các phương thức phù hợp với nhu cầu phát triển.

- Các biện pháp vệ sinh dịch tễ: Đối tượng điều chỉnh là mặt hàng nông

sản.

Khi nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc nông sản (rau, các loạiquả,

thịt, cá, nước giải khát, đồ hộp,…) nước nào cũng quan tâm đến công tác

kiểm dịch, với mục tiêu đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ cho nền nông nghiệp khỏi bị thiệt hại do các loại côn trùng xâm nhập.

Nội dung chính của Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ (Agreement on Sanitary and Phytosannitary Measures - SPS) như sau:

- Các nước đều có quyền áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ, nhưng phải được dựa trên những cơ sở khoa học.

- Không được dùng những biện pháp vệ sinh dịch tễ như một công cụ trá hình để hạn chế thương mại quốc tế.

- Các nước cần tích cực hài hoà các biện pháp dịch tễ bằng cách tham gia hoạt động các Tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này và xây dựng các biện pháp của mình trên cơ sở những tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến khích của các tổ chức này.

- Công nhận tính tương đương của các biện pháp dịch tễ của các nước khác.

- Đảm bảo thông tin đầy đủ, kịp thời về những thay đổi trong chính sách vệ sinh dịch tễ của quốc gia mình. Mỗi nước phải thiết lập điểm đầu mối để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp của các nước khác.

* Những quy định về các biện pháp phi thuế quan trong chính sách thương mại hàng hoá của ASEAN.

Bên cạnh những cam kết về lộ trình thực hiện giảm thuế của các thành viên trong ASEAN, CEPT loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng (NTBs) và các hàng rào phi thuế quan và sử dụng thuế quan là cách thức bảo hộ duy nhất. Do bản chất của biện pháp hạn chế các hàng rào phi thuế quan (NTBs) là rất khác nhau nên việc loại bỏ phụ thuộc rất lớn vào nội dung của NTBs. Ví dụ những khoản phí và phụ thu có thể loại bỏ dễ dàng còn những biện pháp khác nhau cần được xử lý theo cách thức uyển chuyển hơn, gồm:

- Các biện pháp và những quy định mang tính kỹ thuật ảnh hưởng tới khía cạnh xã hội như an toàn, môi trường, sức khoẻ. ASEAN có xu hướng không loại bỏ mà thống nhất các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đối với hàng hoá nhằm làm giảm các tác động tiêu cực đối với việc trao đổi hàng hoá thông thường trong khối.

- ASEAN đã xác định nâng cấp việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế như Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Cho đến nay ASEAN đã có 3 nhóm công tác hài hoà hoá tiêu chuẩn chất lượng trong lĩnh vực điện tử, mỹ phẩm và dược phẩm. Tiếp đến ASEAN đang hoàn thiện hài hoà tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm nông nghiệp, thuốc trừ sâu…

- Hài hoà các thủ tục hải quan, đặc biệt là các biện pháp như thống nhất hay hài hoà phân loại danh mục thuế quan và đẩy nhanh việc thực hiện Hiệp định trị giá hải quan của WTO.

- Về vấn đề độc quyền, ASEAN đặt vấn đề ưu tiên không phải loại bỏ độc quyền mà dần thúc đẩy cạnh tranh trong nộibộ ngành và mở cửa trong các ngành có độc quyền với cạnh tranh quốc tế.

Như vậy, với ASEAN xử lý về NTBs không dựa trên một lộ trình nhất định trong việc tiếp cận tự do hoá mà được xử lý một cách linh hoạt, mềm dẻo, sử dụng những biện pháp có tính thuận lợi hoá về thương mại cho từng quốc gia thành viên.

Ngoài việc thúc đẩy và tăng cường buôn bán trong nội bộ khu vực, các nước ASEAN còn hợp tác rất chặt chẽ với nhau để mở rộng và tăng cường buôn bán giữa ASEAN vơí thế giới bên ngoài. Là những nền kinh tế hướng về xuất khẩu và các sản phẩm sơ chế vẫn giữ một vị trí quan trọng trong xuất khẩu của mình, nên các nước ASEAN thường phối hợp chặt chẽ về lập trường trong quan hệ với các tổ chức thương mại đa biên và cường quốc thương mại trên thế giới, đặc biệt khi có các vấn đề ảnh hưởng đến buôn bán của ASEAN với các nước ngoài khu vực. ASEAN luôn coi trọng các nguyên tắc thương mại đã đạt trong khuôn khổ WTO coi trọng mục tiêu tăng trưởng năng động của APEC, ủng hộ tiến trình tự do hoá thương mại của các tổ chức kinh tế này. ASEAN đã thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lập trường chung của ASEAN trong thương mại quốc tế như: những biện pháp đối phó với chính sách bảo hộ mậu dịch các quốc gia ngoài ASEAN, chính sách phá giá, chính sách tỷ giá, thuế quan…

2 * Lịch trình thuế CEPT của Việt Nam thuế suất trung bình 1996- 2006.

Đơn vị : %

Năm

Danh mục cắt giảm

thuế

Danh mục loại trừ tạm

thời

Tổng cộng

1996

7,0

19,9

12,7

1997

6,8

19,9

12,6

1998

5,8

19,9

12,1

1999

5,6

19,9

11,9

2000

4,7

19,8

11,4

2001

3,9

19,6

10,9

2002

3,8

19,4

10,7

2003

2,8

17,5

9,3

2004

2,6

13,4

7,4

2005

2,5

8,9

5,3

2006

2,3

3,9

3,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Chính sách ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 19

Nguồn : Bộ Tài chính 1998

3 * Lịch trình giảm thuế của Việt Nam để tham gia AFTA.

NHÓM 1:

A. NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN.

- Gạo: Thuế suất trước đó là 10%, thực hiện CEPT bắt đầu từ năm 2003. Bước giảm dự kiến.

2003

2004

2005

2006

10%

10%

10%

10%


- Cà phê: Trước đó có thuế suất: loại sơ chế là 20%, thành phẩm là 50%, thực hiện CEPT từ năm 1998. Bước giảm dự kiến.


1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Sơ chế (%)

Thành phầm (%)

15

45

15

35

15

25

10

20

10

20

5

20


15


10


5

- Chè: Lịch trình giảm thuế cho các sản phẩm chè được thực hiện tương tự như lịch giảm cho các sản phẩm cà phê.

B. NGÀNH HÀNG THUỶ SẢN.

Mức thuế suất trước đó 20% thực hiện CEPT từ năm 1997. Bước giảm dự kiến.

1999

2000

2001

2002

2003

15%

15%

15%

10%

10%

5%

1998


C. NGÀNH HÀNG DỆT MAY.

- Vải sợi: Các loại tơ sợi, vải dệt có lớp phủ tráng dùng trong công nghiệp; các hàng có thuế suất trước đó 20% thực hiện CEPT từ 1997. Bước giảm dự kiến.

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

20%

15%

15%

15%

10%

10%

5%


Các loại tơ tổng hợp hoặc sợi pha, vải các loại, được tiến hành theo ba bước sau:

Bước 1: Thực hiện CEPT từ 1999 các loại hàng sợi đơn, đã có thuế suất 5%. Do vậy không phải giảm thuế.

Bước 2: Thực hiện sau bước một một năm: những mặt hàng có thuế suất trước đó 10% mức giảm dự kiến.

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

10%

10%

10%

10%

5%

5%

5%

Bước 3: Thực hiện CEPT sau bước 2 từ 2-3 năm, chủ yếu từ năm 2002.

Bước này đa số gồm hàng có thuế suất từ 30% trở lên. Bước giảm dự kiến.


2002

2003

2004

2005

2006

40%

30%

30%

20%

20%

20%

10%

10%

5%

5%


- Hàng may mặc (cả quần áo và giầy dép)

* Hàng quần áo và hàng may mặc sẵn: trước đây thuế suất 50%, thực hiện CEPT từ năm 1998. Bước giảm dự kiến.


1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

30%

20%

20%

15%

15%

15%

10%

5%

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí