Thống Kê Tình Hình Sử Dụng Internet Tại Việt Nam

(Nguồn Ban tổ chức cán bộ HHKQGVN)

2.1.3 Môi trường kinh doanh của HHKQGVN

Đối với bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào, môi trường kinh doanh sẽ chi phối các hoạt động của doanh nghiệp, là điều kiện, cơ sở để doanh nghiệp hoạch định các chiến lược. Môi trường kinh doanh càng có ảnh hưởng lớn với vận tải hàng không vì đây là một ngành có tính chất toàn cầu. Các hãng không bó hẹp phạm vi hoạt động trong 1 quốc gia nên vận tải hàng không không chỉ chịu ảnh hưởng từ thị trường trong nước mà chịu tác động nhiều hơn từ các yếu tố quốc tế. Chúng ta sẽ xem xét một vài yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến HHKQGVN trong bối cảnh hiện tại.

a, Xu thế mở cửa bầu trời

Xu thế mở cửa bầu trời bắt nguồn từ Mỹ vào những năm 80, sau đó đã lan rộng ra Châu Âu, trở thành xu thế chung của vận tải hàng không ngày nay. Với xu thế này, các quốc gia thỏa thuận những Hiệp định song phương hoặc đa phương với nhau, trong đó chỉ rõ việc dành cho nhau những ưu đãi liên quan đến vận tải hàng không (việc mở rộng thương quyền, mở rộng các qui định liên quan đến vận tải hành khách và vận tải hàng hóa…) Mục đích là hợp tác cùng phát triển ngành hàng không của các bên cũng như kích thích sự phát triển chung của nền kinh tế, giảm bớt sự bảo hộ của nhà nước đối với các hãng hàng không quốc gia.

Xu thế này khởi nguồn từ Mỹ và tính tới nay Mỹ đã kí thỏa thuận “bầu trời mở” với 93 đối tác. Năm 2003, hiệp định hàng không Việt Nam-Hoa Kỳ chính thức được kí kết. Hiệp định cho phép Việt Nam được thực hiện những chuyến bay trực tiếp đến Hoa Kỳ, một thị trường khổng lồ; ngược lại, các công ty vận tải Mỹ cũng không phải chịu những qui định hạn chế của một nước thứ ba hoạt động tại Việt Nam. Đến cuối năm 2008, thỏa thuận này tiếp tục được mở rộng trên lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng hóa. Theo đó, các hãng hàng không Mỹ được chuyển hàng trực tiếp giữa Việt Nam và nước thứ ba

mà không cần dừng chân tại Mỹ; Việt Nam cũng được hưởng các quyền lợi tượng tự. Dự tính đến tháng 10/2010, hai bên sẽ mở rộng thỏa thuận này sang lĩnh vực chở khách, tiến tới một bầu trời mở hoàn toàn trong lĩnh vực hàng không.

Việt Nam cũng đạt được một số thỏa thuận đối với Đài Loan, Hàn Quốc. Năm 2006, Cục hàng không dân dụng Việt Nam và Đài Loan thỏa thuận mở rộng thêm thương quyền, đường bay, tăng thêm khả năng vận chuyển hành khách và hàng hóa. Các hãng hàng không Đài Loan nhờ đó có thể nối dài đường bay từ Việt Nam đi Châu Âu. Cũng trong năm 2006, Việt Nam hủy bỏ mức giới hạn vận chuyển hàng hóa đối với Hàn Quốc, đồng thời cho phép mỗi bên được quyền sử dụng sân bay của nhau để thực hiện các chuyến bay tới nước thứ ba với tần suất 3 chuyến/tuần.

Asean cũng đang hướng tới một thị trường hàng không thống nhất vào năm 2015. Theo thỏa thuận ngày 6/11/2008. Các hạn chế đối với hàng không chở khách và chở hàng trong khối được gỡ bỏ. Hiệp định bầu trời mở bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010, khi đó máy bay của một quốc gia thành viên được phép bay đến bất kì thủ đô của một nước hội viên nào. Đến năm 2015, tất cả Asean sẽ trở thành một thị trường hàng không thống nhất.

Như vậy, các thỏa thuận “bầu trời mở” liên tiếp được kí kết giữa Việt Nam và các đối tác hàng không lớn trong khu vực và quốc tế. Thị trường hàng không trở nên rộng mở, các rào cản bị gỡ bỏ giúp VNA mở rộng đường bay, gia tăng số lượng điểm đến. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, sự bảo hộ của Nhà nước giảm, VNA phải tự mình đương đầu với sự cạnh trạnh khốc liệt của các hãng hàng không có tiềm lực mạnh trên thế giới.

b, môi trường công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là với sự bùng nổ của Internet trong những thập kỉ qua đã mang lại cho người tiêu dùng

những tiện ích mới, mang lại cho doanh nghiệp các phương thức kinh doanh mới.

Trước hết máy bay liên tục được cải tiến, tăng trọng tải, tăng tầm di chuyển, được bổ sung thêm các tiện nghi. Góp phần không nhỏ vào sự hiện đại hóa máy bay, trong những thập kỷ qua, Boeing liên tiếp tung ra các chủng loại máy bay khác nhau. Các thế hệ máy bay B707, B720, B727, B737 lần lượt ra đời vào giữa thế kỉ 20 với khoang chở khách ngày càng rộng. B747 ra đời năm 1970 có sức chứa 450 hành khách, B757 được phát triển vào những năm 1980 với 1 lối đi giữa hai dãy ghế. Gần đây nhất là sự ra đời của B777_ máy bay phản lực dân dụng hiện đại nhất tính cho đến thời điểm này, là máy bay hai động cơ có tầm bay xa nhất thế giới với sức chứa 300-400 hành khách. Đây là máy bay đầu tiên được thiết kế hoàn toàn bằng kĩ thuật đồ họa trên máy tính. Trong năm 2008, VNA đã có kế hoạch đặt mua loại máy bay mới nhất của Boeing B787 (hiện vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện). B787 sử dụng nguyên liệu composite tân tiến giúp thân máy bay có sức chịu đựng cao và cho phép bay ở độ cao thấp hơn, khoang máy bay được thiết kế ghế ngồi rộng hơn các máy bay thương mại khác, và tiết kiệm 20% nhiên liệu so với các thiết kế cùng kích thước. Ngày càng xuất hiện nhiều máy bay với ưu điểm vượt trội cho VNA nhiều lựa chọn hơn về phương tiện chuyên chở.

Khoa học công nghệ đạt được nhiều thành tựu không những giúp cải tiến máy bay mà còn tác động vào quá trình cung cấp dịch vụ của các hãng hàng không. Hầu như các hãng hàng không đã sử dụng hệ thống đặt giữ chỗ tự động (GDS) cho phép hiển thị tình hình đặt chỗ trên các chuyến bay ở tất cả các đại lý bán vé toàn cầu. Thủ tục Check-in trước đây tiêu tốn rất nhiều thời gian của hành khách là nguyên nhân gây chậm chuyến cũng như sự mệt mỏi cho khách hàng, nhưng giờ đây với hệ thống chek-in tự động, hành khách chỉ mất chưa tới 10 phút để thao tác toàn bộ qui trình check-in.

Một tiến bộ nữa của khoa học công nghệ là sự xuất hiện của vé điện tử thay cho vé giấy. Điều này đã mang lại một diện mạo mới cho ngành HKDD quốc tế nói chung cũng như hàng không Việt Nam nói riêng. Đối với các hãng hàng không, vé điện tử tiết kiệm chi phí in ấn, vận chuyển, xử lý chứng từ. Đối với các đại lý phân phối, vé điện tử giúp giảm chi phí giao nhận, bảo trì hệ thống in vé, tiết kiệm thời gian xử lý chứng từ, báo cáo. Đối với hành khách tham gia vận chuyển, vé điện tử giảm bớt các phiền toái như: mất vé, quên vé hay cảnh chờ đợi tại các quầy thủ tục khi ra sân bay.

Khoa học công nghệ phát triển là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, việc ứng dụng thành công các kĩ thuật mới trong ngành hàng không còn phụ thuộc vào bản thân các hãng vận chuyển, và tính chất của từng phân đoạn thị trường. Trong đó việc phổ cập internet là vấn đề cốt lõi. Tại một thị trường nào đó của hãng mà tỉ lệ sử dụng internet thấp sẽ là một khó khăn cho vấn đề quản lý, phân phối và triển khai kinh doanh. Điều đáng mừng là trong các năm qua số lượng người sử dụng internet có xu hướng tăng nhanh

Bảng 1: Thống kê tình hình sử dụng internet tại Việt Nam



02/2009

12/2008

12/2007

12/2006

12/2005

Số lượng

người sử dụng

20.993.374

20.834.401

17.718.112

14.683.783

10.710.980

Tỉ lệ dân số

24,58%

24,40%

21,05%

17,67%

12,90%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Chính sách Marketing Mix của hãng hàng không quốc gia Việt nam thời kỳ Việt Nam sau khi gia nhập WTO - 6

(Nguồn: Bộ thông tin và truyền thông_ Trung tâm internet Việt Nam

VNNIC)

Như vậy, mức độ phổ cập internet ở Việt Nam diễn ra khá nhanh. Chỉ trong vòng 4 năm, số lượng người sử dụng đã tăng lên gấp đôi, chiếm gần 1/4 dân số.

Bảng 2: Thống kê tình hình sử dụng internet tại một số thị trường trọng điểm của VNA



Dân số (người)

Số người sử dụng

Tỉ lệ %

Campuchia

14.440.000

40.000

0,08

Lào

5.680.000

100.000

1,7

Singapore

4.440.000

2.700.000

60,81

Philipine

87.960.000

5.300.000

6,02

Thái Lan

63.880.000

13.416.000

21

Malaisia

26.570.000

15.000.000

56,45

Indonesia

231.630.000

13.000.000

5,61

Khu vực Asean

571.350.000

67.657.200

11,84

Châu Âu

806.720.000

333.900.800

41,38

Châu Úc

34.180.000

15.030.600

43,97

(Nguồn: Bộ thông tin và truyền thông_ Trung tâm internet Việt Nam

VNNIC)

Thông qua bảng thống kê có thể nhận thấy ngoài Lào và Campuchia (2 nước có nền kinh tế kém phát triển nhất trong khu vực) các thị trường còn lại của VNA đều có tỉ lệ sử dụng internet rất cao. Đối với Indonesia và Philipine, mặc dù tỉ lệ là chưa cao nhưng đó là tỉ lệ sử dụng internet chung của cả quốc gia, trong đó đã bao gồm rất nhiều vùng lãnh thổ có trình độ công nghệ thông tin thấp và kinh tế lạc hậu của 2 quốc gia này. Trong khi đó, VNA chỉ khai thác những đường bay đến Jakata và Manila, những thành phố phát triển nhất của 2 quốc gia, số lượng người sử dụng internet là rất cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin không hề gặp trở ngại.

Môi trường công nghệ thuận lợi đang đem đến cho VNA nói riêng cũng như ngành hàng không thế giới nói chung những điều kiện lý tưởng để triển khai mạng bán và cải thiện qui trình phục vụ khách hàng.

c, môi trường cạnh tranh ngành

Các rào cản gia nhập thị trường vận tải hàng không đang nhanh chóng bị loại bỏ, hầu như mọi hãng hàng không đều được phép bay vào Việt Nam. Tính đến đầu năm 2008 có khoảng 40 hãng hàng không nước ngoài thuộc hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia khai thác thị trường Việt Nam tại 55 đường bay, điểm đến chủ yếu là Tp. HCM và Hà Nội. Trong đó các hãng hàng không hàng đầu thế giới đều có mặt và trực tiếp cạnh tranh với VNA: Mỹ có United Airlines và American Airlines, Châu Âu có: Air France (Pháp), Lufthansa (Đức), tại Châu Á có thể kể đến những cái tên tiêu biểu: Cathay Pacific (Hồng Kông), China Airlines, Thai Airways, Quatar Airway, Singapore Airlines, Malaisia Airlines… Có thể thấy, các hãng hàng không có mặt tại Việt Nam đều là những hãng tầm cỡ trên thế giới, có khả năng cung cấp dịch vụ hoàn hảo và tiềm lực tài chính mạnh. Trong khi đó, là hãng hàng không nhỏ, ít vốn, khả năng cung ứng có hạn, VNA sẽ gặp không ít khó khăn trong cuộc chạy đua giành thị phần. Mức độ cạnh tranh gay gắt và khốc liệt nhất đang diễn ra chủ yếu tại khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á nơi thị trường có tốc độ tăng trưởng cao. Tại đây ngoài những tên tuổi lớn như Thai Airways, Singapore Airlines hãng phải cạnh tranh cả với những hãng hàng không giá rẻ Air Asia, Tiger Airways. Sự xuất hiện của rất nhiều hãng hàng không giá rẻ như Jetstar Airways, Air Asia, Tiger Airways, Nok Air đang là mối lo lớn đối với các hãng hàng không truyền thống như VNA. Bởi các hãng hàng không giá rẻ đưa ra mức giá cước thấp hơn hẳn và có phần phù hợp với mức sống của người dân tại các nước đang phát triển của Châu Á.

Trên các tuyến bay nội địa, với sự góp mặt của Jetstar Pacific Airlines, công ty bay dịch vụ hàng không Vasco và gần đây là sự xuất hiện của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam ICA, thị phần của HHKQGVN đang dần bị chia sẻ.

d, Môi trường văn hóa xã hội trong nước

Việc cung cấp dịch vụ không chỉ đơn thuần là những giao dịch về kinh tế mà còn là sự trao đổi về văn hóa. Một doanh nghiệp hiểu biết tốt về môi trường văn hóa tại thị trường hoạt động mới nắm được tâm lý của khách hàng, từ đó, đưa ra các chính sách hợp lí tác động tới cảm nhận của khách. Nền văn hóa Việt Nam hướng theo các đặc điểm của một nền văn hóa phương Đông truyền thống: hướng tới vẻ đẹp tâm hồn và lưu giữ những giá trị thuộc về lịch sử. Người Việt Nam bao giờ cũng đề cao lợi ích dân tộc và truyền thống yêu nước. Dù đi đâu xa, dù không còn sống ở quê hương mình thì tấm lòng người Việt Nam vẫn hướng về tổ quốc, sẵn sàng dâng hiến của cải và sức lực để đóng góp khi tổ quốc cần. VNA với hình ảnh là một hãng hàng không của quốc gia, đại diện cho hàng không Việt Nam đang cố gắng tạo dựng những ấn tượng tốt đẹp để khơi gợi niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam. Đầu tiên là sự ra đời của biểu tượng “Bông sen vàng” năm 2002 phản ánh đậm nét các giá trị văn hóa tinh thần của Việt Nam. Hoa sen là tượng trưng cho sự thanh thoát và hoàn mỹ, một vẻ đẹp trong sáng cũng như tâm hồn của người Việt. Tiếp theo là việc xây dựng sologan quảng cáo chủ đạo “Cùng non sông cất cánh” thể hiện cam kết phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Tất cả đã tạo nên những hiệu ứng tích cực đối với người Việt Nam. Có thể thấy, môi trường văn hóa Việt Nam là một yếu tố thuận lợi cho hãng trong việc gia tăng năng lực cạnh tranh với các hãng hàng không quốc tế.

Xét về mặt xã hội, điểm nổi bật có tác động lớn tới dịch vụ hàng không là Tốc độ đô thị hóa. Từ năm 1990 đô thị Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Từ đó đến nay, đặc biệt là vài năm trở lại đây tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh: nếu như những năm đầu 1990 tỉ lệ đô thị hóa hàng năm chỉ ở mức 17- 18% thì nay mức độ đã tăng lên 27% mỗi năm6. Trong nhiều năm tới Việt

Nam sẽ có nhiều khu đô thị ra đời theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu trao đổi hàng hóa và tiêu dùng

6 Nguồn: http://tuyengiao.vn/Home/kinhte/2008/8/1433.aspx

dịch vụ ngày càng cao, thêm vào đó là sự phân chia thu nhập, thương mại giữa các khu vực địa lý khác nhau. Đây là những điều kiện thuận lợi cho phương thức vận tải hàng không, một phương thức hiện đại phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân thành thị.‌

2.2 Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với HHKQGVN

2.2.1 Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực hàng không

Chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO từ ngày 07/11/2006, Việt Nam đã phải trải qua tiến trình đàm phán, thỏa thuận kéo dài 11 năm với hơn 150 nước trên thế giới về các điều khoản liên quan đến lĩnh vực thương mại. Gia nhập WTO cũng có nghĩa Việt Nam đứng trước những thời cơ và thách thức mới bởi đã chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Theo qui định của WTO, các hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa theo đường hàng không không nằm trong phạm vi điều chỉnh của WTO. Trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam, chỉ có 3 lĩnh vực liên quan mà WTO điều chỉnh, đó là:

_ Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay: là các hoạt động tiến hành với một máy bay hoặc một bộ phận của máy bay khi máy bay không được đưa vào hoạt động vận chuyển và không bao gồm dịch vụ bảo trì trên đường bay. Đối với dịch vụ này ta cho phép thành lập liên doanh 51% vốn nước ngoài kể từ ngày gia nhập WTO và sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

_ Dịch vụ đặt giữ chỗ qua máy tính: là dịch vụ được cung cấp thông qua hệ thống máy tính có chứa những thông tin về lịch trình của nhà chuyên chở, về chỗ ngồi, giá vé và qui định về giá vé, thông qua hệ thống đó có thể thực hiện đặt chỗ và phát hành vé. Đối với dịch vụ này, ta mở cửa không hạn chế. Tuy nhiên, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của nhà chức trách viễn thông Việt Nam.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí