Các tác giả Hoàng Thanh Tùng và Nguyễn Thị Vân Anh (2016), trong nghiên cứu "Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn", đ đề xuất một số giải pháp thu h t doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, gồm: (1) cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hạ tầng cơ sở, đ c biệt là hạ tầng về giao thông, thuận lợi về hạ tầng là yếu tố quan trọng hàng đầu thu h t các doanh nghiệp; (2) ngân sách Trung ương và địa phương cần dành ra một khoản tín dụng cung cấp đầy đủ cho các ngân hàng để qua đó đảm bảo đầy đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp vay...: (3) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tiếp cận vốn vay ODA, vốn vay ưu đ i nước ngoài; (4) Không để địa phương phải trích ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp, có như vậy địa phương mới mạnh dạn và chủ động hơn trong kêu gọi và thu h t đầu tư; (5) sửa đổi, bổ sung quy định về tạm ứng, thanh toán đối với các khoản hỗ trợ cho doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn theo hướng đơn giản thoá, thuận lợi hoá; chỉ cần doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư và có cam kết đảm bảo tiến độ sẽ cho phép làm thủ tục tạm ứng để triển khai thi công các hạng mục của dự án.
1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu về thực thi chính sách (Organization of Policy Implementation)
Thực thi chính sách (TTCS) là giai đoạn thứ 2 trong quy trình chính sách, sau giai đoạn hoạch định chính sách nhằm biến chính sách thành những hành động và kết quả trên thực tế.
Đ có một số nghiên cứu về TTCS dưới các khía cạnh khác nhau:
Theo giáo trình Chính sách công, Nxb Tài chính, Tổ chức thực thi chính sách (Orgamization of Policy Implementation) là việc tổ chức thực thi chính sách của toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được định hướng của nhà nước.
Trong giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội (2010) đ đưa ra quan niệm: "Tổ chức thực thi chính sách kinh tế - x hội là quá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện hoá những mục tiêu mà chính sách đ đề ra" [66, tr.93].
Các giáo trình nêu trên c ng đ đề cập đến vị trí và tầm quan trọng của TTCS: Tổ chức thực thi chính sách là một khâu hợp thành quy trình chính sách, nếu thiếu vắng giai đoạn này thì chính sách không thể tồn tại. Tổ chức TTCS là trung tâm kết nối các giai đoạn trong quy trình chính sách thành một hệ thống. Trên thực tế, giai đoạn thực thi chính sách được coi là giai đoạn tổng hợp của cả 3 giai đoạn của quá trình chính sách: hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách.
Nhiều chính sách do các cơ quan trung ương đề ra, nhưng khi chính sách về đến địa phương, người ta phải tiến hành nghiên cứu, áp dụng cho phù hợp với thực tế của địa phương. Điều đó có nghĩa là giai đoạn thực thi chính sách lại bao hàm cả nội dung hoạch định chính sách. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện chính sách người ta phải tiến hành đánh giá chính sách để có thể điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu. Vì thế, giai đoạn thực thi chính sách lại bao gồm cả công việc về đánh giá chính sách.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ - 2
- Các Nghiên Cứu Về Chính Sách Và Chính Sách Khu Ến Khích Đầu Tư
- Nhóm Nghiên Cứu Về Công Nghiệp Chế Biến Nông Sản, Thuỷ Sản
- Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Công Nghiệp Chế Biến Nông, Thuỷ Sản
- Lý Luận Về Chính Sách Khu Ến Khích Doanh Nghiệp Đầu Tư Vào Phát Triển C Ng Nghiệp Chế Iến N Ng, Thuỷ Sản
- Các Ếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Thi Chính Sách [39]
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
Theo Viện Kinh tế và chính sách công đ ng ở trên m.facebook.com/hocvien... ngày 1/3/2015, tổ chức thực thi chính sách đòi hỏi phải tuân thủ các bước sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công, bao gồm: kế hoạch tổ chức, điều hành; Kế hoạch dự kiến các nguồn lực; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách công.
2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách công.
3. Phân công phối hợp các cơ quan, chính quyền điều hành.
4. Duy trì chính sách công.
* Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi chính sách, GIáo trình Chính sách kinh tế - x hội (2010) của Trường Đại học Kinh tế quốc dân [66] và Quang Ngọc [39], Chương 3 - tổ chức thực thi chính sách (ecademia.edu/12597838.ch...) đều khẳng định:
Quá trình tổ chức TTCS diễn ra trong thời gian dài, có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, vì thế kết quả tổ chức TTCS c ng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
+ Yếu tố khách quan, gồm: Tính chất của vấn đề chính sách (ví như: Chính sách đất đai phức tạp; chính sách kìm chế tai nạn giao thông, bức x c); Môi trường thực thi chính sách: môi trường kinh tế, chính trị, v n hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường tự nhiên, quốc tế; Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách; tiềm lực của các nhóm đối tượng TTCS, thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh tế, x hội... cả về quy mô và trình độ; Đặc tính của đối tượng chính sách, như: tính tự giác, tính kỷ luật, tính sáng tạo... Chính sách với người có công, chính sách xoá đó giảm nghèo..., chính sách đối với tri thức...
+ Yếu tố chủ quan:
. Thực hiện đ ng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức TTCS.
. N ng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức.
. Điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình TTCS.
. Sự đồng tình, ủng hộ của dân ch ng.
* Nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp thực thi chính sách công ở Việt Nam
Trong bài viết của tác giả Lê Chi Mai (2017), "Thực thi chính sách công - bất cập và giải pháp'', trong Tạp chí Quản lý nhà nước số 263 (12/2017), Thực thi chính sách hiện nay còn nhiều bất cập, đó là: (1) Nhận thức của những người có trách nhiệm thực thi chính sách (TTCS) chưa rõ ràng, đầy đủ, nên g p l ng t ng trong triển khai chính sách; (2) Chính sách được ban hành chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, bộ, ngành nên gây khó kh n; (3) Chưa ch trọng khâu lập kế hoạch TTCS; (4) Công tác phân công phối hợp kém hiệu quả; (5) Nguồn lực tài chính vừa thiếu, lại vừa sử dụng kém hiệu quả; (6) Thiếu sự theo dõi, giám sát.
Từ đó, tác giả Lê Chi Mai đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng TTCS, như: (i) Tiếp tục hoàn thiện chính sách phù hợp với thực tế của quá trình thực thi; (ii) T ng cường công tác lập kế hoạch TTCS ở cấp độ tổng thể c ng như tại từng cơ quan đơn vị tham gia thực thi; (iii) T ng cường vai trò và trách nhiệm của những người l nh đạo cho các cơ quan, đơn vị tham gia TTCS, đ c biệt là
những cơ quan, đơn vị là các đầu mối có thẩm quyền TTCS (iv) Công tác phổ biến, truyền đạt chính sách đến các tổ chức và cá nhân TTCS, c ng như các đối tượng của chính sách là rất quan trọng, nên tránh cách làm hình thức, không hiệu quả, gây l ng phí; (v) T ng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tham gia TTCS trên cơ sở có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, rành mạch; (vi) Bảo đảm nguồn lực tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đó; (vii) T ng cường công tác theo dõi và giám sát việc thực thi.
Tác giả Lê Thị Thu (2017) trong bài "Nâng cao hiệu quả TTCS công của cơ quan hành pháp", đ ng trong Tạp chí Tổ chức nhà nước, tháng 12/2017, đ nêu ra những bất cập trong TTCS công về cơ bản như tác giả Lê Chi Mai đ nêu. Đồng thời tác giả Lê Thị Thu c ng đ nêu 5 giải pháp để nâng cao chất lượng TTCS công đó là: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách...; giải quyết dứt điểm tình trạng luật chờ nghị định; nắm bắt nguyện vọng lợi ích của người dân trong xây dựng và TTCS; đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại đội ng cán bộ công chức làm công tác TTCS; chuẩn bị chu đáo các nguồn lực, cả nhân lực và vật lực khi TTCS.
1.2. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ "KHOẢNG TRỐNG" ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những kết quả r t ra từ các nghiên cứu ở trên
Những kết quả nghiên cứu nêu trên đ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CSKK DNTN đầu tư phát triển nông nghiệp nói chung ở Việt Nam. Trong đó:
- Khái niệm, vai trò của chính sách nói chung, chính sách công, chính sách khuyến khích đầu tư...
- Quan niệm và vai trò của doanh nghiệp nói chung, của DNTN trong nền kinh tế thị trường định hướng x hội chủ nghĩa, trong phát triển nông nghiệp (có CNCB nông sản, thuỷ sản).
- Các nghiên cứu đ phân tích khá rõ ràng những vấn đề lý luận về CNCBNS trên các khía cạnh: Khái niệm, đ c điểm và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân nói chung, trong nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng.
- Các nghiên cứu nêu trên đ đi sâu phân tích CSKK đầu tư vào nông nghiệp, CSKK, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp (trong đó, CNCBNS là một chuyên ngành) dưới các góc cạnh: Cơ chế chính sách, công cụ tác động và những nguyên tắc của CSKK...
Đ làm rõ những vấn đề lý luận về TTCS như: quan niệm, vị trí, ý nghĩa, nội dung, các bước TTCS, các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng TTCS và giải pháp nâng cao hiệu quả của TTCS.
Tóm lại những vấn đề lý luận và thực tiễn r t ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích mà tác giả luận án sẽ nghiên cứu chọn lọc, vận dụng trong quá trình thực thi luận án của mình.
1.2.2. Những khoảng trống và tính kh ng trùng l p của đề tài luận án
Từ tổng quan nghiên cứu nói trên cho thấy còn có một số khoảng trống chưa được nghiên cứu thấu đáo và toàn diện trên các khía cạnh:
- Tính đ c thù của CSKK doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, vào CNCBNS ở địa phương cấp tỉnh là gì?
- Các nghiên cứu nói trên chưa nghiên cứu một cách trực diện các DNTN đầu tư phát triển nông sản và thuỷ sản vào CNCB, mà chủ yếu đề cập đến các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.
- Hiện trạng việc thực thi CSKK DNTN đầu tư vào CNCB nông sản và thuỷ sản là như thế nào? vẫn chưa được làm rõ.
- Các nghiên cứu có liên quan về đầu tư của doanh nghiệp vào CNCB nói chung, ở thành phố Cần Thơ, c ng như các CSKK DNTN đầu tư vào phát triển CNCB nông sản và thuỷ sản còn thiếu vắng.
Từ đó có thể khẳng định đề tài luận án "Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ'' là không trùng lắp với các công trình nghiên cứu đ công bố. Đề tài này rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với yêu cầu phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ở địa phương Cần Thơ.
Thực hiện đề tài luận án này, tác giả luận án cần trả lời các câu hỏi sau:
1. Việc thực thi các CSKK DNTN đầu tư phát triển CNCB nông, thuỷ sản được thực hiện như thế nào? Có khó kh n, bất cập gì?
2. Thực hiện tốt các CSKK DNTN đầu tư phát triển CNCB nông, thuỷ sản sẽ có tác động tích cực, tiêu cực như thế nào đến phát triển nông nghiệp nói chung, CNCBNS nói riêng, tại thành phố Cần Thơ?
3. Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện CSKK, nâng cao hiệu quả, chất lượng thực thi các CSKK DNTN đầu tư vào phát triển CNCB nông, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ?
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TẾ VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, THUỶ SẢN
2.1. NHỮNG LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, THUỶ SẢN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm chính sách nói chung
Có nhiều cách tiếp cận chính sách: như tiếp cận chính trị học, x hội học, tiếp cận hệ thống, tiếp dưới góc độ khoa học pháp lý, tiếp cận dưới góc độ các khoa học kinh tế...
Rõ ràng là có nhiều cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều cách hiểu khác nhau về chính sách:
Nhà kinh tế học người Anh, Frank Ellis cho rằng: không có một định nghĩa duy nhất về thuật ngữ "chính sách" với tất cả các tác giả. Ông viết: "chính sách là một thuật ngữ chung vì nó ngụ ý sự can thiệp của Nhà nước về kinh tế". Ông c ng đưa ra định nghĩa về chính sách: Chính sách được xác định như là đường lối hành động mà chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả mục tiêu mà chính phủ tìm kiếm và sự lựa chọn phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó" [83, tr.21].
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, chính sách được hiểu là "…những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ, chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, v n hoá … [65, tr.475] và muốn đưa ra chính sách đ ng phải c n cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu chung, phương hướng được xác định trong đường lối nhiệm vụ chung vừa linh hoạt vận dụng vào điều kiện cụ thể [72, tr.478].
Tác giả Lê Chi Mai cho rằng: "Chính sách là chương trình hành động do các nhà l nh đạo hay các nhà quản lý đưa ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của họ" [35, tr.475].
Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội của Khoa Khoa học quản lý trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng:
Chính sách kinh tế - x hội nói riêng, chính sách quản lý nói chung là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp các thủ thuật mà chủ thể quản lý sử dụng nhằm tác động lên đối tượng và khách thể quản lý sử dụng nhằm tác động lên đối tượng và khách thể quản lý để đ t các mục tiêu trong số các mục tiêu chiến lược chung của đất nước một cách tốt nhất sau một thời gian đ định [66, tr.21].
Theo V V n Ph c và Trần Thị Minh Châu:
Chính sách có thể hiểu là một khái niệm phức tạp, bao hàm trong đó cả giác độ nhận thức (quan điểm lý thuyết làm cơ sở cho hoạch định chính sách) cả giác độ hành động thực tế (mục tiêu, phương tiện, phương pháp, thái độ thực thi chính sách), cả giác độ kinh tế, (so sánh lợi ích và chi phí khi hoạch định và thực hiện). cả giác độ khoa học, kỹ thuật (phương tiện, phương án thực thi chính sách phải có c n cứ khoa học, thuyết phục), cả giác độ x hội (tác động của chính sách đến các nhóm dân cư và môi trường). Do đó tuỳ theo mục đích xem xét của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách mà khái niệm chính sách được xác định khác nhau [42, tr.34].
Từ những quan niệm nêu trên, tác giả luận án cho rằng chính sách là tổng thể các quan điểm, đường lối, hành động với các công cụ, phương tiện, biện pháp mà chủ thể ban hành chính sách sử dụng để theo đuổi các mục tiêu đã định trong một khoảng thời gian nhất định.
Nói đến chính sách là nói đến: nó do một chủ thể quyền lực hay chủ thể quản lý đưa ra; nó được ban hành c n cứ vào đường lối chính trị của Đảng cầm quyền và c n cứ vào tình hình thực tế; chính sách ban hành bao giờ c ng nhắm tới mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn khác nhau; chính sách ban hành đều tính đến nguồn lực thực thi chính sách, môi trường của chính sách và các đối tượng liên quan đến chính sách.