Nguyên Nhân Từ Bên Ngoài Doanh Nghiệp.

dưa hấu vào Indonesia, Việt Nam lại lấy chứng nhận của Công ty giám định Việt Nam VINACONTROL30.

Ví dụ về những bài học thất bại nêu trên của các doanh nghiệp Việt Nam cho chúng ta thấy tầm quan trọng của yếu tố pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Việc nghiên cứu và hiểu rõ môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài nước, môi trường pháp luật quốc tế và đặc biệt là việc nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh quốc tế trở nên cấp thiết đối với các nhà hoạt động kinh doanh muốn thành công trên thương trường quốc tế.

Như vậy, tham gia vào môi trường KDQT, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần làm quen với các môi trường kinh doanh khác nhau. Việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hiểu môi trường kinh doanh nước ngoài là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, đây cũng chính là thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động KDQT cần khắc phục.

2.3.2.5. Thách thức trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để áp dụng trong sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa.

Các doanh nghiệp hoạt động KDQT của Việt Nam cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Điều này đồng nghĩa rằng, các doanh nghiệp này phải cân đối được việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn ISO hay vấn đề lao động trẻ em và thực thi theo đúng các tiêu chuẩn quốc gia đã đề ra.

Một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia môi trường KDQT hiện nay là các nước ngày càng có xu hướng sử dụng đồng thời các biện pháp bảo hộ và vấn đề môi trường được lồng vào nhau với lý do chính đáng. Có thể lấy vị dụ như các nước phát triển áp dụng chính sách bảo hộ nông nghiệp với mức trợ cấp trung bình 1 USD/ngày cộng với hàng rào kỹ


30 “ảnh hưởng của môi trường pháp luật trong kinh doanh quốc tế” http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/11/22/1992/

thuật về an toàn thực phẩm, tự vệ, chống trợ cấp, thủ tục hải quan hay ghi nhãn mác….

Như vậy với các hàng rào phi thuế quan này các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN vốn là những nước sản xuất các sản phẩm mang tính cạnh trạnh với hàng Việt Nam. Một viên chức của Bộ Thương mại khuyên rằng: “Trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng với bạn hàng các nước, các doanh nghiệp cần quan tâm tổng kết thực tiễn, so Việt Nam như thế nào, mức thuế cao hay thấp, các chế độ chính sách thủ tục phi thuế quan trong xuất nhập khẩu đối với mình có trở ngại gì”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Hiện nay việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế thường có ý nghĩa là chi phí rất tốn kém cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Một số nước nhập khẩu có thể sử dụng các tiêu chuẩn này làm hàng rào phi thuế quan để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước của họ. Đặc biệt là rào cản công nghệ (TBT) hay còn gọi là “tiêu chuẩn xanh”. Theo rào cản này, các nước nhập khẩu được phép có tiêu chuẩn và quy chế riêng và theo đuổi các biện pháp cần thiết để áp đặt chúng. Một ví dụ chứng minh là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đã không nắm được các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu sang các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ. Có thể nói đây chính là những bài học xương máu cho các doanh nghiệp Việt Nam vì trong thời điểm này hầu như các nước phát triển đều dùng tiêu chuẩn môi trường làm công cụ bảo hộ mậu dịch nhằm hạn chế sự xâm nhập của hàng hóa các nước kém phát triển.

2.3.2.6. Đối phó với nhiều thách thức, nguy cơ cũng như nhiều rủi ro.

Môi trường kinh doanh quốc tế: Những vấn đề cơ bản , cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam - 11

Không thể khẳng định một điều rằng khi các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế không hề gặp bất kỳ thách thức hay rủi ro nào. Có thể liệt kê một số thách thức, rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong môi trường KDQT.

* Rủi ro về giá cả.

Trong nên kinh tế thị trường, giá cả hàng hóa không những là thước đo phản ánh giá trị hàng hóa đồng thời còn chịu tác động của quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Trong một môi trường kinh doanh quốc tế đầy nhưng thay đổi thất thường về quan hệ cung cầu thì không thể tránh khỏi những biến động về giá cả hàng hóa. Tùy theo từng loại hàng hóa mà giá cả trên thị trường sẽ khác nhau. Quan sát về gía cả bình quân/năm của một số hàng hóa trên thị trường thế giới nhưng năm gần đây cho thấy: giá cả nhiều mặt hàng biến động khá thất thưởng, trong đó đặc biệt là giá cả những hàng hóa là nhiên, nguyên vật liệu. Đây chính là 1 thách thức cho các nhà sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng và chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Đặc biệt khi các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là nông, lâm, thủy sản và nguyên liệu, vốn là những mặt hàng rất nhạy cảm về giá, thì những biến động về giá càng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh như mặt hàng gạo xuất khẩu, cà phê xuất khẩu hay phân bón xuất khẩu…

* Rủi ro về tỷ giá hối đoái.

Thực tế buôn bán quốc tế ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thường lựa chọn đồng USD là đồng tiền tính toán và thanh toán. Việc các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ đã tiềm ẩn một nguy cơ rủi ro cao. Đây cũng là một trong những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tham gia môi trường KDQT. Mức độ rủi ro ở đây sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, và sự ổn định của đồng USD. Một khi nền kinh tế Mỹ suy thoái, đồng USD mất giá sẽ làm tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như giới kinh doanh toàn cầu.

Hiện nay trong quan hệ KDQT, số lượng các doanh nghiệp chủ động được nguồn ngoại tệ là không nhiều. Do đó, việc kết quả kinh doanh của các

doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ biến động của tỷ giá hối đoái là không thể tránh khỏi.

Có thể lấy 1 ví dụ như sau: Công ty TNHH thiết bị M công nghiệp nặng thực hiện dự án cung cấp máy súc lật, cần cẩu cho 1 dự án đường bộ, nguồn vốn thanh toán từ ngân sách dự án, thanh toán theo tiến độ nghiệm thu thiết bị. Công ty đã vay 15 triệu USD tại ngân hàng Ngoại Thương để trả cho nhà cung cấp nước ngoài. Tại thời điểm vay, tỷ giá là 1 USD = 19000 VNĐ. Đến thời điểm công ty nhận tiên VNĐ từ dự án, tỷ giá đã là 1 USD = 19100 USD/VNĐ. Như vậy công ty đã phải chi thêm 100 VNĐ cho mỗi USD mua để trả nợ ngân hàng, chưa kể lãi vay.

Rủi ro hối đoái là một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nếu không tính toán chính xác bài toán này, doanh nghiệp không những mất đi phần lãi dự tính mà còn phải chịu lỗ.

* Thách thức về chính sách.

Thách thức chính sách là loại thách thức mà các doanh nghiệp KDQT Việt Nam thường gặp.

Các doang nghiệp Việt Nam KDQT phải đối mặt những thay đổi trong chính sách của Việt Nam lần những thay đổi trong chính sách của nước đối tác. Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi một chính sách quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống chính sách, công cụ pháp luật, cơ chế điều hành. Để xây dựng được một chính sách vĩ mô, thiệt lập một cơ chế điều hành kinh tế hoàn hảo cần phải có thời gian dài không ngừng nghiên cứu hoàn thiện, thử nghiệm, áp dụng.

Tuy vậy, hoạt động kinh doanh thường ngày không thể chờ đợi một hệ thông chính sách và cơ chế hoàn hảo được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy, hướng dẫn thi hành mới thực hiện. Nên kinh tế buộc phải chấp nhận một thực tế là chính sách kinh tế có thể chưa đáp ứng, chưa phù hợp với thực tiễn kinh doanh cho nên vừa ban hành vừa sửa chữa gây trở ngại rất lớn đến hoạt

động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp KD xuất nhập khẩu luôn phải đối mặt với những thách thức cũng như nguy cơ: Sự bất định của chính sách, sự phức tạp của cơ chế điều hành, chính sách không phù hợp và không theo kịp với biến động và yêu cầu của sản xuất kinh doanh hiện nay. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp KDQT Việt Nam phàn nàn về những chính sách không hợp lý, những thay đổi thường xuyên không báo trước trong các quy định của Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp KDQT cho rằng họ rất khó lên kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp vì không thể lường trước đước những thay đổi trong chính sách của Nhà nước.

* Nguy cơ tổn thất do lừa đảo.

Rủi ro lừa đảo chính là hậu quả của các hành vi vô đạo đức của con người, lợi dụng sự “ngây thơ”, thiếu hiểu biết, tin người và sự phức tạp trong các tình huống kinh doanh. Lừa đảo kinh doanh hết sức đa dạng, mỗi lĩnh cực khác nhau lại có những thủ đoạn lừa đảo khác nhau. Ngày nay thường gặp những dạng lừa đảo phổ biến trong buôn bán quốc tế như lừa đảo về chứng từ, lừa đảo không thực hiện hợp đồng thuê tàu, đánh chìm tàu, lừa đảo bằng tàu ma, địa chỉ ma, mạo danh, lừa đảo trong khi ký kết hợp đồng, thanh toán... Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, lừa đảo kinh tế ở Việt Nam cũng có những diễn biến phức tạp. Có thể minh chứng là theo báo cáo tổng kết của lực lượng cảnh sát kinh tế, từ 1989 đến 2000 đã có 108 vụ lừa đảo quốc tế với mức thiệt hại gần 227 tỷ đồng. Các vụ lừa đảo chủ yếu xảy ra trong quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại giữa các bên với nội dung không chặt chẽ, không đảm bảo nguyên tắc và không tuân thủ nghiêm các quy định của Nhà nước. Và hiện nay, khi kinh tế thế giới ngày càng có nhiều thay đổi thì có thể dự báo rằng nguy cơ tổn thất do lừa đảo mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tham gia sâu rộng vào KDQT là điểu không thể tránh khỏi.

* Nguy cơ trong chuyên chở hàng hóa.

Các nguy cơ liên quan đến hoạt động chuyên chở hàng hóa bao gồm từ những nguy cơ liên quan đến việc thuê phương tiện chuyên chở cho đến những nguy cơ trong quá trình chuyên chở hàng hóa đến với người mua. Do năng lực chuyên chở lớn, chi phí chuyên chở thấp nên vận tải bằng đường biển chiếm đến gần 90% trong các phương thức chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngành hàng hải Việt Nam cũng luôn phải đối mặt với những thách thức, rủi ro và cả tai nạn trong quá trình chuyên chở hàng hóa. Đây cũng là nguy cơ đe dọa, nguy cơ gây tổn thất trong các hoạt động kinh doanh chuyên chở, bảo hiểm, thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài yếu tố về sự cố, tai nạn trên biển thì yếu tố bị lừa đảo, cướp biển trong quá trình vận chuyển cũng là nhũng nguy cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. Một thực tế cho thấy rằng, hiện nay ở Việt Nam cũng đang xuất hiện hiện tượng tàu ma. Sau khi ăn cắp tàu vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, bọn tội phạm ở Đông Nam Á đã treo cờ nước khác với một lý lịch giả, thậm chí có khi sửa tàu và đến Việt Nam, tiếp tục lừa các công ty Việt Nam với hình thức vận chuyển của Việt Nam ra nước ngoài. Sau khi ra khỏi Việt Nam, chúng đã lấy hàng Việt Nam và bán tại các nước khác.

Có thể nói rằng, nguy cơ trong vận chuyển có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, là mối lo ngại của mỗi doanh nghiệp mỗi khi phải chuyên chở hàng hóa.

2.4. Nguyên nhân của những thách thức.

Một khi đã tham gia vào môi trường KDQT trong xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thì KDQT đã đem lại cho doanh nghiệp hoạt động KDQT của Việt Nam cả những cơ hội to lớn và cả những thách thức. Một môi trường KDQT đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn là những bí ẩn, những khó khăn buộc các doanh nghiệp này phải tìm cách khắc phục để có thể đặt chân trên con đường tiến vào thị trường thế giới rộng lớn.

Tuy nhiên cần nhận thấy một thực tế rằng để nhận ra được những thách thức này đã khó, nhưng biết tìm ra nguyên nhân của những thách thức để hạn chế còn là một bài toán khó cho các doanh nghiệp KDQT của Việt Nam. Các nguyên nhân của những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tham gia môi trường kinh doanh quốc tế được phân thành hai nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp và nguyên nhân từ nội bộ doanh nghiệp.


2.4.1. Nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp.

Khi đề cập đến những nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp gây ra những thách thức trong KDQT của các doanh nghiệp Việt Nam, cần kể đến các nguyên nhân sau:

- Môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn thiếu ổn định: sự vận hành và tính đồng bộ của môi trường kinh tế vĩ mô có tác dụng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng nhiều nguy cơ rủi ro trong kinh doanh thương mại quốc tế do Việt Nam vẫn chưa có được một chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế đến năm 2010 và 2020 để định hướng cho các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp khi tham gia vào đầu tư, kinh doanh thương mại quốc tế.

- Môi trường pháp lý chưa đồng bộ, thống nhất: Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường và xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu quan trọng nhất là sự quản lý và điều hành cuả Nhà nước phải thực hiện bởi một hệ thống chính sách, cơ chế điều hành ngày càng hoàn chỉnh thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên để được như vậy thì cần phải có thời gian dài không ngừng nghiên cứu hoàn thiện, thử nghiệm, áp dụng… Do vậy các doanh nghiệp KDQT của Việt Nam luôn phải đối mặt với tính thiếu thống nhất, đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, sự không phù hợp, không theo kịp với biến động

của sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, điều 319 Luật Thương mại hiện hành (được Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005) quy định thời hiệu tố tụng của các tranh chấp thương mại là 2 năm, trong khi pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế chỉ giới hạn là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Như vậy có sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp quy có giá trị pháp lý thấp với các văn bản pháp lý cao gây lúng túng cho việc giải quyết tranh chấp, khởi kiện.

- Đối tác nước ngoài lợi dụng sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam để tìm cách chèn ép, giành những điều kiện có lợi hơn về phía mình: có một thực tế rằng vị thế, uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa thực sự được khẳng định, thường xuyên bị các đối tác nước ngoài “coi thường”, hoặc có những hành động cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí lừa đảo. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã ép các doanh nghiệp Việt Nam ký kết theo các hợp đồng bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện hợp đồng. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của doanh nghiệp các nước trong khuu vực do có cơ cấu hàng xuất khẩu tương dối giống nhau và Việt Nam không có những lợi thế thực sự rõ rệt. Thậm chí, các nghiệp Việt Nam còn có nguy cơ thua ngay trên sân nhà ở một số mặt hàng như chè, trái cây và thậm chí là gạo.

2.4.2. Nguyên nhân từ nội bộ doanh nghiệp.

- Thiếu hiểu biết về môi trường pháp lý, văn hóa, xã hội của các quốc gia đối tác kinh doanh: trên thực tế, các doanh nghiệp KDQT vẫn chưa thực sự chú ý tới các moi trường này. Bản thân các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong việc hiểu và áp dụng luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp mình (bao gồm cả hệ thống pháp luật trong nước và tại nước của đối tác kinh doanh) để gặp phải những thách thức, rủi ro và nguy cơ không đáng có. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn xem nhẹ việc tuân thủ pháp luật, tuy thời gian hoạt động ngắn nhưng đã tham gia rất nhiều lĩnh vực kinh doanh

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí