Các Ếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Thi Chính Sách [39]


Đại hội lần thứ VII của Đảng chỉ rõ "Phát triển nông lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - x hội".

- Đại hội XII của Đảng chủ trương phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là:

- Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia t ng, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở... đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn để t ng n ng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hoá một cách hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - x hội...

- Phát huy vai trò chủ thể của hộ nông dân, kinh tế hộ; xác định vai trò hạt nhân của doanh nghiệp trong nông nghiệp, đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông - lâm - ngư nghiệp nhà nước; phát triển hợp tác x kiểu mới và các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng; hình thành các vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ [22, tr.92-93].

Chủ trương của Đảng phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân thuộc thành phần kinh tế này được từ Đại hội VII - Đại hội XII. Đại hội lần thứ XI của Đảng đ khẳng định "Kinh tế tư nhân là một trong những động lực nền kinh tế". Đại hội lần thứ XII của Đảng đ khẳng định mạnh mẽ rằng "Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế" và "tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam nhất là doanh nghiệp tư nhân làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền


kinh tế''. Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đ ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng x hội chủ nghĩa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Vì thế, Đại hội XII của Đảng (2016) đ chỉ rõ: tiếp tục cải thiện môi trường, điều kiện kinh doanh th c đẩy kinh tế tư nhân phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Trong đó, ch trọng hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đang sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào CNCBNS phải phù hợp với đường lối, chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế tư nhân... trong từng giai đoạn cụ thể. Nói cụ thể hơn là trong từng giai đoạn phát triển khác nhau; nhà nước có thể lựa chọn các mục tiêu ưu tiên của chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cung cấp tài chính, lựa chọn các phương thức thực hiện các chương trình, mục tiêu khuyến khích khác nhau.

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ - 8

(2) Môi trường chính trị - x hội

Môi trường chính trị - x hội ảnh hưởng đến CSKK DNTN đầu tư phát triển CNCB nông, thuỷ sản trên giác độ ủng hộ hay không ủng hộ của x hội, của các tổ chức chính trị - x hội đối với chính sách này của Nhà nước. Môi trường chính trị - x hội nhất quán và thuận chiều với CSKK DNTN đầu tư phát triển CNCB nông, thuỷ sản của Nhà nước thì sẽ rất thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư. Ngược lại, môi trường chính trị - x hội mâu thuẫn, thậm chí xung đột với CSKK DNTN đầu tư... sẽ gây ra những tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp, buộc nhà nước nếu muốn khuyến khích đầu tư phải nỗ lực nhiều hơn, chi phí nhiều hơn và kết quả đạt được sẽ thấp hơn. Vì thế, tạo môi trường quốc gia đồng thuận giữa các nhóm x hội, xây dựng kỷ cương phép nước nghiêm minh và nhà nước có chính sách hợp lòng dân trở thành điều kiện tối cần thiết cho CSKK DNTN đầu tư vào phát triển CNCB nông, thuỷ sản của Nhà nước.


(3) Nguồn lực của Nhà nước

Việc xây dựng và triển khai các CSKK, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào CNCB nông, thuỷ sản cần phải được c n cứ vào những nguồn lực thực tế như: nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, nguồn lực kỹ thuật, trong đó, quan trọng nhất là nguồn lực tài chính.

Nguồn lực tài chính và quản lý nhà nước quyết định quy mô, chất lượng và hiệu quả của chính sách khuyến khích/ hỗ trợ doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của nguồn lực tài chính là ở chỗ: tài chính lớn cho phép thiết kế các bước thực hiện, khuyến khích có nội dung phong ph , theo đuổi mục tiêu dài hạn. Trái lại, nguồn tài chính hạn hẹp ho c cung cấp không đủ, không kịp thời có thể làm phá sản những chương trình, kế hoạch khuyến khích đ được xây dựng công phu.

Nguồn lực tài chính cung cấp cho chính sách khuyến khích/hỗ trợ doanh nghiệp.... phụ thuộc vào quy mô thu ngân sách nhà nước; Luật Ngân sách nhà nước, chính sách chi ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ ODA, khả n ng huy động của nhà nước từ các chủ thể kinh tế và x hội hoá, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Sau khi CSKK/hỗ trợ doanh nghiệp được hoạch định và có sự đảm bảo chắc chắn về nguồn lực tài chính... thì sự thành công của CSKK/hỗ trợ doanh nghiệp tuỳ thuộc vào n ng lực tổ chức thực hiện và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm trong hoạt động khuyến khích/hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương cấp tỉnh và của doanh nghiệp, của các tổ chức x hội, tổ chức x hội nghề nghiệp...

(4) Sự hấp dẫn của lĩnh vực đầu tư và sự phát triển số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển CNCB nông, thuỷ sản

Ở nước ta, công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản hiện nay chiếm tỷ trọng đáng kể trong công nghiệp chế biến, khoảng 20% GDP. Một số sản phẩm công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản có giá trị xuất khẩu lớn, thu về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước như: cà phê, cao su, thuỷ hải sản...

Sản phẩm công nghiệp chế biến nông sản rất đa dạng, phong ph về


chủng loại, chất lượng và mức độ chế biến... và công nghiệp chế biến nông sản có ưu thế hơn các ngành công nghiệp khác: vốn đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao hơn... nên khả n ng thu h t vào phát triển công nghiệp chế biến nông sản c ng cao hơn. Sản phẩm thuỷ sản chế biến của Việt Nam đ xuất khẩu đi hơn 140 quốc gia... "Sự hấp dẫn" của công nghiệp chế biến nông sản là một trong các yếu tố để thu h t doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, thu h t doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản nói riêng còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác: môi trường đầu tư kinh doanh, tiềm lực, n ng lực của doanh nghiệp, mức độ, quy mô, hình thức, khuyến khích, hỗ trợ, ưu đ i của nhà nước, chính quyền địa phương và cả tinh thần và niềm tin của doanh nghiệp.

(5) Các cam kết quốc tế

Việt Nam đ gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) từ n m 2007 và đ tham gia ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định kinh tế - thương mại khác, song phương và đa phương. Đ c biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định toàn diện, tiến bộ xuyên châu Á - Thái Bình Dương (CPTPP). Những cam kết mà nước ta tham gia theo nguyên tắc song phương và đa phương là những giới hạn cho các hành động của Nhà nước trong việc khuyến khích/hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp. Ví dụ, khi tham gia WTO, Việt Nam phải cam kết về trợ cấp nông nghiệp - hình thức hỗ trợ của Nhà nước cho việc sản xuất, tiêu thụ nông sản (cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho một vùng nông nghiệp ho c cho một sản phẩm cụ thể). Sự hỗ trợ này được thể hiện dưới các hình thức khác nhau. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì Việt Nam phải ch ý đến các điều cấm trong quy định của WTO, đồng thời, tuân thủ các quy định chung của WTO về thương mại nông sản mà có lợi cho nông dân.

Chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp (trong đó có CNCB nông, thuỷ sản) của Nhà nước phải tuân thủ và bao quát được yêu cầu của các cam kết quốc tế.


2.2. LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH

2.2.1. Quan niệm về thực thi chính sách

Thực thi đơn giản có nghĩa là thực hiện hay tiến hành. Tuy nhiên, thực thi ở đây được xem xét với tư cách là một giai đoạn của chu trình/quá trình chính sách sau giai đoạn ban hành chính sách.

Có nhiều quan niệm khác nhau về TTCS.

Sau khi chính sách công đ được hoạch định, chính sách đó cần được thực thi trong cuộc sống. Đây là giai đoạn thứ 2 của quá trình chính sách, sau giai đoạn hoạch định, nhằm biến chính sách thành những hoạt động và kết quả trên thực tế. Cơ quan nhà nước, trước hết là bộ máy hành chính là người chủ yếu hoạch định chính sách công, đồng thời c ng là người tổ chức TTCS. Vậy, "... thực thi chính sách công là quá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện hoá những mục tiêu mà chính sách đ đề ra" [66, tr.93]. Hay có quan niệm khác: Thực thi chính sách công là quá trình đưa CSC vào thực tiễn đời sống x hội thông qua việc ban hành các v n bản, chương trình, dự án TTCS công và tổ chức thực hiện ch ng nhằm thực hiện hoá mục tiêu của CSC. Có quan niệm cho rằng: Tổ chức TTCS là toàn bộ quá trình chuyển hoá cách ứng xử của chủ thể thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng.

Tóm lại, dù quan niệm khác nhau, nhưng tựu chung lại: Thực thi chính sách là biến các chính sách từ lý luận đến với hiện thực đời sống x hội nhằm đạt mục tiêu chính sách đề ra.

2.2.2. Vị trí và ý ngh a của thực thi chính sách

Có thể nói, quá trình TTCS có ý nghĩa quyết định đối với thành công hay quyết định của chính sách và có tầm quan trọng lớn lao đối với hoạt động quản lý của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - x hội. Thật vậy.

Một chính sách sau khi đã được hoạch định thì đó mới là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết. Tiếp theo phải hành động cụ thể, phải tiến hành các giải pháp trên thực tế để thực hiện được các mục tiêu của chính sách. Dù chính


sách được hoạch định ra có tốt đến đâu ch ng nữa nhưng nếu công tác tổ chức TTCS đó không tốt thì cuối cùng mục tiêu của chính sách không được thực hiện trên thực tế; tức là dẫn chính sách đến thất bại. Vậy, tổ chức TTCS là điều kiện đủ, điều kiện quyết định để đưa chính sách vào cuộc sống, để có một chính sách thành công.

Thực thi chính sách để khẳng định tính đúng đắn của chính sách. Một khi chính sách được triển khai thực hiện rộng r i trong đời sống x hội, thì tính đ ng đắn của chính sách được khẳng định ở mức cao hơn, được cả x hội thừa nhận, nhất là các đối tượng hưởng thụ chính sách.

Qua TTCS giúp cho chính sách ngày càng hoàn chỉnh: Có những vấn đề thực tiễn mà trong giai đoạn hoạch định chính sách ch ng chưa phát sinh, chưa bộc lộ ho c đ phát sinh mà các nhà hoạch định chính sách chưa thấy, đến giai đoạn TTCS thì mới phát hiện ra. Vậy quá trình TTCS với những hoạt động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách, khiến cho nó ngày càng phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

Việc phân tích đánh giá một chính sách tốt hay xấu... chỉ có thể được trả lời một cách đầy đủ và thuyết phục sau khi thực hiện chính sách đó trên thực tế. Qua TTCS mới biết được chính sách đó được x hội và đa số nhân dân chấp nhận hay không, có đi vào cuộc sống hay không. Vậy TTCS là một giai đoạn tổng hợp có liên quan đến giai đoạn hoạch định và phân tích chính sách.

2.2.3. Quá tr nh tổ chức thực thi chính sách

Tổ chức TTCS là một quá trình liên tục bao gồm 3 giai đoạn chính, với các nội dung:

- Giai đoạn tổ chức, đây là giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách. Nhiệm vụ của giai đoạn này là chuẩn bị về m t tổ chức và cán bộ để triển khai chính sách.

- Giai đoạn chỉ đạo TTCS, là giai đoạn triển khai chính sách và đưa chính sách vào thực tiễn.

- Giai đoạn kiểm tra đối với quá trình tổ chức TTCS, với nhiệm vụ là kiểm tra, theo dõi, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong thực tế; duy trì chế


độ báo cáo lên trên những thông tin về kết quả TTCS, c ng như những vấn đề mới nảy sinh, từ đó có những biện pháp điều chỉnh một cách phù hợp và kịp thời.

Luận án không thực hiện giai đoạn 1 và 3, mà chỉ tập trung vào giai đoạn 2 - giai đoạn triển khai chính sách và đưa chính sách vào thực tiễn, với 3 nội dung cụ thể:

1) Nghiên cứu v n bản chính sách khuyến khích cụ thể, bộ phận (ví như: chính sách tín dụng) mà Chính phủ đ ban hành;

2) Triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích trên địa bàn tỉnh, thành phố, trong đó có việc ban hành các v n bản bổ sung, vận dụng chính sách của Trung ương...

3) Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.

Dựa trên các nội dung này, việc thực thi/thực hiện chính sách tại tỉnh được thực hiện theo quy trình thống nhất. Cụ thể:

(i) Khi các chính sách ở Trung ương được ban hành, UBND tỉnh chỉ đạo các sở/ngành trong chức n ng, nhiệm vụ nghiên cứu triển khai để phù hợp với thực tê tại tỉnh;

(ii) Sở/ngành được giao nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, xây dựng phương án, lấy ý kiến các sở/ngành liên quan, và địa phương cấp dưới, và trình phương án triển khai lên UBND tỉnh;

(iii) Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và trình phương án lên Hội đồng nhân dân tỉnh;

(iv) Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và ban hành nghị quyết về chính sách thực hiện trên địa bàn tỉnh;

(v) Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở/ngành, địa phương triển khai nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;

(vi) Sở/ngành được giao nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, xây dựng phương án, lấy ý kiến các sở/ngành liên quan, và địa phương cấp dưới, và trình phương án triển khai lên UBND tỉnh;

(vii) Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và ban hành chính sách cụ thể.


(viii) Sở/ngành được giao nhiệm vụ chủ trì, các sở/ngành liên quan, và địa phương cấp dưới phổ biến chính sách. Việc phổ biến chính sách hiện nay chủ yếu thông qua hình thức đưa lên cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì và có thể ở cả các cơ quan, địa phương, hay một số hội/hiệp hội có liên quan của tỉnh; ít có các cuộc hội thảo giới thiệu, tuyên truyền chính sách đến doanh nghiệp và người dân [46, tr.86].

2.2.4. Các ếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách [39]

Quá trình TTCS diễn ra trong thời gian dài và có liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức, vì thế kết quả TTCS c ng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: khách quan và chủ quan.

2.2.4.1. Yếu tố khách quan bao gồm

1) Tính tất yếu của vấn đề chính sách (bức x c hay phức tạp). Ví như: chính sách đất đai, phức tạp; chính sách kìm chế tai nạn giao thông: bức x c, chính sách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: bức x c đối với mọi người tiêu dùng.

2) Môi trường TTCS, gồm: môi trường kinh tế, chính trị, v n hóa, x hội, an ninh quốc phòng, môi trường tự nhiên, quốc tế; các nhóm lợi ích và bầu không khí chính trị (ví dụ như sắp bầu cử).

3) Mối quan hệ giữa các đối tượng TTCS. Ví dụ chính sách đối với giới chủ (môi trường đầu tư) và chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động, đô thị hoá (dân cư đô thị cần đất, nhà ở) và chính sách an ninh lương thực (nông dân cần ruộng..).

4) Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách: Là thực lực và tiềm n ng của mõi nhóm đối tượng có được trong quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác. Tiềm lực của các nhóm lợi ích được thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh tế, x hội... cả về quy mô và trình độ.

5) Đ c tính của đối tượng chính sách: tính tự giác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, lòng quyết tâm, tính truyền thống...; chính sách vì người nghèo - truyền thống tương trợ; chính sách với người có công - truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí