theo hướng thân thiện với môi trường. Nước ta cũng còn thiếu các chính sách và cơ chế hỗ trợ cho thu gom, xử lý chất thải đối với DNNVV. Các chính sách kinh tế như thu phí, xử phạt đối với các cơ sở gây ô nhiễm còn nhiều bất cập;
Nhằm cụ thể hóa những qui định của pháp luật, hàng loạt văn bản pháp qui dưới luật đã được ban hành trong 5 năm gần đây. Các văn bản pháp luật này được thông qua dưới dạng Nghị định của Chính phủ, Quyết định hay Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các Quyết định, Thông tư hướng dẫn do các bộ ngành có liên quan ban hành về các quy chế, hệ thống các tiêu chuẩn môi trường, các qui định về quy trình sản xuất, hoặc các sản phẩm được sử dụng và hệ thống các qui định về hoạt động kiểm soát, giám sát việc thực hiện các qui định đó. Về nguyên tắc doanh nghiệp sẽ buộc phải tuân thủ những qui định của hệ thống văn bản này và sẽ chịu các hình thức chế tài theo qui định của pháp luật, thậm chí không được tiếp tục hoạt động nếu vi phạm những qui định đó. Nói một cách khác, hệ thống các văn bản pháp qui này nhằm điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp theo hướng có lợi cho môi trường thông qua công cụ hành chính - mệnh lệnh.
Để bảo đảm việc giám sát và kiểm soát việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã qui định rò quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc giám sát, quản lý và thực thi pháp Luật Bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Luật này còn qui định thành lập cơ quan cảnh sát môi trường, thanh tra môi trường tại các sở và các bộ phận chuyên môn về môi trường tại các cơ quan, doanh nghiệp. Tiếp đó, Nghị định 81/NĐ-CP ngày 23/5/2007 đã quy định về việc thành lập tổ chức, bộ phận chuyên môn về BVMT tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
2.2.2.2.Nhân lực công nghệ
Một thực tế ở nước ta là tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ rất ít đặc biệt trong khu vực
DNNVV. Nước ta cũng thiếu nhiều cán bộ đầu đàn về công nghệ, thiếu am hiểu kiến thức về quản lý công nghệ, kinh doanh và tiếp thị. Hẫng hụt về cơ cấu lứa tuổi, thiếu chế độ khuyến khích, điều kiện làm việc khó khăn dẫn đến các DNNVV không hề có được nguồn nhân lực công nghệ có trình độ. Các DNNVV chỉ còn trông cậy vào những tri thức truyền thống được tích luỹ và truyền thụ lại, ít được hỗ trợ từ các cơ quan nghiên cứu và triển khai.
Với các DNNVV, đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là trình độ văn hoá và tay nghề của công nhân lao động là rất thấp và đáng báo động, số chưa được đào tạo chiếm tới 24,63%.
Nguồn nhân lực của các DNNVV là một vấn đề đáng được quan tâm. Ở thành phố có nhiều chủ DNNVV có trình độ đại học và trên đại học, nhưng ở khu vực nông thôn đa số họ có trình độ không cao, phổ biến là trung cấp, cao đẳng, đôi khi chỉ ở bậc trung học cơ sở. Đội ngũ công nhân ở các DNNVV có trình độ văn hoá thấp, tới 74,8% công nhân chưa có trình độ phổ thông trung học, 48% các chủ doanh nghiệp chưa có bằng cấp, khu vực DNNVV ngoài quốc doanh chỉ có 5,3% tốt nghiệp đại học, chỉ có 0,78% được đào tạo qua các trường dạy nghề chính quy của nhà nước, còn 60,15% được đào tạo qua lối truyền nghề và kèm cặp trong sản xuất. Hầu hết chủ các cơ sở sản xuất khu vực tiểu thủ công nghiệp chưa được đào tạo về quản lý kinh doanh và quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, chương trình giảng dạy của các trường dạy nghề và trung học học chuyên nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo mới và đào tạo lại công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp. Ở khu vực ngoài quốc doanh, có 42,7% các chủ doanh nghiệp đã từng là cán bộ, nhâ viên nhà nước đứng ra lập nghiệp, trong đó chỉ có 31,2% số chủ doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Muốn đổi mới công nghệ doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi hàng đầu. Nhân lực KH&CN trong đổi mới công nghệ nước ta đang là một rào cản lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. So với các nước công nghiệp mới trong khu vực, tỷ lệ lao động được đào tạo ở
Việt Nam chỉ bằng 1/3. Tính đến năm 2007, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt khoảng 23%. Trong số này, những người được đào tạo dài hạn hiếm khoảng 25%. Sự thiên lệch trong đào tạo, nặng lý thuyết, yếu về kỹ năng phân tích thực tiễn và thiếu sự tham vấn của các ngành kinh tế đã buộc các nhà tuyển dụng phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung đang là hạn chế gắn đào tạo với sản xuất và thị trường lao động. Thực tế diễn ra cùng với mức giới hạn 3% lao động nước ngoài làm việc trong các khu công nghiệp, khiến thiếu hụt lao động trình độ cao trong từng doanh nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng thiếu hụt lao động kỹ thuật đã nảy sinh hiện tượng di chuyển lao động ngày càng phổ biến và cạnh tranh thiếu lành mạnh đã dẫn đến những vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt khi ưu thế giá nhân công rẻ ở Việt Nam không còn. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hiện nay không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với đổi mới công nghệ doanh nghiệp trong sự nghiệp CNH đất nước.
2.2.2.3.Vốn đầu tư cho công nghệ thân thiện với môi trường:
Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa quan tâm tới đầu tư cho bảo vệ môi trường. Số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê trong các năm 2002, 2004 và 2005 cho thấy một số đặc điểm đáng chú ý dưới đây.
Trong tổng số doanh nghiệp được xem xét từ các cuộc điều tra nói trên, số doanh nghiệp có lắp đặt thiết bị, công trình xử lý môi trường tính tới năm điều tra chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, chỉ từ 8-16% tổng số các doanh nghiệp được điều tra trong giai đoạn 2002-2005. Giá trị của các trang thiết bị và công trình bảo vệ môi trường trung bình của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm điều tra đạt cực điểm 2,4 tỷ đồng năm 2004, nhưng lại tụt giảm còn 1,8 tỷ đồng vào năm 2005. Rò ràng là giá trị tài sản nói trên của doanh nghiệp là quá thấp so với yêu cầu xử lý tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất kinh doanh của họ tới môi trường. Đáng chú ý, giá trị tài sản về BVMT trung bình của doanh nghiệp nhà nước cao hơn nhiều so với doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và tư nhân trong nước, tương ứng năm 2004 là 5,3; 3,1; 1 tỷ đồng/doanh nghiệp và năm 2005 là 12,2; 6,1; 0,7 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Tổng đầu tư xây lắp công trình, thiết bị xử lý ô nhiễm của doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng giảm, từ mức 510 tỷ đồng năm 2002 xuống còn 350 tỷ đồng năm 2004 và 372 tỷ đồng năm 2005. Tỷ lệ doanh nghiệp được điều tra có đầu tư cho xây lắp thiết bị, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn này rất thấp, chỉ đạt từ 4-7% số doanh nghiệp điều tra. Tỷ lệ doanh nghiệp có chi thường xuyên cho công tác bảo vệ môi trường thậm chí còn thấp hơn, chỉ đạt từ 3-5%. Điều này cho thấy một thực tế là doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa quan tâm tới việc bỏ tiền đầu tư và duy trì hoạt động bảo vệ môi trường. Hơn nữa, nếu có đầu tư thì không phải doanh nghiệp nào sau đó cũng vận hành thường xuyên các thiết bị, công trình xử lý chất thải, thậm chí có thể chỉ đầu tư lắp đặt xong rồi để đó không vận hành thiết bị. Số liệu điều tra cũng cho thấy một thực tế là doanh nghiệp chỉ chủ yếu đầu tư cho thiết bị xử lý ô nhiễm chứ chưa quan tâm tới đầu tư để phòng ngừa ô nhiễm và chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường khác.
Khi phân tích số liệu đầu tư của doanh nghiệp cho bảo vệ môi trường theo ngành kinh tế, có thể nêu một số nhận xét chủ yếu sau:
- Tỷ lệ doanh nghiệp chi đầu tư xây lắp thiết bị và công trình xử lý chất thải ở hầu hết các ngành công nghiệp cao hơn so với tỷ lệ chung. Một số ngành công nghiệp có số doanh nghiệp đầu tư xây lắp thiết bị công trình trong năm khá cao là khai thác mỏ, chế biến thực phẩm, sản xuất thủy tinh - vật liệu xây dựng, sản xuất kim loại.
- Mức đầu tư trung bình cho xây lắp thiết bị và công trình xử lý ô nhiễm của doanh nghiệp có sự phân hóa theo ngành, nhưng đều có xu hướng tăng đáng để qua các năm từ 2002 đến 2005. Những ngành có nguy cơ ô nhiễm cao như dệt, khai thác mỏ, chế biến thực phẩm, thuộc da, giấy, hóa chất, kim loại v.v. đều có mức đầu tư trung bình/doanh nghiệp cao hơn so với các ngành công nghiệp khác. Ví dụ, mức chi năm 2005 của ngành dệt là 1 tỷ
đồng, kim loại: 990 triệu, khai thác mỏ: 790 triệu.
Bảng 2.2.Một số chỉ tiêu chi cho bảo vệ môi trường của một số ngành
2002 | 2004 | 2005 | ||||
Tỷ trọng chi TX/ Đầu tư | Chi TX/ Doanh thu (%) | Tỷ trọng chi TX/ Đầu tư | Chi TX/ Doanh thu (%) | Tỷ trọng chi TX/ Đầu tư | Chi TX/ Doanh thu (%) | |
Nông-Lâm nghiệp | 0.0 | 0.3 | 0.8 | 0.5 | 1.1 | 0.6 |
Thủy sản | 0.9 | 1.9 | 0.9 | 3.8 | 0.1 | 3.3 |
Khai thác mỏ | 1.5 | 0.4 | 0.1 | 1.8 | 0.9 | 0.5 |
Chế biến thực phẩm & đồ uống | 0.8 | 1.4 | 1.9 | 0.6 | 7.8 | 0.8 |
Dệt | 0.2 | 1.6 | 0.2 | 0.3 | 0.2 | 0.4 |
Gỗ & sp từ gỗ | 0.2 | 0.2 | 0.5 | 0.6 | 0.6 | 0.2 |
Sx giấy & sp giấy | 0.5 | 1.6 | 1.0 | 2.7 | 0.2 | 0.4 |
Hóa chất | 1.4 | 0.4 | 1.6 | 0.4 | 2.9 | 1.7 |
Thủy tinh, VLXD | 0.6 | 0.3 | 1.2 | 0.2 | 0.9 | 0.3 |
Sx kim loại | 2.3 | 0.1 | 0.8 | 0.3 | 0.0 | 0.1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi Mới Công Nghệ Theo Hướng Thân Thiện Với Môi Trường
- Những Áp Lực Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đầu Tư Cho Bảo Vệ Môi Trường
- Đánh Giá Năng Lực Đổi Mới Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp Thuộc Một Số Nhóm Ngành
- Tổng Quan Các Cơ Chế, Chính Sách Hiện Hành Nhằm Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Hướng Thân Thiện Với Môi Trường
- Nghị Định Số 04/2009/nđ-Cp Ngày 14-01-2009 Của Chính Phủ Về Ưu Đãi, Hỗ Trợ Hoạt Động Bvmt
- Kiến Nghị Giải Pháp Chính Sách Nhằm Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đầu Tư Cho Đổi Mới Công Nghệ
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Các DNNVV cho rằng thiếu vốn chính là yếu tố hạn chế đổi mới công nghệ theo hướng trang bị mới thay thế bằng các thiết bị,máy móc hiện đại hơn. Đây là một đặc điểm chung của các nước đang phát triển. Đánh giá của kết quả điều tra năng lực công nghệ của một số ngành kinh tế - kỹ thuật năm 1998 cho rằng, vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để DNNVV thực hiện đổi mới công nghệ. Các DNNVV chỉ thấy được phương cách tăng trưởng, tăng năng suất chung thông qua gia tăng cường độ vốn làm tăng quy mô sản xuất, một hình thức có xu hướng làm biến đổi đặc tính của DNNVV.
Thực tế trong nhiều trường hợp, các DNNVV có thể có được vốn cho các dự án mà không cần tới sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng nhà nước.
Nguồn vốn đó có được do họ vạy từ bạn bè, người thân với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm và lãi suất tín dụng thương mại của ngân hàng. Điều này chứng tỏ các chính sách tín dụng nước ta còn chưa tạo điều kiện khuyến khích đối với các DNNVV, lại thêm các thủ tục rườm rà khó khăn.
Yếu tố đảm bảo môi trường gần như không đóng vai trò quan trọng nào cho các dự án đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Một nghiên cứu về xây dựng chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam cho thấy, chỉ có 17% doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng mục tiêu môi trường của dự án đổi mới là một trong ba mục tiêu chính
Theo kinh nghiệm của các nước, đầu tư lắp đặt công nghệ xử lý cuối đường ống dễ làm cho doanh nghiệp thấy những khoản chi phí tăng lên nếu như doanh nghiệp đó không phải trả tiền, hoặc chỉ phải trả mức thấp cho việc gây ô nhiễm của mình dưới dạng thuế, lệ phí hay đền bù môi trường. Về các khoản chi trả cho việc gây ô nhiễm của các doanh nghiệp nước ta được áp dụng theo chỉ thị 26/CP về xử phạt hành chính. Các mức phạt hành chính bằng tiền hiện nay không đủ lớn tới mức để các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn phương án đầu tư đổi mới công nghệ, hoặc đầu tư lắp đặt các công nghệ cuối đường ống. Hơn nữa, hệ thống kiểm soát, quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, không thể theo sát thường xuyên các cơ sở sản xuất để thực hiện các biện pháp, ép buộc và cưỡng chế.
Do vậy, các doanh nghiệp đều phản ảnh thiếu vốn đầu tư cho công nghệ thân thiện với môi trường, thiết bị xử lý cuối đường ống, trong khi vẫn còn kinh phí cho các hoạt động khác nhằm tăng lợi nhuận mở rộng sản xuất, mua sắm thêm thiết bị, dây chuyền sản xuất. Theo điều tra, một cơ sở sản xuất nhựa đầu tư mua sắm thiết bị, dây chuyền, bao gồm cả bảo dưỡng và đổi mới công nghệ, trung bình mỗi năm 1 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp cho rằng “nếu có đủ tiền thì cũng đầu tư cho các thiết bị xử lý”. Điều này cho thấy, thực sự các doanh nghiệp không quan tâm tới việc xử lý ô nhiễm mà họ gây
ra. Còn các chủ cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân ở một số làng nghề không hình dung được loại thiết bị xử lý ô nhiễm, và càng không biết được giá của thiết bị đó. Vấn đề này có tiến bộ hơn ở các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt hơn các quy định bảo vệ môi trường, thực hiện đánh giá tác động môi trường. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp đã có đầu tư trang bị các thiết bị xử lý ô nhiễm. Họ còn cho rằng giá của các thiết bị xử lý sản xuất trong nước thấp, nhưng về chất lượng thì không yên tâm. Các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật môi trường cho thấy, chi phí mua các thiết bị xử lý môi trường của Việt Nam, thông qua sản xuất và lắp ráp thấp hơn khoảng 30-50% so với những thiết bị nhập khẩu cùng loại và chất lượng tương đương.
2.2.2.4.Yếu tố thông tin
Việc thúc đẩy các công nghệ thân thiện với môi trường bị cản trở đáng kể, do thiếu trao đổi thông tin giữa các nhóm lợi ích khác nhau về các cơ hội phòng ngừa ô nhiễm. Hiện nước ta còn thiếu những hạ tầng thông tin cho các DNNVV. Chưa có được một cơ sở dữ liệu quy mô để đáp ứng cho nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp, hình thức thương mại điện tử chưa phát triển rộng, hệ thống tra cứu thông tin trực tuyến còn nghèo nàn... Do đó các DNNVV sẽ không có được những thông tin công nghệ mới, cơ hội giao thương, thông tin về thị trường sản phẩm, các thông tin về hội chợ, triển lãm quốc tế.
Phần thông tin cũng là những tri thức được tích luỹ cần thiết để nhận biết tiềm năng đầy đủ của các phần kỹ thuật, nhân lực và tổ chưc. Những thông tin kỹ thuật –công nghệ là những thông tin cần thiết cho vận hành, duy trì và cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Các DNNVV nước ta hiện nay có thể hiểu rò những đặc trưng kỹ thuật, vận hành, bảo trì kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp, nhưng phần thông tin về tăng cường vận hành kỹ thuật thiết kế là không đồng đều giữa các DNNVV. Chẳng hạn, các DNNVV tư nhân hầu như không nắm giữ các bản vẽ kỹ thuật, các bản khai chi tiết về thiết kế. Các
chủ DNNVV tư nhân có thể tính toán rất nhanh những yêu cầu thay đổi trong quá trình sản xuất để có thể sản xuất ra những sản phẩm mới, thay đổi không đáng kể so với sản phẩm cũ, nhưng lại không thể đưa ra được những bản vẽ chi tiết thiết kế, họ có thể tiến hành sản xuất thử và rút kinh nghiệm. Nếu như gặp trường hợp khó khăn, họ sẽ cậy vào kỹ sư chuyên ngành quen biết để khắc phục hậu quả nếu cần thiết. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì vấn đề này được đảm bảo tốt hơ, chuyên nghiệp hơn vì họ có những kỹ sư chuyên trách đảm nhiệm.
Phần thông tin về nhân lực không được chú ý trong các DNNVV tư nhân. Lý do một phần bởi lao động thủ công chiếm đa số, không đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thông chi tiết nếu hiểu biết sâu sắc về nững yêu cầu có tính chức năng của một hệ thống sản xuất. Phần khác, do hững yêu cầu cải tiến không đủ lớn để có thể nhận thấy nững thay đổi này. Phần thông tin phụ trợ nhân lực như những phương pháp đo lường đã được chuẩn hoá, các tiêu chuẩn quốc tế ít được đề cập tới trong các chủ DNNVV tư nhân.
Phần thông tin chuyên về tổ chức, quản lý và liên quan tới nghiên cứu thị trường của các DNNVV tư nhân có thể được nhận định là mạnh trong hiện tại. Do hình thức sản xuất – kinh doanh có thể quá phụ thuộc vào một loại thị trường chuyên biệt, như các sản phẩm tái chế hay làm gia công theo những đặt hàng, nên các doanh nghiệp hầu như không cần thiết phải tiến hành nghiên cứu thị trường chuẩn mực. Thông thường chiến lược sản xuất của các DNNVV mang tính ngắn hạn, hầu như không có chiến lược và hoạt động theo kiểu cần đến đâu thì làm đến đó, cùng với khả năng thay đổi nhanh chóng nên thông tin về tổ chức, quản lý có thể nghèo nàn nhưng lại phù hợp và hiệu quả đối với bản thân doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.
2.2.2.5. Yếu tố thị trường, sản phẩm:
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực