Những Áp Lực Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đầu Tư Cho Bảo Vệ Môi Trường

giao công nghệ như sau:


Khuyến khích, tạo thuận lợi và tài trợ một cách thích hợp cho việc chuyển giao công nghệ hợp lý về môi trường cho các nước đang phát triển, trên cơ sở các điều kiện thuận lợi, bao gồm các điều kiện tín dụng lãi suất thấp và ưu đãi, có tính đến nhu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển để triển khai Chương trình Nghị sự 21

Hợp tác công nghệ để đạt được phát triển bền vững có thể định nghĩa là một quá trình liên tục, trong đó hai hoặc nhiều bên (các nước, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân...) xác định được các lợi ích có đi có lại, trong chia sẻ thông tin, bí quyết (know-how) và các kỹ năng quản lý để tận dụng các công nghệ đảm bảo việc bảo vệ được môi trường, thúc đẩy được hiệu suất năng lượng và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững hơn, kiểm soát được ô nhiễm và khuyến khích được tái chế.

Các hiệp định đưa ra từ Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (1992) nêu bật ý nghĩa quan trọng của chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp hoá cho các nước đang phát triển, với yêu cầu phát triển bền vững. Tuy nhiên, công nghệ có hiệu quả không chỉ là bổ sung và sử dụng các phần cứng mới. Để có thể thực hiện việc chuyển giao công nghệ toàn diện, các nước nhận công nghề cần phải xây dựng năng lực cho mình, nhằm làm chủ được công nghệ, nghĩa là thích ứng được công nghệ vào các điều kiện trong nước và nâng cấp công nghệ theo thời gian. Do vậy, các năng lực này đang được xây dựng để tạo ra thay đổi công nghệ trong tương lai. Đối với công nghệ sạch, công nghệ thân với môi trường thì vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng. Các công nghệ sạch ngày nay có xu thế trở thành các hệ thống toàn bộ, tạo ra các đầu ra của quy trình sản xuất, giám sát quy trình công nghệ và phân tích. Cuối cùng, chuyển giao công nghệ là biện pháp để đạt được các mục tiêu phát triển rộnglớn hơn và cần được nhìn nhận trong bối cảnh văn hoá, xã hội và kinh tế của từng nước. Có thể đạt được quá trình này thông qua công nghệ thân thiện với môi trường. Các công nghệ này giúp bảo vệ môi

trường, ít gây ô nhiễm, sử dụng tất cả các nguồn tài nguyên một cách bền vững hơn, tái chế nhiều chất thải và sản phẩm hơn, cũng như xử lý các chất cặn bã theo cách được chấp nhận rộng rãi hơn, so với các công nghệ được thay thế.‌

1.4. Những áp lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường


1.4.1. Những áp lực từ thị trường toàn cầu và bối cảnh hội nhập quốc tế

Thứ nhất, quá trình tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong những năm qua đã góp phần cải thiện mức thu nhập của người dân, tạo nên ngày càng nhiều người thuộc tầng lớp “trung lưu” trên phạm vi toàn thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo ra những cơ hội mới cho người tiêu dùng, vốn được coi là “thượng đế” trong quyền lựa chọn các sản phẩm trên thị trường. Người tiêu dùng có thể lựa chọn mua sản phẩm mình cần do trong nước sản xuất hay nhập khẩu từ nước ngoài, tùy vào chất lượng và giá cả.

Thứ ba, mặc dù có quyền tối cao trong lựa chọn sản phẩm, nhưng người tiêu dùng nhiều khi lại bị gặp trở ngại khi thực hiện quyền này do thiếu thông tin chi tiết về sản phẩm được làm ra. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin diễn ra trên phạm vi toàn cầu trong hai thập kỷ qua đã cho phép người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất một cách dễ dàng.

1.4.2. Những áp lực từ thị trường và bối cảnh trong nước

1.4.2.1.Nhóm áp lực về kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp chịu tác động của các đối tác, bạn hàng, khách hàng của mình về tuân thủ các tiêu chuẩn, trong đó có tiêu chuẩn về môi trường. Nhiều nhà đầu tư cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải bảo đảm thực hiện tốt chính sách BVMT trước khi chấp nhận cấp vốn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, bằng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, doanh nghiệp có thể nâng cao vị thế và uy

tín của mình.


1.4.2.2.Nhóm áp lực về xã hội. Ngày nay, ý thức của người dân được nâng cao, tại nhiều quốc gia đang có sự tham gia ngày càng tích cực của các tổ chức, cộng đồng và xã hội vào việc tạo sức ép về dư luận xã hội, làm cho các doanh nghiệp phải quan tâm tới hoạt động bảo vệ môi trường. Những nghiên cứu R&D cũng có thể tư vấn cho doanh nghiệp những giải pháp đổi mới công nghệ nhằm bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu tác động xấu của quá trình sản xuất tới môi trường sinh thái.

1.4.2.3.Nhóm áp lực về chính sách: Hệ thống luật pháp, chính sách môi trường quốc gia cùng với việc thực thi chúng có hiệu quả là yếu tố quyết định tác động làm thay đổi hành vi của doanh nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường. Bởi vì áp lực chính sách sẽ buộc doanh nghiệp phải cân nhắc giữa hai sự lựa chọn: hoặc phải đầu tư và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng luật pháp để được tiếp tục sản xuất, hoặc sẽ phải đóng cửa, chấm dứt hoạt động.

* Kết luận chương 1


Sau khi trình bày sự thay đổi quan niệm về vai trò của các DNNVV đối với vấn đề bảo vệ môi trường trên thế giới hiện nay, đề tài đã trình bày tóm lược những vấn đề lý luận chủ yếu liên quan tới lĩnh vực đầu tư cho hoạt đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường của DNNVV. Tiếp đó, chương 1 đã đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về đầu tư của DNNVV cho hoạt động bảo vệ môi trường và những chính sách được các nước đã và đang phát triển sử dụng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này. Đề tài đã chỉ ra rằng, để thúc đẩy DNNVV quan tâm và bỏ vốn đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, các nước trên thế giới đều áp dụng kết hợp nhiều nhóm chính sách để một mặt, tác động tới hành vi của doanh nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường.

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA‌‌

2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa với vấn đề ô nhiễm môi trường


2.1.1. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.

Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.

Làm cho nền kinh tế năng động: đây là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.

Theo báo cáo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2009, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng ở mọi loại hình. So sánh giữa ba khối doanh nghiệp ở Việt Nam, có thể nhận thấy doanh nghiệp ngoài Nhà nước có tỷ lệ phát triển về mặt số lượng cao nhất (chiếm 95,7%) với tốc độ tăng đạt 24,1%/năm, hàng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 4,72 triệu lao động (chiếm 57,1% tổng số việc làm của khu vực doanh nghiệp); vốn đầu tư ở khu vực này cũng khá cao (chiếm 39,5%), tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ đóng góp ngân sách thì khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước chỉ dừng lại ở tỷ lệ 37,1%.

Hình 2.1.Tổng hợp hiện trạng doanh nghiệp Việt Nam năm 2010


Xét tỷ lệ vốn đầu tư thì khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm 34 8 cao hơn 1

Xét tỷ lệ vốn đầu tư thì khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm 34,8%, cao hơn hẳn khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) chiếm 25,7%, tuy nhiên tỷ lệ nộp ngân sách thì ít hơn hẳn (chỉ đạt 18,5%) trong khi khối doanh nghiệp FDI đạt tỷ lệ nộp ngân sách cao nhất trong cả ba khối là 44,4%. Số lượng lao động việc làm của khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm 22,7% gần tương đương với khối doanh nghiệp FDI là 25,73%. Như vậy, khối doanh nghiệp FDI tạo ra khối lượng việc làm tương đương với khối Nhà nước, sử dụng vốn đầu tư ít hơn 1,4 lần nhưng hiệu quả của vốn đầu tư thì lại cao gấp 2,4 lần.

Các DNNVV với đặc điểm quy mô nhỏ, cần ít vốn phát triển rộng khắp cả thành thị và nông thôn đã thu hút một số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Các DNNVV phát triển ở các địa phương thì sẽ hình thành và phát triển các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương. Khác với khu công nghiệp (KCN) tập trung cấp quốc gia, khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương có phạm vi nhỏ, cơ sở hạ tầng không đòi hỏi cao, phục vụ trực tiếp cho các DNNVV, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những Trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.

Riêng khu vực này đã tạo việc làm cho trên 50% số lao động làm việc trong khu vực DN nói chung (gần 3,37 triệu người), mỗi năm tăng thêm gần nửa triệu việc làm mới với thu nhập bình quân năm 2006 gần 1,49 triệu đồng/tháng, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng việc làm cho đội ngũ lao động trẻ. Để tạo ra một việc làm, các DNNN lớn phải đầu tư 41 triệu đồng, các DN có vốn đầu tư nước ngoài là 294 triệu đồng, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân chỉ là 26 triệu đồng.

Do vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều quốc gia đã chú trọng công tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển. Các hỗ trợ mang tính thể chế để khuyến khích bao gồm: các hỗ trợ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin, ...), những hỗ trợ bồi dưỡng năng lực doanh nghiệp (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về công nghệ, ...), và những hỗ trợ về tín dụng (thành lập ngân hàng chuyên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp, thành lập các công ty đầu tư mạo hiểm, ...),…

2.1.2.Thực trạng công nghệ của các DNNVV

Theo kết quả điều tra của Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh ở 42 nhà máy trong cả nước cho thấy trong số 729 thiết bị và dây truyền công nghệ được điều tra, 76% máy móc và dây truyền công nghệ nhập thuộc thế hệ nhưng năm 1950-1960; 75%, số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang và 10% là máy đã sử dụng quá

5 năm và nhiều máy mọc hoạt động cầm chừng với hiệu suất kém


Nghiên cứu “Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam” cho thấy khoảng 80-90% công nghệ hiện đang được sử dụng ở Việt Nam là công nghệ nhập ngoại. Trong đó tính cho đến năm 1987, công nghệ nhập chủ yếu từ Liên Xô (trước đây), các nước Đông Âu và Trung Quốc. Tuổi trung bình của máy móc thiết bị cao khoảng vài chục năm, với mức hao mòn hữu hình của máy móc trung bình khoảng 40-60%, hệ số cơ khí hoá chung trong nền kinh tế chỉ khoảng 20%. Từ năm 1987 trở lại đây, công nghệ được nhập vào Việt Nam chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài) từ các nước công nghiệp mới châu Á như Đài Loan, Malaysia, Singapore, Korea.

Theo đánh giá của Dự án hỗ trợ DNNVV được hình thành chủ yếu sử dụng công nghệ, thiết bị có xuất sử từ Trung Quốc, Đài Loan và Singapore

Vốn cần thiết cho việc đầu tư chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn và tốn kém đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV. Phần lớn các công nghệ DNNVV sử dụng đã lạc hậu và ít được thay thế nâng cấp do vốn đầu tư của DNNVV là thấp, lại gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn tín dụng trung hạn và dài hạn. Nhiều DNNVV đã chủ động huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư công nghệ những vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Các thiết bị sử dụng ở các DNNVV chủ yếu là từ chế tạo hoặc cải tiến từ thiết bị cũ rất lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường ở mức cao. Nếu tính chung cho các loại hình doanh nghiệp, mức độ hiện đại chỉ đạt 10%, trung bình đạt 38%, lạc hậu và rất lạc hậu còn tồn tại tới 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ (tổ hợp tác và cá thể), công nghệ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm tới gần 75%

Các điều tra của Trung tâm hỗ trợ phát triển các họp tác xã và DNNVV thuộc Liên minh các hợp tác xã Việt Nam cũng cho thấy trình độ khoa học và công nghệ ở các DNNVV, nhìn chung còn thấp kém, cả ở trang thiết bị kỹ

thuật của công nghệ, ở cả nguồn nhân lực tiếp thu công nghệ, khả năng nhận biết, tiếp cận nguồn đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý công nghệ gắn liền với quản lý tổ chức sản xuất. Có khoảng 30% các DNNVV sản xuất, kinh doanh năng động và có hiệu quả. Tuy nhiên cũng còn nhiều DNNVV “làm ăn” thua lỗ. Chính vì vậy nhu cầu về đổi mới công nghệ và đào tạo kỹ thuật ở các DNNVV khá cao, chiếm tới 70% số các DNNVV được điều tra.

Theo điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên 321 DNNVV trong phạm vi toàn quốc cho thấy 46,75% các DNNVV có dự án nghiên cứu triển khai, chủ yếu theo hướng phát triển sản phẩm mới, 9,09% DNNVV có dự án phát triển công nghệ mới, 35,06% DNNVV chưa hề tiếp cận hoặc tiếp cận hạn chế đối với công nghệ mới. Rất nhiều DNNVV (58,82%) không thoả mãn với trình độ công nghệ của mình và số DNNVV có khó khăn về thiết bị, công nghệ là 50,65%.

Cuộc điều tra trình độ công nghệ và năng lực công nghệ trong một số ngành kinh tế kỹ thuật của Việt Nam năm 1997-1998 của Bộ KHCN đã đánh giá năng lực đổi mới công nghệ là loại năng lực yếu nhất của các doanh nghiệp đã được điều tra. Bảng minh hoạ dưới đây là một minh hoạ thực tế về năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành.

Việc đánh giá được chính các chuyên gia của doanh nghiệp thực hiện và được đánh giá theo phương thức cho điểm theo hệ thống thang điểm. (1) không có năng lực hoặc tuy có nhưng kém so với yêu cầu; (2) tạm được, kết quả hoạt động không đều tay; (3) tốt, cung cấp dịch vụ hỗ trợ có nề nếp, đều đặn; (4) rất tốt, có thể đảm đương công việc ngay trong những hoàn cảnh khó khăn, thách thức; (5) hoàn hảo, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí