ra những ngành mới hoặc làm thay đổi những ngành đã chín muồi. Đổi mới này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường mới. Đổi mới liên tục, còn gọi là đổi mới tăng dần, nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện có.
b. Theo sự áp dụng.
Nếu xem công nghệ gồm công nghệ sản phẩm và công nghệ quá trình thì đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm (sản phẩm gồm hàng hoá và dịch vụ) và đổi mới quá trình.
Đổi mới sản phẩm : Đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới (mới về mặt công nghệ). Đổi mới sản phẩm nhằm thay đổi bản chất vật lý của sản phẩm, từ đó dẫn đến thay đổi tính năng, làm thay đổi giá trị sử dụng của sản phẩm.
Đổi mới quá trình : Đưa vào doanh nghiệp hoặc đưa ra thị trường một quá trình sản xuất mới (mới về quá trình công nghệ).
Mục đích chính của đổi mới quá trình là giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm. Có trường hợp đổi mới quá trình cũng làm thay đổi tính năng của sản phẩm vì khi áp dụng một phương pháp sản xuất mới có thể làm thay đổi bản chất vật lý của sản phẩm.
Có hai trường hợp đổi mới quá trình:
Đổi mới quá trình không kết hợp với tiến bộ kỹ thuật khi các yếu tố sản xuất không thay đổi. Trong trường hợp này không bố trí thêm thiết bị mới và tìm cách tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố sản xuất.
Đổi mới quá trình kết hợp với tiến bộ kỹ thuật khi đưa vào thiết bị mới hoặc thiết bị được cải tiến.
Đổi mới sản phẩm và quá trình có thể đổi mới gián đoạn hay liên tục. Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như : Nếu đổi mới công nghệ có thể giúp nhà sản xuất tạo ra cùng một lượng sản phẩm nhưng tiết kiệm vốn nhiều hơn tiết kiệm lao động, trong trường hợp này người ta gọi là đổi mới công
nghệ tiết kiệm vốn. Nếu đổi mới công nghệ tiết kiệm lao động nhiều hơn tiết kiệm vốn thì đổi mới công nghệ được gọi là đổi mới công nghệ tiết kiệm lao động.
1.1.5.2.Mục tiêu đổi mới công nghệ:
Về mục tiêu, đổi mới công nghệ chủ yếu tập trung vào việc đổi mới quy trình sản xuất hay chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm chế tạo ra sản phẩm mới, thay thế sản phẩm cũ, nâng cấp sản phẩm (nâng cao các tính năng kinh tế - kỹ thuật), phát triển sản phẩm thân thiện môi trường, tăng thị phần, giảm chi phí sản xuất hoặc cải thiện điều kiện làm việc, giảm tác hại môi trường…, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Công tác đổi mới công nghệ liên quan trực tiếp tới các nhóm năng lực mua bán, vận hành công nghệ và năng lực sáng tạo công nghệ. Điều này được thể hiện qua hai mục tiêu chính là đổi mới thiết bị công nghệ cùng quy trình và đổi mới sản phẩm hay dịch vụ.
Về nội dung cụ thể, đổi mới công nghệ thường được thực hiện qua các nhóm hoạt động cơ bản sau:
Cải tiến, nâng công suất, thay đổi quy trình quản trị, sản xuất, tiếp thị, ứng dụng phần mềm mới… để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Mua sắm máy móc, thiết bị mới theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
Cải tiến mẫu mã, bao bì, thay đổi thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu.
Về phương pháp tiến hành, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp có thể được thực hiện thông qua một hay nhiều biện pháp.
1.1.6. Đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường
Là hoạt động đổi mới cải tiến hoặc thay thế thiết bị, công nghệ nhằm mục đích tạo ra ít hoặc không có chất thải, tái chế và tái sử dụng các công nghệ cuối đường ống, để xử lý chất thải. Bằng những thay đổi, đổi mới trong quy trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm mới hay dịch vụ làm giảm những
tác động có hại lên môi trường, doanh nghiệp sẽ từng bước có được công nghệ thân thiện môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một doanh nghiệp đầu tư một dây chuyền thiết bị nhằm tái chế các phế liệu của quá trình sản xuất hiện tại và cả từ những nguồn bên ngoài, sản xuất ra sản phẩm mới thì hoạt động đổi mới về công nghệ đó được coi là công nghệ thân thiện với môi trường
1.1.7.Phát triển bền vững
Khái niệm về phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và phát triển thế giới (World Commission on Environment and Development- WCED) định nghĩa thông qua trong báo cáo Our Common Future năm 1987 là "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của bản thân họ"
Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản : môi trường bền vững, xã hội bền vững, kinh tế bền vững.
Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đặc biệt đến Đại hội IX, Đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường".
1.1.8. Sản xuất sạch hơn.
Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất.
Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
1.2. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Môi trường có nhiều chức năng quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của loài người và các sinh vật trên trái đất. Môi trường có những chức năng cơ bản sau:
- Chức năng tài nguyên: Môi trường cung cấp các nguyên liệu, năng lượng như là đầu vào cho các hoạt động kinh tế của con người.
- Chức năng hấp thụ chất thải: Môi trường ví như một “thùng chứa” các sản phẩm phế thải trong quá trình sản xuất cũng như tiêu dùng.
- Chức năng hàng hoá công cộng: Môi trường đảm bảo các hàng hoá và dịch vụ môi trường.
- Chức năng phân bổ: Môi trường cung cấp không gian cho sự phân bố cuộc sống và các hoạt động kinh tế của con người
Trong kinh tế học thì môi trường được xem như là một tài sản đa hợp đảm bảo các dịch vụ khác nhau. Đó là tài sản đặc biệt, nó có thể duy trì sự tồn tại cho chính bản thân cuộc sống của con người.
1.2.1.Mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế
Môi trường và hệ thống kinh tế có mối quan hệ tương tác, có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Môi trường vừa là yếu tố đầu vào, vừa là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Môi trường là nơi cung cấp các nguyên vật liệu, năng lượng cho quá trình sản xuất (như khoáng sản, gỗ, dầu mỏ…), là không gian sống, cung cấp các giá trị cảnh quan, vui chơi, giải trí phục vụ cho cuộc sống của con người. Môi trường cũng là nơi chứa chất thải của các hoạt động trong nền kinh tế như quá trình sản xuất, quá trình lưu thông và quá trình tiêu dùng. Các chất thải ra môi trường tồn tại dưới nhiều dạng như: dạng rắn, dạng khí,
dạng lỏng.
Hệ thống môi trường
Hộ
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế
Hệ thống môi trường
MT
khai thác
thải
Hệ thống thiên nhiên hỗ trợ cuộc sống: không khí, nước, năng lượng, nguyên liệu, đời sống hoang dã, các tài sản tiện nghi.
Hệ thống kinh tế
Đầu ra
sản xuất
Công ty
Hộ
tiêu dùng
Đầu vào
khai thác thải
(Nguồn: Tietenberg)
Khi các chất thải với số lượng và chất lượng nhất định được thải ra môi tường thì các quá trình lý, hóa, sinh.. của hệ tự nhiên sẽ tự phân hủy, làm sạch chúng. Tuy nhiên, nếu chất thải vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường chúng sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người và sinh vật.
1.2.2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế
Quá trình phát triển kinh tế sẽ góp phần tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ cho quá trình cải tạo môi trường, phòng chống suy thoái, sự cố môi trường xảy ra…
Phát triển kinh tế tạo tiềm lực để BVMT. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh cũng dẫn đến việc khai thác, sử
dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Môi trường cũng tác động đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế. Môi trường tạo ra các tiềm nằng tự nhiên mới cho công cuộc phát triển kinh tế trong tương lai, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Ngược lại, môi trường cũng tác động tiêu cực, gây bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế. Ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường (sương mù dày đặc, mưa đá, mưa axit…), các thảm họa và thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…). Điều này sẽ tác động đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế như: làm ngừng trệ quá trình sản xuất; gây thiệt hại về kinh tế (tài sản, của cải, vật chất…).
Từ mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế, môi trường và phát triển kinh tế ta thấy được vị trí và vai trò của môi trường trong hệ thống kinh tế, trong quá trình phát triển kinh tế đó là yếu tố chủ yếu và không thể thiếu được trong bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, vùng, khu vực cần lồng ghép yếu tố môi trường vào trong các chủ trương, chính sách đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu của hiện tại trong tăng trưởng và phát triển vừa không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ trong tương lai và trong các chính sách quản lý và bảo vệ môi trường cũng nên lồng ghép yếu tố kinh tế để đảm bảo những chính sách này phát huy được tính hiệu quả trong thực tiễn hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1.3. Sự cần thiết đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường
Đổi mới công nghệ sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì công nghệ được xem là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao
hơn, chi phí sản xuất giảm, hạ được giá thành sản phẩm, ưu thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng tốt hơn.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề làm thế nào để tạo ra và sử dụng công nghệ nhằm cải thiện cuộc sống của con người. Đổi mới công nghệ có tầm quan trọng đôi với sự phát triển của con người. Thực tế những thành quả chưa từng thấy của thế kỷ 20 trong việc thúc đẩy phát triển con người và xoá bỏ đói nghèo chủ yếu đều bắt nguồn từ đổi mới, đột phá công nghệ.
Đổi mới công nghệ ảnh hưởng tới phát triển con người theo hai cách:
(1) có thể trực tiếp tăng cường những năng lực của con người; (2) đổi mới công nghệ là một phương tiện phát triển của con người, do ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế thông qua những thành quả và năng suất lao động mà nó tạo ra.
Cùng với sự phát triển, đổi mới công nghệ mạnh mẽ trên thế giới đã đem lại sự thịnh vượng cho xã hội loài người, môi trường là vấn đề được con người quan tâm sâu sắc trong những năm gần đây nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Sự quan tâm này đã được các nhà khoa học bàn cãi nhiều trên các diễn đàn thế giới. Hội nghị Môi trường và Phát triển Liên hợp quốc tại Rio, Brazil (1992), đặt ra những thách thức về phát triển bền vững. Mục đích của phát triển bền vững và khả năng sẵn có các nguồn lực bảo vệ và cái thiện môi trường, gắn chặt với phát triển, chuyển giao công nghệ và các ứng dụng công nghệ đó.
Về phương diện lý thuyết thì trong các công cụ chính sách môi trường, công cụ kinh tế có thể tạo sự thúc đẩy phát triển công nghệ ở các doanh nghiệp. Vì chính các công cụ này đã tạo ra sự linh hoạt trong việc đạt được các mục tiêu về chất lượng môi trường với chi phí nhỏ nhất. Các doanh nghiệp có thể tìm được lợi nhuận trong quá trình đổi mới công nghệ sang hướng sử dụng các công nghệ ít gây ô nhiễm hơn. Trong khi đó, các công cụ điều chỉnh trực tiếp ít mang tính kích thích đối với các doanh nghiệp.
Xét theo quan điểm kinh tế - xã hội, công nghệ thân thiện môi trường là những công nghệ giảm chi phí về tài nguyên, năng lượng, giảm chi phí thải bỏ và cả phí tổn hao hụt, làm tăng sự tuân thủ và làm giảm những quy định trở ngại, giảm trách nhiệm pháp lý trong tương lai, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc và là động lực thúc đẩy người lao động
Những công nghệ xử lý cuối đường ống có thể có hiệu quả tốt về mặt môi trường, nhưng lại làm giảm các lợi ích về kinh tế của doanh nghiệp. Bản thân công nghệ thân thiện với môi trường nói lên sự hài hoà giữa các lợi ích về kinh tế và các lợi ích về môi trường. Việc so sánh hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của công nghệ thân thiện với môi trường và công nghệ cuối đường ống được thể hiện trong bảng dưới đây
Bảng 1.3. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả MT của công nghệ thân với MT
Công nghệ thân thiện môi trường | |
Hiệu quả về môi trường | |
Chuyển những vấn đề từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác | Năng lượng, vật chất (tài nguyên) đầu vào ít hơn kết hợp với ô nhiễm ít hơn trong quá trình hoạt động |
Năng lượng, vật chất (tài nguyên) đầu vào do vận hành trạm cuối đường ống đặt thêm | Giảm bớt phát thải thô |
Ít, hoặc không có tiềm năng giảm bớt một số vấn đề môi trường cấp bách (hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ozon) | Có tiềm năng giảm bớt những vấn đề môi trường và công nghệ cuối đường ống không giải quyết được (hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ozon) |
Hiệu quả về kinh tế | |
Tăng thêm vốn và những chi phí vận hành cho các trạm cuối đường ống đặt thêm nhưng không kèm theo gia tăng ô nhiễm ở đầu ra | Giảm chi phí cho năng lượng / vật chất do sử dụng năng lượng, vật chất hiệu quả hơn |
Giảm năng suất tổng | Tăng năng suất tổng |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường - 1
- Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường - 2
- Lợi Ích Từ Việc Sử Dụng Công Nghệ Thân Với Môi Trường
- Những Áp Lực Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đầu Tư Cho Bảo Vệ Môi Trường
- Đánh Giá Năng Lực Đổi Mới Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp Thuộc Một Số Nhóm Ngành
- Vốn Đầu Tư Cho Công Nghệ Thân Thiện Với Môi Trường:
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Trong các hoạt động về phát triển, đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp thì chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng. Chương 34, Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam đã xác định các mục tiêu của chuyển