Nghị Định Số 04/2009/nđ-Cp Ngày 14-01-2009 Của Chính Phủ Về Ưu Đãi, Hỗ Trợ Hoạt Động Bvmt

vệ môi trương nói chung.


Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được kiện toàn, là một trong những điều kiện ban đầu để bảo đảm giám sát quá trình thực thi chính sách, giúp cho các chính sách có thể đi vào cuộc sống sau khi được ban hành.

Nhờ các chính sách được ban hành và thực thi trên thực tế trong giai đoạn vừa qua, doanh nghiệp đã bước đầu nhận rò trách nhiệm của mình phải hạn chế tác động tiêu cực từ quá trình sản xuất đối với môi trường và cuộc sống của người dân. Mặc dù chưa cao, song đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường có xu hướng tăng lên; số doanh nghiệp có xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường có xu hướng tăng trong vài năm trở lại đây.

Để thu hút sự tham gia rộng rãi hơn nữa của các thành phần kinh tế vào công tác BVMT, Nhà nước đã và đang tích cực xây dựng, ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động BVMT của doanh nghiệp, cụ thể là:

2.3.1.1.Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

Điều 117, Luật BVMT 2005 quy định các hoạt động BVMT như: xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải; xây dựng trạm quan trắc môi trường; di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xây dựng cơ sở công nghiệp môi trường và công trình BVMT khác phục vụ lợi ích công về BVMT thì được Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ về đất đai.

Hoạt động tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được miễn hoặc giảm thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường, phí BVMT. Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ nhập khẩu được sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được miễn thuế nhập khẩu. Các sản phẩm tái chế từ chất thải, năng lượng thu được từ việc tiêu huỷ chất thải, các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường được Nhà nước trợ giá.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đầu tư BVMT được ưu tiên vay vốn từ các quỹ BVMT; trường hợp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác để đầu tư BVMT thì được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư theo điều lệ của quỹ BVMT. Các chương trình, dự án BVMT trọng điểm của Nhà nước cần sử dụng vốn lớn được ưu tiên xem xét cho sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

2.3.1.2.Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14-01-2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nghị định này quy định ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động BVMT; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động BVMT. Nghị định cũng quy định danh mục chi tiết các hoạt động được đặc biệt hỗ trợ, ưu đãi và danh mục các hoạt động được ưu đãi, hỗ trợ trong lĩnh vực BVMT.

Đối tượng được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ là các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư mới; dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ trong việc thực hiện hoạt động BVMT; dự án đầu tư nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời.

Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường - 9

Nghị định cũng hướng dẫn chi tiết các thủ tục mà các tổ chức, cá nhân phải tiến hành để nhận được các hỗ trợ, ưu đãi.

2.3.1.3.Thông tư số 230/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn ưu đãi thuế đối với hoạt động BVMT quy định tại Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT

Thông tư quy định rò doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện dự án đầu tư BVMT, đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường được áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập của doanh nghiệp có được từ dự án BVMT. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư hoạt động trong lĩnh vực BVMT thực hiện tại

địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 124/2008/NĐ-CP thì được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; các doanh nghiệp thành lập mới khác được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo.

2.3.1.4.Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20-7-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025".

Theo Quyết định này, Nhà nước sẽ hỗ trợ qua tín dụng nhà nước để phát triển ngành công nghiệp môi trường và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành công nghiệp này. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về đất đai, vốn, thuế theo quy định của pháp luật.

2.3.1.5.Quyết định số 249/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020

Theo Quyết định này, Nhà nước cũng có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường. Theo đó, các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ môi trường được hưởng các chính sách hỗ trợ về đất đai, vốn; ưu đãi về tín dụng; trợ cấp; miễn giảm thuế, phí ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật.

2.3.1.6.Quyết định 130/2007/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM)

Theo đó, dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch CDM được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất,… Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-TN&MT cũng đã hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định này trong việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu lệ phí bán chứng

chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận.


2.3.1.7.Các quỹ BVMT ở Việt Nam

Các hoạt động đầu tư cho BVMT là đối tượng cho vay ưu đãi của các quỹ BVMT ở Việt Nam, bao gồm Quỹ BVMT Việt Nam, Quỹ BVMT các địa phương.

Quỹ BVMT Việt Nam hoạt động theo các phương thức: cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, tài trợ và đồng tài trợ, nhận uỷ thác và uỷ thác, mua trái phiếu chính phủ. Đối tượng được hỗ trợ tài chính là các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ BVMT mang tính chất quốc gia, liên ngành, liên vùng,...

Ở các địa phương, quỹ BVMT cấp tỉnh đã được hình thành ở gần 30 tỉnh và thành phố. Các quỹ này cũng hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án BVMT trên địa bàn địa phương. Quỹ tái chế chất thải Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích cho vay vốn để thực hiện các chương trình, đề án, dự án thử nghiệm, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, tái chế, tái sử dụng chất thải.

2.3.2.Những tồn tại chủ yếu

Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường thấp. Nhìn chung ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn kém, mang tính đối phó hơn là tự nguyện và chủ động

Nhà nước đã ban hành khá nhiều chính sách, công cụ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường, nhưng việc thực thi chúng trên thực tế chưa nghiêm, chưa đồng bộ nên tác động của chính sách còn rất hạn chế. Tác động của cơ chế chính sách tới thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường chưa rò ràng. Cụ thể là:

- Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đã được ban hành và được hoàn thiện trong những năm qua nhưng hiệu lực, hiệu lực hiệu quả thi hành hệ thồng pháp luật này còn rất thấp.

- Việc sử dụng công cụ kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm đối với doanh nghiệp chưa được chú trọng, nhất là công cụ kinh tế dựa vào nguyên tắc thị trường. Về cơ bản, nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải chi trả” chưa được triển khai triệt để.

- Chính sách tuyên truyền, nâng cao nhận thức cùng với giáo dục bảo vệ môi trường tuy đã được đẩy mạnh trong thời gian qua, nhưng chưa có nhiều hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp trong đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường.

- Kênh tài chính hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa phát triển nhiều. Việc hình thành các Quỹ Bảo vệ môi trường để hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp trong hoạt động này còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của họ.

- Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào dự án công nghệ sạch gần đây mới được ban hành (Quyết đinh 130/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch) và sẽ còn phải mất thời gian để những chính sách này thực thi đi vào cuộc sống. Đặc biệt, những ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế đòi hỏi cần có những hướng dẫn cụ thể của các bộ ngành liên quan thì mới thực hiện được trong thực tế.

- Hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường được ban hành thời gian qua chưa đồng bộ, còn chồng chéo dẫn đến khó thực hiện; một số chính sách chậm triển khai thực tế. Đặc biệt cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong quá trình hướng dẫn, triển khai chính sách từ trung ương đến địa phương chưa kịp thời.

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại

Những nguyên nhân chủ yếu (liên quan tới chính sách) dẫn đến những tồn tại khiến doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều cho bảo vệ môi trường xuất phát cả từ phía doanh nghiệp và Nhà nước.


cập

2.3.3.1.Hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường còn nhiều bất


Thời gian qua, nhà nước ta đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư nhằm

phát triển nền kinh tế. Cùng với sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp các cơ quan sản xuất, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Mặc dù hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nước ta tương đối lớn với khoảng 300 văn bản nhưng vẫn còn thiếu nhiều quy định quan trọng như: thuế bảo vệ môi trường; kiểm toán môi trường; quy định chi tiết chế độ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường; thiếu chính sách cụ thể khuyến khích ngành công nghiệp môi trường, xã hội hoá bảo vệ môi trường… Chưa có quy định đặc thù về nguyên tắc bồi thường trong lĩnh vực môi trường. Một số các Bộ luật, Luật mặc dù có quy định nhưng lại chưa đầy đủ.

Bộ luật Hình sự với 15 tội danh trong 10 điều luật thuộc chương XVII về tội phạm môi trường, đến nay, cũng mới chỉ có 2 tội danh bị truy tố là tội huỷ hoại rừng (Điều 189) và tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190). Các tội danh còn lại của 10 điều luật về tội phạm môi trường muốn truy tố phải có điều kiện trước đó là “đã bị xử phạt hành chính mà vẫn còn vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng (từ Điều 182 đến 191)” thì chưa đưa ra truy tố được vụ nào. Do đó, 8 tội danh môi trường trong Bộ luật Hình sự vô hình dung đã “lọt lưới” pháp luật.

Ngay Luật Bảo vệ môi trường cùng còn một số bất cập. Theo luật này, chỉ có 1 tội danh không phải xử lý hành chính mà được khởi tố ngay, nhưng 9 tội còn lại để có thể khởi tố cần phải có 2 điều kiện bắt buộc là đã xử lý hành chính cơ sở vi phạm nhưng tái phạm hoặc cơ sở để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Trong khi thế nào là để xảy ra hậu quả nghiêm trọng lại hết sức mơ hồ. Thực tế nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng hậu quả

ngay tức thì không thể nhìn thấy được mà kéo dài hàng chục năm sau mới bùng phát thành dịch bệnh.

Một vấn đề khác nữa là tính ổn định văn bản pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam không cao. Có văn bản mới ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung như Nghị định 80/2006/NĐ-CP ban hành năm 2006, qua 1 năm áp dụng đã phải sửa đổi, bổ sung. Ngày 28/02/2008 vừa qua, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 80 nói trên.

2.3.3.2.Hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa và xử lý những vi phạm pháp luật môi trường còn chưa cao

Nhìn chung, các lực lượng chức năng trong đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên hoạt động này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu nên việc kiểm tra chưa được thường xuyên, sát sao nên chưa kịp thời phát hiện được nhiều vụ vi phạm pháp luật môi trường có tính nghiêm trọng.

Ngoài ra, các điều kiện đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, bổ sung nguồn nhân lực và các trang thiết bị cần thiết, nhất là cho các tổ chức cấp cơ sở, nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ quản lý không có trong quy định. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường tới người dân còn ít dẫn đến việc mặc dù nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật môi trường trong một thời gian dài nhưng người dân không dám tố cáo với các cơ quan chức năng.

2.3.3.3.Doanh nghiệp chưa có ý thức bảo vệ môi trường

Cần phải khẳng định rằng ý thức trách nhiệm của đa số các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường chưa cao. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Thậm chí phần lớn các doanh nghiệp bằng cách này hay cách khác để “lách” luật, hoặc cố tình vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản

xuất kinh doanh vì mục đích lợi nhuận,


Mặt khác, trong hơn một thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm từ 15 đên 17%, góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển công nghiệp chính là những vấn đề môi trường, các vấn đề về ô nhiễm môi trường đang ngày càng báo động. Nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng từ thời bao cấp với công nghệ, thiết bị lạc hậu, phát sinh nhiều phế thải, đa phần không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Thêm vào đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp lại nằm xen kẽ với khu dân cư hoặc gần khu vực đông dân cư ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của cộng đồng.

2.3.3.4.Nguyên nhân khác

Có thể nói, việc thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước để hỗ trợ DNNVV tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường trong thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, chính sách của Nhà nước chưa thực sự hỗ trợ cho đổi mới công nghệ .

Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào các DNNVV rất ít, chậm chạp; khả năng tiếp nhận các công nghệ mới còn rất hạn chế. Việc đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin KH&CN, phát triển dịch vụ tư vấn thúc đẩy đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của thị trường, của sản xuất. DNNVV luôn bị hạn chế về vốn sản xuất kinh doanh.

Trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trong các DNNVV mới chỉ hạn chế ở năng lực tiếp thu và vận hành những công nghệ sẵn có một cách thụ động. Trang bị kỹ thuật và công nghệ lạc hậu. Thiếu cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, cơ hội hợp tác với các tổ chức nghiên cứu - triển khai bên ngoài.

Ở nước ta hiện nay, do chưa có một thị trường KH&CN hoàn chỉnh, đặc biệt là công nghệ hướng thân thiện với môi trường nên mặc dù đã có cung từ các tổ chức nghiên cứu KH&CN trong nước và cầu từ phía các DNNVV về

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí