Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 2

Là một quốc gia trẻ tuổi, luôn đi tiên phong trong cuộc cách mạng KH&CN, coi công nghệ là công cụ “chìa khóa vàng” đối với sự phát triển đất nước, Mỹ đã rất nhạy bén khi tiến hành điều chỉnh chiến lược phát triển trong đó nổi bật là sự điều chỉnh trong chính sách KH&CNdưới thời cầm quyền của Tổng thống Bill Clinton (1993 - 2001). Trải qua quá trình phát triển song hành cùng sự phát triển của đất nước, chính sách KH&CNdưới thời Bill Clinton đánh dấu bước phát triển về chất của KH&CNHoa Kỳ, phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước và xu thế khách quan của thời đại. Nó mang đậm dấu ấn riêng của một thời kỳ lịch sử đặc biệt và để lại nhiều bài học giá trị cho nhân loại.

Sự điều chỉnh kịp thời, đúng đắn của Chính phủ Clintonđã phát huy tối đa tiềm lực của quốc gia về KH&CN, khiến cho nước Mỹ đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc. Giai đoạn 1993-2001là thời kì tăng trưởng thịnh vượng dài nhất trong lịch sử nước Mỹ với tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Nước Mỹ trở thành cái nôi của nền “kinh tế mới” - “kinh tế tri thức” - đây được coi là xu thế phát triển mới nhất của nền kinh tế thế giới trong thập niên 90 của thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỉ XXI. Đòn bẩy tạo nên bước phát triển nhảy vọt của kinh tế Mỹ trong thời kỳ này là sự phát triển của KH&CN.

Do vậy, những điều chỉnh về mặt chính sách cùng những thành tích nổi bật về kinh tế - xã hội Mỹ trong thời kì cầm quyền của Tổng thống Bill Clinton (1993 - 2001), đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà chính trị, các học giả, các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề "Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993- 2001)" làm đề tài nghiên cứu luận văn. Tìm hiểu nội dung này không chỉ giúp chúng ta hiểu được những điều chỉnh trong chính sách KH&CN, thấy được tác động sâu sắc, nhiều chiều của KH&CNđối với kinh tế-xã hội Mỹ mà còn

thấy được vai trò chiến lược của nhân tố này đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Tìm hiểu về những điều chỉnh trong chính sách KH&CNcủa Mỹ trong thời kì cầm quyền của Tổng thống Clinton cũng chính là nghiên cứu sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện mới. Do vậy, nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu:

- Mục tiêu tổng quát: Làm rõchính sách KH&CNcủa Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993-2001)

- Mục tiêu cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

+ Luận văn làm nổi bật sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước, chỉ rõ sự điều chỉnh kịp thời trong chính sách KH&CN của Mỹ

+ Chỉ ra những tác động tích cực và những hệ lụy của KH&CN đối với tình hình kinh tế- xã hội nước Mỹ trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XX.

Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 2

+ Nêu lên một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoạch định chính sách KH&CN.

2.2 Nhiệm vụ

- Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, tác giả phân tích, đối chiếu làm nổi bật bối cảnh lịch sử mới của thế giới và nước Mỹ trong thập niên cuối của thế kỷ XX. Trên cơ sở nghiên cứu những chính sách KH&CN trước thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Bill Clinton (1993-2001) cũng như các văn kiện ban hành trong quá trình đương nhiệm của Chính phủ Bill Clinton, luận văn làm rõ sự điều chỉnh trong chính sách khoa học công nghệ của Mỹ giai đoạn 1993-2001.

- Phân tích số liệu cụ thể về sự tăng trưởng kinh tế cũng như xã hội Mỹđể đánh giá tác động của chính sách KH&CNđối với sự phát triển kinh tế - xã hội Mỹ và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ đạo là các phương pháp của khoa học lịch sử như phương pháp lịch đại, phương pháp đồng đại, phương pháp phân kỳ, phương pháp phân tích, so sánh... Những phương pháp này cho phép chúng tôi dựa trên những nguồn tài liệu / sử liệu để kết nối, xâu chuỗi và diễn giải về những thay đổi của hoàn cảnh lịch sử cũng như chính sách khoa học công nghệ và tác động của những chính sách đó đối với sự phát triển của nước Mỹ trong giai đoạn 1993-2001.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp logic, phương pháp thống kê... để thực hiện luận văn. Chúng tôi sử dụng những phương pháp này nhằm làm nổi bật sự thay đổi trong chính sách khoa học công nghệ của Mỹ, làm rõ sự chuyển biến của kinh tế-xã hội Mỹ dưới tác động của những chính sách đó. Về hướng tiếp cận: Nghiên cứu đề tài chính sách KH&CNcủa Mỹ dưới thời Bill Clinton, chúng tôi xác định các phương pháp tiếp cận dưới góc nhìn lịch sử KH&CN. Hướng tiếp cận này phù hợp với đề tài cũng như mục đích

nghiên cứu đặt ra.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ giai đoạn 1993-2001

4.2Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Bill Clinton (1993-2001). Về không gian: Đề tài nghiên cứu về nước Mỹ thời kỳ 1993-2001

5. Nguồn tư liệu nghiên cứu

- Tài liệu sơ cấp: văn kiện của Tổng thống Bill Clinton về KH&CN

- Tài liệu thứ cấp: sách, báo, các công trình chuyên khảo...

6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Khoa học công nghệ dưới thời Tổng thống Bill Clinton là một đề tài khá mới mẻ, thú vị và thu hút nhiều nhà nghiên cứu, trong đó phải đặc biệt kể đến tác giả Vũ Đăng Hinh. Trong cuốn: “Chính sách kinh tế mỹ dưới thời Bill

Clinton”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2002, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những chính sách phát triển kinh tế của Tổng thống Bill Clinton như chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế Mỹ, chính sách thương mại, chính sách tài chính tiền tệ... trong đó có chính sách KH&CN.Tác giả Nguyễn Thiết Sơn trong cuốn “Mỹ điều chỉnh chính sách kinh tế”, NXB Khoa học xã hội năm 2003 đã bước đầu phân tích về sự điều chỉnh trong chính sách khoa học công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng thống Clinton và Tổng thống Bush. Nội dung và hướng tiếp cận gần giống với tác giả Vũ Đăng Hinh. Đây là những nguồn tài liệu có giá trị tham khảo, cung cấp thông tin và dữ kiện quan trọng cho tác giả trong quá trình làm luận văn.

Trong cuốn “Cấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước đến nay”, NXB Thế giới năm 2005 tác giả Vũ Đăng Hinh cũng đề cập đến một số chính sách KH&CN và sự xuất hiện của một cơ cấu kinh tế lành mạnh ở Mỹ.

Các tác giả Lê Văn Sang, Đào Lê Minh, Trần Quang Lâm trong cuốn “Chủ nghĩa tư bản hiện đại” cũng dành một số trang nói về sự phát triển của nền kinh tế Mỹ, trong đó tác giả nhấn mạnh nguyên nhân phát triển là chính sách hợp lý về KH&CN.

Cuốn “Tuyển chọn văn bản luật khoa học và công nghệ của một số nước trên thế giới” của Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học công nghệ của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, NXB Chính trị quốc gia năm 1997 đã trình bày về luật chính sách khoa học và kỹ thuật của hợp chúng quốc Hoa Kỳ (có hiệu lực từ năm 1976). Trong luật này, lần đầu tiên chính sách khoa học và công nghệ của quốc gia được công bố. Tuy không cung cấp những thông tin phục vụ trực tiếp cho luận văn nhưng tác phẩm đã đưa ra những căn cứ chứng minh rằng khoa học công nghệ luôn luôn là chính sách được chính phủ Mỹ ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra, các bài viết trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay như: Nguyễn Điền với bài“công nghệ tin học xâm nhập vào quá trình sản xuất kinh doanh của các trang trại nông nghiệp Mỹ”số 06 xuất bản năm 1997; Lưu Ngọc

Trịnh-Bùi Trường Giang “Kinh tế Mỹ năm 1997 - điểm sáng của thế giới công nghiệp phát triển” số 01 xuất bản năm 1998; Michael J.Mandel “Cuộc suy thoái sắp tới của nền kinh tế internet” số 06 xuất bản năm 2002; Đỗ Lộc Diệp“Đặc trưng của kinh tế Mỹ hiện nay”số 04 xuất bản năm 1997; Nguyễn Cảnh Chắt “những chính sách và biện pháp của Mỹ trong việc phát triển khoa học kỹ thuật” số 05 xuất bản năm 2002; Nguyễn Thu Hằng “Nước Mỹ từ thâm hụt đến thặng dư ngân sách - thực chất và tác động” số 06 xuất bản năm 2000; Trần Văn Tùng “Hoa Kì và nền kinh tế tri thức” số 03 xuất bản năm 1999... đã cung cấp những thông tin và số liệu quan trọng để tác giả tham khảo làm cơ sở phân tích, đánh giá.

Bên cạnh nguồn tài liệu tiếng Việt, các văn kiện của Tổng thống Clinton về KH&CN như: “Technology for America’s Economic Growth, A New Direction to Build Economic Strength, President William J. Clinton Vice President Albert Gore, Jr., February 22, 1993” đã cung cấp cho chúng tôi nguồn tư liệu gốc quý giá để phác thảo những nét chính trong chính sách KH&CN của Mỹ trong giai đoạn này.

Một số bài viết, báo cáo của OECD trên các website đã cung cấp cho chúng tôi những số liệu về sự phát triển kinh tế Mỹ, trên cơ sở đó chúng tôi đánh giá khách quan tác động của chính sách KH&CN.

Tựu chung lại, nhiều nghiên cứu, chuyên khảo, công trình khoa học của các học giả trong và ngoài nước là cơ sở lý luận và nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài luận văn “Chính sách khoa học công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993-2001)”.

7. Đóng góp của đề tài

- Luận văn là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu và đánh giá một cách hệ thống chính sách KH&CN của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993-2001).

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, có thể so sánh và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách KH&CN.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục... bố cục của Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tình hình KH&CN của Mỹ trước năm 1993 và bối cảnh lịch sử khi Tổng thống Bill Clinton lên cầm quyền

Chương 2: Những điều chỉnh và các biện pháp hỗ trợ thực hiện chính sách KH&CN của Mỹ (1993-2001)

Chương 3: Tác động của chính sách KH&CNđối với kinh tế - xã hội Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993-2001) và một số kinh nghiệm cho Việt Nam

CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH KH&CN CỦA MỸ TRƯỚC NĂM 1993 VÀBỐI CẢNH LỊCH SỬKHI TỔNG THỐNG BILL CLINTON LÊN CẦM QUYỀN

1.1 Tình hình KH&CN của Mỹ trước năm 1993

Kể từ khi lập quốc (1776) là một nước vô danh bên bờ Đại Tây Dương, Mỹ đã từng bước vươn lên khẳng định vị thế của mình. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Năm 2000, GDP của Mỹ chiếm gần 30% GDP toàn thế giới [6; tr.15]. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Mỹ đạt được sự phát triển to lớn đó là do Chính phủ thường xuyên coi trọng và đề ra những chính sách thúc đẩy KH&CN phát triển, đặc biệt là việc nghiên cứu, phát minh.

Mỹ là quốc gia có chính sách phát triển KH&CN từ rất sớm và trong mỗi thời kỳ chính sách KH&CN của Mỹ lại có những đặc trưng riêng.

Từ khi xuất hiện với tư cách một quốc gia độc lập (1776), Hoa Kỳ đã khuyến khích khoa học và phát minh. Bản thân Hiến pháp Hoa Kỳ phản ánh mong ước khuyến khích sự sáng tạo khoa học khi trao cho Quốc hội quyền “thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và các môn nghệ thuật hữu ích, bằng việc đảm bảo cho các tác giả và các nhà phát minh đặc quyền đối với những tác phẩm và khám phá của họ trong những khoảng thời gian nhất định” [93; tr.59]. Điều khoản này tạo thành cơ sở cho các hệ thống bằng sáng chế và bản quyền của Hoa Kỳ, những hệ thống này đảm bảo rằng các phát minh và các công trình sáng tạo khác không thể bị sao chép hoặc sử dụng mà không để cho người tạo ra nó được hưởng một sự đền bù nào đó.

Nhận thức về vị trí, vai trò của KH&CN không chỉ được thể hiện rõ ở các nhà lãnh đạo nước Mỹ mà còn bén rễ vào từng công dân bình thường. G.Washington, vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, ngay từ đầu đã rất quan tâm, cổ vũ những phát minh về vũ khí của các nhà khoa học nghiệp dư. Các công dân Mỹ được thông tin một cách đầy đủ và nhanh chóng về các hoạt động KH&CN hơn ở các nước khác. Một kết quả nghiên cứu dù là nhỏ mới

đạt được cũng được công bố ngay. Chẳng hạn như cuộc triển lãm thế kỷ được Tổng thống Grant mở tại Philadelphia vào tháng 5 năm 1876 là một ví dụ điển hình. Quốc hội đã dành riêng một khoản 2 triệu USD, Pennsylvania góp một triệu USD và Philadelphia có 1,5 triệu USD cho cuộc triển lãm ở công viên Fairmon. Nơi đây trưng bày các phát minh lớn trong các thập kỷ qua, bao gồm điện thoại, máy chữ, máy in rônêô và đầu máy xe lửa Corliss 2500 sức ngựa mà sau này George Pullman đã mua cho nhà máy sản xuất xe lửa có toa giường nằm [3; tr.660-661].

Cùng với chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước thì việc quản lý cũng tạo điều kiện hết sức thuận lợi choKH&CN ở Mỹ. Chính sách quản lý hoạt động khoa học luôn kiên trì đường lối phi tập trung hóa. Ngay từ buổi ban đầu, việc tổ chức nghiên cứu khoa học ở quốc gia này có thể hình dung như một bức tranh sinh động, được khảm bằng nhiều mảnh ghép với những hình dáng và màu sắc khác nhau, không theo một đường lối hoạt động và cơ cấu tổ chức cứng nhắc của một cấp trung ương, nhưng đều hướng vào mục tiêu duy nhất là phục vụ cuộc sống.

Nhờ những ưu thế trên nhiều phương diện và do có chủ trương nhập cư tích cực những người có trình độ chuyên môn, nước Mỹ là nam châm thu hút lao động khoa học trên toàn thế giới. Mỗi Viện và trường Đại học ở Mỹ có hệ thống tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo riêng, với nội dung và phương thức hoạt động khác nhau. Viện Masachuset thành lập từ năm 1861, hiện có 5 trường đại học với 34 khoa. Trường Đại học Rokefeller do tư nhân thành lập từ năm 1901, chuyên đào tạo và nghiên cứu các vấn đề y học theo phương hướng hoàn toàn tự do với khẩu hiệu “Hãy để cho họ (các nhà khoa học) tìm tòi, cái gì tùy theo ý muốn của họ, hãy giúp đỡ họ, nhưng đừng có xu hướng làm thầy họ”[49; tr.53-54].

Mỹ là nước đứng đầu thế giới về phát minh, sáng chế, đồng thời cũng là nước tích cực trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua nhiều phương cách. Amaya Naohiro - cố vấn đặc biệt của Bộ công nghiệp và ngoại

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí