Bối Cảnh Lịch Sử Khi Tổng Thống Bill Clinton Lên Cầm Quyền

thương Nhật Bản coi những tiến bộ kỹ thuật trong những năm cuối thế kỷ XIX như một nền văn minh: “Nếu như nước Anh là cái nôi của nền văn minh than đá, thì Mỹ là cội nguồn của nền văn minh dầu hoả và điện”[49;tr.78]. Với sự nở rộ của những phát minh kỹ thuật, Andrew Carnegie đánh giá năm 1886 rằng: “nước Mỹ được sinh ra là để trở thành một nước công nghệ tiên tiến nhất và dân chủ nhất trong lịch sử thế giới dường như chắc chắn đã thành hiện thực”[3; tr.769].

Đầu thế kỷ XX, Quốc hội Mỹ đã thông qua những đạo luật hỗ trợ cho quá trình phát triển công nghiệp theo phương thức mới (liên kết giữa khoa học kỹ thuật với sản xuất) bằng những hợp đồng ký kết giữa nhà nước và các công ty tư nhân. Tới thời tổng thống Roosevelt (1901-1909), người ta còn chính thức thành lập một Ủy ban để triển khai các hoạt động hỗ trợ này. Ủy ban này có chức năng đặt hàng, hỗ trợ tài chính và mua các sản phẩm đã đặt hàng để đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp.

Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra (1914-1918) đã làm nảy sinh nhu cầu rất lớn về hàng hóa quân sự, do đó giới cầm quyền Mỹ đã đẩy mạnh đầu tư vào phát triển khoa học - kỹ thuật. Một mạng lưới các phòng thí nghiệm Liên bang đã hình thành để thực hiện các hợp đồng cho Chính phủ.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do những thay đổi nhất định, chính quyền Liên bang đã giảm bớt sự chú ý đến KH&CNso với giai đoạn trước. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu để thúc đẩy tiến bộ KH&CNở các ngành tiên tiến nhất của công nghiệp. Ví dụ, để phát triển ngành hàng không, chính quyền Liên bang đã thông qua một chương trình dưới hình thức luật vào năm 1926 mang tên “Phát triển hàng không”. Đây là một chương trình phát triển quy mô và lâu dài nhất của Mỹ trong lĩnh vực hàng không. Trong chương trình này, nhà nước vừa tài trợ cho nghiên cứu vừa đầu tư cho tổ chức sản xuất phương tiện hàng không phục vụ cho cả mục đích dân sự và quân sự.

Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ năm 1939 đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để Mỹ trở thành nơi khởi nguồn của cuộc cách KH&CN hiện đại. Nếu như Anh là nước dẫn đầu thế giới công nghiệp trong kỷ nguyên máy hơi nước và than đá thì Mỹ là nước dẫn đầu trong kỷ nguyên điện và dầu hỏa. Nhất quán với tư tưởng “khoa học, chìa khóa dẫn tới sự tiến bộ của nước Mỹ” [3; tr.144], Mỹ đã chăm lo xây dựng một lực lượng khoa học hùng hậu với sự dẫn đầu của khoa học cơ bản, thu hút nhiều tài năng kiệt xuất của thế giới làm cho khoa học cơ bản và công nghệ hiện đại ở Mỹ phát triển rất nhanh. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ tập trung vào nghiên cứu ứng dụng và đã cống hiến cho thế giới nhiều sáng chế kỹ thuật quan trọng, còn khoa học cơ bản thì vẫn dựa vào Tây Âu. Từ giữa những năm 30, để lẩn tránh sự khủng bố của chủ nghĩa phát xít, Albert Einstein và hàng loạt các nhà bác học lỗi lạc khác người Do Thái từ Đức, Italia, Hunggari… di cư sang Mỹ và lúc đó cùng với lực lượng khoa học đã có từ trước đã tạo nên đội ngũ các nhà khoa học đông đảo.

Giai đoạn trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Chính phủ Mỹ đã có những thay đổi về chất trong chính sách phát triển KH&CN. Do nhu cầu cao về quân sự và chính trị cùng tiềm lực kinh tế lớn mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, nhà nước đã gánh vác vai trò là người chủ yếu tổ chức, tài trợ, đầu tư và quản lý một chuỗi các công việc quan trọng nhất của nghiên cứu, hình thành công nghệ và tổ chức sản xuất vũ khí nguyên tử. Từ kinh nghiệm thực hiện dự án này, Chính phủ Mỹ đã triển khai những chương trình tiến bộ kỹ thuật phức tạp khác như chương trình đổ bộ lên mặt trăng sau này.

Người ta đã nhận ra rằng “khoa học là chân trời không cùng” (nhận xét của Bush V., một cố vấn khoa học dưới thời Tổng thống Roosevelt) và những nghiên cứu cơ bản nhiều khi tách rất xa với những sản xuất ứng dụng, khó hoàn lại ngay các khoản đầu tư thông qua tổ chức ứng dụng khai thác ngay sau đó. Do vậy, vào những năm 1950, vấn đề lựa chọn những lĩnh vực được

ưu tiên để phát triển KH&CNđã được đặt ra. Việc tìm kiếm những giải pháp tối ưu cho sử dụng nguồn lực của nhà nước ở những hướng mà công nghệ còn lạc hậu đã trở thành nền tảng cho chính sách KH&CNcủa Chính phủ Mỹ trong giai đoạn này.

Cũng từ nhận thức khoa học là chân trời không cùng, ở Mỹ đã dần hình thành học thuyết “phân chia trách nhiệm”; nghĩa là cả Nhà nước và tư nhân đều có trách nhiệm đầu tư vào phát triển và ứng dụng KH&CN. Quan niệm này được hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đến thời Tổng thống Carter (1976-1980) đã trở thành một nguyên tắc ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Mỹ.

Quan niệm căn bản của học thuyết “phân chia trách nhiệm” là: Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và sự đối đầu về kỹ thuật quân sự ngày một tăng, thì Chính phủ Liên bang cần nhận toàn bộ trách nhiệm về phát triển khoa học cơ bản, phát triển kỹ thuật quân sự để đảm bảo an ninh quốc gia, còn khu vực tư nhân gánh vác phần trách nhiệm nghiên cứu ứng dụng, phát triển các tiến bộ kỹ thuật đáp ứng cơ chế thị trường và tạo ra các công nghệ quân sự cũng như các công nghệ dân dụng theo các hợp đồng từ nguồn ngân sách [57; tr.228].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Từ cuối thập kỷ 70, đặc biệt là từ đầu những năm 80, do vị thế kinh tế của Mỹ trên thị trường thế giới yếu đi tương đối, tốc độ phát triển các tiến bộ kỹ thuật có phần chậm lại và đặc biệt là sự cạnh tranh trên trường quốc tế tăng lên mạnh mẽ đã buộc giới cầm quyền Mỹ phải xem xét lại học thuyết công nghệ “phân chia trách nhiệm”.

Khi Reagan và Bush cầm quyền đã thay đổi cơ bản nội dung chính sách KH&CNcủa nhà nước. Mục tiêu cơ bản của chính sách mới là phục hồi địa vị lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật trên thế giới và giành được vị thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường công nghệ thế giới. Để đi tới mục tiêu này, những người khởi xướng của chính sách mới cho rằng nhà nước cũng như tư nhân đều có nghĩa vụ như nhau tài trợ để tạo ra kỹ thuật và công

Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 3

nghệ mới nhất đáp ứng những tiêu chuẩn thế giới và có đủ sức cạnh tranh với Nhật Bản và Tây Âu trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Vì vậy, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua hàng loạt văn bản pháp luật hay các điều khoản bổ sung để thực hiện tinh thần mới này, để bảo vệ các quyền lợi khoa học kỹ thuật của Mỹ cũng như khuyến khích chuyển giao công nghệ mới vào lĩnh vực công nghiệp như: “Luật phát triển sáng chế kỹ thuật ở các xí nghiệp nhỏ”, “Luật chuyển giao công nghệ của Liên bang”

Chính phủ Mỹ đã thi hành chính sách thuế ưu đãi đối với các khoản tiền đầu tư về nghiên cứu, phát minh. Thí dụ, nếu một công ty đầu tư nghiên cứu, phát minh bỏ ra 1 triệu USD để tham gia đầu tư vào một xí nghiệp sáng chế

hoặc một chương trình sáng chế phát minh thì nhà nước cũng chỉ thu 1số thuế

2

so với mức thuế của các khoản tiền đầu tư khác [6; tr.17].

Giới cầm quyền Mỹ cũng không ngừng tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu, phát minh. Năm 1981, đầu tư về nghiên cứu, phát minh của Mỹ chiếm 2,32% GDP, năm 1985 là 2,74% và năm 1989 là 2,6% [6; tr.16]. Trong tổng số đầu tư của Mỹ cho nghiên cứu, phát minh, phần đầu tư của Chính phủ chiếm 30%.

Mặc dù đã có chính sách KH&CNphục vụ cho phát triển công nghiệp dân dụng rõ ràng như vậy, song cả chính quyền Reagan và Bush vẫn dành ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho các chương trình kỹ thuật quân sự khổng lồ để tái vũ trang cho quân đội. Trong thời gian những năm 1980-1988, đầu tư cho tái vũ trang nước Mỹ đã lên tới 1.500 tỷ USD. Vào năm đỉnh cao 1986, tỷ lệ đầu tư vào phát triển kỹ thuật quân sự đã chiếm tới 70% tổng đầu tư cho phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ dân sự trong suốt thời gian từ năm 1982 đến đầu

những năm 1990 [28; tr.93]. Ngân sách quốc phòng chiếm đến 2ngân sách

3

nhà nước; phần còn lại của ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học là đầu tư vào các lĩnh vực vũ trụ, môi trường, y tế và nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học [49; tr.146]. Do tỷ lệ đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ phục

vụ dân sự trong khoảng thời gian từ 1982 đến đầu những năm 1990 tương đối thấp (dưới 38% [31] nên khoảng cách về công nghệ trong nhiều ngành công nghiệp dân dụng giữa Mỹ và các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản, Tây Âu chưa thu hẹp được hoàn toàn.

Một biện pháp khác mà Chính phủ Mỹ đã sử dụng thành công để phát triển khoa học - kỹ thuật trong thế kỷ XX là thành lập các “làng khoa học - kỹ thuật”. Đó là nơi tập trung những trường đại học nổi tiếng, những xí nghiệp sáng chế và những công ty đầu tư nghiên cứu, phát minh. Các đơn vị này cùng hợp tác với nhau để thực hiện những đề tài khoa học.

Như vậy, trong mỗi giai đoạn khác nhau, Chính phủ Mỹ đã có những chính sách KH&CNkhác nhau nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu cuối cùng là phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.

1.2 Bối cảnh lịch sử khi Tổng thống Bill Clinton lên cầm quyền

1.2.1 Tình hình thế giới

Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Yalta giải thể với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là nhân tố quan trọng hàng đầu làm thay đổi mạnh mẽ tình hình thế giới trong những năm cuối thế kỉ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế vượt trội về kinh tế và quân sự, hai siêu cường thế giới Mỹ - Liên xô đã chạy đua trong cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn 40 năm (1945-1991). Cuộc chạy đua vũ trang đã tiêu tốn hơn 3000 tỷ USD khiến cho chính quyền Washington không đủ tiền đầu tư vào việc đổi mới kĩ thuật của nền kinh tế, đúng vào lúc nền kinh tế Mỹ và thế giới ở vào thời điểm bản lề, chuyển từ nền kỹ thuật công nghiệp sang một nền kỹ thuật mới - kỹ thuật thông tin với những công nghệ mũi nhọn tạo ra năng suất lao động cao [60; tr.9]. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh Nhật Bản, Tây Âu và các nước công nghiệp mới vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ. Chiến tranh lạnh kết thúc đồng nghĩa với việc sức mạnh của một đất nước không phải được đo bằng số lượng vũ khí

hạt nhân, bằng những cuộc chạy đua vũ trang mà đó là nguồn sức mạnh tổng hợp về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của quốc gia đó. Nhà cầm quyền Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm mà mấu chốt là đầu tư cho khoa học công nghệ - động lực thúc đẩy nền kinh tế.

Cuộc cách mạng KH&CNsự phát triển của lực lượng sản xuất đã và đang đưa loài người vào một kỉ nguyên mới, trong đó nền sản xuất được đặt trên cơ sở kĩ thuật công nghệ thông tin và nguồn tri thức sáng tạo của con người, nền kinh tế trí tuệ tốc độ cao. Tác động tổng hợp của các bước tiến công nghệ đã tạo ra một môi trường kinh doanh toàn cầu, chi phí kinh doanh giảm mạnh và một loạt các loại hình kinh doanh mới ra đời. Nhờ đó, thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, đầu tư quốc tế tăng nhanh. Kết cấu kinh tế nói chung có những thay đổi rất cơ bản. Các quốc gia, trước hết là các nước phát triển nhất đang ở trong cuộc chạy đua mạnh mẽ tiến vào kỉ nguyên mới với những mức độ khác nhau. Mỹ cũng cần đưa ra những chiến lược mới để cạnh tranh với các đối thủ khác, đặc biệt là Đức, Nhật và các nước Tây Âu.

Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới, tác động ngày càng sâu rộng đến tất cả các mặt của đời sống nhân loại, ở tất cả các vùng khác nhau của hành tinh. Sự phát triển của cuộc cách mạng KH&CN đã tạo cơ sở vật chất công nghệ cho quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt là công nghệ thông tin tạo ra khả năng rút ngắn mọi khoảng cách trên hành tinh. Nó vừa là cơ hội lại vừa là thách thức đối với các dân tộc. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải giải bài toán làm thế nào để nắm bắt cơ hội và khẳng định vị thế của mình trong thế giới toàn cầu này.

Trong thế giới tư bản, ba trung tâm kinh tế, tài chính Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản đã và đang phát triển ở thế kiềng ba chân. Ở khu vực châu Mỹ có sự liên kết giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh trong đó Mỹ là nước chi phối. Ở khu vực châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) ra đời với vai trò trung tâm của Đức ngày càng tăng, có vai trò to lớn đối với nền kinh tế, chính trị - xã hội của các nước thành viên. Ở châu Á - Thái Bình Dương, vai trò dẫn đầu của Nhật ngày càng rõ nét trong sơ đồ

đàn nhạn bay” của các nước trong khu vực đang có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Trong thế kiềng ba chân này, Mỹ vẫn có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế tư bản chủ nghĩa nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Tuy nhiên, vị thế của Mỹ ngày càng giảm sút tương đối, nhất là ở thời kì cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 của thế kỉ XX trở đi. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản, Đức làm Mỹ suy yếu và mất lợi thế cạnh tranh trên một loạt ngành công nghiệp truyền thống. Với những đột phá trong công nghệ chế tạo và bán dẫn, Nhật Bản giành ngôi đầu thế giới từ Mỹ trong hai ngành công nghiệp chế tạo chủ chốt là ôtô và điện tử. Kinh tế Đức phát triển mạnh, chiếm ưu thế trong các ngành cơ khí chế tạo. Nếu như ngay sau năm 1945, Mỹ đứng đầu tuyệt đối, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới; đến năm 1950, cả Tây Âu và Nhật Bản gộp lại mới chiếm

26,3% nền kinh tế thế giới và bằng 2của Mỹ nhưng đến năm 1970, Tây Âu và

3

Nhật Bản cộng lại đạt tới 32,4%, lớn hơn Mỹ 1,5 lần (Mỹ là 23%). Năm 1993, trong khi nền kinh tế Mỹ chiếm 21,5% nền kinh tế thế giới, thì chỉ riêng Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức cộng lại đã đạt 26,4%, lớn hơn nền kinh tế của Mỹ [4; tr.240]. Cuộc cạnh tranh trong thế giới tư bản nói riêng đang ngày càng trở nên sôi động. Mỹ vẫn đứng đầu nền kinh tế thế giới, nhưng để lấy lại vị trí trước đây của mình, Mỹ cần đầu tư nhiều hơn cho khoa học kỹ thuật để tạo nên sự bứt phá về kinh tế - văn hóa - xã hội.

Thế giới đa trung tâm đang hình thành, trong đó không một cường quốc nào giành được ưu thế tuyệt đối như hai siêu cường Mỹ, Xô trong thời kì Chiến tranh lạnh, song nước Mỹ vẫn còn ưu thế tương đối so với các cường quốc khác trong một thời đoạn tương đối dài. Những cường quốc nói tới ở đây là Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, các nước công nghiệp mới… Nga thì đang sa lầy sau quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội (1991) và có thể đến thế kỉ XXI mới có thể gượng dậy được một cách vững chắc. Trung Quốc có nhiều tiềm năng trở thành đối thủ đáng gờm của Mỹ song còn đang trên đường phát triển với những bất trắc nội bộ khôn lường. Nhật Bản và Tây Âu chưa giành được thế trội hẳn so với Mỹ trong tương lai

gần. Những trung tâm sức mạnh khác được dự đoán như Ấn Độ, ASEAN, những nước đứng đầu ở Mỹ Latinh… có thể tham gia chiến lược chung nhưng cũng còn hạn chế trong một giai đoạn dài hơn nhiều so với những trung tâm kia. Nhưng sự xuất hiện và phát triển của họ cũng không thể xem thường. Các tính toán chiến lược của Mỹ đều phải tính đến hiện trạng và triển vọng của tình hình thế giới.

Hòa bình, hợp tác và phát triển đã và đang là xu hướng nổi trội trong quan hệ quốc tế. Chiến tranh lạnh chấm dứt khiến cho cuộc cạnh tranh, chạy đua về kinh tế giữa các cường quốc vốn đã diễn ra thường xuyên trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hầu như mọi quốc gia đều coi sức mạnh kinh tế là nền tảng sức mạnh của đất nước. Kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp, trở thành động lực chính của xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa. Xu hướng này cùng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, quá trình toàn cầu hóa… làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới. Các quốc gia đều nhận thấy vấn đề cấp bách hàng đầu là phải ra sức tận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển kinh tế. Sức mạnh quốc gia không còn tùy thuộc vào sức mạnh quân sự, chính trị mà sức mạnh kinh tế nổi lên hàng đầu, trở thành trọng điểm. Cạnh tranh kinh tế đã và sẽ trở nên quyết liệt hơn. Trước những đòi hỏi không ngừng của tình hình thế giới, tất cả các nước tư bản trong đó có Mỹ, đều phải điều chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại, đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược KH&CN để tạo cho mình một vị thế có lợi nhất trong quan hệ quốc tế.

Thế kỉ XX kết thúc bằng một thời kì biến động có tính chất then chốt của thập niên 90. Đối với chủ nghĩa tư bản nói riêng, thập niên 90 có thể coi là “thập kỉ rất nóng và cũng rất lạnh, một thập kỉ tăng trưởng và khủng hoảng, thủ cựu và hỗn loạn” [38; tr.401]. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thập niên 90 là sự đan xen của tăng trưởng và khủng hoảng, phục hồi và những bước tiến phưu lưu, các quá trình thống nhất, đa dạng trong một thế giới toàn cầu

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí