Các Biện Pháp Hỗ Trợ Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Kh&cn Của Chính Phủ

có thể tác động mạnh mẽ tới khu vực tư nhân và lôi cuốn nó tham gia thực hiện các nhiệm vụ xã hội đã đặt ra.

Việc triển khai thành công cơ chế phối hợp giữa nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực quốc phòng đã được áp dụng cho các lĩnh vực khác. Nhiều dự án hợp tác giữa các Bộ của Chính phủ và khu vực tư nhân cũng đã được triển khai. Thay vì nghiên cứu tạo ra công nghệ mới cần thiết cho nhu cầu của nhà nước, nhà nước đã thông qua các Bộ quản lý để thu hút đầu tư của khu vực tư nhân.

Chính quyền Clinton còn khuyến khích hợp tác chia sẻ chi phí giữa các tổ chức nghiên cứu vào phát triển của Liên bang, bao gồm 726 phòng thí nghiệm của Liên bang để“những công cụ của liên bang vừa đáp ứng tốt nhu cầu của chính phủ vừa đem lai lơi ích cho giới doanh nghiệp”. Trong cơ chế này, việc kết hợp chi phí giữa nhà nước và khu vực tư nhân là hình thức chủ yếu để thực hiện các chương trình công nghệ Liên bang. Việc phân chia chi phí đầu tư này thường dựa vào sự quan tâm của mỗi bên tham gia. Các công ty tư nhân thường quan tâm tới đầu tư mang lại lợi nhuận nhanh, bởi vậy, nhà nước phải là người đầu tư chủ yếu vào nghiên cứu cơ bản- đây là những khoản đầu tư không mang lại lợi nhuận nhanh chóng; còn trong những dự án liên doanh giữa nhà nước và tư nhân hướng tới thu lợi nhuận nhanh thì các đối tác tư nhân phải chịu phần chi phí lớn hơn. Trong dự án nghiên cứu nhằm tìm ra công nghệ để phổ biến rộng trong tất cả các thành viên tham gia, phần đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân sẽ ít hơn và phần đầu tư của nhà nước sẽ lớn hơn. Những nguyên tắc chung là như vậy, song với mỗi dự án cụ thể nhà nước sẽ có những tính toán cụ thể để các đối tác đều quan tâm tới việc triển khai dự án một cách tốt nhất.

Ngoài tổ chức hợp tác theo các chương trình, Chính phủ còn tác động nhằm hình thành các liên kết của các đơn vị sản xuất cùng ngành để họ hợp lực tạo ra những công nghệ tiên tiến hơn. Kết quả là nhiều tổ chức nghiên cứu phát triển ở các chuyên ngành đã được thành lập như: “Sematech” được thành lập để sản xuất linh kiện bán dẫn; “Concurrent Supercomputer Consortium”

tập trung phát triển công nghệ điện quang;“United States Display Consortium” đã tập hợp nhiều tập đoàn công nghệ của Mỹ xây dựng các nhà máy mới và phát triển nhiều công nghệ mới để sản xuất màn hình phẳng; Ủy ban nghiên cứu ôtô của Mỹ (USCAR) tổ chức bảo trợ và phối hợp nhiều hoạt động nghiên cứu giữa GM, Ford và Chrysler với mục đích tạo ra một thế hệ động cơ ôtô mới và tái khẳng định vị thế công nghệ hàng đầu và sức cạnh tranh vượt trội của ngành công nghiệp ôtô Mỹ….

Chính phủ cũng khuyến khích liên minh công nghệ khu vực, giúp đỡ các công ty và các tổ chức nghiên cứu cùng hoạt động trong một khu vực trao đổi thông tin, chia sẻ và phát triển công nghệ để nhanh chóng đưa những kết quả nghiên cứu đi vào sản xuất hay thương mại hóa nhanh chóng kết quả nghiên cứu để sớm có kết quả đầu tư và đổi mới công nghệ.

Trái với những dự đoán về sự thu hẹp vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Mỹ, thực tế cho thấy rõ vai trò đó vẫn không ngừng tăng lên dưới những hình thức đổi mới và kết hợp chặt chẽ hơn với khu vực tư nhân.

2.2 Các biện pháp hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển KH&CN của Chính phủ

2.2.1 Tuyên truyền, thuyết phục về định hướng mới

Trong điều kiện nhà nước pháp quyền và đa đảng như nước Mỹ, các chính sách muốn đưa vào cuộc sống phải nhận được sự ủng hộ của đa số nghị viên Quốc hội. Để có được sự ủng hộ này, trước hết phải thuyết phục được đa số các nghị viên Quốc hội và tạo ra niềm tin của xã hội vào đường hướng mới của chính sách KH&CN. Đó là niềm tin vào sự cần thiết phải mở rộng đầu tư KH&CN để phục hồi sức mạnh kinh tế Mỹ, tin vào KH&CN như công cụ chủ yếu để hiện đại hóa kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Mỹ. Việc thuyết phục này không thể chỉ dựa vào mong muốn chủ quan, bởi vậy Chính phủcần phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và những căn cứ khoa học để tiến hành. Đây là biện pháp cần thiết trước tiên phải làm nhằm có đủ số phiếu trong Quốc hội thông qua những giải pháp cần thiết cũng như

thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan nhà nước và các tổ chức tư nhân trong quá trình thực hiện chính sách. Đường hướng mới trong chính sách KH&CN dưới thời Clinton khác hẳn với những gì mà các chính quyền Cộng hòa đã triển khai trước đó, bởi vậy chính sách đó không dễ gì được những người Cộng hòa chấp nhận, nhất là trong Quốc hội - nhiệm kỳ những người Cộng hòa chiếm đa số. Để thắng được lực cản của những người Cộng hòa, chính quyền Clinton đã phải tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt trên các diễn đàn trong Quốc hội, đồng thời vận động mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân trong toàn thể xã hội Mỹ. Một số lý lẽ mà chính quyền Clinton đưa ra trong các văn kiện chính thức của mình là: “An ninh của đất nước phụ thuộc trước hết vào an ninh kinh tế”, những khoản đầu tư vào khoa học kỹ thuật là “những khoản đầu tư cho tương lai”[28; tr.102]. Quan điểm cho an ninh của một quốc gia trước hết dựa vào sức mạnh kinh tế được coi như nền tảng chính sách trong suốt thời gian Tổng thống Clinton nắm quyền. Những quan điểm này đã thu hút được sự ủng hộ của đa số người dân bởi nó đang hướng vào việc giải quyết những vấn đề nóng bỏng của nước Mỹ thời kỳ này.

2.2.2 Tăng cường ngân sách và điều chỉnh nguồn lực đầu tư cho KH&CN

Sau biện pháp tư tưởng, biện pháp thực tiễn quan trọng tiếp theo là điều chỉnh việc phân bổ nguồn tài chính chi tiêu cho nghiên cứu. Chính phủ Clinton đã tăng cường vốn đầu tư KH&CN phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế, đồng thời giảm bớt đầu tư phát triển kỹ thuật cho quân sự. Năm 1998 được xem là mốc đánh dấu bước ngoặt trong quá trình điều chỉnh chính sách của Clinton. Lần đầu tiên kể từ năm 1993, những chi tiêu chung của ngân sách liên bang cho KH&CN tăng 4.5%. Năm 1999, mức tăng đạt tới 11,5%, sau đó tăng chậm lại [72; tr.129]. Riêng chi phí cho R&D ở Mỹ năm 1998 chiếm 2,5% GDP và năm 1999 chiếm 2,65% GDP. Năm 1999, chi phí quốc gia Mỹ cho R&D là 244,8 tỷ USD [56; tr.58]. Năm 2000, đầu tư của Mỹ cho nghiên cứu và phát minh là 260 tỷ USD, chiếm 45% tổng số đầu tư về nghiên cứu, phát minh của 29 nước thành viên thuộc tổ chức hợp tác và phát triển

kinh tế (OECD) cộng lại. Mỹ chiếm tới 15,8% những chi phí về sản xuất công nghệ mới của toàn thế giới (Nhật - 17,6%, Đức - 6,6%, Anh - 5,7%, Pháp - 5,1%, Trung Quốc - 1,6%). Tổng chi phí của Mỹ về nghiên cứu và ứng dụng ngang với tổng chi phí của sáu nước khác thuộc “bảy nước lớn” (G7). Mỹ đã đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao hơn nhiều toàn châu Âu cộng lại...[72; tr.30]. Hơn 40% đầu tư của thế giới vào công nghệ máy tính - hơn 220 tỉ đôla là của người Mỹ [72; tr.20]. Trong tổng số đầu tư của Mỹ do nghiên cứu, phát minh, phần đầu tư của Chính phủ chiếm 30% [6; tr.16].

Bảng 2.1: Số tiền đầu tư cho nghiên cứu, phát minh của Mỹ qua một số năm(tính theo giá năm 1992)

Năm

Số tiền đầu tư(tỉ USD)

Tỉ trọng trong GDP(%)

1981

109,5

2,32

1985

134,8

2,74

1989

158,2

2,61

1993

161,2

2,52

1997

189,4

2,60

1998

201,6

2,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 6

(Nguồn: Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 5 năm 2002)

Đầu tư của Mỹ cho nghiên cứu, phát minh không chỉ đứng đầu thế giới mà

Mỹ còn sử dụng 2 trong số đó để sáng tạo sản phẩm mới và 1dùng để đổi mới

3 3

công nghệ. Do đó, Mỹ thường xuyên giữ được ưu thế trong việc đổi mới kỹ thuật một cách nhanh chóng và mang tính đột phá.

Bên cạnh việc tăng cường ngân sách đầu tư cho KH&CN, Tổng thống Clinton còn tiến hành điều chỉnh lại nguồn lực đầu tư từ ngân sách. Chính quyền Clinton đã quyết định cắt bỏ hoặc giảm bớt một số chương trình nghiên cứu và khối lượng tài chính đã hình thành từ những chính quyền trước. Chẳng hạn như trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 1996, chính quyền Clinton đã giảm chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai trạm vũ trụ “Freedom” “dự án nghiên cứu các hạt cơ bản” cùng một số dự án khác.Nếu tỷ lệ đầu tư cho

nghiên cứu và triển khai (R&D) cho quốc phòng và dân sự vào năm 1980 là 50,3% và 49.7%; năm 1985 là 67,5% và 32,5%, năm 1990 là 62,6% và 37,4%

thì khi lên nắm quyền, mặc dù gặp sự phản đối quyết liệt của Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát, Clinton vẫn khẳng định tỷ lệ chi tiêu cho hai ngành này là 50:50. Thực tế là sau vài năm lên cầm quyền (1995), tỷ lệ này là 54,1% và 45,9%[28; tr.103]. Như vậy, tỷ lệ đầu tư cho dân sự đã tăng8,5% so với năm 1990.

Việc tăng đầu tư cho lĩnh vực KH&CN dân dụng được thể hiện rõ trong việc phân bổ kinh phí nhiều hơn cho các vấn đề dân sự. Ởhầu hết các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng dân sự đều tăng lên và nghiên cứu quốc phòng đều giảm đi. Ví dụ, xét hai năm 1993 và 1998 thì đầu tư nghiên cứu cho Quỹ Khoa học quốc gia tăng từ 2.750 triệu USD lên 3.429 triệu USD (tăng 679 triệu USD), ngành nông nghiệp từ 1.336 triệu USD lên 1.417 triệu USD (tăng 81 triệu USD), ngành thương mại từ 556 triệu USD lên 843 triệu USD (tăng 313 triệu USD), ngành giáo dục từ 117 triệu USD lên 196 triệu USD (tăng 79 triệu USD)...Ngược lại, vào năm 1993, đầu tư vào nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực quốc phòng là 1.314 triệu USD, tới năm 1998 giảm xuống còn 1.012 triệu USD (giảm 302 triệu USD). Đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng giảm nhiều hơn, năm 1993 là 3.549 triệu USD, tới năm 1998 tụt xuống còn 2.910 triệu USD (giảm 639 triệu USD). Xét tổng thể, tổng đầu tư cho quốc phòng năm 1993 là 4.863 triệu USD, tới năm 1998 còn 3.922 triệu USD (giảm 941 triệu USD) [28;tr.105].

Tăng cường và khuyến khích đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu ứng dụng là biện pháp quan trọng hàng đầu không những giúp nâng cấp những ngành công nghiệp, giảm sức cạnh tranh mà còn mở đường cho sự hình thành các ngành công nghiệp mới.

Như vậy, so với thời kỳ trức khi Tổng thống Bill Clinton lên cầm quyền, nguồn tài chính cho nghiên cứu phục vụ công nghiệp dân dụng tăng lên đáng kể. Đây là một trong những nhân tố quan trọng đưa KH&CN trở

thành điểm sáng dưới thời Clinton và góp phần thay đổi diện mạo nền kinh tế Mỹ cũng như nâng cao vai trò của quốc gia này trong nền kinh tế, KH&CN thế giới.

2.2.3 Khuyến khích tư nhân đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng

Nhà nước không chỉ tăng cường đầu tư, mà còn khuyến khích các công ty tư nhân tích cực đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học để tăng nguồn tài chính cho KH&CN. Để làm được điều này, Chính phủ tiến hành nhiều biện pháp như: triển khai mô hình mới, mở rộng đầu tư vào khoa học cơ bản, giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu đồng thời kích thích và thu hút nhiều hơn nữa đầu tư của các công ty tư nhân. Mô hình này cũng đồng thời kích thích hoạt động sáng tạo của chính quyền các bang cũng như các đơn vị hành chính thấp hơn tham gia vào giải quyết các vấn đề xuất hiện trong các lĩnh vực nghiên cứu. Ở đó, Chính phủ Liên bang đã từ bỏ độc quyền thông qua các quyết định và mở rộng được quan hệ đối tác giữa nhà nước và tư nhân, làm tăng khối lượng tài chính đầu tư cho lĩnh vực KH&CN. Trong những năm 90, sự ủng hộ từ phía khu vực tư nhân trong KH&CN không ngừng tăng lên và chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng đầu tư cho lĩnh vực KH&CN. Ví dụ, năm 1996, tổng đầu tư cho khoa học công nghệ là 184,3 tỷ USD, tăng 50,4 tỷ USD so với năm 1990. Trong đó, phần đầu tư của Chính phủ Liên bang là 61,9 tỷ USD (chiếm 33,6%), phần đầu tư của khu vực tư nhân là 113,5 tỷ USD (chiếm 61,6%) (vào năm 1990, phần của tư nhân mới là 73,6 tỷ USD (chiếm 55% tổng đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ)); phần của các trường tổng hợp và các trường đại học và các tổ chức phi lợi nhuận khác là 4,6 tỷ USD (3%); phần của chính quyền bang và các tổ chức khác là 3,5 tỷ USD (1,9%) [28; tr.107].

Thông điệp của Tổng thống (năm 2002) đã nêu ra rằng khoảng 90% mức tăng chi tiêu quốc gia cho KH&CN trong những năm 1993-1999, chính là nhờ vào giới kinh doanh tư nhân. Giới này đã tài trợ tích cực hơn cho tất cả

các loại nghiên cứu: 64% mức tăng trong những nghiên cứu cơ bản và 94% - trong những nghiên cứu ứng dụng [72; tr.137].

Chính phủ cũng đưa ra những biện pháp để phát huy thế mạnh của các xí nghiệp lớn, đồng thời giúp đỡ các xí nghiệp nhỏ trong công tác nghiên cứu, phát minh.Các xí nghiệp là lượng chủ yếu của sáng chế, phát minh ở Mỹ. Các sản phẩm mới, các quy trình sản xuất mới chủ yếu là do xí nghiệp tạo ra. Trong năm 2000, 70% đầu tư cho nghiên cứu, phát minh là của các xí nghiệp [6; tr16].Hầu hết các xí nghiệp lớn đều có bộ phận nghiên cứu, phát minh, đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo các sản phẩm chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của các xí nghiệp. Ví dụ, trước năm 1996, trung tâm thí nghiệm của các công ty điện thoại, điện báo Mỹ bình quân mỗi ngày có 1 sáng chế, phát minh và sau năm 1996, bình quân mỗi ngày có từ 3 đến 3,5 sáng chế, phát minh [6; tr.16].Các xí nghiệp nhỏ tuy không có ưu thế lớn về tài chính, thiết bị, chuyên gia như các xí nghiệp lớn nhưng đó là một lực lượng đông đảo trong công cuộc nghiên cứu, phát minh.

Clinton và Gore trong văn kiện “Công nghệ để tăng trưởng nền kinh tế Mỹ” trình bày trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1992 đã nêu rõ: Chính phủ có thể đóng “vai trò quan trọng trong việc giúp các công ty tư nhân phát triển và kiếm được lợi nhuận từ những phát minh”[28; tr.47].Để khuyến khích đầu tư cho R&D của khu vực tư nhân trong tất cả các ngành công nghiệp, chính quyền Clinton còn đề xuất với Quốc hội kéo dài thời gian cho nợ thuế đối với những hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm cho đến năm 2004. Đây là đợt nợ thuế kéo dài chưa từng có đối với những hoạt động này ở Mỹ.

Bên cạnh đó, chính quyền Clinton cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ các công ty về công nghệ thông qua việc phối hợp phát triển công nghệ giữa các công ty cũng như tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận các nguồn công nghệ mới ở cả trong và ngoài nước. Ví dụ, ngoài việc đẩy mạnh thực hiện những sáng kiến đã hình thành từ thời kỳ trước, năm 1993, chính phủ Clinton còn thành lập tổ chức “Hợp tác chế tạo ô tô thế hệ mới” (The Partnership for a

New Generation- PNGV). PNGV tập hợp ba công ty sản xuất ô tô lớn nhất của Mỹ, trên 300 nhà cung ứng phụ tùng, các trường tổng hợp và hàng loạt các tổ chức của nhà nước Liên bang để tạo ra công nghệ động cơ ô tô có khả năng giữ gìn môi trường và hứa hẹn nhiều tính năng ưu việt hơn những thế hệ máy trước đây. Hay cũng vào năm 1993, nhằm tự do hóa hơn việc áp dụng công nghệ, chính phủ đã qua “Luật về hợp tác sản xuất và nghiên cứu quốc gia” (National Cooperative Research an Production Act) để các công ty cùng khai thác những công nghệ do họ phối hợp tạo ra.

Nhờ chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước và sự đầu tư của khu vực tư nhân trong phát triển KH&CN nên ngân sách của lĩnh vực này được tăng lên rõ rệt.

2.2.4 Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời sự phát triển của KH&CN

KH&CN là nhân tố quan trọng nhất tạo lợi thế so sánh để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh quyết liệt, khẳng định địa vị quốc gia, còn nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của KH&CN. Những chính sách cải cáchcũng như thực tiễn phát triển nền kinh tế nước Mỹ đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ cao hơn, thích hợp hơn với công nghệ mới, không những làm chủ được công nghệ mới mà còn góp phần khắc phục năng suất lao động đang suy giảm. Trong suốt thập kỷ 70, năng suất lao động ở Mỹ suy giảm mạnh. Sự suy giảm này diễn ra ở hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh, các khu vực sản xuất. Nếu như trong thời kỳ 1958-1966, nhịp độ tăng trung bình hàng năm của năng suất lao động xã hội là 2,77% thì đến thời kỳ 1967-1973 đã giảm xuống còn 1,44% và thời kỳ 1974-1981, năng suất chỉ còn 0,43% [28; tr.189-190]. Nguyên nhân của năng suất lao động sụt giảm có nhiều, song nguyên nhân quan trọng hàng đầu chính là nhiều công nghệ sản xuất đang có đã lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh.Để giải quyết những vấn đề trên, bảo đảm cho nguồn lao động đáp ứng đòi hỏi của phát triển trong điều kiện mới theo xu hướng phát triển KH&CN, chính quyền Clinton chủ trương tăng cường vai trò của mình đối với việc phát triển nguồn nhân lực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022