Mức Độ Làm Chủ Công Nghệ Và Hiệu Suất Kỹ Thuật


Nguồn: Báo cáo thống kê Sở Công thương tỉnh Hải Dương Bảng 2.3: Chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ về hiệu quả của sản xuất.

STT

Các tiêu chí đánh giá

Tỉ lệ đạt được của các ngành

Cơ khí

Dệt may

Giầy dép

1

Trình độ tổ chức chuyên môn hóa

65-80%

98-100%

85-100%

2

Chi phí cho bộ máy quản lý

5-7%

3-5%

6-8%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) - 6

Nguồn: Báo cáo thống kê Sở Công thương tỉnh Hải Dương

2.1.2.2. Trình độ công nghệ được áp dụng

Theo điều tra của chúng tôi, trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất của các DNNVV của Hải Dương hiện nay còn nhiều hạn chế. Thực tế, các DNNVV ở khu vực nông thôn thường dùng lại công nghệ thải loại của thành thị có tuổi thọ trên 20 năm hoặc tự chế, gia công. Có 45% doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn chỉ sử dụng dụng cụ cầm tay, 12% sử dụng công cụ cơ giới và 43% có sử dụng máy chạy điện.

2.1.2.3. Mức độ làm chủ công nghệ và hiệu suất kỹ thuật

Các DN đạt được mức huy động công suất của thiết bị khá cao. Bằng chứng có tới 23% DN không thể tăng thêm sản lượng nếu chỉ sử dụng máy móc, thiết bị hiện có, khoảng 2/3 có thể thể tăng thêm sản lượng không quá 25%. Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ ở gần mức sản lượng tối ưu của họ hơn các doanh nghiệp vừa và lớn. Có hai nhận xét ngược chiều được rút ra từ thực tế này. Đó là:

1- Thị trường địa phương cò nhỏ bé, do đó, quy mô siêu nhỏ và nhỏ tỏ ra thích ứng hơn.

2- Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn


để mở rộng sản xuất hay nâng cấp công nghệ trong khi sản xuất chủ yếu dựa vào

công cụ cầm tay và dụng cụ cơ khí bán thủ công.

Mức huy động công xuất của thiết bị là một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu trong đánh giá chỉ số hiệu suất kỹ thuật của DN.

Hiệu suất kỹ thuật là chỉ số thể hiện khả năng của doanh nghiệp sản xuất mức đầu ra cao nhất với cơ cấu vốn và lao động (đầu vào) cho trước. Một DN hoạt động ở mức hiệu suất cao nhất có thể được coi là có chỉ số này bằng 1. Các DNNVV thuộc các ngành chế biến ở Việt Nam hiện nay đạt hiệu suất kỹ thuật trung bình là 0,70, phù hợp với mức trung bình tối ưu ở các nước đang phát triển (từ 60 - 70%).

Các phân tích số liệu điều tra còn cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất kỹ thuật. Yếu tố tạo ra sự khác biệt ở mức nhận biết dễ dàng là tuổi đời doanh nghiệp và khu vực địa lý. Hiệu suất kỹ thuật của các doanh nghiệp đang tồn tại (thành lập từ trước) trên địa bàn tỉnh Hải Dương cao hơn các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, điều này cũng xảy ra khi so sánh các doanh nghiệp ở thành thị với các doanh nghiệp ở nông thôn.

Một nhân tố tích cực giúp các DNNVV ở gần mức sản lượng tối ưu là chính sách khuyến khích phát triển DNNVV, trực tiếp ở chính sách hỗ trợ về thị trường.

2.1.3 Hoạt động đổi mới công nghệ

2.1.3.1 Sự cần thiết đổi mới công nghệ

Hầu hết các DNNVV trên địa bàn Hải Dương được khảo sát đều cho rằng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh hiện nay, đổi mới công nghệ đang ngày càng trở nên cấp thiết, nó tác động đến năng suất, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát 50 DNNVV đánh giá tất cả các hoạt động ĐMCN được nêu là cần thiết và đem lại lợi nhuận như nâng cao chất lượng sản phẩm; đưa ra thị trường loại sản phẩm mới; duy trì và mở rộng thị trường; đáp ứng các quy định tiêu chuẩn; mở rộng công suất; giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng; giảm tác động xấu đến môi trường; cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động; nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này cho thấy các DNNVV đã ý

thức được tầm quan trọng của hoạt động ĐMCN đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của họ.

Kết quả nghiên cứu trên 50 DNNVV trên địa bàn Hải Dương về đánh giá sự cần thiết phải đổi mới công nghệ, kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 2.4: Đánh giá sự cần thiết phải đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp khảo sát


Các hoạt động đổi mới công nghệ

Số lượng doanh nghiệp đánh giá

Rất

cần thiết

Cần

thiết

Không

cần thiết

Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền CN

14

15

21

Cải tiến quy trình sản xuất, dây chuyền CN

38

12

0

Nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm mới

22

23

5

Nâng cao năng lực nguồn nhân lực công nghệ

20

23

7

Bố trí lại tổ chức sản xuất

30

20

0

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả luận văn tháng 6 năm 2016


Bảng số liệu cho thấy, đánh giá của các DNNVV đối với mỗi hoạt động ĐMCN cụ thể. Mặc dù là tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng với lực lượng lao động dồi dào, nhưng trong những năm qua, bên cạnh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy các DNNVV đẩy mạnh đổi mới công nghệ bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Với hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền CN thì có 29 doanh nghiệp cho là cần thiết và có 21 doanh nghiệp cho là không cần thiết. Hoạt động cải tiến quy trình sản xuất, dây chuyền CN thì cả 50 doanh nghiệp quan tâm. Hoạt động nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm mới có 45 doanh nghiệp cho là cần thiết, trong khi chỉ có 5 doanh nghiệp cho là không cần thiết. Việc bố trí lại tổ chức sản xuất thì cả 50 doanh nghiệp cho là cần thiết. Điều này là hợp lý không chỉ với các DNNVV ở tỉnh Hải Dương mà cả với các DNNVV

ở Việt Nam vẫn còn yếu về khâu tổ chức, quản lý sản xuất dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao mặc dù có lợi thế nhân công giá rẻ.

2.1.3.2 Hoạt động đổi mới công nghệ được các doanh nghiệp tiến hành

Việc tiến hành ĐMCN ở các doanh nghiệp rất khác nhau về quy mô đầu tư, loại hoạt động và tính chất của các hoạt động đó. Kết quả khảo sát số lượng DN tiến hành các hoạt động ĐMCN, chúng tôi thu được kết quả sau đây:

Bảng 2.5: Số lượng DN khảo sát tiến hành các hoạt động ĐMCN


Các hoạt động đổi mới

Số lượng các DN đã tiến hành

Cải tiến dây chuyền công nghệ, máy

móc thiết bị hiện có

23

Áp dụng quy trình sản xuất mới

12

Nghiên cứu và triển khai

5

Cải tiến sản phẩm

8

Thiết kế đưa ra sản phẩm mới

2

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả luận văn tháng 6 năm 2016 Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 23 doanh nghiệp ưu tiên cải tiến dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị hiện có trong khuôn khổ năng lực tài chính

và tình hình sản xuất kinh doanh của DN.

Số lượng DN tiến hành các hoạt động ĐMCN ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để rút ra kết luận tổng quan về hoạt động ĐMCN, cần phải xem xét cụ thể về tính chất và quy mô đầu tư của các hoạt động ĐMCN. Kết quả nghiên cứu cho thấy những hoạt động có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh của DN như cải tiến quy trình sản xuất hiện có, áp dụng quy trình sản xuất mới, nghiên cứu và triển khai; cải tiến sản phẩm được các DN chú ý đầu tư hơn và đã thực hiện tại DN. Tuy nhiên, hoạt động thiết kế đưa ra sản phẩm mới vẫn là một khâu rất yếu trong các DNNVV, ít được các DN chú ý đầu tư. Ngoài ra, qua trao đổi với một số chủ DN thì việc ĐMCN ở các DN phần nhiều liên quan đến đầu tư vào trang thiết bị, máy móc (phần cứng) hơn là những nội dung

về phần mềm như hệ thống quản lý thông tin, quản lý chất lượng, phần mềm thiết kế, giám sát hoạt động sản xuất.

2.2.2.3 Đầu tư tài chính đổi mới công nghệ

Khảo sát 50 DNVVN có thể nhận thấy, đầu tư tài chính của các DN chủ yếu ở việc mua sắm, cải tiến máy móc thiết bị phần cứng. Đầu tư cho phần mềm như đào tạo; nâng cao trình độ tay nghề; nghiên cứu và triển khai; sắp xếp, đổi mới tổ chức và cải tiến sản phẩm dường như chưa được đầu tư đúng mức. Kết quả khảo sát đầu tư tài chính cho ĐMCN trong 5 năm qua của các DNNVV kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6: Đầu tư tài chính cho ĐMCN trong 5 năm qua của các DNNVV khảo sát

Kinh phí chi các hoạt động đổi mới

Số lượng DN đã thực hiện

Cải tiến thiết bị máy móc, dây chuyền CN

11

Đầu tư thiết bị máy móc

13

Nghiên cứu và triển khai

6

Cải tiến sản phẩm

9

Sắp xếp, đổi mới tổ chức doanh nghiệp

6

Đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề

5

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả luận văn tháng 6 năm 2016

2.2.2.4 Phương thức đổi mới công nghệ

Việc ĐMCN được các doanh nghiệp kết hợp với nhau, trong đó hai phương thức được sử dụng nhiều nhất là mua công nghệ từ nước ngoài hoặc trong nước (chủ yếu là máy móc, thiết bị bổ sung cho hệ thống dây chuyền còn thiếu) và bắt chước, thiết kế lại mẫu. Việc hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ; tự nghiên cứu, chế tạo còn rất hạn chế. Việc thuê tư vấn không doanh nghiệp nào áp dụng do các doanh nghiệp chưa có thói quen thuê tứ vấn trong các khâu của quy trình chuyển giao công nghệ. Mặt khác, do hoạt động của các tổ chức môi giới trong nước còn thiếu và yếu cả về năng lực lẫn tổ chức và pháp lý, do đó chưa tạo ra được niềm tin với các DNNVV. Kết quả này cho

thấy phương thức mà các DN sử dụng để ĐMCN vẫn còn mang tính khép kín, sự liên kết với bên ngoài đã có nhưng còn khá khiêm tốn.

Bảng 2.7: Phương thức thực hiện ĐMCN của các doanh nghiệp khảo sát


Phương thức thực hiện ĐMCN

Số DN sử dụng

Tự tổ chức và triển khai trong nội bộ doanh nghiệp

4

Hợp tác với cơ quan/ viện khoa học trong nước

3

Bắt chước, thiết kế lại mẫu

25

Mua công nghệ từ trong nước

3

Mua công nghệ từ nước ngoài

10

Liên doanh, liên kết với các DN trong và ngoài nước

5

Thuê tư vấn trong nước

0

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả luận văn tháng 6 năm 2016

2.2.2.5 Kết quả đổi mới công nghệ

Đổi mới được coi là động lực tiềm tàng tạo nên các động thái phát triển của DN. Có nhiều yếu tố liên quan đến khả năng đổi mới. Thứ nhất, xét về lý luyết, những doanh nghiệp có kinh nghiệm thường có khả năng theo đuổi những đổi mối và dẫn dắt quá trình đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp lạc hậu về CN phải rút lui khỏi thị trường vì những đối tượng đổi mới thành công sẽ tạo sức ép giảm giá thành sản phẩm. Thứ hai, quy mô của DN tương ứng với khả năng có những lợi ích thu lại được từ đổi mới. Khi giá giảm xuống, khả năng tiếp tục gia nhập thị trường bị hạn chế, dẫn đến các DN từng trải hơn với khả năng đổi mới sẽ chiếm ưu thế hơn và do đó chiến tỉ lệ lớn hơn trong đầu ra của sản phẩm. Kết quả nghiên cứu của Danida năm 2007 xét trên 2 tiêu chí: Có sản phẩm mới và có công nghệ mới, cho thấy: 41% có sản phẩm mới và 30% có công nghệ mới. Nhưng các DN có quy mô lớn hơn đổi mới mạnh hơn, cải thiện quy trình công nghệ thường xuyên hơn. Trong so sánh giữa thành thị và nông thôn, các DN thành thị đổi mới nhiều hơn. Các lý do của đổi mới chủ yếu từ thị trường: áp lực cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng.

Bảng 2.8: Đa dạng hóa và đổi mới (Đơn vị: %)



Loại doanh nghiệp

Đa dạng hóa

Đổi mới

Có sản phẩm mã ngành

cấp hai khác loại

Có sản

phẩm mới

Có công

nghệ mới

Tổng thể

12

40,6

29,5

Theo quy mô:




Doanh nghiệp siêu nhỏ

8

32,6

19,1

Doanh nghiệp nhỏ

17

51,1

42,0

Doanh nghiệp vừa

24

62,9

63,8

Doanh nghiệp lớn

19

87,5

81,3

Theo khu vực địa lý




Doanh nghiệp ở thành thị

13

47,2

36,2

Doanh nghiệp ở nông thôn

12

35,6

24,4

Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Dự án Danida - 2007

2.2 Thực trạng huy động nguồn tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương

2.2.1 Nguồn tài chính từ chính sách khuyến khích các DN đầu tư vào hoạt động KH&CN theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP

Chính sách khuyến khích các DN đầu tư vào hoạt động KH&CN theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP đã tạo ra tiền đề quan trọng cho hoạt động ĐMCN đối với DNNVV. Đối với các DN của tỉnh Hải Dương, theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương, đến năm 2008, tỉnh đã có 128 DNNVV nhận được sự hỗ trợ về tài chính liên quan đến ĐMCN. Trong số 128 DN này chỉ có 18 DN nhận được hỗ trợ thuế suất thu nhập doanh nghiệp 25% về ứng dụng công nghệ cao, 35 DN được miễn giảm thuế từ hoạt động nghiên cứu, triển khai, có 15 DN nhận được hỗ trợ 30% kinh phí về việc triển khai nghiên cứu ứng dụng. Các DN còn lại nhận được các ưu tiên về tín dụng và tiền thuê đất. Những hỗ trợ về tài chính theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP đã góp phần tạo nguồn vốn cho các DNNVV ĐMCN, tạo động lực cho các DNNVV thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng

quy mô sản xuất, tạo ra bước phát triển mới đối với các DNNVV. Tuy nhiên, xét về tổng thể, những kết quả từ nguồn tài chính theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP vẫn còn thực sự hạn chế so với nhu cầu. Theo khảo sát của Dự án Danida năm 2008, thì các DNNVV mong muốn nhận được nhiều hỗ trợ hơn theo quy định của Nghị định này.

2.2.2 Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước

Nguồn tài chính đổi mới công nghệ từ ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tài chính đổi mới công nghệ ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Những nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước được thực hiện thông qua nhiều chương trình KH&CN. Trong thời gian qua, Nhà nước đã dành nguồn nguồn tài chính đầu tư đáng kể thực hiện các đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ (thuộc chương trình trọng điểm của nhà nước, đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành và địa phương), hoạt động chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp thông qua các chương trình kinh tế - kỹ thuật về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và công nghệ tự động hóa. Riêng giai đoạn 2006 - 2011 ngoài những đề tài, dự án cấp Bộ và độc lập Nhà nước, ngân sách Nhà nước đã tài trợ cho 16 chương trình trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực KH&CN với tổng số 847 tỷ đồng chiếm 18,9% tổng nguồn chi cho sự nghiệp khoa học ở Trung ương. Trong đó, năm chương trình KH&CN trọng điểm thuộc 4 lĩnh vực công nghệ cao ưu tiên (bao gồm: Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa) đã chiếm tới 53% của tổng vốn ngân sách cấp cho chương trình trọng điểm quốc gia. Trong khuôn khổ các chương trình này, Nhà nước tài trợ toàn phần hoặc một phần cho các hoạt động nghiên cứu, làm chủ công nghệ hiện đại và ứng dụng chúng. Đến năm 2009, Bộ KH&CN mới tổ chức chương trình tài 66 trợ một phần cho hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nguồn vốn hạn chế ở mức khoảng 10 tỷ VNĐ (chỉ bằng kinh phí tài trợ một phần năm cho một chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia, chiếm khoảng 4,5% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học năm 2000 ở Trung ương).

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí