Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) - 2

Nghiên cứu sử dụng công cụ tài chính để khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế

- xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Nhưng các công trình nghiên cứu về chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam còn quá ít, nghiên cứu trường hợp ở Hải Dương vẫn chưa có. Một số công trình nghiên cứu ở quốc gia đã được công bố như:

- Nghiên cứu của các tác giả Hoàng Trọng Cư, Nguyễn Lan Anh, Nguyễn Minh Hạnh và cộng sự (1999), “Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ”, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Viện (Viện chiến lược và chính sách KH&CN). Cho thấy rằng bên cạnh những tác động tích cực, các văn bản thuế này còn bộc lộ một số điểm không phù hợp. Ngoài ra còn có sự phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp (quy mô, sở hữu) khác nhau, tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh.

- Năm 2000, Trần Ngọc Ca đã có Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đối mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam”. Báo cáo đã nghiên cứu một số cơ sở khoa học quan trọng nhằm xây dựng chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có chính sách tài chính.

- Công trình nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả một số chính sách thuế và tín dụng khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ” của Viện nghiên cứu Chiến lược và chính sách KH&CN năm 2001. Nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm tích cực cũng như bất cập trong chính sách thuế và tín dụng. Vẫn còn sự bất công bằng trong chính sách thuế, cũng như ưu đãi thuế trong khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Năm 2003, tác giả Vũ Cao Đàm đã có Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ (Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ): “Đổi mới chính sách tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ”. Báo cáo đã nhấn mạnh đến tín dụng cho hoạt động khoa học và công nghệ, cho thấy rằng tín dụng đối với hoạt động khoa học và công nghệ hầu như không phát huy được hiệu quả, do sự khác

nhau giữa bản chất hoạt động của ngân hàng và hoạt động khoa học và công nghệ.

- Tác giả Nguyễn Võ Hưng (2005), “Nghiên cứu chính sách KH&CN khuyến khích đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn nhà nước”, đề tài cấp Bộ, (Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ). Chỉ ra rằng tuy còn thiếu những chính sách theo tư duy linh hoạt, hiện vẫn còn khá nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ.

- Nghiên cứu của Nguyễn Duy Hưng (năm 2009): “Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dương”. Nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu việc các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư tài chính vào hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương, cũng như đề ra các điều kiện để các quỹ này đưa nguồn tài chính vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dương đổi mới công nghệ.

Tổng quan các công trình trên đã giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp của huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế nói chung, phát triển doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề huy động nguồn tài chính như thế nào để khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đổi mới công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương lại chưa được nghiên cứu toàn diện, đầy đủ và chưa phù hợp trong điều kiện tại Hải Dương hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề (cả lý luận và thực tiễn) về chính sách tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào đề cập cụ thể đến việc huy động nguồn lực tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) - 2

Mục tiêu chính: Đề xuất giải pháp huy động tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Mục tiêu phương tiện: Phân tích hiện trạng chính sách huy động tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi về không gian

Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi tỉnh Hải Dương, ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

4.2. Phạm vi về thời gian

Từ năm 2010 - 2015

4.3. Phạm vi về nội dung

Nghiên cứu tập trung vào vai trò của huy động tài chính đối với đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương, từ đó đề ra những giải pháp nhằm huy động nguồn lực tài chính nhằm đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp này.

5. Mẫu khảo sát

Khảo sát được tiến hành ở 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương trên các lĩnh vực công nghiệp; xây dựng - dịch vụ; nông - lâm nghiệp - thủy sản.

6. Câu hỏi nghiên cứu

- Giải pháp nào để huy động tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương?

- Thực trạng chính sách huy động tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?

- Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong thực hiện chính sách tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương?

7. Giải thuyết nghiên cứu:

- Giải pháp huy động trực tiếp, (Từ ngân sách nhà nước, thuê mua tài chính, tín dụng ngân hàng)

- Giải pháp gián tiếp: (Thuế trực thu, thuế gián thu, định hứng đổi mới công nghệ, thị trường, quỹ mạo hiểm…) giúp đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

8. Phương pháp chứng minh giả thuyết và thu thập số liệu

- Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu.

- Phương pháp phỏng vấn: Để làm rõ cho nghiên cứu của mình, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến lãnh đạo, quản lý các công ty trong danh mục nghiên cứu.

- Phương pháp khảo sát định lượng: Tác giả điều tra 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa về nhu cầu và ý kiến của doanh nghiệp về những hạn chế cũng như giải pháp huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Phiếu khảo sát được trình bày ở mục lục.

- Phương pháp xử lý thông tin định lượng: Sắp xếp, phân loại, tổng hợp và phân tích bằng cách sử dụng Microsoft Excel.

- Phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu và thông tin thu tập thứ cấp và sơ cấp, tác giả đã phân tích, chọn lọc, tổng hợp và đưa vào luận văn.

9. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương,: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN

TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Chương 3: CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ

1.1.1. Khái niệm công nghệ

Theo Từ điển Bách Khoa tiếng Việt định nghĩa công nghệ là sự áp dụng khoa học vào trong thực thể để tạo ra sản phẩm và dịch vụ.

Theo Từ điển kỹ thuật của Liên Xô (cũ): “Công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”. Theo quan niệm này, công nghệ chỉ liên quan đến sản xuất vật chất.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khởi đầu từ Mỹ rồi Tây Âu đã sử dụng thuật ngữ công nghệ để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các hoạt động này áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng - một sự phát triển của khoa học thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động của con người.

Một số tổ chức quốc tế đã đưa ra các định nghĩa về công nghệ khác nhau:

- Tổ chức PRODEC, năm 1982 cho rằng, "Công nghệ là một loại kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và dịch vụ".

- Ngân hàng thế giới, năm 1985 đưa ra định nghĩa như sau: "Công nghệ là phương pháp chuyển hoá các nguồn lực thành sản phẩm, gồm ba yếu tố:

+ Thông tin về phương pháp.

+ Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hoá.

+ Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao".

- Tổ chức OECD, gồm các nước phát triển châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và Canađa lại có một định nghĩa chung: "Công nghệ được hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản thân chúng được định nghĩa là một tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọn chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu

biết của con người thì sẽ đạt được một kết quả định trước (và đôi khi được kỳ vọng) trong một hoàn cảnh nhất định".

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - ESCAP) đưa ra khái niệm về công nghệ như sau: “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng cho việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ”.

Định nghĩa của ESCAP đã nói rõ không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ, mà khái niệm công nghệ được mở rộng ra tất cả các hoạt động của xã hội và bao gồm các phần vật thể là máy móc và thiết bị.

Năm 1987, tác giả Trần Ngọc Ca đã đưa ra một khái niệm về công nghệ như sau: “Công nghệ có thể được hiểu như mọi loại hình kiến thức, thông tin, bí quyết, phương pháp (gọi là phần mềm) được lưu giữ dưới các dạng khác nhau (con người, ghi chép...) và mọi loại hình thiết bị, công cụ, tư liệu sản xuất (gọi là phần cứng) và một số tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ...) được áp dụng vào môi trường thực tế để tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ”.

Theo Luật KH&CN năm 2013 đã đưa ra định nghĩa: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” [25].

Công nghệ bao gồm bốn yếu tố cấu thành:

- Phần vật tư kỹ thuật: Bao gồm các công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng xây dựng như nhà xưởng.

- Phần con người: Đây là thành phần của công nghệ được hàm chứa trong khả năng công nghệ của con người vận hành, sử dụng công nghệ.

- Phần thông tin: Bao gồm tư liệu, dữ liệu, bản mô tả sáng chế, bí quyết kỹ thuật.

- Phần tổ chức: Bao gồm những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân trong công nghệ, kể cả những quy trình tuyển dụng, đề bạt, đào tạo,…

1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ

Đổi mới công nghệ phát sinh từ quá trình phát triển kinh tế xã hội. Với sự tác động của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế về sản phẩm và dịch vụ, hiện trạng công nghệ của các ngành sản xuất không ngừng nâng cao tạo tiền đề cho quá trình đổi mới công nghệ diễn ra ngày càng nhanh hơn và mạnh hơn. Vậy đổi mới công nghệ là gì? Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ. Có quan niệm cho rằng đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu như chỉ có một sự thay đổi nhỏ về thành phần công nghệ thì không nên coi là đổi mới công nghệ, chỉ nên gọi đó là cải tiến công nghệ.

Từ đó, chúng ta có thể đưa định nghĩa về đổi mới công nghệ như sau: “Đổi mới công nghệ là việc thay thế phần quan trọng (cốt lõi, cơ bản) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn”.

Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chưa có một định nghĩa cụ thể và chính thống nào cho khái niệm này, tuy nhiên, về cốt lõi có thể có 5 trường hợp đổi mới công nghệ:

(1) Đưa ra sản phẩm mới;

(2) Đưa ra một phương pháp sản xuất mới hoặc thương mại mới;

(3) Chinh phục thị trường mới;

(4) Sử dụng nguồn nguyên liệu mới;

(5) Tổ chức mới đơn vị sản xuất.

Đổi mới công nghệ có thể đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới, chưa có trên thị trường công nghệ hoặc mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới.

1.1.3. Vai trò của đổi mới công nghệ

Đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, công nghệ luôn là yếu tố sống còn. Mỗi một công nghệ có một vòng đời và tạo ra một chu kỳ sản phẩm.

Tức là nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng suy vong. Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp không nhận thức được điều này, coi công nghệ của doanh nghiệp mình là vĩnh cữu thì nhất định sẽ bị các doanh nghiệp khác vượt qua bằng những công nghệ tiên tiến hơn, hiện đại hơn. Đổi mới công nghệ mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:

- Chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt. Đối với mỗi doanh nghiệp, đây là vấn đề vô cùng quan trọng, mang lại những lợi ích thiết thực, chất lượng sản phẩm chính là yếu tố giúp doanh nghiệp đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

- Từ việc nâng cao được chất lượng sản phẩm sẽ làm cho doanh nghiệp duy trì, củng cố và mở rộng thị phần của sản phẩm. Mức độ “phủ sóng” sản phẩm của doanh nghiệp không ngừng tăng lên, sản phẩm làm ra nhiều từ đó thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.

- Bên cạnh đó, đổi mới công nghệ cũng mở rộng sản phẩm, tạo thêm chủng loại mới của sản phẩm. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều sản phẩm mới, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, phục vụ đa dạng nhu cầu của con người.

- Đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ và các quy định ngày càng khắt khe được thế giới và các quốc gia xây dựng lên. Đây là điều vô cùng quan trọng trong thời kỳ “toàn cầu hóa” hiện nay. Các quốc gia có xu hướng bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước bằng việc dựng lên những hàng rào kỹ thuật “phi thuế quan” bằng những quy định, tiêu chuẩn, luật lệ nhằm ngăn chặn hàng nước ngoài xâm nhập. Do vậy, chỉ những hàng hóa có chất lượng tốt, tuân thủ được nhiều yêu cầu kiểm tra hàng hóa nghiêm ngặt mới có thể tự do di chuyển toàn cầu.

- Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng; Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất; Giảm tác động xấu đến môi trường sống.

1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1. Khái niệm

Thuật ngữ doanh nghiệp nhỏ và vừa được du nhập vào nước ta từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, khi nước ta có sự chuyển dịch từ nền kinh tế tập

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí