Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La - 12


doanh nghiệp đi trước rất lớn, cùng với đó nguồn lực trên thị trường còn rất nhiều, do đó, cần cố gắng khơi dậy những nguồn lực từ các doanh nghiệp, tập đoàn quay lại đầu tư vào khởi nghiệp. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, vườn ươm thanh niên khởi nghiệp thường là hình thức hỗ trợ khởi nghiệp được thành lập bởi chính quyền, các trường đại học, các doanh nghiệp lớn… Các mô hình này cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi, vốn tài trợ cho các dự án tham gia; đồng thời, cung cấp cơ sở vật chất, hạ tầng sản xuất, công nghệ, kỹ thuật, các khóa học về kinh doanh hoặc hệ thống tư vấn pháp luật miễn phí hoặc với chi phí ưu đãi. Trước mắt, tỉnh có thể giao cho Hiệp hội Doanh nghiệp hoặc Hội Doanh nhân trẻ của tỉnh thành lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để hỗ trợ các ý, tưởng, dự án khởi nghiệp quy mô nhỏ của thanh niên.

Đồng thời các thanh niên khởi nghiệp cần liên kết lại với nhau để hỗ trợ nhau về công nghệ, thị trường và nguồn vốn. Liên kết giữa các startup trên thị trường không chỉ là liên kết của doanh nghiệp khởi nghiệp với nhau mà nó còn là sự liên kết từ các cơ quan tổ chức khác nhau từ Chính phủ, trường đại học, nhà đầu tư.

Tỉnh cần nghiên cứu vấn đề phát triển về họ/hụi/phường trên địa bàn tỉnh để có thể xem xét tài trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp. Hiện tại, nguồn từ khu vực tư nhân đang có rất nhiều. Nếu tận dụng được nguồn này thì có thể giải quyết được một lượng lớn vốn cho khu vực khởi nghiệp.

3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn về kinh doanh cho thanh niên khởi nghiệp

Các giải pháp này nhằm giúp thanh niên khởi nghiệp vượt qua được các khó khăn về kinh doanh do thiếu các kiến thức cần thiết về kinh tế, quảng bá và kết nối mạng lưới. Ở một góc độ nhất định, các biện pháp thuộc nhóm này cũng góp phần hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp vượt qua các khó khăn về vốn của mình (thông qua việc giảm bớt các chi phí về quản lý, thuê dịch vụ…). Các biện pháp hỗ trợ thuộc nhóm này cũng rất đa dạng, tuy nhiên chủ yếu vẫn là:

- Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới;


- Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

- Hỗ trợ tư vấn về pháp lý và quản trị miễn phí hoặc được tài trợ một phần phí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

- Hỗ trợ marketing cho thanh niên khởi nghiệp, bao gồm cả quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm. Giúp thanh niên khởi nghiệp thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Biện pháp này cần kết hợp với giải pháp cơ sở pháp lí: thực hiện quy trình pháp lí nhanh hơn so với hiện nay.

- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng. Hỗ trợ kết nối để thanh niên khởi nghiệp có thể tiếp cận được mạng lưới các nhà đầu tư, các đơn vị, chương trình, dự án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La - 12

Tỉnh cần tập trung đẩy mạnh chính sách phát triển hệ thống vườn ươm công nghệ: Cần coi trọng việc phát triển hệ thống vườn ươm công nghệ như là một công cụ đòn bẩy quan trọng trong hỗ trợ phát triển thanh niên khởi nghiệp bằng khoa học công nghệ, thương mại hoá công nghệ và thúc đẩy đổi mới, chuyển giao công nghệ, liên kết khoa học với sản xuất, thị trường. Tỉnh đóng vai trò “bà đỡ” cho thanh niên khởi nghiệp. Nguồn kinh phí hỗ trợ các cơ sở ươm tạo thực hiện theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ 50%, 50% còn lại là kinh phí của các tổ chức. Thúc đẩy việc phát triển các mô hình vườn ươm đặc thù như vườn ươm tại đại học Tây Bắc, Mộc Châu. Xây dựng và kết nối trang thông tin điện tử Vườn ươm doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực để hỗ trợ và cung cấp thông tin cần thiết cho các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực. Hỗ trợ các vườn ươm quảng bá công nghệ, thanh niên khởi nghiệp thông qua các hình thức tổ chức hội chợ công nghệ, xúc tiến thương mại điện tử….

3.2.4. Tăng cường đào tạo kỹ năng và tạo cảm hứng cho thanh niên khởi nghiệp

Giải pháp này được biết tới chủ yếu thông qua các hoạt động mang tính chất bề nổi, truyền thông rộng rãi, qua đó tạo cảm hứng, thúc đẩy tinh thần sáng tạo khởi


nghiệp, xây dựng nhận thức, văn hóa tích cực của xã hội đối với startup, lựa chọn các startup mục tiêu để tập trung hỗ trợ hiệu quả.

Nhóm biện pháp này có thể thực hiện thông qua:

- Các cuộc thi, giải thưởng cho các startup. Tỉnh cần tăng thêm vốn cho giải thưởng (khoảng 300 triệu cho tổng giải thưởng – bằng phần vốn khởi nghiệp thông thường trên địa bàn).

- Các hoạt động quảng bá, truyền thông nhằm tăng cường nhận thức của công chúng đối với startup – đặc biệt thông qua các kênh mạng xã hội.

- Bảo trợ, thúc đẩy thành lập các tổ chức kết nối, đại diện (ví dụ các câu lạc bộ, cộng đồng, nhóm tương trợ…) cho các startup.

Hiện nay, môi trường khởi nghiệp Việt Nam còn non trẻ so với thế giới nhưng tỉnh vẫn có nhiều tiềm năng để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp một cách mạnh mẽ. Việt Nam còn đang ở trong (cuối) thời kì dân số vàng, nền kinh tế đang phát triển, hơn nửa triệu doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm trường đại học và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động trên khắp cả nước. Cần phải hình thành tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bài học từ các quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy, ý chí tự làm chủ của con người phải được tôi luyện trong hệ thống giáo dục và xã hội ngay từ khi còn nhỏ.

Đối với vấn đề đào tạo, giải pháp này bao gồm các biện pháp nhằm xây dựng các kỹ năng mà thanh niên khởi nghiệp thường bị hạn chế, qua đó thúc đẩy và tạo thuận lợi cho việc khởi nghiệp sáng tạo.

Mục tiêu là tạo dựng tinh thần khởi nghiệp - đổi mới - sáng tạo trong học đường, các trường đại học cao đẳng cần có nhiều chương trình học và làm thiết thực, cung cấp kiến thức và truyền cảm hứng làm chủ sự nghiệp, làm chủ bản thân cho sinh viên. Phát triển khởi nghiệp trong trường đại học Tây Bắc, cần tạo diễn đàn chung cho sinh viên các ngành khác nhau, phải có một nơi cho các em đến giao lưu, gặp gỡ, trao đổi ý tưởng. Vai trò cốt lõi của đại học là tạo ra hạt giống và ươm tạo các ý tưởng khởi nghiệp. Nhà trường có điều kiện tạo môi trường thuận lợi để sinh viên tham gia các hoạt động đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức


các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, tạo sự kết nối giữa các nhóm nhằm hình thành các dự án khởi nghiệp.

Đối với giai đoạn khi hệ sinh thái khởi nghiệp ngay trong trường phát triển tốt, các trường đại học phát huy tối đa vai trò kết nối. Đó là sự kiến tạo liên kết giữa sinh viên với thanh niên khởi nghiệp để tạo việc làm; giữa nhà khoa học với thanh niên khởi nghiệp, đưa tri thức, dự án nghiên cứu vào đời sống - xã hội, sản xuất, kinh doanh; kết nối các nguồn lực hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp sáng tạo. Với hoạt động này, trường đại học không chỉ là nơi ươm mầm cho các dự án kinh doanh đổi mới, sáng tạo tiềm năng mà còn tạo cơ hội thu hút những tài năng đến tăng trải nghiệm cọ xát với môi trường thực tiễn cho sinh viên trong trường.

Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh phải đóng vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho cộng đồng và đời sống xã hội. Đồng thời, tiên phong trong việc tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới, thử nghiệm và truyền tải những kiến thức đó đến các thế hệ, đưa ra các định hướng phù hợp với tiến bộ của thế giới. Vai trò của đại học cũng rất quan trọng trong chuyển giao kết quả nghiên cứu thành công đến với doanh nghiệp, tạo ra các kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường.

Về cơ bản nhóm giải pháp về thông qua giáo dục để phát triển thanh niên khởi nghiệp thường bao gồm:

- Các chương trình đào tạo, hướng dẫn khởi nghiệp tại các trường đại học, các cơ sở giáo dục bậc cao (đào tạo, tập huấn các kiến thức kinh doanh, các kỹ năng, điều kiện, quy trình để sinh viên có thể khởi nghiệp)

- Các chương trình đào tạo kỹ năng quản trị, quản lý tài chính, lao động… cho các sáng lập viên của thanh niên khởi nghiệp..

3.3. Kiến nghị

Vướng mắc trong thực hiện hoạt động hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp mà tỉnh không thực hiện được chỉ có thể kiến nghị với Chính phủ. Cao học viên đưa ra 1 số kiến nghị như sau


Hoàn thiện việc xây dựng chiến lược khởi nghiệp quốc gia

Nhà nước cần nghiên cứu kỹ để đưa ra một chiến lược quốc gia hỗ trợ tích cực cho hoạt động khởi nghiệp, phù hợp với các chính sách khác của quốc gia cũng như thông lệ quốc tế, đồng thời vẫn chú trọng vào các lĩnh vực, ngành mục tiêu khởi nghiệp.

Chiến lược khởi nghiệp quốc gia phải được thực hiện đồng bộ, nơi bắt đầu là từ các trường đại học, để trong một tương lai ngắn chúng ta sẽ có một thành phố khởi nghiệp và sau một thời gian ngắn, chúng ta sẽ trở thành một quốc gia khởi nghiệp.

Cải thiện môi trường kinh doanh là điều kiện vô cùng quan trọng để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trong chiến lược khởi nghiệp quốc gia. Cải thiện môi trường kinh doanh giúp thanh niên khởi nghiệp thành công trong hội nhập kinh tế trước những cạnh tranh gay gắt hiện nay. Điều này đảm bảo cho việc phát triển các thị trường yếu tố sản xuất một cách lành mạnh, linh hoạt, giảm thiểu chi phí giao dịch,...

Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ tài chính

Chính phủ cần tham gia đầu tư trực tiếp để kích thích tăng trưởng về số lượng và chất lượng thanh niên khởi nghiệp, đặc biệt là giai đoạn đầu. Đồng thời qua đó thu hút khối tư nhân đầu tư vào khởi nghiệp. Việc làm này sẽ thu hút không chỉ thanh niên khởi nghiệp và nhà đầu tư tư nhân ở Việt Nam và còn trong khu vực và quốc tế.

Biện pháp này là rất đa dạng, phụ thuộc vào nguồn lực của Chính phủ cũng như đặc điểm vận hành hệ thống ở mỗi giai đoạn phát triển. Thông thường sẽ bao gồm:

- Các khoản hỗ trợ tài chính cho thanh niên khởi nghiệp: Các hỗ trợ này thường dưới dạng khoản tài trợ trực tiếp vào các startups (thường ở giai đoạn “ươm mầm” (seeds), ý tưởng hoặc giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm). Chính phủ có thể thực hiện hỗ trợ tiền mặt, dựa trên cân đối thu, chi NSNN, Chính phủ nghiên cứu, xem xét giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thông qua hỗ trợ một lượng tiền mặt theo một tỷ lệ nhất định trên vốn tự có của thanh niên khởi nghiệp;

- Các khoản cho vay, bảo lãnh tín dụng: Chính phủ đứng ra bảo lãnh tín dụng cho thanh niên khởi nghiệp đi kèm các cam kết về sử dụng khoản vay, vốn đối ứng tối thiểu. Ví dụ các khoản tín dụng dành cho thanh niên khởi nghiệp từ các quỹ, tổ


chức tín dụng của Nhà nước hoặc các biện pháp bảo lãnh cho thanh niên khởi nghiệp vay tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng tư nhân.

- Các khoản đầu tư mạo hiểm: việc đầu tư này có thể được thực hiện thông qua các quỹ đầu tư Nhà nước hoặc đầu tư gián tiếp thông qua việc phối hợp đầu tư với các nhà đầu tư/quỹ đầu tư tư nhân hoặc cung cấp các chương trình bảo lãnh đầu tư cho các nhà đầu tư/quỹ đầu tư tư nhân đầu tư vào thanh niên khởi nghiệp.

- Miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước: Ở nhóm biện pháp này Nhà nước hỗ trợ startup thông qua việc giảm các nghĩa vụ về tài chính phải nộp của thanh niên khởi nghiệp (ví dụ miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, giảm các mức đóng góp cho bảo hiểm xã hội…).

- Phát triển thêm các kênh huy động vốn cho thanh niên khởi nghiệp, chú trọng huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nghiên cứu và triển khai sàn giao dịch chứng khoán dành cho thanh niên khởi nghiệp, giúp các DN huy động vốn trực tiếp từ xã hội góp phần tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho thanh niên khởi nghiệp. Cần xây dựng một thị trường vốn chuyên dành cho thanh niên khởi nghiệp. Việc xây dựng một thị trường chứng khoán tập trung cung cấp vốn cho thanh niên khởi nghiệp, tách bạch với thị trường niêm yết có thể có lợi đặc biệt đối với nền kinh tế đang tăng trưởng của Việt Nam. Thị trường này sẽ cung cấp cơ hội cho thanh niên khởi nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn với những tiêu chuẩn đặt ra ở mức thấp hơn chẳng hạn tiêu chuẩn công khai về đặc tính của sản phẩm, báo cáo đánh giá tác động của sản phẩm đến thị trường, báo cáo triển vọng của sản phẩm….

Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư thiên thần, thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, đây là nhóm biện pháp kêu gọi khu vực tư nhân tham gia vào hoạt động đầu tư mạo hiểm cho thanh niên khởi nghiệp. Xây dựng Quỹ đầu tư cho thanh niên khởi nghiệp theo mô hình hợp tác công - tư thuộc Chính phủ nhằm mục đích kêu gọi vốn đầu tư, tài trợ từ các thành phần xã hội cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng. Quỹ đầu tư này sẽ được đăng ký hoạt động theo mô hình Công ty đầu tư tài chính và ủy thác đầu tư. Phần lợi nhuận tạo ra từ nguồn đầu tư của Nhà nước và các nhà tài trợ sẽ được sử dụng để tái đầu tư cho hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo thanh niên khởi nghiệp cũng như đầu tư trực tiếp cho thanh niên khởi nghiệp tiềm năng.


Hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng

Xây dựng khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Bộ, ngành, địa phương có tiềm năng phát triển hoạt động khởi nghiệp, trong đó hỗ trợ một phần kinh phí sửa chữa và áp dụng mức phí ưu đãi trong khai thác cơ sở hạ tầng (diện tích, không gian sẵn có) tại các địa điểm thuận lợi cho cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ưu tiên khu vực gần các trường đại học, tổ chức kinh tế, tài chính; hỗ trợ kinh phí lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ Internet miễn phí trong Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Thu hút tư nhân đầu tư sửa chữa, trả phí khai thác cơ sở hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cần thiết và tổ chức quản lý, khai thác Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; cung cấp các dịch vụ đào tạo, huấn luyện, tư vấn; kết nối đầu tư, khách hàng; cung cấp nguồn nhân lực, không gian làm việc, thiết bị dùng chung cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phần lớn thanh niên khởi nghiệp có nhu cầu cao mặt bằng hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để nghiên cứu nhưng lại không có đủ nguồn lực trang trải cho các cơ sở vật chất này.

Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách khuyến khích nhà đầu tư xây dựng các khu dịch vụ dùng chung cho thanh niên khởi nghiệp, như hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chi phí vận hành, chi phí thuê mặt bằng.

Nhóm này bao gồm các biện pháp như:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập các khu làm việc chung, các công viên công nghệ, vườn ươm khoa học của Nhà nước, từ đó cung cấp không gian làm việc và trang thiết bị với giá hợp lý, hoặc miễn giảm phí thuê cho các startup;

- Hỗ trợ các chi phí về cơ sở hạ tầng cho startup tại các khu làm việc, vườn ươm tư nhân


KẾT LUẬN


Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp triển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng. Khác với các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp phải là nơi hội tụ các yếu tố cần và đủ hỗ trợ thanh niên thực hiện và nắm bắt tốt cơ hội khởi nghiệp để phát triển kinh doanh, trong đó khó khăn về mặt bằng sản xuất cũng như địa điểm làm việc của doanh nghiệp được hỗ trợ giải quyết một cách hiệu quả. Luận văn đã tìm hiểu vấn đề chính sách hỗ trợ của tỉnh cho thanh niên khởi nghiệp trên các vấn đề

- Xây dựng khung lý thuyết về chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; nghiên cứu mô hình và kinh nghiệm trong nước và quốc tế về xây dựng chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp sáng tạo tại Tỉnh Sơn La, qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những khó khăn vướng mắc cũng như các nguyên nhân của nó.

- Đề tài đã đưa ra được một số giải pháp về chính sách nhằm phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Tỉnh Sơn La với mục đích hỗ trợ cho phong trào thanh niên khởi nghiệp phát triển mạnh hơn để đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian tới.

Từ những phân tích trong các phần trên, có thể khẳng định việc xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp sáng tạo tại Tỉnh Sơn La là việc làm hết sức cần thiết. Đó có thể coi là một nhiệm vụ vừa có tính thời sự cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Tỉnh Sơn La nói riêng nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay./.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí