Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 14

không ai có quyền can thiệp. Quân đội chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện các vụ thử tên lửa trong tương lai.

Sau khi CHDCND Triều Tiên phóng thử tên lửa, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã lên án, cho đây là hành động khiêu khích và kêu gọi phải có hành động cứng rắn đối với CHDCND Triều Tiên. Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật đưa thêm CHDCND Triều Tiên vào danh sách các nước cần tập trung ngăn chặn tham vọng hạt nhân. Dự luật này cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có hoạt động buôn bán tên lửa hoặc công nghệ vũ khí hủy diệt với CHDCND Triều Tiên. Nhật Bản đã áp đặt các lệnh trừng phạt trả đũa CHDCND Triều Tiên, như cấm 6 tháng đối với dịch vụ cung cấp hàng viện trợ, buôn bán, cấm các quan chức ngoại giao và các chuyến bay xuất phát từ CHDCND Triều Tiên. Hàn Quốc tuyên bố ngừng cung cấp gạo và phân bón cho CHDCND Triều Tiên cho đến khi có tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề tên lửa và hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Trung Quốc và Nga tuyên bố lấy làm tiếc và kêu gọi các bên kiềm chế. Mặc dù bị một số nước lên án và áp đặt lệnh trừng phạt nhưng ngáy 9.10.2006, CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã thử hạt nhân thành công trong lòng đất. Động thái này của CHDCND Triều Tiên đã tạo ra sự phản đối mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới. Nếu vụ thử tên lửa hồi tháng 7.2006 Trung Quốc chỉ tuyên bố lấy làm tiếc thì lần này Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố chính phủ Trung Quốc phản đối việc CHDCND Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân. Còn Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc coi đây là mối đe dọa nghiêm trọng không thể tha thứ, là hành động khiêu khích bất chấp ý nguyện của cộng đồng quốc tế. Ngay sau đó, Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 1718 áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên. Nghị quyết kêu gọi các nước phối hợp thanh sát các tàu ra vào CHDCND Triều Tiên nhằm ngăn chặn việc chuyển trái phép vũ khí hóa học, sinh học và các vật liệu liên quan đến chương trình vũ khí không thông thường.., yêu cầu các nước phong tỏa ngân quỹ, tài khoản gửi và các nguồn tài chính có liên quan tới các chương trình vũ khí không thông thường của CHDCND Triều Tiên, cấm người liên quan đến vấn đề trên ra nước ngoài. Theo yêu cầu của Nga và Trung Quốc, Nghị quyết

loại trừ bất cứ hành động quân sự nào chống lại CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, CHDCND Triều Tiên đã bác bỏ hoàn toàn Nghị quyết này và gọi đây là hành động khiêu khích, coi bất cứ sức ép nào từ Mỹ cũng là lời tuyên chiến. CHDCND Triều Tiên với bài học từ Iraq đã thấy tính chất thụ động và thỏa hiệp của Liên Hợp Quốc trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Vụ thử tên lửa Taepodong 2 của CHDCND Triều Tiên tuy bị thất bại về mặt mục tiêu thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn để chứng tỏ khả năng của mình. Mục tiêu quan trọng của CHDCND Triều Tiên khi tiến hành vụ phóng tên lửa là nhằm thu hút sự chú ý của dưa luận quốc tế nhất là Mỹ, để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Tạo áp lực với các bên liên quan để đòi viện trợ nhiều hơn trước sự sa sút kéo dài của nền kinh tế, trước hết là với Nhật Bản, để nước này tiếp tục các hoạt động viện trợ theo cam kết năm 1994. CHDCND Triều Tiên cũng muốn Nhật Bản và Mỹ phải thể hiện rò quan điểm đối với vấn đề Triều Tiên, khoét sâu mâu thuẫn giữa hai quốc gia này nhằm tìm kiếm sự bảo đảm an ninh và viện trợ kinh tế.

Tranh thủ thời gian các bên liên quan chưa có giải pháp chắc chắn, CHDCND Triều Tiên tiếp tục hoàn thành hai lò phản ứng hạt nhân lớn đã bị đóng cửa từ sau Hiệp định khung 1994 (theo các nhà khoa học thì nếu có đủ năng lượng với công suất của hai lò phản ứng hạt nhân hiện nay, CHDCND Triều Tiên có thể sản xuất ra một khối lượng Plutonium đủ để chế tạo ra từ hai đến ba đầu đạn hạt nhân một năm). Đồng thời qua đây, CHDCND Triều Tiên cũng muốn tăng cường khả năng phòng thủ và quảng cáo công nghệ tên lửa, hạt nhân.

Vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp và kéo dài, vì tất cả các bên liên quan đều muốn lợi dụng vấn đề này để kiềm chế lẫn nhau và phục vụ lợi ích riêng của mình.

3.1.2 Về kinh tế

Nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên được tổ chức theo mô hình kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp, dựa trên quyền sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân. Nhà nước là người trực tiếp điều hành và quản lý kinh tế. Sau khi chiến tranh kết thúc đến nửa đầu thập kỷ 1980, với sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN,

CHDCND Triều Tiên đã thực hiện nhiều kế hoạch kinh tế- xã hội. Tuy nhiên khi bước vào công nghiệp hóa, CHDCND Triều Tiên gặp phải không ít khó khăn về vốn, vật tư và khoa học kỹ thuật cùng với bước đi ban đầu của một nền kinh tế lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá. Bên cạnh khó khăn, CHDCND Triều Tiên cũng có những thuận lợi cơ bản. Đó là tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết. Đặc biệt, CHDCND Triều Tiên là nước có nhiều khoáng sản quan trọng cần thiết cho việc phát triển công nghiệp nặng như than, sắt, đồng, chì, kẽm…So với một số nước XHCN khác như Tiệp Khắc, CHDC Đức, Hungari thì CHDCND Triều Tiên có tiềm năng về khoáng sản hơn. Ngoài ra, khi tiến hành công nghiệp hóa CHDCND Triều Tiên còn nhận được sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước XHCN khác, Theo thống kê, từ năm 1953-1960 CHDCND Triều Tiên đã nhận được sự viện trợ không hoàn lại và một khoản tiền vay của các nước XHCN là 1 tỷ rúp.

Nếu như sau chiến tranh, do sự giúp đỡ của Liên Xô cùng với nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp, CHDCND Triều Tiên thu được nhiều thành tựu trong công nghiệp hóa trong những thập kỷ 60, 70, tổng sản lượng GNP từ 320 triệu USD (1953) lên tới 3,6 tỷ USD (1967) thì sau năm 1967 tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại[7, tr 163].

Sau khi các nước Đông Âu và Liên Xô tan rã, nền kinh tế CHDCND Triều Tiên gặp nhiều khó khăn, nhất là tình trạng thiếu lương thực, chất đốt và các phương tiện sinh hoạt. Hơn nữa, trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi, quan hệ quốc tế của CHDCND Triều Tiên bị thu hẹp, bị mất thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa với các nước XHCN, thêm vào đó, sự bao vây cấm vận của các nước phương Tây và Mỹ trong những năm 1990 trở đi cũng là những nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho nước này. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó khăn về kinh tế của CHDCND Triều Tiên trong những năm qua là do cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp kéo dài đã bộc lộ những yếu kém của nó. Cơ chế kinh tế này không còn phù hợp với bối cảnh quốc tế đang trong giai đoạn kinh tế toàn cầu hóa và khu vực hóa, các nước trong khu vực đã tiến hành cuộc cải cách mở cửa theo xu hướng đổi mới nền kinh tế. Trong khi đó,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

CHDCND Triều Tiên vẫn tiếp tục duy trì nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp, không chấp nhận nền kinh tế thị trường, phản đổi việc mở cửa với nước ngoài. Bên cạnh đó, chi phí quốc phòng quá lớn cũng là gánh nặng kinh tế của CHDCND Triều Tiên. Thống kê cho thấy, trong nhiều thập niên qua, CHDCND Triều Tiên chi phí cho quốc phòng luôn ở mức 40% GDP/năm. Hơn nữa, nhiều năm liền, thiên tai lụt lội, hạn hán liên tiếp xảy ra, nhiều năm bị mất mùa cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu lương thực của CHDCND Triều Tiên.

CHDCND Triều Tiên đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, Nga và Việt Nam để tìm một hướng đi mới cho mình, từng bước tháo gỡ khó khăn. Từ năm 1975, 1977, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành đa dạng hóa thị trường, mở cửa với thị trường bên ngoài nhất là với phương Tây, nhưng do không có khả năng thanh toán nên sau đó, nước này phải co lại để củng cố và duy trì với thị trường XHCN.

Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 14

Năm 1984, lần đầu tiên CHDCND Triều Tiên cho công bố luật đầu tư nước ngoài để thu hút vốn từ bên ngoài, nhưng luật này cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhất định vì chỉ áp dụng chủ yếu cho các kiều dân nước này ở nước ngoài. Đến năm 1991, CHDCND Triều Tiên công bố thành lập các đặc khu kinh tế các vùng biên giới giáp với Nga, Trung Quốc nhằm mục đích xây dựng các khu kinh tế này thành khu kinh tế có luật đầu tư nước ngoài riêng.

Trước những khó khăn về kinh tế, năm 1994, CHDCND Triều Tiên có sự điều chỉnh lại đường lối kinh tế. Nếu như sau năm 1953, CHDCND Triều Tiên thực hiện đường lối kinh tế ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thì nay có sự điều chỉnh lại là ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và hàng xuất khẩu để khôi phục kinh tế và ngoại thương và đưa ra chủ trương ngoại thương là ưu tiên hàng đầu. Về thương nghiệp, nhìn chung thương nghiệp của CHDCND Triều Tiên từ sau chiến tranh đến nay vẫn mang tính bao cấp, các cửa hàng thương nghiệp trong nước đều do nhà nước quản lý, theo chế độ phân phối, cửa hàng quốc doanh là nơi cung cấp chủ yếu hàng hóa và mọi đồ dùng sinh hoạt cần thiết hàng ngày của nhân dân. Tại các nông trường, nhà và các căn hộ đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước, công nhân được thuê với giá khá ưu đãi. Chẳng hạn,

tiền thuê nhà tháng của một căn hộ gồm 1 phòng ngủ, phòng bếp và phòng tắm cùng với các phương tiên sinh hoạt và trang thiết bị của nó khoảng 4 USD/tháng [1, tr307].

Một trong những vấn đề khó khăn của CHDCND Triều Tiên trong nhiều năm qua là tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán với quốc tế. Trong thời kỳ còn thị trường XHCN, khoản nợ của CHDCND Triều Tiên đối với các nước XHCN cũng tăng dần theo hàng năm do có ít hàng xuất khẩu. Chẳng hạn năm 1975, khối lượng hàng xuất khẩu của CHDCND Triều Tiên là 400 triệu USD so với khối lượng hàng nhập khẩu là 1.559 triệu USD. Trong quan hệ kinh tế với Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên là nước không trả được nợ và phải ký với Nhật hợp đồng trả nợ, nhưng sau đó khoản nợ nước ngoài của CHDCND Triều Tiên vẫn không trả đúng hạn. Một thống kê khác cho thấy, năm 1989, khối lượng hàng xuất khẩu của CHDCND Triều Tiên là 1,6 tỷ USD, trong khi đó, khối lượng hàng nhập khẩu của CHDCND Triều Tiên là 2,5 tỷ USD. Cán cân thanh toán thiếu hụt năm 1989 tăng lên 900 triệu USD, nợ nước ngoài năm 1989 ước tính là 6,8 tỷ USD [1, tr308]. Việc Liên Xô và Trung Quốc giảm viện trợ mạnh và giảm bán lượng ngũ cốc và dầu cho CHDCND Triều Tiên vào những năm 1987 cũng làm cho nền kinh tế của nước này gặp khó khăn. Để từng bước khắc phục sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế và ổn định kinh tế xã hội, trong những năm 1990, CHDCND Triều Tiên đã đề ra chính sách ưu tiên phát triển kinh tế thương mại với các nước, nhất là với Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo đó, đã có hàng chục công ty của Hàn Quốc đầu tư vào CHDCND Triều Tiên làm hàng gia công xuất khẩu [30, tr17].

Bước vào những năm đầu của thế kỷ 21, tình hình kinh tế của CHDCND Triều Tiên có dấu hiệu cải thiện đạt mức tăng trưởng từ 1-3% vào những năm 1999-2001. Trong giai đoạn này, quan hệ liên Triều theo hướng hòa giải và hợp tác mở ra, quan hệ CHDCND Triều Tiên với các nước Trung Quốc, Nga, Nhật Bản được cải thiện. Từ năm 2002 trở đi CHDCND Triều Tiên đã ban hành một số chính sách mới như cải cách về giá, thực hiện việc tăng lương và tăng trợ cấp, tăng giá hàng hóa, điều chính tỷ giá hối đoái giữa đồng Won CHDCND Triều

Tiên với đô la sát với giá thị trường, xóa bỏ một bước bao cấp, hủy bỏ chế độ phân phối lương thực, bãi bỏ nạn ngăn sông cấm chợ, thực hiện tự do buôn bán để kích thích thương nghiệp phát triển. Đề cập đến chính sách kinh tế xã hội của CHDCND Triều Tiên, ngày 3.10.2001, chủ tịch Kim Jong Il đã chỉ rò “phải xóa bỏ những gì nên xóa bỏ, điều chỉnh lại hoạt động kinh tế, trong đó có nhiều thành phần cấp không, công nhân phải dùng tiền của mình để mua thực phẩm và tự mua nhà hoặc trả tiền mua nhà”. Báo Lao động- cơ quan ngôn luận của Đảng lao động Triều Tiên cũng khẳng định “Nếu chúng ta cứ bám giữ một cách giáo điều chế độ quản lý kinh tế, và những phương pháp lạc hậu không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay thì chúng ta không phát triển kinh tế của đất nước” [65].

Về việc cải cách mở cửa nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên, đâu đó có thể thấy giống với mô hình của Trung Quốc. Với tinh thần tự chủ cao, duy trì thể chế chính trị như tư tưởng chủ thể, thể chế duy nhất, CHDCND Triều Tiên kiên quyết phản đối những thay đổi và cải cách thể chế xã hội chủ nghĩa khác bao gồm cả Trung Quốc. Như ngày 1.6.1999, báo Lao động của CHDCND Triều Tiên đăng bài với nhan đề “Kiên trì đường lối xây dựng kinh tế dân tộc tự chủ” đã chỉ trích “cải cách mở cửa là thuốc độc bọc đường”, nhấn mạnh “đến nay đã không còn cần thiết lại phải tiến hành cải cách và mở cửa”[9, tr 160]. Sự thực, mô hình cải cách tiệm tiến của Trung Quốc không thể không nói không phải là một mô hình có sức hấp dẫn đối với CHDCND Triều Tiên. Tổng bí thư Kim Jong Il sau khi đi thăm khu Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh, nơi tượng trưng cho sự phát triển của ngành IT của Trung Quốc hồi tháng 5.2000 và đi thăm thị trường giao dịch chứng khoán ở Thượng Hải vào tháng 1.2001, đã đưa ra những đánh giá mang tính khẳng định về sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và đã xem xét tích cực tính khả thi của việc CHDCND Triều Tiên triển khai cải cách theo mô hình Trung Quốc. Ngoài ra, những cải cách mà CHDCND Triều Tiên vận dụng gần đây, tuy không dùng từ cải cách kinh tế, nhưng có thể phát hiện ra những dấu hiệu về việc học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù mô hình cải cách kinh tế của Trung Quốc hấp dẫn đối với CHDCND Triều Tiên nhưng do có sự khác nhau về kết cấu kinh tế, quy mô kinh tế và môi trường quốc

tế giữa hai nước nên đã làm giảm khả năng CHDCND Triều Tiên vận dụng một cách giáo điều mô hình cải cách kinh tế của Trung Quốc.

Vào ngày 24.11.2003, mạng tin Oxford Analytica (OA) của Mỹ đã có bài đề cập đến nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên. OA cho rằng nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên đang phải đối mặt với một số thách thức nguy hiểm, đầu tiên là do CHDCND Triều Tiên vẫn chưa chịu công bố các số liệu kinh tế, điều bắt buộc phải thực hiện khi gia nhập Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Ngoài ra, điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp ở CHDCND Triều Tiên vẫn chưa được đảm bảo và sự can thiệp của chính quyền có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, từ năm 2000, CHDCND Triều Tiên đã thông qua những vấn đề cơ bản như bảo hộ đầu tư, các thủ tục giải quyết thanh toán và tranh chấp. CHDCND Triều Tiên vẫn phải đối mặt với nạn khan hiếm lương thực. Quốc gia này cần tới 1 triệu tấn ngũ cốc để phục vụ nhu cầu trong nước. CHDCND Triều Tiên vẫn phải lệ thuộc vào viện trợ lương thực của nước ngoài. Năm 2002, các nhà tài trợ thế giới đã ép Chương trình lương thực thế giới (WFP) cắt đi một nửa tổng viện trợ cam kết dành cho CHDCND Triều Tiên do họ không thực hiện cam kết về vấn đề hạt nhân. WFP đang kêu gọi một khoản viện trợ lương thực trị giá 221 triệu USD trong những năm sắp tới. WFP đã cảnh báo tỉ lệ suy dinh dưỡng ở CHDCND Triều Tiên vẫn đang ở mức báo động. Vào ngày 14.11.2003, Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc đã đồng ý một dự án trị giá 17 tỷ USD xây dựng đường ống dẫn dầu từ mỏ Kovykta ở Siberia. Tuyến đường ống dài 4.887 km này sẽ được dẫn tới Hàn Quốc chạy qua Trung Quốc và Hoàng Hải. Hàn Quốc muốn đường ống này đi qua CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên đề nghị đó đã bị phản đối ngay từ đầu do vấn đề chi phí và sự rủi ro[25].

Những tồn tại cản trở công cuộc cải cách kinh tế ở CHDCND Triều Tiên vẫn là vấn đề chính trị. Chính sách ưu tiên quân đội của CHDCND Triều Tiên kể từ năm 1998 đã làm cho nền kinh tế nước này mất đi nguồn lực đối với công cuộc cải cách. Cuộc khủng hoảng hạt nhân dường như đã ngăn cản sự phát triển của Hàn Quốc và các doanh nghiệp nước ngoài khác hoạt động ở CHDCND Triều Tiên. Trong khi mối quan hệ liên Triều có động lực riêng để phát triển thì

sự hào phóng của Hàn Quốc vẫn chịu sức ép từ Mỹ và vấn đề hạt nhân vẫn chưa được giải quyết. Bất kỳ nguồn hàng nào xuất khẩu đi từ khu công nghiệp Kesong đều có khả năng phải đối mặt với sự cấm vận của Mỹ, hoặc sẽ gặp phải những rào cản thương mại. Tuy nhiên, một nhóm khoảng 20 nhà đầu tư châu Âu đã đồng ý với Bộ tài chính CHDCND Triều Tiên về việc thành lập một công ty nhằm giúp cơ cấu lại hệ thống tài chính, tiến dần đến việc thành lập một công ty giúp cơ cấu lại hệ thống tài chính, đầu tư nước ngoài và giúp cải tạo hệ thống tài chính, thu hút đầu tư nước ngoài và có khả năng hình thành thị trường tài chính. Hoàn toàn không thể phủ nhận những cải cách kinh tế của CHDCND Triều Tiên trong thời gian qua, nhưng mới chỉ đạt được ở một mức thấp, chưa hoàn chỉnh và có những dấu hiệu tiêu cực. Có thể thấy rằng một khi CHDCND Triều Tiên vẫn ưu tiên phát triển quân sự và duy trì các tham vọng hạt nhân thì các điều kiện trong và ngoài nước vẫn không ủng hộ kinh tế CHDCND Triều Tiên phát triển trong thời gian trước mắt và xét về lâu dài, chắc chắn sẽ dẫn đến sự sụp đổ kinh tế của nước này.

Sau cái chết của chủ tịch Kim Jong Il ngày 17.12.2011, thế giới đã phân tích về sự tác động của sự việc này tới kinh tế toàn cầu. Dù nền kinh tế CHDCND Triều Tiên biệt lập với phần lớn thế giới và nội tình quốc gia này là ẩn số lớn, nhưng đường lối ưu tiên quân sự, tiềm năng vũ khí hạt nhân, mối quan hệ căng thẳng với Hàn Quốc, Mỹ, cùng với quan ngại về khả năng của Kim Jong Un ở cương vị điều hành đất nước đã đặt cả thế giới vào tình trạng báo động. Hai nước láng giềng Hàn Quốc, Nhật Bản đã triệu tập những cuộc họp an ninh khẩn cấp nhằm đối phó với những diễn biến ngoài ý muốn. Trong nhiều thập niên qua, CHDCND Triều Tiên nổi tiếng là một xã hội khép kín đầy bí ẩn, hầu như không chào đón đầu tư nước ngoài. Mãi gần đây, Chủ tịch Kim Jong Il mới hé lộ dấu hiệu về việc cải cách kinh tế. Ông đã tham quan các nhà máy Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc; viếng thăm Nga để thương lượng việc xây dựng đường ống dẫn khí xuyên Triều Tiên. Sau khi ông Kim Jong Il qua đời, một số chuyên gia phân tích bày tỏ hy vọng viễn cảnh dài hạn CHDCND Triều Tiên sẽ thay da đổi thịt vì người thừa kế Kim Jong

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí