Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 12

nhân và cả vấn đề di dân mà Nga sẽ không thể tránh khỏi tác động nặng nề, đặc biệt là vùng lãnh thổ của Nga ở Viễn Đông. Chính vì vậy, Nga xác định đối sách với CHDCND Triều Tiên luôn là một thành phần quan trọng trong chiến lược của họ hướng tới khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Trong các chính sách này đều thể hiện một cách thức tiếp cận có tính toán kỹ lưỡng và linh hoạt của Nga đối với CHDCND Triều Tiên, chứ không đơn thuần là nhu cầu tương thuộc lẫn nhau về ý thức hệ cũng như chính trị, kinh tế. Do đó, mọi nỗ lực của Nga nhằm duy trì hòa bình và tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đều hướng tới các biện pháp như đàm phán hoặc ngoại giao nhằm bảo toàn lợi ích chiến lược và thiết thực của họ tại khu vực này.

Trên lĩnh vực kinh tế, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với sự trợ giúp về tài chính của Liên Xô, CHDCND Triều Tiên đã khôi phục kinh tế sau chiến tranh bằng việc xây dựng hơn 50 xí nghiệp công nghiệp lớn và 30 công trình có ý nghĩa kinh tế quốc dân quan trọng. Liên Xô chiếm vị trí số một trong ngoại thương của CHDCND Triều Tiên, chiếm hơn 40% toàn bộ chu chuyển hàng hóa của nước này. Cho đến tận năm 1990, kim ngạch thương mại Xô-Triều liên tục tăng một cách ổn định: năm 1970 là 329 triệu rúp, năm 1980 – 572 triệu rúp, năm 1998 1499 triệu rúp. Giáo sư Hàn Quốc Lee Che En đánh giá “ không còn nghi ngờ gì nữa, cho đến tận năm 1991, sự giúp đỡ và ủng hộ của Liên Xô trước đây là nhân tố quan trọng nhất, thậm chí có thể nói là cơ sở quyết định những tiến bộ kinh tế của Bắc Triều Tiên. Nga không những là nước cung cấp tín dụng chủ yếu mà còn là nước cung cấp nguồn tài chính và kỹ thuật thiết yếu cho việc xây dựng những công trình, những ngành công nghiệp quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên”. Những tổ hợp công nghiệp do Liên Xô giúp xây dựng ở CHDCND Triều Tiên năm 1990 đã sản xuất gần 60% toàn bộ năng lượng điện, 30% gang thép, 50% sản phẩm hàng hóa dầu, 13% phân hóa học, 19% vải sợi và 40% quặng sắt [7, tr160].

Sau khi Liên Xô tan rã và nước Nga ra đời, Nga đã điều chỉnh chính sách đối với bán đảo Triều Tiên, thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc và quan hệ với CHDCND Triều Tiên thì lạnh nhạt dần. Quan hệ Nga-Triều vì thế mà xấu

đi trong thấy trên tất cả các lĩnh vực trong đó không ngoại trừ lĩnh vực kinh tế. LB Nga đã chủ trương ngừng viện trợ kinh tế vả quân sự cho CHDCND Triều Tiên. Ủy ban hợp tác kinh tế-kỹ thuật liên chính phủ ngừng hoạt động, còn CHDCND Triều Tiên không thực hiện việc trả nợ đến hạn cho Nga (khoảng 4,5 tỷ rúp/ngoại tệ). Quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại giữa hai nước bị suy giảm rò rệt. Cụ thể là, Nga chỉ chiếm vị trí thứ 7 trong các bạn hàng lớn nhất của CHDCND Triều Tiên ( sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Ấn Độ và Đức). Tình hình trong lĩnh đầu tư Nga- Triều còn tồi tệ hơn. Do CHDCND Triều Tiên không có tiền trả các trang thiết bị, máy móc và dịch vụ mua của Nga, nên Nga đã ngừng việc cấp tín dụng cho nước này. Chỉ riêng trong lĩnh vực khai thác rừng và nông nghiệp là có phát triển, với việc Nga thu hút lực lượng lao động khá lớn của CHDCND Triều Tiên tới làm việc tại khu vực Viễn Đông của Nga.

Từ năm 1993 trở đi, tình hình kinh tế Nga-Triều có nhiều thay đổi. Nga nhận thấy rằng việc tăng cường trao đổi, hợp tác với CHDCND Triều Tiên một cách thường xuyên và ổn định là một trong những điều kiện bắt buộc để giải quyết vấn đề nợ của nước này với Nga và cũng là để phát triển khu vực Viễn Đông và vùng Sebiria đất rộng người thưa của mình. Hơn nữa, trên thực tế Nga đang có những đối thủ cạnh trạnh rất mạnh như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản trên thị trường CHDCND Triều Tiên. Kết quả là, vào tháng 4.1996 tại Bình Nhưỡng đã diễn ra cuộc họp đầu tiên của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại và khoa học – kỹ thuật Nga-Triều. Sự ra đời của ủy ban này đã nối lại mối quan hệ kinh tế, thương mại, kỹ thuật Nga-Triều. Ủy ban này hoạt động khá hiệu quả, tổ chức các cuộc họp thường niện để tháo gỡ những khó khăn và mở ra các hướng hợp tác. Từ năm 2000, sau khi ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác, làng giềng Nga- Triều, quan hệ kinh tế hai nước phát triển hơn, kim ngạch thương mại hai chiều Nga- Triều ngày càng tăng, năm 2001 là 115 triệu USD[7, tr 160].

Hiện nay mặc dù Nga không còn là đối tác nước ngoài lớn nhất của CHDCND Triều Tiên thì Nga vẫn là một nhà cung cấp các nguyên vật liệu và công nghệ chiến lược cho CHDCND Triều Tiên. Khi thương mại song phương

giảm sút, Nga vẫn là đối tác thương mại lớn thứ ba của CHDCND Triều Tiên, với dòng vốn luân chuyển hàng năm vào khoảng 100 triệu USD. Khu vực Viễn Đông của Nga là nơi mà doanh nghiệp của CHDCND Triều Tiên hiện diện nhiều nhất. Một trong những lĩnh vực hợp tác kinh tế đôi bên lâu đời có thể kể đến là sản xuất gỗ, nông nghiệp và đánh bắt cá. Theo một thống kê, con số chuyên gia của CHDCND Triều Tiên làm việc tại Nga ước tính vào khoảng 15 ngàn người và nhu cầu nhân công dường như đang có xu hướng tăng lên do dân số Nga đang giảm sút đáng kể [30]. Các chuyên gia tại Moscow tin rằng, việc nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên kế tục thay Chủ tịch Kim Jong Il vừa qua đời không ảnh hưởng gì tới các dự án mà hai quốc gia đang tiến hành. Dự án lớn nhất giữa đôi bên hiện nay là đường ống dẫn khí Xuyên Triều, và đường tàu lửa Khasan-Raijan nhằm khôi phục lại kết nối giữa hai miền Nam-Bắc bán đảo Triều Tiên. Nhà phân tích Sergey Glushkov nói rằng các thị trường hầu như không bị suy chuyển và sẽ hầu như không thấy có nhiều thay đổi lớn lao trong chính sách của CHDCND Triều Tiên sau khi chuyển đổi lãnh đạo, do đó, các tin tức ở CHDCND Triều Tiên sẽ không có tác động lâu dài lên các thị trường. Thỏa thuận về đường ống dẫn khí này vẫn đang được đàm phán và hãng Đường sắt của Nga đã hoàn thành bước đầu tiên trong dự án Khasan-Rajin tháng 10.2011. Mọi công việc đều triển khai như lịch trình. Tuy nhiên, theo Bộ Phát triển Kinh tế của Nga, rào cản lớn nhất hiện nay về hợp tác kinh tế đôi bên chính là khoản nợ khó đòi trị giá 8,8 tỉ USD của CHDCND Triều Tiên[7, tr 161].

Sau hội nghị thượng đỉnh giữa Nga và CHDCND Triều Tiên tháng 8.2011 tại Siberia, Nga. Giới báo chí đưa tin rằng Nga đang cân nhắc xóa cho CHDCND Triều Tiên khoản tiền 11 tỷ USD mà nước này còn nợ từ thời Liên Xô. Theo đó, 90% khoản nợ sẽ được xoá và 10% còn lại được sử dụng để thực hiện các dự án chung ở CHDCND Triều Tiên. Việc xoá nợ bởi lý do CHDCND Triều Tiên không có khả năng thanh toán. Đến thời điểm này, Bộ tài chính Nga chưa xác nhận thông tin trên, song cũng không phủ nhận: “Quá trình tham vấn về việc giải quyết nợ đã được khôi phục, nhưng chưa đi tới quyết định dứt khoát” - đại diện Bộ Tài chính Nga cho biết. Đánh giá của giới phân tích chính trị, việc xóa nợ là

giải pháp phù hợp cho vấn đề nợ giữa Nga và CHDCND Triều Tiên kéo dài nhiều thập niên qua, bao hàm ý nghĩa cả về chính trị lẫn kinh tế[64].

2.4.2 Đối với Hàn Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô coi Hàn Quốc là đối thủ, kẻ thù. Mặc dù không coi Hàn Quốc là đối thủ chiến lược nhưng do Hàn Quốc thiết lập quan hệ đồng minh với Mỹ nên quan hệ Xô-Hàn trở thành quan hệ đối kháng. Hơn nữa, thời kỳ này Hàn Quốc thi hành chế độ quân phiệt, làm quân đồng minh với Mỹ, từng đưa quân đi xâm lược nước khác nên Liên Xô đã kịch liệt lên án. Do vậy, hai bên không có quan hệ về ngoại giao chính thức.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Nga đã thay đổi chính sách ngoại giao, trong đó Nga đã tích cực thúc đẩy phát triển mối quan hệ với Hàn Quốc. Vào tháng 11.1992 tổng thống Nga Exin đã tới thăm Hàn Quốc và đã ký với Hàn Quốc hiệp ước về những cơ sở cho quan hệ Nga-Hàn, là văn kiện tạo nền tảng pháp lí cho việc xúc tiến mạnh mẽ hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai quốc gia. Sau đó là chuyến thăm Hàn Quốc của thủ tướng Nga V.Checnomutdin vào tháng 9.1995. Ngoài ra còn có nhiều cuộc viếng thăm, gặp gỡ giữa các bộ trưởng hai nước và hai bên đã ký kết được nhiều hiệp định. Cụ thể là Nga đã cung cấp cho Hàn Quốc những mẫu sản phẩm hiện đại nhất của lực lượng vũ trang Nga để trừ vào khoản nợ với Hàn Quốc của Liên Xô trước đây.

Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 12

Vào tháng 7.1997, chuyến thăm Hàn Quốc của bộ trưởng ngoại giao Nga E.Primacov được coi là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Nga- Hàn. Tổng thống Kim Tae Chung đánh giá cao vai trò của Nga trong việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên. Trong chuyến thăm Nga vào tháng 5.1999 của vị tổng thống này, hai bên đã thống nhất quan điểm hai bên nhất trí rằng việc củng cố quan hệ đối tác mang tính xây dựng và bổ sung lẫn nhau là quan điểm chỉ đạo hợp tác nhiều mặt giữa hai quốc gia trước thềm thế kỷ 21.

Tiếp nối các chuyến thăm thượng đỉnh của những người tiền nhiệm, tháng 2.2001 tổng thống Nga V.Putin đã có chuyến thăm chính tới Hàn Quốc, gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Bởi vì mặc dù đã hơn 10 năm trôi qua kể từ khi hai nước Nga-Hàn thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng trong quan hệ đôi bên vẫn tồn

tại sự nghi kỵ, dè chừng thiếu tin tưởng lẫn nhau. Thực tế những hy vọng về việc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược chặt chẽ, cùng có lợi giữa Nga và Hàn Quốc đã không thành hiện thực. Vì vậy, tổng thống Nga V.Putin quyết tâm cải thiện về chất mối quan hệ vớ Hàn Quốc trên mọi lĩnh vực. Kết quả của chuyến thăm là hai tổng thống đã ký kết văn kiện chính trị Tuyên bố chung Nga-Hàn Quốc gồm 7 điểm. Tuyên bố chung đề cập đến những vấn đề về quan hệ song phương mang tầm chiến lược và nhiều thỏa thuận rất cụ thể về sự hợp tác Nga- Hàn trên các lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, đó là việc nối lại tuyến đường sắt liên Triều với tuyến đường sắt xuyên Siberia của Nga, tuyến đường sắt kéo dài từ Nam bán đảo Triều Tiên qua Siberia sang thủ đô Moscow của Nga và các nước châu Âu khác. Nhiều nhà khoa học Nga đánh giá rằng kết quả của chuyến thăm này là củng cố hơn vai trò của Nga trong việc tham gia vào vấn đề bán đảo Triều Tiên. Vào tháng 2.2002 tổng thống Hàn Quốc Roh Mo Huyn đã có chuyến thăm Nga và hai nước đã ký Tuyên bố chung Hàn- Nga về quan hệ đối tác toàn diện và tin tưởng lẫn nhau nhằm tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau.

Ngày 2.11.2011, tại cố đô Saint-Peterburg, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đang ở thăm chính thức nước Nga. Tổng thống Medvedev cho rằng quan hệ Nga-Hàn Quốc đang phát triển năng động và đứng trước tương lai tươi sáng, trước hết trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, thực hiện các dự án lớn, phát minh, sáng chế và hợp tác vì mục đích nhân đạo. Tổng thống Medvedev cho biết ông và Tổng thống Lee Myung Bak đã trao đổi ý kiến về tình hình an ninh khu vực, tình hình tài chính thế giới và triển vọng hai nước phối hợp hành động trong một số vấn đề quốc tế. Về phần mình, Tổng thống Lee Myung Bak khẳng định Hàn Quốc chủ trương thắt chặt và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Liêng bang Nga, đồng thời cho biết hai bên đang thực thi hiệu quả những thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp cấp cao gần đây nhất. Trước đó, Tổng thống Medvedev và Tổng thống Lee Myung Bak đã tham dự diễn đàn Đối thoại Nga-Hàn Quốc lần thứ hai. Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống Medvedev nêu rò Nga và Hàn Quốc có thể phối hợp thực hiện hiệu quả chính sách hiện đại hóa và phối hợp hành động trong các lĩnh

vực khác. Tổng thống Lee Myung Bak khẳng định Hàn Quốc quan tâm đến sự phát triển của khu vực Siberia-Viễn Đông và sẵn sàng tham gia các dự án tại khu vực này. Ông đánh giá cao nỗ lực của Nga trong quá trình tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và cho rằng Nga có thể góp phần đáng kể cho việc khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu.

Về kinh tế, từ sau khi Nga thiết lập quan hệ với Hàn Quốc, quan hệ kinh tế hai nước phát triển khá mạnh. Về thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều tăng khá nhanh, năm 1996 đạt mức 3,778 tỷ USD nhưng sau đó lại bị sụt giảm do tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ ở cả Nga lẫn Hàn Quốc. Nga chiếm vị trí thứ 32 trong xuất khẩu, và thứ 15 trong nhập khẩu của Hàn Quốc, riêng ở các khu vực Viễn Đông và Siberia, Hàn Quốc chiếm vị trí thứ 1 trong các nhà xuất khẩu nước ngoài vào đây. Năm 2003, kim ngạch thương mại hai nước là 4,18 tỷ USD tuy có tăng hơn một chút, nhưng so với Trung Quốc, Nhật Bản thì quan hệ kinh tế Nga- Hàn vẫn chưa có nhiều hiệu quả.

Về lĩnh vực đầu tư thì Hàn Quốc có trị giá vốn đầu tư vào Nga lớn hơn của Nga vào Hàn. Đến cuối năm 2000, tổng giá trị vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Nga là 269 triệu USD với 158 dự án, trong khi của Nga vào Hàn là 9,37 triệu USD với 79 dự án, chỉ chiếm 1,5 % tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc. Đến cuối năm 2003, đầu tư Hàn Quốc vào Nga đã tăng lên 360 triệu USD [27].

Có thể thấy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Nga và Hàn Quốc cũng giống như với CHDCND Triều Tiên, còn ở mức thấp chưa tương xứng với những tiến triển tích cực trong quan hệ chính trị-ngoại giao và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu tiềm năng của ba nước.

Thời gian gần đây, Nga và Hàn Quốc đang nỗ lực phát triển và cân bằng mối quan hệ hai nước một cách toàn diện. Ngày 2.11.2011, tại cố đô Saint- Peterburg, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đang ở thăm chính thức nước Nga. Tổng thống Medvedev cho rằng quan hệ Nga-Hàn Quốc đang phát triển năng động và đứng trước tương lai tươi sáng, trước hết trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, thực hiện các dự

án lớn, phát minh-sáng chế và hợp tác vì mục đích nhân đạo. Tổng thống Medvedev cho biết ông và Tổng thống Lee Myung Bak đã trao đổi ý kiến về tình hình an ninh khu vực, tình hình tài chính thế giới và triển vọng hai nước phối hợp hành động trong một số vấn đề quốc tế. Tổng thống Medvedev và Tổng thống Lee Myung Bak đã tham dự Diễn đàn Đối thoại Nga-Hàn Quốc lần thứ hai. Tổng thống Lee Myung Bak khẳng định Hàn Quốc quan tâm đến sự phát triển của khu vực Siberia-Viễn Đông và sẵn sàng tham gia các dự án tại khu vực này. Ông cho rằng Nga có thể góp phần đáng kể cho việc khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu.Trong tám tháng đầu năm nay, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Nga và Hàn Quốc đạt hơn 16 tỷ USD.

Bán đảo Triều Tiên là khu vực có vị trí địa- chính trị, địa chiến lược rất quan trọng đối với Nga. Trong lịch sử, vì là khu vực có đường biên giới đất liền với Nga nên cư dân trong khu vực Viễn Đông thuộc Nga và cư dân của bán đảo này đã có sự giao lưu, trao đổi qua lại. Do vậy, bán đảo Triều Tiên luôn là mối quan tâm thường trực của Nga. Tuy nhiên có thể thấy chính sách của Nga đối với bán đảo Triều Tiên thay đổi theo từng giai đoạn.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, do bị sự chi phối của hai cực, Nga thi hành chính sách đồng minh với CHDCND Triều Tiên và chính sách đối kháng với Hàn Quốc. Việc này khiến cho Nga gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng cành đai hợp tác và láng giềng thân thiện xung quanh thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Vào đầu những năm 90, chính sách của Nga thiên về Hàn Quốc và lạnh nhạt với CHDCND Triều Tiên. Điều này đã ảnh hưởng tới lợi ích của Nga trên bán đảo Triều Tiên, Nga bị gạt ra ngoài lề tiến trình giải quyết các vấn đề này, làm mất lòng tin của CHDCND Triều Tiên và vị thế của Nga bị coi nhẹ. Sau đó Nga đã có những điều chỉnh cân bằng chính sách đối với cả hai nước trên bán đảo Triều Tiên. Nga khôi phục lại quan hệ truyền thống với CHDCND Triều Tiên và phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực với Hàn Quốc, đồng thời củng cố vị trí của mình trong quan hệ quốc tế và trong khu vực.

Chính sách bán đảo Triều Tiên của Nga thực sự được coi là đột phá khi tổng thống V.Putin lên nắm quyền. Quan hệ của Nga với hai nước đã phát triển

toàn diện hơn. Tuy nhiên, nhìn chung lại chính sách của Nga vẫn thiên về lĩnh vực chính trị- an ninh, còn trong lĩnh vực kinh tế- thương mại vẫn chưa thực sự hiệu quả. Vai trò của Nga trong việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên còn mờ nhạt so với Trung Quốc, khía cạnh kinh tế còn thua kém Nhật. Nga cần có chính sách năng động, tích cực hơn nữa để bảo vệ lợi ích của mình cũng như đóng góp vai trò trong tiến trình giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên.

Tiểu kết chương 2

Từ những nội dung nêu trên có thể thấy, chính sách của các nước lớn đối với bán đảo Triều Tiên sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay xét về bản chất vẫn không có nhiều chuyển biến so với các thời kỳ trước đó. Xét về khía cạnh vật chất, vấn đề hạt nhân trên vùng bán đảo này đang là một vấn đề then chốt dưới góc nhìn chính trị của Mỹ và phương Tây. Nếu như một bán đảo Triều Tiên thống nhất diễn ra bằng một kịch bản nào di nữa thì đều đụng chạm dến quyền lợi của các cường quốc quốc tế, trong đó có Mỹ. Do vậy, Mỹ và các cường quốc lớn đều không muốn có một quốc gia thống nhất tại cùng bán đảo này. Xét về góc độ địa chính trị, bán đảo Triều Tiên có đường biên giới tự nhiên giáp với nhiều nước lớn: Nga, Trung Quốc, Nhật bản. Nếu một quốc gia thống nhất trên vùng bán đảo này diễn ra thì trước hết, Mỹ sẽ không còn vai trò gì và có lý do gì duy trì một lực lượng lớn quân đội Mỹ ở Hàn Quốc hiện nay và đặc biệt hơn là chiến lược quốc tế và khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều đó cũng giải thích vì sao trước sau như một Mỹ luôn duy trì chính sách thù địch với CHDCND Triều Tiên, thực hiện các hoạt động cấm vận về lương thực, kinh tế. Đồng thời, Mỹ tích cực duy trì mối quan hệ đồng minh với Hàn Quốc, giúp Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực như quân sự, kinh tế. Trong chiến lược quốc tế hiện nay, bán đảo Triều Tiên luôn là một vị trí chiến lược quan trọng của Mỹ. Sự có mặt của Mỹ tại vùng bán đảo này sẽ có lợi cho Mỹ nhiều mặt và nhất là có thể dễ dàng khống chế được các đối thủ xung quanh bán đảo như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản.

Đối với Nhật Bản, trong chiến lược và chính sách của mình, một bán đảo Triều Tiên thống nhất sẽ luôn là mối đe dọa cho an ninh quốc gia của họ. Người

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022