Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 17

những điều phù hợp để vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta không phải không còn có giá trị.

Đối với Hàn Quốc, Nhật Bản đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Bởi vì từ sau khi thực hiện chính sách phát triển hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp chủ yếu của Hàn Quốc đều phải dựa vào nhập khẩu vật liệu và phụ tùng từ Nhật Bản rồi sau đó mới bán các sản phẩm hoàn thiện của mình ra nước ngoài. Vì thế, khi xuất khẩu của Hàn Quốc tăng lên thì cũng đồng nghĩa với việc phải nhập khẩu từ Nhật Bản nhiều hơn. Năm 2008, trong giao dịch thương mại với Nhật Bản, Hàn Quốc đã thâm hụt khoảng 32,7 tỷ USD[5, tr 42]. Và theo báo cáo gần đây, mức thâm hụt đó đã tăng lên cao kỉ lục trong nửa đầu năm nay. Đây chính là một chướng ngại cần được tháo gỡ để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ Hàn-Nhật trong tương lai. Do ngành công nghiệp sản xuất vật liệu và phụ tùng của Hàn Quốc còn yếu mà Nhật Bản lại là thị trường độc quyền nên cán cân thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản chưa bao giờ đạt thặng dư kể từ khi quan hệ thương mại song phương được nối lại vào năm 1965.

Đặc biệt với các mặt hàng như ô tô và chất bán dẫn, Hàn Quốc càng xuất khẩu được nhiều bao nhiêu thì càng phải nhập nhiều vật liệu và phụ tùng từ Nhật Bản bấy nhiêu. Kết quả là Hàn Quốc càng phải chịu thâm hụt thương mại lớn hơn. Thực tế, Hàn Quốc đã nhập siêu từ Nhật Bản tới hơn 18 tỷ USD trong nửa đầu năm 2010 [5, tr42]. Bởi vậy, chính phủ Hàn Quốc cần phải có đối sách để lấy lại cân bằng trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, đồng thời tiếp tục tìm kiếm những đối tác mới.

Kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Hàn Quốc đã tập trung vào việc mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc. Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc, chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản. Theo thống kê của Bộ ngoại giao thương mại Hàn Quốc, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng 30 lần từ mức 6 tỷ USD năm 1992 lên 160 tỷ USD năm 2007. Theo thống kê năm 2008 , có 46.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào Trung Quốc, với tổng số vốn 38,8 tỷ USD. Đến

hết năm 2007, khoảng 40.000 công ty của Hàn Quốc có văn phòng đại diện tại Trung Quốc, tạo ra khoảng 2 triệu việc làm cho người bản địa [65]. Hàn Quốc phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc góp phần tăng cường sự khăng khít trong mối quan hệ với Trung Quốc, giúp Hàn Quốc khẳng định tiềm lực kinh tế vững mạnh của quốc gia, là một yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế trong khu vực và trên thế giới trong thời kỳ toàn cầu hóa ngày nay.

Hàn Quốc gần đây đã thoát ra khỏi cơn sóng gió kinh tế xảy ra vào cuối năm 1997. Cuộc khủng hoảng làm điêu đứng các thị trường trên toàn châu Á này đã đe dọa những thành tựu kinh tế to lớn của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhờ thực hiện đầy đủ các thỏa thuận với Quỹ tiền tệ thế giới, quyết tâm cải tổ mạnh mẽ của chính phủ và việc đàm phán thành công hoãn nợ nước ngoài với các ngân hàng chủ nợ, kinh tế Hàn Quốc đã lấy lại đà tăng trưởng và tiếp tục phát triển.

Ngay từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, đất nước đã nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Mục tiêu quốc gia là vượt qua được những vấn đề nảy sinh trước đây bằng cách tạo ra một cơ cấu kinh tế phù hợp với nền kinh tế tiên tiến. Hàn Quốc, từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, đã nghiêm túc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế từ năm 1962. Sau chưa đầy bốn thập kỷ, đất nước đã đạt được những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như Kỳ tích trên sông Hàn. Đó là một quá trình phi thường đã nhanh chóng giúp cải tạo nền kinh tế Hàn Quốc, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng đã góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc. Dựa trên chiến lược này, nhiều chương trình phát triển đã được thực hiện thành công. Kết quả là từ năm 1962 đến 2005, tổng thu nhập quốc dân (GNI) của Hàn Quốc tăng từ 2,3 tỷ USD lên 786,8 tỷ USD, với thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng vọt từ 87 USD/năm lên 16.291 USD/năm[16, tr 37].

Tóm lại, có thể thấy, Hàn Quốc có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đó là hệ thống quản lý của CNTB nhà nước

được vận dụng, cải tiến phù hợp với tình hình của các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa diễn ra tương đối muộn.

3.2.3 Về văn hóa - xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Với mục tiêu đưa nền văn hóa của Hàn Quốc đến gần hơn với nhân dân các quốc gia khác, chính phủ Hàn Quốc đã dọn đường cho các nghệ sỹ của họ tiếp thị văn hóa đến khắp mọi nơi. Sự đẩy mạnh văn hóa của Hàn Quốc ra thế giới là cả một chiến lược mang tầm quốc gia là sự đoàn kết của cả một dân tộc trong nỗ lực giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh văn hóa, phong tục tập quán đất nước mình đến với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Có thể thấy, sự bùng nổ ngành công nghệ phim Hàn với nhiều tác phẩm chất lượng cao, các đạo diễn xuất sắc và dàn diễn viên có ngoại hình đẹp, diễn xuất tài tình, cộng với những cảnh quay sử dụng kỹ xảo và hoành tráng không kém gì phim Hollywood ... đã góp phần tạo dựng lên một hình ảnh Hàn Quốc lung linh và huyền diệu, có sức cuốn hút đối với mọi tầng lớp khán giả. Bên cạnh đó, các sản phẩm nghệ thuật, nhất là điện ảnh và truyền hình đã đi sâu khai thác diễn biến tâm lý một cách nhẹ nhàng, phản ánh chân thực những tâm tư đời sống của con người. Ẩn sau những câu chuyện rất đỗi bình thường, giản dị và gần gũi trong cuộc sống với những vấn đề muôn thủa như tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình và các quan hệ xã hội… mỗi bộ phim đều chất chứa và nổi bật tính nhân văn cao đẹp. Đó chính là đặc điểm chung, là sợi dây gắn kết những nền văn hóa lại gần nhau.

Về giáo dục, trong nỗ lực thu hút sinh viên nước ngoài đến Hàn Quốc du học, nhiều trường đại học ở Hàn Quốc đưa ra những chương trình cải tiến, các suất học bổng hấp dẫn đồng thời đổi mới trang thiết bị. Và những nỗ lực “thu hút” sinh viên ngoại của các trường đại học Hàn Quốc đã có kết quả thực sự khi số sinh viên quốc tế du học Hàn Quốc đang tăng lên. Theo số liệu thống kê mới nhất, số lượng sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc tăng từ 24.797 sinh viên vào năm 2005 lên 82.096 SV vào năm 2011. Theo tờ Joongang Daily, trong một số trường hợp, không chỉ là những suất học bổng và những lớp học giảng dạy bằng ngoại ngữ là yếu tố thu hút sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc. Chính vị thế đang tăng lên

Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 17

của Hàn Quốc trên trường quốc tế cũng là một yếu tố hấp dẫn không nhỏ với các sinh viên nước ngoài. Các sinh viên nước ngoài cho rằng đất nước duy nhất trong số những nền kinh tế mạnh trên thế giới mà vẫn tiếp tục phát triển chính là Hàn Quốc Đó là điều đã dẫn họ tới Hàn Quốc du học. Đặc biệt, ngày 30.1.2012 vừa qua, Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cùng Viện nghiên cứu Hàn Quốc học đã công bố kế hoạch thực hiện dự án phát triển ngành Hàn Quốc học năm 2012, trong đó có nội dung hỗ trợ 27 tỷ 280 triệu won cho phát triển ngành Hàn Quốc trong năm 2012 [63].

Làn sóng Hàn Quốc đã thể hiện ảnh hưởng tích cực đến sức mua sản phẩm của nước này với đối tượng tiêu thụ là người nước ngoài. Ngày 13.11.2011, Viện nghiên cứu Thương mại Quốc tế của Hiệp hội thương mại Hàn Quốc đã đưa ra báo cáo xuất khẩu nếu hiểu rò Làn sóng Hàn Quốc dựa trên kết quả điều tra

1.173 người là khách du lịch đến từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và cả người tiêu dùng trong nước. Theo đó, hơn 80% câu trả lời là làn sóng Hàn Quốc ảnh hưởng rất lớn đến việc mua sắm các sản phẩm của Hàn Quốc. Trong đó, thực tế cứ 4 người thì 3 người đã mua hàng Hàn Quốc sản xuất. Bản báo cáo đã dựa trên mối liên hệ giữa làn sóng Hàn Quốc và sức mua sản phẩm mà đưa ra danh mục một số sản phẩm có tiềm năng để mở rộng xuất khẩu. Đó là các mặt hàng đồ gia dụng, mỹ phẩm và trang phục thường được thấy trong các sản phẩm của làn sóng Hàn Quốc như KPOP (dòng âm nhạc đại chúng) hay các bộ phim truyền hình.

Làn sóng Hàn Quốc đã tạo nên một nguồn năng lượng lớn không chỉ về văn hoá mà cả về kinh tế cho đất nước này. Từ đầu năm đến nay, lượng xuất khẩu các chương trình truyền hình của Hàn Quốc đã vượt 100 triệu USD (tương đương 105 tỉ won)- gấp 20 lần so với 10 năm trước; bên cạnh đó, lượng khách du lịch nước ngoài tới xứ sở này qua các tour du lịch trọn gói tăng đến mức kỷ lục là

320.000 người. Công viên chủ đề Dae Jang Geum ở tỉnh Kyonggi giờ đây là điểm thu hút khách chính của Hàn Quốc với mỗi tháng thu hút được tới 120.000 khách nước ngoài[63]. Như vậy, Làn sóng Hàn Quốc đã, đang và sẽ tạo nên sức lan toả và cuốn hút lớn với các nền văn hoá khác. Nếu quảng bá, khai thác và sử

dụng hợp lý thì đây không chỉ là phương thức để chính phủ Hàn Quốc truyền bá văn hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quan hệ đối tác, thu hút khách du lịch, chinh phục thế giới mà còn giúp nhân dân các nước, trong đó có Việt Nam, hiểu biết hơn về đất nước và con người Hàn Quốc, từ đó xích lại gần nhau hơn.

Tiểu kết chương 3

Sau khi bị chia cắt, hai miền bán đảo Triều Tiên đã đi theo hai thể chế chính trị khác nhau. Cả hai đất nước cùng nỗ lực thoát khỏi hậu quả nặng nề do cuộc chiến tranh để lại, khôi phục và phát triển đất nước. CHDCND Triều Tiên đi theo con đường XHCN, trong thời gian đầu nền kinh tế- xã hội của CHDCND Triều Tiên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên khi hệ thống XHCN sụp đổ, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp của CHDCND Triều Tiên ngày càng giảm sút. Cùng với đường lối, tư tưởng tự chủ, chính sách ngoại giao khép kín không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của quốc tế nên càng làm cho CHDCND Triều Tiên bị cô lập trước sự phát triển của thế giới. Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên học tập các mô hình cải cách kinh tế từ Trung Quốc, tích cực quan hệ ngoại giao với Trung Quốc nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội.

Mặt khác, quan hệ Nga- CHDCND Triều Tiên trong giai đoạn mới cũng mang những nội dung mới. Việc tổng thống Nga V.Putin đến thăm CHDCND Triều Tiên vào tháng 7.2000, mở ra một chương mới trong quan hệ để lại thành công nổi bật cho quan hệ hai nước. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với CHDCND Triều Tiên vốn là quốc gia đang bị Mỹ và phương Tây cô lập. Mặc dù chính sách của Nga dưới thời tổng thống V.Putin đã có nhiều tiến bộ nhưng nó vẫn chưa mang lại hiệu quả như Nga và CHDCND Triều Tiên mong muốn, chưa xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nước. Vai trò của Nga trong việc giải quyết các vấn đề bán đảo Triều Tiên còn mờ nhạt.

Đối với CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc được coi là nước có tầm quan trọng ảnh hưởng nếu không muốn nói là lớn nhất đối với CHDCND Triều Tiên trong việc bảo vệ chế độ và phát triển đất nước. Từ năm 1978, Trung Quốc thực

hiện cải cách mở cửa từ kinh tế kế hoạch đã chuyển sang kinh tế thị trường, lấy Đảng Cộng sản Trung Quốc làm kim chỉ nam, mô hình cải cách của Trung Quốc tương đối thích hợp với CHDCND Triều Tiên. Khi nhận xét về quan hệ Trung – Triều, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il cho rằng quan hệ Triều – Trung, một tài sản kế thừa từ các thế hệ lãnh đạo trước của hai nước, đã đứng trước thử thách của lịch sử và không thể phá vỡ.

Một trong những vấn đề nổi cộm của bán đảo Triều Tiên khiến cho tình hình khu vực hết sức căng thẳng đó chính là vấn đề khủng hoảng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và những vụ thử tên lửa trong nhiều năm qua đã gây quan ngại cho khu vực và nhất là gặp phải sự phản kháng mãnh liệt từ phía Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với việc phát triển vũ khí hạt nhân, CHDCND Triều Tiên đã phải chịu những lệnh trừng phạt,cấm vận từ Liên Hợp Quốc và Mỹ, chịu sự lên án của các nước. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của CHDCND Triều Tiên và mối quan hệ hai miền bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên việc giải quyết vấn đề hạt nhân còn gặp nhiều khó khăn, vì các bên liên quan đều muốn lợi dụng vấn đề này để kiềm chế lẫn nhau và phục vụ lợi ích riêng của mình.

Hàn Quốc xây dựng đất nước theo mô hình TBCN. Hàn Quốc chú trọng công nghiệp hóa đất nước, mở rộng quan hệ đa phương. Cùng với sự giúp đỡ của Mỹ, Hàn Quốc đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình và trở thành một trong bốn con rồng châu Á. Hàn Quốc luôn có những chính sách tích cực đối với CHDCND Triều Tiên để giải quyết vấn đề hòa bình và ổn định cho bán đảo Triều Tiên. Gần đây, CHDCND Triều Tiên liên tục có những hành động phóng thử vũ khí hạt nhân, đe dọa tới an ninh bán đảo Triều Tiên, khiến cho Hàn Quốc càng thắt chặt hơn mối quan hệ với các nước liên quan để ngăn chặn CHDCND Triều Tiên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên.

Đối với Nga và Trung Quốc, Năm 2000, khi V.Putin lên nắm quyền, Hàn

– Nga đã ra tuyên bố chung Nga – Hàn trong đó đề cập đến vấn đề quan hệ song phương và quốc tế cùng tầm chiến lược và dài hạn, và nhiều thỏa thuận trên

nhiều lĩnh vực khác nhau. Hàn Quốc đánh giá cao quan điểm của Nga đó là ủng hộ việc tiếp xúc liên Triều, vấn đề Triều Tiên phải do người Triều Tiên tự quyết, thông qua đàm phán chính trị - ngoại giao.

Đối với Trung Quốc, cũng giống như với Nga, Hàn Quốc nhận thức được trong bối cảnh quốc tế mới, Trung Quốc là một nước lớn và có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc thiết lập quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và duy trì mối quan hệ hữu hảo, hợp tác trên mọi lĩnh vực trong đó chú trọng phát triển kinh tế- thương mại, cùng nhau góp phần cống hiến quan trọng cho việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, phồn vinh của khu vực. Gần đây nhất, sự kiện đã làm mối quan hệ Hàn – Trung nóng lên đó là việc cảnh sát Hàn Quốc bị ngư dân Trung Quốc đâm chết ngày12.12.2011, tổng thống Lee Myung Bak tuyên bố sẽ thăm chính thức Trung Quốc 3 ngày (9.1 – 11.1.2012) nhân kỉ niệm 20 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trong mối quan hệ đồng minh truyền thống chiến lược nhất hiện nay vẫn là quan hệ giữa Hàn Quốc với Mỹ, mối quan hệ bảo trợ và tương tác lẫn nhau, đã thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của Hàn Quốc. Hàn Quốc coi quan hệ đồng minh với Mỹ là mục tiêu quan trọng hàng đầu vì lý do an ninh và phát triển kinh tế. Năm 1954, Hàn Quốc đã ký hiệp ước An ninh chung Hàn Quốc – Mỹ, hiệp ước vẫn được duy trì cho đến nay, theo đó Hàn Quốc được coi là sân sau của Mỹ và nằm dưới chiếc ô bảo hộ của Mỹ.

Đối với Nhật Bản, kể từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Hàn Quốc nhận thức rằng hợp tác với Nhật Bản đã và đang không còn giới hạn ở những vấn đề song phương mà còn mở rộng ra sự quan tâm chung đối với ổn định và phồn vinh trong khu vực Đông Bắc Á và các vấn đề toàn cầu khác. Vào tháng 6.2009, trong cuộc viếng thăm Nhật Bản của Tổng thống Lee Myung Bak, hai bên đã thiết lập mặt trận chung chống lại tham vọng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Hai nước cũng thúc đẩy vòng đàm phán 5 bên không có sự tham gia của CHDCND Triều Tiên với mục đích tạo ra tiến triển trong việc nối lại vòng đàm phán 6 bên. Tuy nhiên, ý thức được tầm quan trọng của quan hệ Hàn – Nhật trong khu vực, Hàn Quốc vẫn cố gắng xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản, một đối

tác hướng tới tương lai. Thực tế cho thấy, kể từ cuộc vận động tranh cử cho tới nay, tổng thống Lee luôn chủ trương củng cố quan hệ với Nhật Bản. Bằng chứng là ông thực thi chính sách gác lại quá khứ và hướng tới tương lai, ông tỏ ra khá trung thành với những cố gắng thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản của hai người tiền nhiệm mà chưa gặp một rắc rối nào.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022