Nhật hiểu rằng, họ đã có hơn 35 năm cai trị bán đảo Triều Tiên và đã để lại cho vùng bán đảo này những hậu quả nghiêm trọng thì cho dù họ có cải thiện quan hệ với hai nhà nước trên vùng bán đảo hiện nay, họ cũng không sao khoả lấp được mối thù dân tộc của người dân Triều Tiên. Vì vậy, để làm cho bầu không khí hoà dịu trong quan hệ quốc tế tại vùng Đông Bắc Á, nhất là quan hệ với hai nhà nước Triều Tiên hiện nay, Nhật bản tiếp tục duy trì chính sách ủng hộ sự có mặt của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên và tăng cường cải thiện quan hệ với hai nhà nước Triều Tiên, tích cực duy trì quan hệ đồng minh với Hàn Quốc và Mỹ, vừa là nhằm mục đích xoa dịu dư luận thù địch của người dân Triều Tiên vừa là bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia của Nhật trong khu vực.
Đối với Nga và Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên luôn chiếm vị trí chiến lược quan trọng. Hai nhà nước lớn này đều có dường biên giới tự nhiên với CHDCND Triều Tiên và trong lịch sử cũng như hiện tại, hai nước đều có quan hệ mật thiết và giúp đỡ cả về vật chất và tình thần đối với CHDCND Triều Tiên. Sau năm 1990 thế giới bước vào giai đoạn mới với xu thế hội nhập và phát triển, quan hệ quốc tế của hai nhà nước này cũng có nhiều chuyển biến mới. Đối với CHDCND Triều Tiên, Nga và Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ vừa là quan hệ láng giềng vừa là quan hệ truyền thống. Tuy nhiên, trước xu thế phát triển và hội nhập của quốc tế, Nga và Trung Quốc không thể không có quan hệ với Hàn Quốc. Thực tế cho thấy, quan hệ giữa Trung Quốc- Hàn Quốc và Nga- Hàn Quốc đã đem lại những hiệu quả tích cực về chính trị và kinh tế và an ninh làm cho tình hình trên vùng bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á được ổn định. Sự có mặt của Nga và Trung Quốc trong quan hệ với hai nhà nước trên vùng bán đảo thực tế nhiều năm qua đã góp phần củng cố hoà bình và an ninh trong khu vực. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, cũng như Mỹ và Nhật Bản, Nga và Trung Quốc cũng muốn duy trì sự tồn tại hịên tại của hai nhà nước trên vùng bán đảo Triều Tiên như hiện nay, bởi lẽ vùng bán đảo này luôn có vị trí chiến lược và lợi ích an ninh có liên quan đến quyền lợi của cả Nga và Trung Quốc.
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CỦA MỸ, TRUNG QUỐC, NGA VÀ NHẬT BẢN ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU
TIÊN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
3. 1 Đối với CHDCND Triều Tiên
3.1.1 Về chính trị
Như đã đề cập, sau khi thoát khỏi ách thống trị của Nhật, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo kết quả của hội nghị Yalta, miền Bắc với sự tiếp quản của Liên Xô và đi theo khuynh hướng XHCN, ngược lại, Hàn Quốc theo khuynh hướng TBCN.
Về CHDCND Triều Tiên có thể thấy, trong những năm chiến tranh lạnh cũng như hiện nay, CHDCND Triều Tiên luôn phải duy trì một lực lượng quân đội hùng hậu để bảo vệ nền độc lập và xây dựng chế độ XHCN của mình. Do nằm ở vị trí có tầm chiến lược quan trọng, được coi như nằm trong một trận tuyến đối đầu giữa hai cực, nhất là trước sức mạnh quân đội của Hàn Quốc, Nhật Bản và khoảng 200.000 quân Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương nên CHDCND Triều Tiên không thể không xây dựng một đội quân có đủ sức mạnh để đối phó với nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra.
Do được các chuyên gia quân sự Liên Xô và Trung Quốc huấn luyện và trang bị nên cơ cấu tổ chức của quân đội CHDCND Triều Tiên được biên chế theo mô hình các nước trên gồm có lực lượng hải quân, lục quân, không quân và được biên chế thành nhiều sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn. Như đã đề cập, hiện nay quân đội nhân dân Triều Tiên có khoảng 1.082 nghìn người. Các lực lượng an ninh khác khoảng 189.000 người. Ngoài lực lượng chính quy, theo thống kê, lực lượng động viên dự bị của CHDCND Triều Tiên có khoảng 6 triệu người, trong đó lực lượng tham gia huấn luyện quân sự và phục vụ cho các nhiệm vụ quân sự khoảng 4.7 triệu người. Ngân sách quốc phòng hàng năm lên tới 1.4 tỷ USD (2002). Trong sách trắng của Nhật Bản công bố năm 2002, hiện tại CHDCND Triều Tiên có khoảng 10 vạn quân đặc nhiệm khá tinh nhuệ với nhiều binh chủng khác nhau có thể cơ động nhanh chóng và tiến hành chiến tranh trong các tình huống. Cũng theo sách trắng của Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên
có khoảng 1000 tên lửa tầm bắn khoảng 300km đến 1.300 km đang trong tình trạng thường trực chiến đấu cao. Từ năm 1987, CHDCND Triều Tiên còn xuất khẩu tên lửa để thu ngoại tệ. Sau cuộc khủng hoảng hạt nhân năm 1992, CHDCND Triều Tiên bắt đầu tăng cường quân đội, trang bị và huấn luyện, sẵn sàng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu[57].
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 10
- Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 11
- Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 12
- Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 14
- Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 15
- Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 16
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
Cuộc nội chiến 1950-1953 kết thúc đã để lại cho CHDCND Triều Tiên những hậu quả nặng nề tưởng chừng như khó có thể vượt qua, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng lao động Triều Tiên đứng đầu là Kim Il Sung cùng với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên đã từng bước xây dựng lại cơ sở chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, đưa đất nước bước vào thời kỳ ổn định và phát triển. Đối với Liên Xô luôn tôn trọng nguyện vọng của nhân dân CHDCND Triều Tiên được sống trong hòa bình, thống nhất, độc lập và tự chủ. Liên Xô cũng ủng hộ tích cực lập trường chính trị của CHDCND Triều Tiên, đòi rút quân đội của nước ngoài ra khỏi Hàn Quốc, để nhân dân Triều Tiên tự quyết vấn đề thống nhất. Trước sự giúp đỡ đó của Liên Xô, CHDCND Triều Tiên cũng đồng ý cho Liên Xô sử dụng cảng Wonsan, máy bay của Liên Xô được phép bay qua không phận của CHDCND Triều Tiên trên đường đến Việt Nam. Cùng với sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN khác, CHDCND Triều Tiên đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, xây dựng một nền quốc phòng có khả năng tự đảm bảo an ninh quốc gia của mình. Sau khi Liên Xô tan dã, nước Nga đã có những điều chỉnh trong chính sách đối với CHDCND Triều Tiên và được CHDCND Triều Tiên tiếp nhận một cách tích cực.
Vào tháng 7.2000, tổng thống Nga V.Putin đến thăm CHDCND Triều Tiên, hai bên đã ký kết được nhiều văn kiện hợp tác, để lại thành công nổi bật cho quan hệ hai nước. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với CHDCND Triều Tiên vốn là quốc gia đang bị Mỹ và phương Tây cô lập. Ngoài ra, với việc phát triển quan hệ với Nga, giúp CHDCND Triều Tiên từng bước ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc - đối tác truyền thống của CHDCND Triều Tiên nhiều năm qua, giúp cho CHDCND Triều Tiên ở một phương diện nào đó trở nên độc lập hơn và phát triển toàn diện hơn với thế giới bên ngoài. Mặc dù chính
sách của Nga dưới thời tổng thống V.Putin đã có nhiều tiến bộ nhưng nó vẫn chưa mang lại hiệu quả như Nga và CHDCND Triều Tiên mong muốn, chưa xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nước. Vai trò của Nga trong việc giải quyết các vấn đề bán đảo Triều Tiên còn mờ nhạt.
Đối với CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc được coi là biến số quan trọng trong việc giúp CHDCND Triều Tiên thay đổi và phát triển đất nước. Đó là do sau chiến tranh Triều Tiên, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Trung Quốc cả về vật chất lẫn tinh thần trong chiến tranh, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên đã trở thành đồng minh của nhau, sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất ủng hộ CHDCND Triều Tiên. Từ năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa từ kinh tế kế hoạch đã chuyển sang kinh tế thị trường, lấy Đảng Cộng sản Trung Quốc làm kim chỉ nam, mô hình cải cách của Trung Quốc tương đối thích hợp với CHDCND Triều Tiên. Hơn nữa, về mặt địa lý CHDCND Triều Tiên không chỉ có tuyến biên giới chung dài nhất với Trung Quốc mà trong tình hình không có bất kỳ mối đe dọa quân sự nào, Trung Quốc còn là con đường quan trọng nhất để CHDCND Triều Tiên liên hệ với cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã không thể phát huy tác dụng rò rệt trong việc thúc đẩy những thay đổi của CHDCND Triều Tiên và đã làm thế giới thất vọng. Sau chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác mật thiết. Cũng cần thấy rằng, mặc dù tiếp nhận sự giúp đỡ nhiều mặt của Trung Quốc, nhưng CHDCND Triều Tiên luôn kiên trì tình tự chủ của mình trong chính sách đối nội, đối ngoại. Tính tự chủ và khả năng sinh tồn độc lập của CHDCND Triều Tiên bắt nguồn từ quan niệm đặc thù và thể chế chính trị như tư tưởng chủ thể, thể chế duy nhất, gia đình trị…CHDCND Triều Tiên thực hiện thuyết xã hội chủ nghĩa tự chủ, kiên quyết phản đổi những thay đổi và cải cách thể chế xã hội chủ nghĩa khác bao gồm cả Trung Quốc. Các nguyên tắc tư tưởng được đưa ra sau khi chủ tịch Kim Il Sung qua đời năm 1994 như triết học cờ đỏ, chính trị-quân đội tiên phong… càng thể hiện mạnh mẽ lập trường của CHDCND Triều Tiên tiếp tục kiên trì thể chế xã hội chủ nghĩa theo mô hình CHDCND Triều Tiên. Về quan hệ, quan hệ Trung
Quốc- CHDCND Triều Tiên có nhiều nét tương đồng lịch sử. Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên đã trải qua chiến tranh chống Nhật và chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống có ý nghĩa đặc thù. Hiệp ước hữu nghị Trung-Triều ký năm 1961 càng tăng cường mối quan hệ đồng minh quân sự hai nước. Một trong những nguyên tắc chủ yếu của mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống là dựa trên cơ sở bình đẳng, không can thiệp vào nội bộ của nước khác. Để đối phó với những đe dọa từ bên ngoài đối với chủ quyền và lãnh thổ trong thời kỳ xây dựng đất nước, Trung Quốc coi việc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác là nguyên tắc quan trọng nhất của chính sách đối ngoại và ứng dụng nó trong mối quan hệ với các nước xung quanh. Vì vậy quan hệ giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên có khác biệt rất lớn so với quan hệ Liên Xô và các nước Đông Âu. Thứ hai, thập kỷ 60 của thế kỷ 20, sự leo thang tranh chấp Trung-Xô đã cung cấp chỗ dựa ngoại giao cho CHDCND Triều Tiên giao lưu với hai cường quốc Trung-Xô. Tranh chấp Trung-Xô vừa đưa tới mối đe dọa lớn đối với sự sinh tồn CHDCND Triều Tiên vừa tăng cường khả năng tự lập của CHDCND Triều Tiên. Trong thời kỳ này để đảm bảo quyền chủ đạo trong phe XHCN cả Liên Xô và Trung Quốc đều cần tới sự hợp tác của CHDCND Triều Tiên.
Thêm nữa, nhìn từ góc độ địa-chính trị, CHDCND Triều Tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc làm dịu sự đối đầu trực tiếp giữa Trung Quốc với Mỹ và tăng cường quyền kiểm soát của Trung Quốc ở khu vực Đông Bắc Á. Việc xác định mức độ tự chủ của CHDCND Triều Tiên thời kỳ chiến tranh lạnh còn đòi hỏi nghiên cứu thêm. Tuy nhiên những nhân tố trên đã chứng minh CHDCND Triều Tiên với môi trường bên ngoài không ổn định nhưng không lựa chọn chiến lược đi trên cùng một chuyến tàu với Trung Quốc mà vẫn có thể tồn tại. Khi Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc vào năm 1993, trong khi tình hình quan hệ của CHDCND Triều Tiên với Mỹ và Nhật Bản ngày càng xấu đi do căng thẳng vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, đã khiến cho CHDCND Triều Tiên cảm thấy bị cô lập về mặt ngoại giao. Đến cuối thập
kỷ 90 của thế kỷ 20, quan hệ Trung-Triều bắt đầu khôi phục. Trong khi Trung Quốc nhận thấy được giá trị chiến lược của CHDCND Triều Tiên và đã điều chỉnh lại chính sách với CHDCND Triều Tiên, thì từ năm 1998 CHDCND Triều Tiên bắt đầu tiến hành điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại, về đối nội tìm tòi sự chuyển biến chính sách để có thể tăng cường khả năng sinh tồn của thể chế, về đối ngoại thì tìm cách thoát khỏi địa vị cô lập trong cộng đồng quốc tế. Nhìn từ góc độ này cho thấy, CHDCND Triều Tiên cho rằng Trung Quốc vẫn là nước hữu hảo nhất đối với CHDCND Triều Tiên và có thể cung cấp sự giúp đỡ thực chất cho mình. Tuy nhiên, quan hệ hai nước rất khó hình thành sự hợp tác trong quan hệ đồng minh như trước đây. Trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đang ở thăm Bình Nhưỡng, vào ngày 25.11.2011, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il đã khẳng định quan hệ Triều-Trung là không thể phá vỡ, đồng thời nhấn mạnh quan hệ hợp tác quân sự song phương. Ông Kim Jong Il cho rằng quan hệ Triều – Trung, một tài sản kế thừa từ các thế hệ lãnh đạo trước của hai nước, đã đứng trước thử thách của lịch sử và không thể phá vỡ. Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên bày tỏ hy vọng tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ này trên mọi phương diện. Và quan hệ giữa quân đội hai nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong mối bang giao tổng thể và hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi và hợp tác trong nỗ lực củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị Triều-Trung. Hiện nay, trong thời kỳ hậu Kim Jong Il, dư luận các nước cho rằng cả ba người con trai của ông Kim Jong Il đều được đưa sang theo học ở các nước phương Tây, nên ít nhiều họ sẽ tiếp thu nền văn hóa phương Tây và dần dần xa lánh sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Chính vì vậy, các nhà phân tích cho rằng tương lai của CHDCND Triều Tiên thời kỳ hậu Kim Jong Il hiện có những nhân tố không xác định và sẽ tác động tới quan hệ Trung-Triều.
Một trong những vấn đề nổi cộm của bán đảo Triều Tiên khiến cho tình hình khu vực hết sức căng thẳng đó chính là vấn đề khủng hoảng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này, ngoài lí do chủ quan của CHDCND Triều Tiên, không thể không nói đến tác động của tình hình quốc tế. Cuộc khủng hoảng thứ nhất năm 1993-1994 xảy ra do nhiều nguyên
nhân. Đầu tiên là, hiệp định Giơnevơ được ký kết vào năm 1994 về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, theo đó, CHDCND Triều Tiên chấp nhận không thử tên lửa và đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân của mình. Đổi lại, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc phải cung cấp cho họ phương tiện và dầu để sản xuất điện. Tuy nhiên, những cam kết đó đã không được các bên thực hiện nghiêm túc, mà chủ yếu là từ Mỹ và Nhật Bản. Điều này đã gây cho CHDCND Triều Tiên nhiều khó khăn, nhất là việc thiếu năng lượng. Bên cạnh đó, do thiên tai liên tiếp nên nền kinh tế CHDCND Triều Tiên bị sa sút nghiêm trọng. Lý do thứ hai là việc Mỹ đã cáo buộc CHDCND Triều Tiên bí mật nghiên cứu hạt nhân. Ngoài ra, trong thông cáo của cơ quan tình báo Nga năm 1993 đã nêu rò rằng “ban lãnh đạo CHDCND Triều Tiên trong nhiều năm đã thực thi nỗ lực nhằm xây dựng đồng bộ tiềm lực của tất cả ba loại vũ khí hủy diệt hàng loạt-vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học. Đồng thời việc nghiên cứu những phương tiện mang vũ khí cũng đã được thực hiện…CHDCND Triều Tiên phát triển chương trình ứng dụng quân sự trong lĩnh vực hạt nhân trong một thời gian tương đối dài, và chương trình đang ở trong tình trạng tiến triển..”[18]. CHDCND Triều Tiên cũng đã tạo ra lý do khiến người ta nghi ngờ việc nghiên cứu vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân năm 2002 xảy ra cũng do phần lớn tác động của quan hệ quốc tế. Sau sự kiện 11.09. 2001, vấn đề Triều Tiên càng trở nên căng thẳng khi tổng thống Mỹ Bush liệt CHDCND Triều Tiên vào trục ma quỷ. Viêc này đã thúc đẩy CHDCND Triều Tiên phải có hành động tự vệ bằng việc đẩy mạnh chương trình phát triển tên lửa. Năm 2002, CHDCND Triều Tiên ký hiệp ước chấm dứt chương trình hạt nhân với việc đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân, đồng ý cho Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cử quan sát viên vào thanh tra các cơ sở hạt nhân. Đổi lại, Mỹ đồng ý tôn trọng chủ quyền, đảm bảo về mặt an ninh và viện trợ kinh tế. Ngay sau đó, CHDCND Triều Tiên yêu cầu cho họ được chạy một lò phản ứng hạt nhân để sản xuất điện trong khi chưa nhận được dầu để chạy các máy phát điện. Nhưng Mỹ đã cáo buộc CHDCND Triều Tiên tiếp tục theo đuổi phát triển chương trình hạt nhân bí mật, làm cho vấn đề Triều Tiên càng trở nên căng thẳng. Đến cuối năm thì hiệp định
này trở nên vô giá trị. Đầu năm 2003, CHDCND Triều Tiên tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân đã bị đóng cửa, trục xuất các thanh sát viên vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc và rút khỏi Hiệp ước không thử tên lửa. Ngay sau tuyên bố của CHDCND Triều Tiên, Quốc hội Nhật Bản đã bỏ phiếu thông qua dự luật nhân quyền CHDCND Triều Tiên, nhưng luật không đề ra thời hạn áp đặt, và Thủ tướng Nhật Bản Kodumi cũng tỏ ra thận trọng về khả năng lệnh trừng phạt CHDCND Triều Tiên.
Tháng 8.2003 vòng đàm phán 6 bên đầu tiên được mở ra, trải qua 6 vòng đàm phán nhưng không đạt được kết quả cụ thể nào. Tháng 9.2005, Cục dự trữ liên bang Mỹ cáo buộc CHDCND Triều Tiên đã sử dụng tài khoản ở ngân hàng Banco Delta Asia (BDA) ở Macao làm công cụ phục vụ cho các hoạt động chuyển tiền, lưu hành tiền giả và bán phá giá các sản phẩm thuốc lá giả nhãn hiệu, và yêu cầu chính quyền liên bang có giải pháp đặc biệt để ngăn chặn hành động này. Sau đó, chính quyền Macao đã ra lệnh phong tỏa tài khoản của CHDCND Triều Tiên tại ngân hàng này. CHDCND Triều Tiên cho rằng, hành động của chính quyền Macao là do áp lực của Mỹ tác động tới Trung Quốc. Vì vậy, CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố không tham gia đàm phán 6 bên cho đến khi tài khoản ngân hàng của họ không bị phong tỏa.
Tháng 12.2005, CHDCND Triều Tiên tuyên bố đóng cửa văn phòng đại diện và trục xuất các nhân viên chương trình Lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc tại nước này. Ngay sau đó, Mỹ thông báo ngừng mọi chương trình viện trợ cho CHDCND Triều Tiên. Đầu tháng 4.2006, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc kêu gọi CHDCND Triều Tiên trở lại vòng đàm phán 6 bên nhưng CHDCND Triều Tiên yêu cầu Mỹ phải đàm phán song phương với CHDCND Triều Tiên. Mỹ đã không chấp nhận và đòi CHDCND Triều Tiên phải chấm dứt chương trình hạt nhân và tham gia đàm phán 6 bên. Tháng 6.2006, CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng thử tên lửa Taepodong2 và ngày 5.7.2006, họ đã phóng thử tên lửa trên. Sau khi phóng thử, Bộ ngoại giao CHDCND Triều Tiên ra thông báo việc thử tên lửa nằm trong chương trình diễn tập quân sự thường kỳ nhằm nâng cao khả năng tự vệ. Đây là quyền hợp pháp của CHDCND Triều Tiên,