Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 15

Un từng du học Thụy Sĩ và có sự tiếp xúc với thế giới phương Tây, sẽ cởi mở hơn trong đối ngoại nhằm cải thiện tình hình kinh tế đất nước. Sự ra đi của ông Kim Jong Il không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế trong nước mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Hàn Quốc. Ngay khi được tin ông Kim Jong Il qua đời, thị trường chứng khoán Seoul đã chao đảo và giảm mạnh 5%, riêng cổ phiếu các công ty liên quan đến quốc phòng lại tăng đột biến 15%.Đồng Won rớt xuống đáy thấp nhất 2 tháng, ngân hàng trung ương Hàn Quốc phải hứa nếu cần thiết sẽ vào cuộc và ổn định thị trường. Hàn Quốc cũng dự báo một sự suy giảm xuất khẩu đáng kể trong năm 2012, từ mức tăng 19,2% của năm 2011 sẽ giảm mạnh xuống chỉ còn 7,4%. Trung Quốc chiếm 83% tổng giá trị thương mại quốc tế của CHDCND Triều Tiên năm 2010. Trong lúc đó, Mỹ có thể sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở bán đảo Korea để hỗ trợ Hàn Quốc - một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Mỹ với tổng giá trị thương mại song phương 2008 đạt 74 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng tốt hơn nữa sau khi thông qua FTA hồi tháng 11.2011. Theo ước tính, nền kinh tế CHDCND Triều Tiên rất nhỏ nhoi, chỉ bằng 3% nền kinh tế nghìn tỷ USD của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu xảy ra bất kỳ rắc rối nào ở CHDCND Triều Tiên, cả Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đều bị chấn động, ảnh hưởng dây chuyền đến Mỹ và các nền kinh tế khác trên toàn cầu này cho thấy bất kỳ sự cố nào với CHDCND Triều Tiên cũng có thể phá hỏng niềm tin tiêu dùng và kéo tụt tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc xuống dưới mức dự báo 3,7% cho năm 2012[66]. Trong lúc CHDCND Triều Tiên xảy ra biến cố, có lẽ Trung Quốc - đồng minh quân sự duy nhất của CHDCND Triều Tiên trong khu vực Đông Bắc Á - sẽ là quốc gia chịu khó giúp đỡ nhất. Hiện nay, CHDCND Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc cả về viện trợ lương thực.

3.1.3 Về văn hóa-xã hội

Từ trước đến nay cộng đồng quốc tế luôn tò mò về xã hội CHDCND Triều Tiên, bởi nước này luôn cách biệt với thế giới bên ngoài. Những ai có cơ hội đi du lịch tới CHDCND Triều Tiên đều thấy lạ lẫm khi được chứng kiến về đất nước CHDCND Triều Tiên. Chuyến bay tới CHDCND Triều Tiên phải bay qua Trung Quốc sau đó mới đến Bình Nhưỡng. Trước khi vào CHDCND Triều Tiên

tất cả mọi người không được mang theo máy móc, điện thoại, máy quay phim, sách báo có tính chất tuyên truyền. Ở CHDCND Triều Tiên không có internet, ti vi không có kênh truyền hình nước ngoài, mọi người đi phương tiện giao thông chung không phải trả tiền, họ được miễn phí viện phí, cước phí thư từ…

Trong nỗ lực cải thiện những mất mát do ảnh hưởng của lệnh trừng phạt quốc tế về vấn đề vũ khí hạt nhân, CHDCND Triều Tiên mới đây đã chính thức bắt đầu thúc đẩy du lịch, chú trọng vào những du khách Trung Quốc. Các đoàn khách hoặc khách đi một mình vẫn phải đi cùng một hoặc hai hướng dẫn viên có thể nói được ngôn ngữ của khách. Vào ngày 30.8.2011 lễ khai trương tàu du lịch Mangyongbyong ở thành phố Rason, CHDCND Triều Tiên. Cơ quan dịch vụ du lịch CHDCND Triều Tiên đã hợp tác với các công ty du lịch Trung Quốc để lần đầu tiên tổ chức các tour du lịch bằng tàu thủy. Con tàu này trước đây được sử dụng như là phà để đến Nhật Bản và tàu chở hàng trước khi lệnh cẩm vấn quốc tế hạn chế thương mại được ban hành do các vụ thử tên lửa và hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Các cơ quan du lịch cho biết, ngoài việc thăm quan những thắng cảnh ở bờ biển phía Đông của CHDCND Triều Tiên, khách còn có thể đến chơi tại các sòng bài ở Rason và Kumgang. CHDCND Triều Tiên mở cửa cho khách du lịch phương Tây kể từ năm 1987 và vẫn kiểm soát rất chặt chẽ nhưng nhiều địa điểm cũng đã được mở cho những đoàn du khách muốn thăm quan đất nước này. Các quan chức cho biết họ đang có kế hoạch đầu tư những du thuyền lớn hơn, bao gồm một chiếc có sức chở 1.000 khách, nếu có nhu cầu. Trung Quốc đang xây dựng một con đường, Nga làm đường xe lửa và Thái Lan lắp đặt hệ thống internet ở Rason, một trong những khu vực trọng điểm để CHDCND Triều Tiên thu hút đầu tư nước ngoài. Sân golf ở khu du lịch núi Kumgang đã bị đóng cửa sau khi một du khách Hàn Quốc bị bắn chết bởi nhân viên an ninh CHDCND Triều Tiên ở đây và các quan chức Hàn Quốc đã cấm đi du lịch đến địa điểm này. Các quan chức chính phủ CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu một chương trình làm việc với các quan chức ngành du lịch Trung Quốc cũng như các nước khác để mở cửa khu du lịch núi Kumgang trở lại.

Về xã hội CHDCND Triều Tiên, vấn đề được quan tâm hiện nay là vấn đề nhân quyền của người dân CHDCND Triều Tiên. Trong khi cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm nhiều hơn về nhân quyền tại CHDCND Triều Tiên như việc Cộng đồng chung Châu Âu cùng phối hợp với Uỷ ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc tổ chức Hội nghị chuyên đề về cải thiện nhân quyền tại CHDCND Triều Tiên thì vừa qua Viện Nghiên cứu Thống Nhất đã cho xuất bản Sách trắng về nhân quyền tại Bắc Triều Tiên năm 2011. Đây là cơ quan nghiên cứu cấp nhà nước chuyên nghiên cứu và phân tích các vấn đề liên quan đến thống nhất đất nước, đồng thời hỗ trợ Chính phủ trong việc thiết lập chính sách thống nhất. Viện đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Nhân quyền Bắc Triều Tiên vào năm 1994 và bắt đầu điều tra và cho xuất bản “Sách trắng về nhân quyền Bắc Triều Tiên” hàng năm từ năm 1996. Nhà nghiên cứu Lee Kyu Chang thuộc Trung tâm Nhân quyền CHDCND Triều Tiên của Hàn Quốc đánh giá tình hình nhân quyền thời gian gần đây tại CHDCND Triều Tiên như sau “Chúng tôi thực hiện các cuộc phỏng vấn người tị nạn CHDCND Triều Tiên ngay sau khi họ vừa nhập cảnh vào Hàn Quốc. Chúng tôi đang nỗ lực để có một kết quả điều tra, phân tích khách quan và phản ánh đúng thực tế về tình hình nhân quyền ở nước này. Mục đích quan trọng nhất của việc chúng tôi xuất bản “Sách trắng về nhân quyền CHDCND Triều Tiên” hàng năm là bởi tính quan trọng của việc cho mọi người biết về tình hình nhân quyền thực tế tại CHDCND Triều Tiên”[57]. Nếu nói đến nhân quyền thì có thể chia thành 2 phần, đó là quyền tự do và quyền thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Nếu chỉ xét về quyền tự do thì có vẻ như việc kiểm soát nội bộ tại nước này ngày càng được tăng cường sau khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố thể chế người kế nhiệm Kim Jong Un. Khó khăn kinh tế và nạn thiếu lương thực ở CHDCND Triều Tiên càng trầm trọng sau việc cải cách tiền tệ thất bại tại nước này, đồng thời đã làm suy yếu quyền thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân. Đặc biệt Sách trắng về nhân quyền tại CHDCND Triều Tiên được xuất bản lần này tập trung đến việc hành hình công khai ở CHDCND Triều Tiên đã tăng lên về số lượng kể từ năm 2007. Theo tiết lộ của những người tị nạn CHDCND Triều Tiên thông qua các cuộc phỏng vấn, mật độ hành hình công khai ở CHDCND Triều Tiên đã giảm từ năm 2000 nhưng từ sau

năm 2007, người dân CHDCND Triều Tiên lại được chứng kiến nhiều hơn những vụ hành hình công khai. Đặc biệt, có dư luận cho rằng đã có trên 52 người bị hành hình công khai từ cuối năm 2009 đến năm 2010, tức là từ sau khi thực hiện cải cách tiền tệ tại nước này. Đối tượng bị hành hình công khai ở CHDCND Triều Tiên chủ yếu là những người chống lại thể chế CHDCND Triều Tiên, những người để lộ thông tin trong nước cho các tổ chức nước ngoài, những kẻ buôn lậu, buôn bán ma túy và những đối tượng có hành vi trái với luân thường xã hội như buôn bán người, giết người v.v. Chính quyền nước này ra một pháp lệnh bất thường có tên là Phụ lục Luật Hình Sự vào năm 2007 bao gồm những nội dung về việc mở rộng phạm vi các loại tội phạm bị kết tội tử hình. Và đến tháng 4 năm 2009 luật này đã được sửa đổi và một lần nữa lại bổ sung tội phạm chính trị vào loại tội phạm sẽ bị tử hình. Hiện nay, chính quyền CHDCND Triều Tiên không đảm bảo được cả quyền sinh tồn cơ bản nhất của người dân vì nguy cơ kinh tế luôn tồn tại khắp nơi. Đặc biệt, sau khi nước này bị cộng đồng quốc tế cắt giảm viện trợ nhân đạo sau 2 vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009. Chính quyền nước này đã thực hiện cải cách tiền tệ và tăng cường kiểm soát thị trường vào năm 2009 nhằm ổn định tài chính cho nhà nước và thoát khỏi tình hình tồi tệ trên, nhưng họ đã không gặt hái được những thành công như ý muốn mà ngược lại còn làm trầm trọng hóa tình hình nhân quyền sau sự thất bại cải cách tiền tệ. Một số người tị nạn từ CHDCND Triều Tiên cho rằng nạn thiếu lương thực trong năm nay ở nước này còn trầm trọng hơn những năm giữa thập niên 90, nhất là sau vụ thất bại cải cách tiền tệ vừa qua. Hơn thế nữa, họ cũng cho biết ngay cả những người lao động trong ngành khoáng sản lâu nay vốn nhận được phụ cấp thì nay chẳng nhận được gì sau cải cách tiền tệ 2009. Đồng thời dân tị nạn CHDCND Triều Tiên cũng nói đến việc số người chết đói tăng cao từ sau cải cách tiền tệ 2009 [57].‌

3.2 Đối với Hàn Quốc

3.2.1 Về chính trị

Đại Hàn Dân Quốc là nhà nước TBCN theo chế độ cộng hòa gồm các cơ quan hành pháp, đứng đầu nhà nước là Tổng thống nắm quyền lực cao nhất và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Hiện nay có một số đảng phái lớn thay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

nhau nắm quyền thống trị ở Hàn Quốc gồm: Đảng Dân tộc lớn (GNP), Đảng Quốc hội vì một nền chính trị mới (NCNP), Đảng các nhà dân chủ tự do thống nhất (ULD)…Hàn Quốc từ khi thành lập đến nay đã trải qua nhiều nhiệm kỳ tổng thống khác nhau. Đáng chú ý là từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, ngày 8.12.1992, ông Kim Young Sam đã trúng cử tổng thống và trở thành vị tổng thống dân sự đầu tiên sau 32 năm kể từ khi Hàn Quốc ban hành hiến pháp, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử Hàn Quốc. Ông đã cho sửa đổi các đạo luật, đẩy mạnh cải cách trong ngành quân sự và các ngành quyền lực khác.

Về quá trình dân chủ hóa, chính phủ đề ra 3 dự luật chính trị được Quốc hội thông qua năm 1994: Luật tuyển dụng công khai viên chức và ngăn ngừa bổ nhiệm trái nguyên tắc, Luật về quỹ tài trợ chính trị và Luật tự trị địa phương. Chính phủ dân sự không nhận quỹ đóng góp chính trị, các ngành quân sự và các cơ quan quyền lực khác đều phải cải cách. Kết quả trong thời kỳ này, Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị và xã hội cũng được duy trì ổn định. Về đường lối thống nhất đất nước, Chính phủ Kim Young Sam đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản là: Độc lập - Sự thống nhất phải được dựa trên nguyện vọng và khả năng vốn có của nhân dân; Hòa bình – Sự thống nhất phải tiến hành bằng con đường hòa bình không sử dụng đến vũ lực và hoàn toàn đánh bại bên kia; Dân chủ - Sự nghiệp thống nhất phải dựa trên quyền tự do và chủ quyền của tất cả mọi người dân Hàn. Dựa vào nguyên tắc đó, quá trình thống nhất phải dựa trên ba nguyên tắc: Sự hòa giải và hợp tác; Cộng đồng Hàn; Một quốc gia dân tộc. Về phương diện nào đó, đường lối thống nhất của chính phủ Kim Young Sam là khá phù hợp với xu thế quốc tế sau thời kỳ chiến tranh lạnh, chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Tuy nhiên, chính sách này vẫn chưa cải thiện được quan hệ hai miền Nam – Bắc Triều Tiên, vấn đề chính trị giữa hai miền vẫn trong tình trạng bế tắc.

Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 15

Về vấn đề thống nhất, đến thời Tổng thống Kim Dae Jung (1997) đã đưa ra Chính sách ánh dương nhằm mục đích thúc đẩy CHDCND Triều Tiên cải cách mở cửa, hợp tác, trao đổi Nam- Bắc, tách chính trị ra khỏi kinh tế. Chính sách ánh dương với ba nguyên tắc chính: Hàn Quốc không tha thứ bất kỳ hành động

khiêu khích quân sự nào của CHDCND Triều Tiên; Hàn Quốc không có gắng thâu tóm CHDCND Triều Tiên bằng bất kỳ hình thức nào; Hàn Quốc chủ động hợp tác. Đến thời Tổng thống Roh Moo Huyn (2003) cũng dựa trên tinh thần của chính sách ánh dương để tăng cường trao đổi, hợp tác liên Triều. Tuy nhiên, đến thời Tổng thống Lee Myung Bak, đã bổ nhiệm một nhân vật siêu bảo thủ đứng đầu Bộ thống nhất, cơ quan có trách nhiệm thúc đẩy tiến trình hòa giải giữa hai miền Triều Tiên. Sự nắm quyền trở lại của phe bảo thủ sau hơn 10 năm vắng bóng có nguy cơ chấm hết cho chính sách ánh dương. Tuy nhiên, việc thống nhất hai miền còn phục thuộc nhiều vào vai trò của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hàn Quốc theo đuổi các quan hệ đối ngoại phù hợp với các quốc gia phương Tây ủng hộ dân chủ tự do. Hàn Quốc mở rộng quan hệ đối ngoại thông qua việc cải thiện quan hệ với các nước đồng minh truyền thống, đồng thời xây dựng quan hệ hợp tác với các quốc gia Thế giới thứ ba. Trong đó, phạm vi quan hệ được mở rộng chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế - thương mại. Từ thập kỷ 1970, chính sách ngoại giao của Hàn Quốc nhằm mục tiêu củng cố độc lập và thống nhất bằng biện pháp hòa bình trên bán đảo Korea. Các nhà ngoại giao Hàn Quốc đã dành mọi nỗ lực để tạo dựng một bầu không khí thuận lợi nhằm duy trì đối thoại với CHDCND Triều Tiên. Cùng lúc đó, Hàn Quốc cũng cố quan hệ với các nước đồng minh và tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế. Với nền tảng ngoại giao vững chắc, trong suốt thập kỷ 1980, Hàn Quốc tiếp tục theo đuổi quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các quốc gia trên thế giới. Cuối thập niên 1980, chiến tranh lạnh dần chấm dứt, Hàn Quốc cũng nhanh chóng thực hiện chính sách ngoại giao đối với CHDCND Triều Tiên cũng là thắt chặt quan hệ với các quốc gia XHCN cũ sau nhiều năm trì trệ do trật tự thế giới và khác biệt về ý thức hệ.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này do chịu ảnh hưởng của chiến tranh lạnh nên quan hệ chủ yếu của Hàn Quốc vẫn là với các nước đồng minh là Mỹ và các nước tư bản và chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Hàn Quốc bình thường hóa quan hệ và tiếp tục phát triển quan hệ ngoại giao với

một số nước. Trong mối quan hệ đồng minh truyền thống lâu đời với Mỹ, mối quan hệ bảo trợ và tương tác lẫn nhau, đã thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của Hàn Quốc. Sau cuộc nội chiến, Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội. Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, diện tích nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, tài nguyên khan hiếm, công nghiệp lạc hậu, thiếu thốn về cơ sở vật chất, hạ tầng dân số đông, thất nghiệp tràn lan, người dân rơi vào tình cảnh túng đói. Trong tình cảnh đó, Hàn Quốc đã lựa chọn con đường thoát ra bằng kinh tế và việc phát triển quan hệ với Mỹ là nhu cầu cấp thiết và lâu dài. Hàn Quốc coi quan hệ đồng minh với Mỹ là mục tiêu quan trọng hàng đầu vì lý do an ninh và phát triển kinh tế. Năm 1954, Hàn Quốc đã ký hiệp ước An ninh chung Hàn Quốc – Mỹ, hiệp ước vẫn được duy trì cho đến nay, theo đó Hàn Quốc được coi là sân sau của Mỹ và nằm dưới chiếc ô bảo hộ của Mỹ.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực, với ý đồ làm bá chủ thế giới. Về vấn đề bán đảo Korea, việc bán đảo Triều Tiên thống nhất sẽ làm lung lay vị thế của Mỹ ở khu vực, bởi Mỹ sẽ không còn lý do nào để biện hộ cho sự có mặt của mình ở khu vực này nữa. Mỹ cố ý làm chậm tiến trình tái thống nhất bán đảo Triều Tiên và can thiệp sâu vào công việc nội bộ của bán đảo này. Theo đó, có một khoảng cách lớn về quan điểm giữa Hàn Quốc và Mỹ. Chính phủ hai nước thường có mục đích trái ngược nhau trong các cuộc đàm phán sáu bên giải trừ hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Các chính phủ ở Hàn Quốc đã theo đuổi chính sách cùng tồn tại hòa bình với CHDCND Triều Tiên thông qua cam kết một chiều. Cũng trong thời gian đó, chính quyền Geroge W.Bush đã tìm cách cô lập và gây áp lực buộc CHDCND Triều Tiên từ bỏ các tham vọng hạt nhân và chẳng hề giấu giếm hy vọng về sự thay đổi chế độ ở quốc gia này. Khi Mỹ quyết định chuyển các trụ sở quân đội Mỹ ra khỏi Hàn Quốc trong năm 2003, nhiều quan chức Hàn Quốc nghi ngờ rằng Mỹ chỉ muốn tránh tầm pháo của CHDCND Triều Tiên. Tổng thống Roh Moo Hyun lúc đó dường như quan tâm với việc giữ vững vai trò là con lắc giữa các cường quốc lớn ở Đông Bắc Á. Trong khi đó, Mỹ bận tâm tới các vấn đề ở Trung Đông và một số quan chức Mỹ lúc đó đã tự hỏi liệu liên minh Mỹ-Hàn có thể tồn tại lâu nữa hay

không khi một bên phớt lờ mối đe dọa của CHDCND Triều Tiên trong khi bên kia coi đó là một mối đe dọa ngày càng tăng. Khi Tổng thống Lee Myung Bak lên nắm quyền, ông Lee, nổi tiếng về bảo thủ và cứng rắn, muốn sửa chữa cái mà ông mô tả là những ưu tiên nhầm lẫn của các chính quyền trước đây. Trong một cuộc họp với New Beginnings - một nhóm các chuyên gia chính sách Mỹ về Hàn Quốc, ông Lee dường như quyết tâm dành ưu tiên cho liên minh với Mỹ, yêu cầu CHDCND Triều Tiên có đi có lại, ngừng các nhượng bộ lớn về kinh tế đối với CHDCND Triều Tiên cho tới khi nước này từ bỏ các chương trình hạt nhân và hoạch định một vai trò toàn cầu tham vọng hơn cho Hàn Quốc. Trong quá khứ, dường như các tổng thống Hàn Quốc lo lắng ít hơn về các hoạt động hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và lo lắng nhiều hơn về các phản ứng của Mỹ trước những hoạt động này. Ngày nay, có nguy cơ rằng phe bảo thủ ở Hàn Quốc có thể lo ngại Mỹ cuối cùng sẽ chấp nhận vị thế hạt nhân mới của CHDCND Triều Tiên. Chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên có thể thành công nếu chính phủ Mỹ và Hàn Quốc không hợp tác chặt chẽ với nhau. Điều này đòi hỏi hai bên cần tin tưởng lẫn nhau trong các cuộc tư vấn song phương.

Vào ngày 13.10.2011, tổng thống Lee Myung Bak đã có chuyến thăm Mỹ, trong cuộc họp cấp đã khẳng định, mối quan hệ Mỹ - Hàn đang trong giai đoạn tốt nhất trong nhiều thập kỷ qua. Chính phủ hai nước đã gác những bất đồng trong quá khứ sang một bên và áp dụng chính sách chung trên nhiều vấn đề của quốc tế. Hai nước cũng phối hợp chặt chẽ, ủng hộ các chính sách của nhau về an ninh khu vực, an ninh hạt nhân, Afghanistan và hỗ trợ phát triển. Đặc biệt, trong chuyến thăm gần đây của ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung Hwan, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhấn mạnh quan hệ đối tác của chúng ta đã vươn ra toàn cầu. Vấn đề là sự hòa thuận này đã thực sự làm cho quan hệ giữa Hàn Quốc, Mỹ và các bên quan trọng thứ ba, như CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc trở nên tồi tệ hơn. Các quốc gia này lo sợ quan hệ đối tác Mỹ - Hàn sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích của họ trong khu vực, và là nhân tố khiêu khích tiềm tàng đối với CHDCND Triều Tiên. Với tinh thần đó, liệu Mỹ và Hàn Quốc có thực sự tiếp tục ưu tiên quan hệ song phương bằng mọi giá. Chắc chắn, cho đến khi có sự cân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022