Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 16

nhắc lại, quan hệ giữa hai nước vẫn đang phủ một màu hồng, ít nhất là bởi vì tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đã ưu tiên phát triển quan hệ với Mỹ. Điều này trái ngược với chính quyền Tổng thống Kim Dae Jung và Roh Moo Hyun, những người luôn xem Mỹ là trở ngại để Hàn Quốc cải thiện quan hệ với CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Hai lãnh đạo này đã làm rất ít để ngăn chặn các cuộc biểu tình chống Mỹ tại Hàn Quốc. Điều này hoàn toàn trái ngược với ông Lee, vốn rất nỗ lực gắn kết Hàn Quốc với Mỹ. Một lý do khác giải thích cho mối quan hệ lành mạnh này là chính quyền Obama luôn ủng hộ quan điểm của Hàn Quốc đối với CHDCND Triều Tiên.

So với quan hệ Hàn – Mỹ thì quan hệ Hàn – Nhật gặp nhiều khó khăn và trở ngại hơn. Nhật Bản là nước láng giềng có mối quan hệ truyền thống lâu năm với Hàn Quốc. Trong những năm gần đây, mặc dù giới chính trị hai nước đã cố gắng hâm nóng mối quan hệ bằng các cuộc viếng thăm giữa hai nước nhưng vẫn không lấp được lỗ hổng trong mối quan hệ như những vấn đề mang tính lịch sử ăn sâu vào tiềm thức người dân Hàn Quốc hay vấn đề biên giới trên biển giữa hai nước. Tuy nhiên, vượt trên mối lo ngại đó, hai nước vẫn duy trì mối quan hệ đối tác tin cậy lẫn nhau.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Nhật Bản đã tích cực đẩy mạnh chính sách ngoại giao xin lỗi Hàn Quốc vì quá khứ, Hàn Quốc đã đáp lại với thái độ tích cực bằng việc vào năm 1984, tổng thống Hàn Quốc đã sang thăm Nhật khởi đầu cho các hội nghị thượng đỉnh diễn ra hàng năm giữa hai nước.

Kể từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Hàn Quốc nhận thức rằng hợp tác với Nhật Bản đã và đang không còn giới hạn ở những vấn đề song phương mà còn mở rộng ra sự quan tâm chung đối với ổn định và phồn vinh trong khu vực Đông Bắc Á và các vấn đề toàn cầu khác. Vào ngày 25.2.2008, trong cuộc hội đàm cấp cao Hàn – Nhật nhân dịp Tổng thống Lee Myung Bak nhậm chức, lãnh đạo hai bên đã cùng nhất trí thực hiện chương trình viếng thăm ngoại giao cấp cao định kì. Vào tháng 6.2009, trong cuộc viếng thăm Nhật Bản của Tổng thống Lee Myung Bak, hai bên đã thiết lập mặt trận chung chống lại tham vọng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Hai nước cũng thúc đẩy vòng đàm phán 5 bên không

có sự tham gia của CHDCND Triều Tiên với mục đích tạo ra tiến triển trong việc nối lại vòng đàm phán 6 bên. Về vấn đề tranh chấp biển đảo với Nhật Bản, vào năm 2008, sau khi Nhật thông báo sẽ đưa nội dung miêu tả về quần đảo Dokdo vào sách hướng dẫn cho giáo viên trung học làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình của người dân Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đã tỏ rò quan điểm của mình ngay sau đó bằng việc triệu hội Đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản về nước và tiến hành tăng cường tuần tra tại khu vực đảo có tranh chấp kể trên. Phát biểu trước giới báo giới trước khi về nước Đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản Cuôn Chun Hi Un cho biết, ông đã chuyển tới Nhật Bản thông điệp phản đối của Hàn Quốc, nhấn mạnh hành động của Nhật Bản sẽ gây ảnh hưởng tới quan hệ hai nước và làm mất đi sự ủng hộ của Hàn Quốc đối với Nhật Bản trên các diễn đàn quốc tế. Ông này cảnh báo những căng thẳng mới có thể phá hỏng kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh song phương tại Seoul cũng như hội nghị ba bên cùng với Trung Quốc tại Tokyo, dự kiến diễn ra vào thời gian tới.

Tuy nhiên, ý thức được tầm quan trọng của quan hệ Hàn – Nhật trong khu vực, Hàn Quốc vẫn cố gắng xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản, một đối tác hướng tới tương lai. Làm được như vậy sẽ tạo ra một mối quan hệ ổn định, tích cực hợp tác mà cơ sở của nó là sự chia sẻ các giá trị chung của các nền dân chủ. Thực tế cho thấy, kể từ cuộc vận động tranh cử cho tới nay, tổng thống Lee luôn chủ trương củng cố quan hệ với Nhật Bản. Bằng chứng là ông thực thi chính sách gác lại quá khứ và hướng tới tương lai, ông tỏ ra khá trung thành với những cố gắng thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản của hai người tiền nhiệm mà chưa gặp một rắc rối nào.

Vào ngày 8.12.2011 Hàn Quốc tuyên bố về kế hoạch xây dựng một cầu tàu hải quân của Hàn Quốc tại cảng Sadong trên đảo Ulleung, điều này có thể sẽ khiến quan hệ giữa Hàn Quốc với Nhật Bản thêm căng thẳng. Hoạt động xây dựng này được cho là tăng cường yêu sách chủ quyền trên quần đảo Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima) đang tranh chấp giữa 2 nước. Căn cứ hải quân dự kiến sẽ được khởi công vào đầu năm 2012 và đưa vào hoạt động từ 2015, với một cầu tàu rộng 300 mét đủ để tiếp nhận tàu khu trục Aegis cũng như tàu sân bay nặng

14.000 tấn của Hàn Quốc. Bộ Đất đai - Giao thông vận tải - Hàng hải Hàn Quốc sẽ chi 217,5 tỷ won (183 triệu USD), phần còn lại sẽ do Bộ Quốc phòng chi trả[67]. Ulleung là đảo thuộc lãnh thổ Hàn Quốc gần nhất với quần đảo Dokdo. Hàn Quốc hy vọng, căn cứ mới này sẽ giúp tàu của nước này tới các hòn đảo khác nhanh hơn, như vậy sẽ giúp củng cố yêu sách chủ quyền lãnh thổ trên Dokdo/Takeshima.Tàu Hải quân Nhật Bản chỉ mất dưới 3 giờ đồng hồ để đến Dokdo/Takeshima từ quần đảo Oki thuộc quận Shimane. Trong khi đó từ Ulleung, tàu Hàn Quốc sẽ có thể tới đảo Dokdo trong khoảng 90 phút, so với 4 giờ nếu đi từ cảng Jukbyeon ở Uljin, tỉnh Bắc Gyengsang. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Hàn - Nhật trở nên căng thẳng xung quanh vấn đề chủ quyền đảo Dokdo/Takeshima. Đầu tháng 8.2011, người dân Hàn Quốc đã biểu tình phản đối mạnh mẽ việc ba nghị sĩ bảo thủ Nhật Bản đến Seoul và dự định thăm đảo Ulleung. Người Hàn Quốc coi chuyến đi này là nỗ lực để Nhật Bản thúc đẩy yêu sách chủ quyền trên bán đảo đang tranh chấp. Hàn Quốc cũng đã mạnh mẽ phản đối Sách trắng quốc phòng 2011 của Nhật Bản, trong đó mô tả quần đảo Dokdo/Takeshima là thuộc lãnh thổ Nhật Bản. Quần đảo Dokdo/Takeshima là nhân tố gây căng thẳng trong quan hệ ngoại giao Nhật - Hàn trong nhiều thập kỷ qua. Hàn Quốc liên tục bác bỏ yêu sách chủ quyền của Nhật Bản đối với Dokdo/Takeshima. Hàn Quốc lập luận rằng khi giành được độc lập họ cũng đã lấy lại chủ quyền đối với tất cả các lãnh thổ của mình, bao gồm Dokdo/Takeshima và nhiều hòn đảo khác xung quanh bán đảo Korea. Quyết định xây dựng căn cứ hải quân trên đảo Ulleung và kế hoạch tương tự trên đảo Jeju, nằm trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng quốc phòng và mở rộng khả năng phòng thủ của Hàn Quốc.

Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, ngân sách quốc phòng của nước này trong năm 2012 sẽ tăng 5,6% so với năm 2011. Ngân sách 33,1 nghìn tỷ won được chi để tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội và củng cố phòng thủ 5 hòn đảo dễ bị tấn công. Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cũng có kế hoạch mua thiết bị chiến đấu mới, cải thiện các cơ sở y tế quân sự và thúc đẩy đầu tư nghiên cứu quốc phòng. 25,8 tỷ won sẽ được dành cho một chương trình đào tạo chuyên gia

chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng của khủng bố mạng. Hàn Quốc đã ký hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD với Boeing để mua 4 chiếc máy bay tuần tra có tên gọi Mắt Hòa bình. Loại máy bay này có radar có thể phát hiện 1.000 mục tiêu, trong bán kính 370 km. Chiếc máy bay đầu tiên đã hạ cánh tại căn cứ không quân ở Gimhae, khoảng 450 km về phía Đông Nam của Seoul vào tháng 8.2011[67]. Tuy nhiên, căn cứ hải quân tại đảo Jeju được xây dựng để chống lại mối đe dọa an ninh từ CHDCND Triều Tiên. Có vẻ đối với Hàn Quốc yêu sách đòi chủ quyền của Nhật Bản không nguy hiểm bằng các mối đe dọa khác nên phản ứng của Hàn Quốc (xây dựng căn cứ hải quần trên đảo Ulleung) dường như hơi thái quá. Vấn đề chủ quyền trên đảo Dokdo/Takeshima có giá trị về tình cảm hơn là chiến lược đối với Hàn Quốc và rò ràng là quá khứ lịch sử đang định hình chính sách quốc phòng của Hàn Quốc đối với Nhật Bản. Thực tế, trong chính sách quốc phòng hiện tại của Nhật Bản, không có dấu hiệu nào chứng tỏ họ đang quay trở lại với quá khứ bành trướng quân sự. Vì vậy, Hàn Quốc nên xây dựng chiến lược an ninh căn cứ vào thực tế ngày nay chứ không nên bị chi phối bởi quá khứ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Tuy vậy, có thể thấy rằng, trong thời gian qua, Hàn Quốc luôn chủ động khai thông các quan hệ với Nhật Bản, đặc biệt là quan hệ chính trị - ngoại giao. Với chính sách ngoại giao con thoi, tổng thống Lee tìm mọi cách vượt qua các trở ngại lịch sử với người Nhật Bản. Dường như đây là sự lựa chọn thích hợp trong bối cảnh hai nước này có mối quan hệ vừa là đồng minh vừa là kẻ thù cũ. Hy vọng sự gần gũi hơn nữa của Nhật Bản sẽ lẽ điểm tựa vững chắc giúp Hàn Quốc vượt qua khó khăn trong việc giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện nay.

Đối với Nga và Trung Quốc, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hàn Quốc duy trì mối quan hệ đối kháng do khác nhau về ý thức hệ. Liên Xô và Hàn Quốc ngay từ khi Hàn Quốc đi theo con đường TBCN đã có sự đối đầu về ý thức hệ. Hàn Quốc trong thời kỳ này thi hành chính sách quân phiệt, từng đưa quân đi xâm lược các nước khác dưới ngọn cờ của Mỹ và Liên Xô đã kịch liệt lên án việc này. Vì thế hai bên đã không có quan hệ ngoại giao chính thức. Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, khi Nga đưa ra chính sách Triều Tiên và thiết lập quan hệ với

Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 16

Hàn Quốc đã được Hàn Quốc tích cực tiếp nhận. Đặc biệt, khi Tổng thống Kim Dae Chung lên nắm quyền vào năm 1998, hiểu rò được vai trò quan trọng của Nga trong việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên nên Hàn Quốc đã rất đề cao sáng kiến của Nga về tổ chức hội nghị 6 bên: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên. Đến tháng 5.1999, Tổng thống Kim Dae Chung sang thăm Nga, tại cuộc gặp thượng đỉnh hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh hai bên nhất trí rằng việc củng cố quan hệ đối tác mang tính xây dựng và bổ sung lẫn nhau là quan điểm chỉ đạo quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai quốc gia trước thềm thế kỷ 21. Năm 2000, khi V.Putin lên nắm quyền, Hàn – Nga đã ra tuyên bố chung Nga – Hàn trong đó đề cập đến vấn đề quan hệ song phương và quốc tế cùng tầm chiến lược và dài hạn, và nhiều thỏa thuận trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hàn Quốc đánh giá cao quan điểm của Nga đó là ủng hộ việc tiếp xúc liên Triều, vấn đề Triều Tiên phải do người Triều Tiên tự quyết, thông qua đàm phán chính trị - ngoại giao.

Đối với Trung Quốc, cũng giống như với Nga, Hàn Quốc nhận thức được trong bối cảnh quốc tế mới, Trung Quốc là một nước lớn và có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc thiết lập quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và duy trì mối quan hệ hữu hảo, hợp tác trên mọi lĩnh vực trong đó chú trọng phát triển kinh tế- thương mại, cùng nhau góp phần cống hiến quan trọng cho việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, phồn vinh của khu vực. Gần đây nhất, sự kiện đã làm mối quan hệ Hàn – Trung nóng lên đó là việc cảnh sát Hàn Quốc bị ngư dân Trung Quốc đâm chết ngày12.12.2011, tổng thống Lee Myung Bak tuyên bố sẽ thăm chính thức Trung Quốc 3 ngày (9.1 – 11.1.2012) nhân kỉ niệm 20 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ khi lên nắm quyền tháng 12.2007 đây là chuyến thăm Trung Quốc thứ 6 của Tổng thống Lee Myung Bak. Chuyến thăm đầu tiên của ông diễn ra trong 4 ngày từ 27.5 tới 30.5.2008 ngay sau khi ông lên làm tổng thống nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế buôn bán hai nước. Báo chí Hàn Quốc ngày 7.1.2012 cho biết nghị trình chủ yếu trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của tổng thống Lee Myung Bak bao gồm ba vấn đề lớn: Một là, vấn đề an ninh và ổn định bán đảo Triều Tiên.

Bởi vì sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong IL qua đời tình hình CHDCND Triều Tiên xuất hiện nhiều nhân tố không xác định đe dọa an ninh của Hàn Quốc. Là nước có quan hệ khăng khít, gắn bó với CHDCND Triều Tiên, nên Trung Quốc sẽ giữ vai trò quan trọng trong ổn định cục diện của CHDCND Triều Tiên cũng như bán đảo Triều Tiên. Hai là, hai bên thảo luận khởi động cuộc đàm phán về Khu mậu dịch tự do hai nước (FTA). Ba là, vấn đề tàu cá Trung Quốc xâm nhập phi pháp vào vùng biển Hàn Quốc và vấn đề đảm bảo an ninh trên biển.

Tờ “Tin kinh tế Seoul” ngày 4.1.2012 cho rằng nghị trình quan trọng nhất của tổng thống thăm Trung Quốc lần này là vấn đề hòa bình và ổn định bán đảo Triều Tiên. Trong “Thông điệp đầu năm” ngày 2.1.2012, tổng thống nói: “Mục tiêu lớn nhất đối với Hàn Quốc hiện nay là thực hiện hòa bình, ổn định bán đảo Triều Tiên”[66]. Ông cho rằng hiện nay vẫn tồn tại khả năng CHDCND Triều Tiên tiến hành khiêu khích Hàn Quốc, nên chính phủ sẽ tiếp tục tiến hành trao đổi và hợp tác chặt chẽ hơn với các nước hữu quan. Các nước láng giềng cũng hy vọng sự hòa dịu trong quan hệ hai nước sẽ có lợi cho giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên, một điểm nóng trong khu vực và thế giới hiện nay.

3.2.2 Về kinh tế

Sau chiến tranh, Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, đất nước bị tàn phá nặng nề, thiếu thốn về cơ sở vật chất, hạ tầng, công nghiệp lạc hậu, dân số đông, thất nghiệp tràn lan, người dân rơi vào tình cảnh túng đói . Trong tình cảnh này, Hàn Quốc đã chọn con đường thoát ra bằng kinh tế. Và trong giai đoạn này, Hàn Quốc nhận thức được rằng việc mở rộng quan hệ kinh tế với Mỹ là một việc làm cần thiết và lâu dài. Trong quan hệ kinh tế với Mỹ, thời kỳ đầu, Hàn Quốc chủ yếu nhận viện trợ của Mỹ. Từ năm 1953 đến năm 1962, 95% viện trợ nước ngoài cho Hàn Quốc là của Mỹ, chiếm tới 8% GDP của Hàn Quốc, hầu hết đây là những khoản viện trợ không hoàn lại[32]. Điều này đã giúp cho nền kinh tế của Hàn Quốc nhanh chóng phục hồi, ngày càng hội nhập vào thị trường quốc tế. Ngoài ra, Hàn Quốc còn nhận các hình thức viện trợ khác như hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi.

Vào giữa những thập niên 1980, tổng vốn chủ sở hữu trực tiếp nước ngoài đầu tư tại Hàn Quốc là 1 tỷ USD [32]. Thực tế là kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc vào thương mại nước ngoài sẽ làm cho thị trường trong nước dễ bị biến động theo thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường trong nước của Hàn Quốc vào cuối những năm 80 đã làm giảm sự phụ thuộc này. Đến cuối những năm 1980, Hàn Quốc gặp phải những vấn đề phức tạp trên con đường phát triển như khủng hoảng mô hình tăng trưởng, phân phối thu nhập...Vì vậy Hàn Quốc đã chọn mô hình phát triển chiến lược quốc gia là gia nhập hàng ngũ các nước tư bản phát triển, bằng việc triển khai nhiều biện pháp tích cực trong đẩu tư, hoạt động thương mại. Nhờ vậy, Hàn Quốc có thể cạnh tranh với Nhật Bản và Mỹ trong một số lĩnh vực đặc biệt là về các sản phẩm kỹ thuật cao.

Quan hệ Hàn - Mỹ đã tạo nên lực đẩy phát triển cho nền kinh tế Hàn Quốc trong suốt nhiều thập niên, với những khoản viện trợ to lớn của mình, Mỹ đã kéo Hàn Quốc thoát ra khỏi đống đổ nát sau chiến tranh nhằm phục vụ cho những ý đồ chiến lược của Mỹ tại Đông Bắc Á. Trong những năm tiến hành công nghiệp hóa phát triển kinh tế - xã hội, Hàn Quốc nhận được nhiều sự giúp đỡ và được hưởng một thị trường mở rộng cửa của Mỹ. Từ thập niên 1980, những xung đột thương mại xuất hiện và ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Nguyên nhân là khi mối quan hệ đã được đặt trên cơ sở các nhu cầu thực sự lợi ích cho cả hai phía, một mặt nó phản ánh cách tiếp cận đúng đắn thiết thực của cả hai bên, song mặt khác những khó khăn thực sự cũng nảy sinh. Tuy nhiên, cả hai nước đều có nhiều nỗ lực để giải quyết xung đột nhằm gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển quan hệ trong tương lai.

Rò ràng do tầm vóc, vị trí của hai đối tác trong mối quan hệ song phương, sự nhượng bộ của Hàn Quốc đối với Mỹ trong những trường hợp cần thiết là điều Chính phủ Hàn Quốc phải cân nhắc. Chiến tranh lạnh kết thúc, khả năng tăng cường hợp tác kinh tế, cùng tồn tại hòa bình giữa những nước có chế độ chính trị khác nhau ngày càng phát triển. Thế nhưng, đối với Hàn Quốc, dù đã thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế, mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới, Mỹ vẫn là đối tác chiến lược rất quan trọng của họ. Điều này cũng

dễ hiểu vì cho dù chất kết dính của liên minh Hàn - Mỹ không còn đậm đặc như những thập niên trước đây nhưng những thách thức mới trên bán đảo lại tiếp tục nảy sinh, nhất là thách thức an ninh từ CHDCND Triều Tiên và sự tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc khác tại khu vực… đang tiềm ẩn những nguy cơ khó lường đối với quyền lợi của Hàn Quốc và Mỹ buộc cả hai phải chú ý nhiều hơn đến những vấn đề liên quan đến an ninh, chính trị và kể cả kinh tế của mình tại khu vực. Nhiều bất đồng đã phát sinh trong quá trình triển khai quan hệ kinh tế Hàn - Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh.

Song duy trì tình bạn bấy lâu trong bối cảnh đầy biến động như hiện nay vẫn là điều cần thiết đối với cả Hàn Quốc lẫn Mỹ. Nhìn lại lịch sử quan hệ thương mại Hàn - Mỹ kể từ thời điểm 1948 có thể khẳng định, dẫu có những thăng trầm nhất định nhưng quan hệ thương mại Hàn - Mỹ đã phát triển nhanh chóng, toàn diện và sâu sắc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế Hàn Quốc. Ở vị trí của Hàn Quốc trong thời gian xác định từ 1948 đến nay, thực sự họ đã làm được một việc không dễ dàng đấy là tranh thủ Mỹ - một nước có lịch sử đối ngoại cực kỳ linh hoạt, nhạy bén và cũng rất thực dụng. Chiến tranh lạnh kết thúc, Hàn Quốc tiếp tục khai thác tối đa thị trường rộng lớn của Mỹ. Dù cho nhiều vấn đề trong quan hệ thương mại giữa hai nước đã nãy sinh, Mỹ vẫn là một đối tác chiến lược quan trọng và không thể thiếu của Hàn Quốc.

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Vì vậy, việc tìm hiểu quan hệ Hàn - Mỹ nói chung và quan hệ thương mại Hàn – Mỹ nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết. Dĩ nhiên, Việt Nam không thể áp dụng nguyên xi các nội dung và bước đi cũng như các biện pháp đã thực hiện ở Hàn Quốc bởi vì bối cảnh quốc tế và đặc điểm dân tộc giữa hai nước có những khác biệt. Nhưng việc tham khảo, học hỏi những kinh nghiệm lịch sử về chiến lược công nghiệp hóa và đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển hoạt động dịch vụ cũng như chính sách đối ngoại, đặc biệt là quan hệ với Mỹ của Hàn Quốc, từ đó phân tích, rút ra

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí