Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 10

thường hóa quan hệ năm 1999 và năm 2003 lần đầu tiên đột phá tới mức 1 tỷ USD. Con số này chiếm 43% tổng kim ngạch thương mại của CHDCND Triều Tiên. Trong 6 tháng đầu năm 2004, kim ngạch mậu dịch song phương tăng lên 37% so với cùng kỳ năm trước, đạt 510 triệu USD[61]. Mấy năm gần đây, hợp tác kinh tế Trung- Triều không chỉ giới hạn ở việc Trung Quốc viện trợ cho CHDCND Triều Tiên, mà còn liên quan đến hợp tác trên nhiều mặt: năm 2003, Tập đoàn Gấu mèo Trung Quốc đã cùng với một công ty của CHDCND Triều Tiên thành lập công ty liên doanh sản xuất một loạt các sản phẩm tiêu dùng, tháng 3.2004 một công ty của CHDCND Triều Tiên đã cùng một công ty phần mềm nổi tiếng của Trung Quốc ở Thẩm Dương thành lập công ty liên doanh, tháng 5.2004, 18 công ty của Trung Quốc đã tham gia triển lãm hàng hóa quốc tế tổ chức ở Bình Nhưỡng. Ngoài ra, hai bên còn tích cực quy hoạch chiến lược phát triển giữa CHDCND Triều Tiên với khu vực Đông Bắc Trung Quốc.

Những thay đổi này trước hết là kết quả của chính sách cải thiện quản lý kinh tế của CHDCND Triều Tiên, cũng là kết quả của việc Trung Quốc vận dụng thái độ tích cực đối với CHDCND Triều Tiên. Mấy năm gần đây Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác kinh tế trong quan hệ với các nước xung quanh, tức ổn định quan hệ kinh tế và cùng nhau phát triển là điều then chốt để khu vực này giảm bớt sự phòng ngừa đối với Trung Quốc và phát triển lành mạnh hơn nữa quan hệ ngoại giao. Nhưng những cố gắng này nẩy sinh ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của CHDCND Triều Tiên vẫn còn chưa thể xác định rò.

Từ trước tới nay Trung Quốc vẫn là chỗ dựa chủ yếu của Triều Tiên về nhiều mặt trong lĩnh vực kinh tế. Năm 2006, tổng kim ngạch buôn bán của CHDCND Triều Tiên với các nước là 2 tỉ USD, trong đó 1,6 tỉ USD với Trung Quốc, tức chiếm tới 70%. Trong những năm qua, kim ngạch buôn bán hai nước tăng lên đáng kể từ 490 triệu USD năm 2000 tăng lên gần 2,7 tỉ USD, tăng gấp 5 lần. Trung Quốc cũng là nước đầu tư chủ yếu vào Triều Tiên, năm 2009 tới trên 2 tỉ USD, chiếm trên 70%. Báo chí Hàn Quốc cho biết năm 2009, CHDCND Triều Tiên tiến hành cải cách giá, lương, tiền nhưng bị thất bại, dẫn tới tình hình

chính trị, xã hội mất ổn định, vì vậy Trung Quốc phải viện trợ khẩn cấp tới 10 tỉ USD để ổn định lại tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cho CHDCND Triều Tiên[61].

Hiện nay Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên vẫn đang nỗ lực thúc đẩy quan hệ về kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên, dù đã trải qua 50 năm quan hệ ngoại giao nhưng tình hình quan hệ kinh tế hai nước cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn. Có thể thấy rò tình hình này thông qua việc phân tích sự kiện nổi bật trong quan hệ kinh tế của hai nước gần đây nhất.

Vào ngày 15.12.2011 CHDCND Triều Tiên đã ban hành luật đặc khu kinh tế góp phần phát triển quan hệ kinh tế Triều-Trung ở Hwanggeumpyeong. Tình hình này tạo ra triển vọng về việc phát triển mạnh các đặc khu trong tương lai. Thông qua báo chí cho biết Luật đặc khu kinh tế đảo Hwangeumpyeong-Wihwa đã được thông qua theo sắc lệnh của Ủy ban thường trực của Hội nghị nhân dân tối cao CHDCND Triều Tiên, nhưng không đề cập đến các nội dung chi tiết. CHDCND Triều Tiên đã xây dựng các nội dung luật đặc khu kinh tế, trong đó đề cập cụ thể tới các thủ tục thuế, phương án thu hút và duy trì vốn nước ngoài một cách hiệu quả. Các quan chức ngành kinh tế của Trung Quốc đã xem xét các nội dung của dự luật này. Nội dung chủ yếu của dự luật này được biết là giống với những dự luật của Trung Quốc được thực hiện thành công khi áp dụng vào các đặc khu kinh tế tiêu biểu của nước này. Tiến sĩ Jo Bong-hyeon thuộc Viện nghiên cứu kinh tế ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK) giải thích rằng “Theo như chúng tôi được biết, luật đặc khu kinh tế mà CHDCND Triều Tiên mới ban hành có nhiều đãi ngộ dành cho các doanh nghiệp đang đầu tư ở đặc khu kinh tế đảo Hwangeumpyeong và Wihwa. Tôi nghĩ chắc chắn đó sẽ là những ưu đãi về thuế. Các doanh nghiệp đang đầu tư sẽ được miễn thuế trong một thời gian nhất định. Sau đó, họ được hưởng những đãi ngộ về thuế quan hay những hình thức hỗ trợ, để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt trên địa bàn này”[61]. Cụ thể là sẽ có những điều khoản quy định miễn thuế xuất nhập khẩu các sản phẩm hay nguyên liệu vì mục đích đầu tư. Dự luật này cũng bao gồm các nội dung quy định việc sử dụng hay sa thải người lao động CHDCND Triều Tiên, việc vận hành doanh

nghiệp hay thanh lí, phá sản… Trung Quốc đã thuê đặc khu này trong vòng 50 năm. Dự luật này có lẽ cũng đề cập đến những nội dung liên quan tới các chính sách ưu đãi cho thuê đất đối với các doanh nghiệp đầu tư vào đặc khu.

CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc đã chính thức khởi công dự án phát triển khu vực Hwanggeumpyeong rất quy mô vào tháng 6.2011. Hwanggeumpyeong và Wihwa là vùng đảo tiếp giáp với Shinuiju và Đan Đông thuộc vùng biên giới giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, đóng vai trò cửa ngò của hợp tác kinh tế Triều- Trung. Vụ trưởng Vụ hành chính đảng Lao động CHDCND Triều Tiên Jang Song Thaek, đồng thời là em rể của Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh, cùng nhiều nhân sự cấp cao của hai nước đã tham dự sự kiện này. Khi ấy, CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố việc phát triển đặc khu Hwanggeumpyeong là nhằm góp phần vào việc nâng cao đời sống của người dân. Theo văn bản Tóm tắt kế hoạch phát triển chung đảo Hwanggeumpyeong Triều-Trung mà Ủy ban đầu tư hợp tác của CHDCND Triều Tiên và Bộ thương mại Trung Quốc đã kí tháng 12.2010, hai nước sẽ có kế hoạch xây dựng 4 cụm công nghiệp trong đặc khu Hwanggeumpyeong, bao gồm khu công nghiệp thông tin, khu công nghiệp văn hóa du lịch, khu công nghiệp công trình hiện đại và khu công nghiệp gia công. Theo tiến sĩ Ho Bong Hyeon, phát triển đảo Hwanggeumpyeong và Wihwa là dự án được thực hiện theo đề nghị của CHDCND Triều Tiên với Trung Quốc. Theo dự kiến, CHDCND Triều Tiên sẽ khuyến khích phát triển ngành gia công cần nhiều nhân công, tiếp theo là sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo mô hình nông nghiệp hiện đại. Trong lĩnh vực văn hóa du lịch, CHDCND Triều Tiên dự kiến xây dựng các công trình và lắp đặt trang thiết bị nhằm phát triển về triển lãm, công diễn, văn hóa, truyện tranh và phim hoạt hình. Trong lĩnh vực công nghiệp thông tin, CHDCND Triều Tiên chú trọng đẩy mạnh công nghệ IT, lấy việc phát triển phần mềm làm trọng tâm… Như vậy có thể nói, đây là dự án có kế hoạch duy trì nhiều nội dung rất đa dạng. Vì vậy, nếu đặc khu kinh tế Triều- Trung đi vào hoạt động, không chỉ các ngành công nghiệp cơ bản được phát triển, việc xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng cũng sẽ được thực hiện. Khái niệm cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm phát triển hải cảng, mở rộng mạng lưới đường bộ

liên kết giữa CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc, tu sửa và nâng cấp sân bay của Trung Quốc ở khu vực lân cận.

Trong trường hợp dự án phát triển đặc khu hoàn thành, khoảng 300 nghìn người lao động của CHDCND Triều Tiên sẽ có việc làm ở Hwanggeumpyeong. Quy mô dự án này lớn gấp 5 lần khu công nghiệp Gaesung. Chỉ tính riêng thu nhập dự tính của đặc khu này đã là khoảng 300 triệu USD/năm. Nhưng trên thực tế, dự án gần như đình trệ kể từ sau lễ khởi công. Hwanggeumpyeong vẫn là cánh đồng trống như trước. Trong khi đó, dự án phát triển đặc khu kinh tế Nason khởi công cùng thời kì lại được tiến hành với tiến độ cao, cơ sở hạ tầng xã hội cũng đã lần lượt được xây dựng. Điều này không tránh khỏi sự so sánh khác biệt. Có rất nhiều lí do về sự đình trệ tiến độ công trình, nhưng đứng về phía lập trường của Trung Quốc khi nhìn nhận về dự án đảo Hwanggeumpyeong và Wihwa thì đây không phải là dự án có giá trị kinh tế cao. Vì chỉ tính riêng khu vực Đan Đông của Trung Quốc cũng đã hình thành rất nhiều khu công nghiệp quy mô lớn. Hơn thế cho tới giờ, số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào đó vẫn còn ít, vẫn còn nhiều diện tích chưa được khai thác và đang bị bỏ trống. Còn một lí do nữa là vì Hwanggeumpyeong và Wihwa là hòn đảo, nên nếu xây dựng đặc khu thì sẽ tốn nhiều kinh phí cho cơ sở hạ tầng, mà kinh phí này lại do Trung Quốc chi trả. Vì vậy, Trung Quốc dường như muốn trì hoãn dự án. Nhưng nếu xét trên quan điểm của CHDCND Triều Tiên thì lại muốn thực hiện càng nhanh càng tốt để giải quyết các khó khăn kinh tế hiện nay. Các chuyên gia phân tích, việc CHDCND Triều Tiên ban hành luật đặc khu kinh tế mới thể hiện mong muốn thúc đẩy tiến độ dự án đảo Hwanggeumpyeong, sao cho phù hợp với các điều kiện ở đặc khu kinh tế Nason. CHDCND Triều Tiên đã mở cả văn phòng đại diện ở Hwanggumpyeong và còn định ứng dụng theo mô hình của khu công nghiệp Gaesung, vốn là biểu tượng của hợp tác kinh tế hai miền liên Triều. Trên thực tế, CHDCND Triền Tiên đã từng thất bại với thử nghiệm ở đặc khu kinh tế Nason trước đây. Sau đó vì sự phản đối của Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên cũng thất bại ở đặc khu Shinuiju. Do vậy, về mặt thực chất, chỉ có khu công nghiệp Gaesung là đặc khu chính thức. Vì thế, CHDCND Triều Tiên sẽ ứng dụng nhiều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

kinh nghiệm đã có ở khu công nghiệp Gaesung vào đặc khu này. Trên thực tế, có thể lấy một ví dụ rất rò ràng là CHDCND Triều Tiên đã mở văn phòng đại diện vào tháng 9.2011 tại Hwanggeumpyeong, nhưng nhân vật chủ chốt ở đây chính là người đảm nhận chức Phó chánh văn phòng trong dự án phát triển khu công nghiệp Gaesung. Điều đó cho chúng ta thấy ý đồ của CHDCND Triều Triên là sẽ ứng dụng mô hình phát triển nào đó của khu công nghiệp Gaesung vào việc phát triển đặc khu Hwanggeumpyeong.

Luật đặc khu kinh tế đảo Hwanggeumpyeong-Wihwa được ban hành đã đưa ra triển vọng đẩy mạnh hợp tác kinh tế Triều-Trung, đồng thời gắn kết hơn nữa mối quan hệ vốn đã rất thân thiết này. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến lo lắng rằng khi quan hệ Triều-Trung càng phát triển về kinh tế và chính trị, liệu quan hệ liên Triều và tình hình bán đảo Triều Tiên có bị can thiệp và chịu ảnh hưởng lớn hơn từ phía Trung Quốc hay không. Hiện tại, quan hệ liên Triều đang trong tình trạng bế tắc. Trong trường hợp hợp tác kinh tế Triều-Trung được mở rộng, CHDCND Triều Tiên càng bị phụ thuộc nhiều hơn. Để thành công trong hợp tác kinh tế Triều-Trung, cần phải vượt qua nhiều thử thách, ví dụ như thay đổi môi trường kinh tế chính trị trên bán đảo Triều Tiên. Việc khởi động luật đặc khu kinh tế liệu có thúc đẩy tiến độ dự án phát triển đảo Hwanggeumpyeong hay không. Có lẽ cần phải có thời gian mới có thể biết dự án sẽ dịch chuyển theo hướng nào.

Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 10

Có thể thấy mâu thuẫn tế nhị giữa hai nước Trung –Triều xoay quanh quyền chủ đạo phát triển kinh tế khu vực Đông Bắc Á của Trung Quốc không dễ xóa bỏ. Tuy gần đây hai bên bày tỏ quan tâm đến sự phát triển chung của khu vực Đông Bắc, nhưng chính phủ Trung Quốc, chính quyền địa phương ở 3 tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên rất khó đạt được sự nhất trí về triển vọng phát triển cụ thể của khu vực Đông Bắc.

2.3.2 Đối với Hàn Quốc

Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Trung Quốc duy trì quan hệ thù địch đối với Hàn Quốc. Đến năm 1992, hai nước thiết lập quan hệ và đến năm 1998 nâng cấp thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược. Mục đích chủ yếu khi đó là

tăng cường hợp tác kinh tế. Năm 2003, hai nước lại một lần nữa nâng cấp mối quan hệ song phương lên quan hệ đối tác hợp tác toàn diện, không chỉ muốn tăng cường giao lưu hợp tác trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực xã hội, văn hóa. Sau 5 năm, năm 2008, Hàn – Trung đã phát triển thành mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, chính phủ hai nước nhấn mạnh phải tăng cường hợp tác trong tất cả các mặt như chính trị, ngoại giao.

Vào ngày 8.7.2003, nhân dịp tổng thống Roh Mu Hyun sang thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc, hai nước đã ra tuyên bố chung, qua đó Trung Quốc cũng tỏ rò phương hướng chính sách đối với Hàn Quốc. Trên cơ sở nguyên tắc Hiến chương Liên Hợp Quốc, tinh thần của thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao Trung –Hàn và mối quan hệ hợp tác trong thời gian 11 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước thống nhất xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện. Trung Quốc ủng hộ Hàn Quốc phát huy tác dụng có tính xây dựng với tư cách là một bên trong công việc của bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak ngày 9-1.2012 đến Bắc Kinh (Trung Quốc) trong chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Đông Bắc Á đang có nhiều thay đổi, nhất là sau khi CHDCND Triều Tiên có nhà lãnh đạo mới. Cuộc hội đàm giữa Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tập trung vào quá trình chuyển giao quyền lực lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên sau cái chết của ông Kim Jong Il. Cả hai quốc gia đang theo dòi sát diễn biến tại CHDCND Triều Tiên sau khi diễn ra quá trình chuyển giao quyền lực. Hai bên đã thảo luận cách thức nâng cấp mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước vì lợi ích, hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất và đối tác kinh tế lớn nhất của CHDCND Triều Tiên, đã đưa ra quan điểm ủng hộ nhà lãnh đạo mới của CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un. Ngoài ra, tình hình đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Hải cũng được đề cập sau khi ngư dân Trung Quốc bị buộc tội đâm chết một cảnh sát biển Hàn Quốc trong một cuộc đột kích hồi tháng 12.2011. Vụ việc đã làm dấy lên căng thẳng quan hệ hai nước. Chuyến đi của Tổng thống Hàn Quốc diễn ra sau khi ông Kurt Campbell, trợ lý

Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tới Bắc Kinh hội đàm với các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc tập trung vào sự ổn định ở bán đảo Triều Tiên. Ông Campbell cho biết Mỹ mong muốn CHDCND Triều Tiên nên thực hiện các bước cải thiện quan hệ với Hàn Quốc và tuân thủ nghĩa vụ quốc tế. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi gần đây cho biết Trung Quốc ủng hộ CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc cải thiện quan hệ và cho rằng việc duy trì hòa bình, ổn định ở bán đảo Korea phù hợp với lợi ích chung của tất cả các bên, trong đó có CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc.

Cũng trong chuyến thăm này, tổng thống Hàn Quốc khẳng định trong quan hệ với Trung Quốc lấy an ninh và lợi ích kinh tế làm trọng để gạt sang một bên những cọ sát bất đồng và tâm lý thù hận nóng nảy nhất thời. Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị hơn nữa giữa hai nước và nhất trí tiến hành tổ chức nhiều hoạt động kỉ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2012 để nhân dân hai nước thông cảm và hiểu biết nhau hơn nữa.

Trên lĩnh vực kinh tế, từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1992, Trung Quốc và Hàn Quốc đã mở rộng, tăng cường quan hệ thương mại, kinh tế, kim ngạch buôn bán hai nước là 5 tỉ USD. Năm 2000, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đã đạt 31,3 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu là 18,5 tỷ USD và nhập khẩu là 12,8 tỷ USD. Năm 2006 tăng vọt lên tới 134,3 tỉ USD. Năm 2011 đạt 214 tỉ USD, tăng 19,7% so với năm 2010, dự kiến năm 2015 có thể đạt 300 tỉ USD. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Trung Quốc tới tháng 9.2007 đạt 21,1 tỉ USD với 19.512 dự án các loại. Kể từ năm 2004, Trung Quốc đã vượt Mỹ, Nhật Bản trở thành đối tác buôn bán lớn nhất của Hàn Quốc. Với quan hệ buôn bán này, rò ràng hai nước đều có lợi ích to lớn với nhau mà không thể dễ dàng từ bỏ. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc sau Mỹ và Nhật Bản. Quan hệ song phương trong lĩnh vực đầu tư cũng được tăng cường . Theo thống kê của Bộ ngoại giao và thương mại Hàn Quốc, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên 30 lần từ mức 6 tỷ USD năm 1992 lên 160 tỷ USD năm 2007[9, tr 160].

Ngày 25.8.2008, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thực hiện chuyến thăm Hàn Quốc, trong bối cảnh quan hệ hợp tác song phương đang phát triển mạnh, kim ngạch thương mại đạt 160 tỷ USD năm 2007 và Hàn Quốc đã đầu tư gần 39 tỷ USD vào Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo Hàn Quốc đều khẳng định, quan hệ Trung-Hàn liên tục phát triển 16 năm qua và đang trong giai đoạn tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và văn hóa - xã hội. Chuyến thăm Hàn Quốc lần này của chủ tịch Hồ đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ song phương. Hiện tại, 46.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào Trung Quốc, với tổng số vốn 38,8 tỷ USD. Đến hết năm 2007, khoảng 40.000 công ty của Hàn Quốc có văn phòng đại diện tại Trung Quốc, tạo ra khoảng 2 triệu việc làm cho người bản địa. Hai bên xem xét khả năng tiến tới một hiệp định thương mại tự do song phương[62]. Ngay trước chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Hàn Quốc và Trung Quốc đã ký kết thoả thuận hợp tác đối phó hiệu quả hơn với những thách thức kinh tế toàn cầu. Thỏa thuận này đạt được tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng chiến lược và tài chính Hàn Quốc Kang Man Soo và Chủ nhiệm Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước Trung Quốc Zhang Ping, ngày 24.8.2008, tại Seoul. Ngày 7.1.2012 Tổng thống Lee Myung Bak đến thăm Trung Quốc và một trong những nội dung chính của chuyến thăm là hai bên cùng thảo luận khởi động cuộc đàm phán về khu mậu dịch tự do hai nước (FTA). Trong khi đó, Trung Quốc lại quan tâm tới mậu dịch tự do thương mại ba bên là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trong lĩnh vực văn hoá, hợp tác, giao lưu văn hoá, khoa học-giáo dục giữa Hàn Quốc và Trung Quốc cũng hết sức mật thiết. Các tác phẩm điện ảnh của Hàn Quốc được phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc và ngược lại, số du khách Trung Quốc thăm Hàn Quốc tăng mạnh. Năm 2007, hơn 1 triệu khách Trung Quốc tới du lịch tại Hàn Quốc, tăng 589 lần kể từ năm 2003, bình quân tăng 20%/năm. Hiện tại, hai nước duy trì 800 chuyến bay trực tiếp mỗi tuần, nối 6 thành phố của Hàn Quốc với 30 thành phố của Trung Quốc. Hiện có khoảng 1 triệu người Hàn Quốc sinh sống ở Trung Quốc, trong đó 60% là sinh viên. Sinh viên Hàn Quốc chiếm tới 40% tổng số sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học của

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí