3.2.Tổ chức bộ máy thực hiện điều tiết hoạt động thu gom CTRSH
Các Sở ngành
HĐND
Thành phố
Sở KHCN & MT
UBND
Thành phố
Phòng Quản lý chất thải rắn
Phòng Quản lý môi trường
Các bộ phận, phòng ban khác.
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy điều tiết hoạt động thu gom CTRSH tại TPHCM
Sở TNMT | |
Sở Tài chính |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách can thiệp của nhà nước đối với hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM - 1
- Chính sách can thiệp của nhà nước đối với hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM - 2
- Cơ Sở Để Nhà Nước Can Thiệp Vào Thị Trường Dịch Vụ Thu Gom Chất Thải Rắn Sinh Hoạt :
- Mặt Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế:
- Các Vấn Đề Liên Quan Đến Tổ Chức Hoạt Động Của Đơn Vị Cung Ứng:
- Về Thực Hiện Hợp Đồng Thu Gom: Khi Thực Hiện Thu Gom, Ubnd Xã Có Hợp Đồng Thu Gom Với Tổ Rác Dân Lập Và Tổ Rác Cũng Có Hợp Đồng Với Chủ Nguồn Thải.
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
UBND quận/huyện | |
Phòng Tài chính kế hoạch
Các Phòng Ban khác
UBND
phường/xã
Phòng Tài nguyên & Môi trường
Thành phố tổ chức bộ máy thực hiện điều tiết hoạt động thu gom CTRSH tại 3 cấp: thành phố, quận/huyện và phường/xã. Các cơ quan sau đây có vai trò chủ yếu với các chức năng, nhiệm vụ chính sẽ được trình bày tại phụ lục 8:
3.2.1. Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố
3.2.2. Ủy ban nhân dân Thành phố
3.2.3. Sở Tài nguyên Môi trường: 3.2.3.1.Phòng quản lý chất thải rắn 3.2.3.2.Phòng quản lý môi trường
3.2.4. Sở Tài chính
3.2.5. UBND quận/huyện
3.2.6. Phòng Tài nguyên Môi trường
3.2.7. Phòng Tài chính- Kế hoạch
3.2.8. UBND Phường/xã
3.3.Các hình thức cung ứng và chất lượng dịch vụ cung ứng
3.3.1. Khu vực nhà nước:
3.3.1.1.Tổ chức hoạt động cung ứng của công ty dịch vụ công ích
Thu gom CTRSH là một trong những nhiệm vụ của các công ty DVCI. Người lao động trong các công ty DVCI được trang bị đầy đủ các phương tiện BHLĐ, được tham gia các tổ chức đoàn thể, xây dựng thỏa ước lao động tập thể…
NLĐ được trả lương theo thang bảng lương của công ty, bình quân dao động từ 3.5 triệu đồng đến 10 triệu đồng/tháng. Để được tuyển dụng, NLĐ phải tốt nghiệp Trung học phổ thông và phải qua thử việc 1 đến 6 tháng.
3.3.1.2.Đánh giá tổ chức hoạt động cung ứng của các công ty dịch vụ công ích
Điểm mạnh: Lực lượng thu gom tại các công ty DVCI vốn được tổ chức thành bộ máy quy củ từ trên 20 năm (tiền thân là các xí nghiệp công trình đô thị quận/huyện), được nhà nước đầu tư, trang bị các phương tiện thu gom, vận chuyển rác gần như hoàn chỉnh.
Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ nên công ty có nhiều thuận lợi trong ký kết các hợp đồng thu gom với các chủ nguồn thải có khối lượng phát thải lớn.
Công ty thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến quyền lợi NLĐ. NLĐ làm việc tại các công ty DVCI nhìn chung có tiền lương tương đối khá (60% lao động có mức lương trên 3 triệu đồng/tháng)
Hình 3.2: Mức lương bình quân hàng tháng của người lao động
20%
20%
10%
10%
40%
2-3t/tháng 3-4t/tháng 4-5t/tháng
Theo bậc lương
Không trả lời
Điểm yếu: Bộ máy nhiều tầng nấc trung gian (Đội, tổ, nhóm). Điều kiện tuyển dụng đòi hỏi một số tiêu chuẩn nhất định, gây khó khăn cho một bộ phận lao động.
Về mặt tổ chức, các công ty DVCI vẫn mang nặng tính hành chính. Các sinh hoạt đoàn thể, hội họp với sự truyền tải thông tin một chiều cũng có thể gây tâm lý e ngại cho NLĐ.
3.3.2. Khu vực tư nhân:
Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, lực lượng thu gom CTRSH khu vực tư nhân có nhiều mô hình tổ chức hoạt động khác nhau bao gồm: lực lượng hoạt động thu gom riêng lẻ, HTX và các loại hình doanh nghiệp.
3.3.2.1.Lực lượng thu gom hoạt động riêng lẻ:
Sự hình thành
Lực lượng thu gom hoạt động riêng lẻ- được gọi là các dây rác, các đường rác dân lập28 hay “lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập 29- được hình thành từ sau năm 1975. Ban đầu chỉ sử dụng lao động gia đình, sau thuê mướn thêm lao động.
Có một thực tế đáng quan ngại mà một số nghiên cứu gần đây đã đề cập đến là sự xuất hiện của các đầu nậu trong thu gom rác. Nghiên cứu của Trần Nhật Nguyên (2008) khái quát hình ảnh các đầu nậu như sau: Họ là “chủ các đường rác với quy mô lớn, khai thác đường rác thực sự nhằm mục đích kinh doanh”. Họ thuê mướn lao động ở các tỉnh với giá rẻ, không đảm bảo các quyền lợi của NLĐ. “Thậm chí có khu vực không trả lương cho
28 Phụ lục 1
29 Lần đầu tiên xác định tại quy chế 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998
NLĐ mà chỉ để họ thu nhặt phế liệu trên đường dây rác đó (điển hình ở quận 10)”. Bản thân họ không trực tiếp thu gom hoặc thu phí, không đăng ký ngành nghề. Cũng theo Trần Nhật Nguyên, “vấn đề đáng quan tâm ở đây là hình thức đầu nậu hoạt động như một tổ chức ngầm, chính quyền không thể can thiệp và không nắm được thông tin của các đầu nậu này”. Trong 5 phường/xã mà nghiên cứu này khảo sát, có 1 địa phương có hiện tượng chủ đường rác thu phí nhưng không trả công thu gom, chỉ cho ph p người thu gom sử dụng phương tiện thu gom của chủ đường rác và được “quyền bán các phế liệu thu gom được. Cụ thể, chủ đường rác trang bị một xe tải nhẹ thu gom, có tài xế đi cùng. Người thu gom theo xe (2 người) không được trả phí thu gom nhưng họ được tùy nghi sử dụng số phế liệu thu được trên toàn bộ tuyến thu gom. Tài xế xe tải ngoài nhiệm vụ lái xe còn có nhiệm vụ giám sát, đảm bảo những người thu gom thu gom sạch rác, tránh tình trạng họ chỉ lấy phế liệu mà không thu gom các loại rác khác
Như vậy, tình trạng “đầu nậu trong thu gom CTRSH từ trước đến nay là hiện tượng có tồn tại. Vấn đề ở chỗ cần nhìn nhận thực trạng này như thế nào. Thiết nghĩ, bất cứ hoạt động kinh tế nào của con người đều là hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, không thể đánh giá đầu nậu thông qua việc họ “khai thác đường rác thực sự nhằm mục đích kinh doanh 30. Các tổ LRDL, các HTX và các DNTN đều khai thác đường rác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Về mặt duy lý, các chủ thể này khi thuê mướn lại lao động đều muốn trả công ở
mức thấp nhất có thể. Mà giá cả lao động là sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và NLĐ. Vì vậy, chỉ có thể xử phạt các đầu nậu nếu họ cưỡng p lao động chứ hoàn toàn không thể xử phạt các đầu nậu vì họ thuê mướn lao động giá rẻ. Vấn đề duy nhất- nếu có- là ở tính chất ngầm ẩn, không tôn trọng luật pháp, tự ý hình thành sở hữu cá nhân đối với một phần thị trường dịch vụ thu gom CTRSH.
Tổ chức và hoạt động:
Các dây rác dân lập có quy mô đa dạng, từ hai đến hàng chục lao động. Mức độ trang bị phương tiện, dụng cụ lao động không giống nhau. Về cơ bản mỗi dây rác đều có xe thu gom, chổi, ky rác. Kế đến, có thể có trang bị cho NLĐ quần áo đồng phục, giày bata hoặc ủng. Tuy nhiên, rất ít trường hợp trang bị áo phản quang và nón bảo hộ. Riêng khẩu trang, phần lớn NLĐ cho biết họ tự trang bị.
30 Trần Nhật Nguyên, 2008
Do chủ trương chuyển đổi phương tiện vận tải thô sơ của thành phố từ năm 2009, các dây rác hiện thu gom chủ yếu bằng xe thùng đẩy tay 660 lít hoặc xe tải nhỏ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng trên các tuyến đường vẫn còn có các phương tiện thô sơ, tự cơi nới31. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí chuyển đổi cao so với thu nhập của một số dây rác nhỏ.
Hình 3.3: Mức độ sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động
Xe thu gom Găng tay Khẩu trang
Ủng
Áo phản quang
Không bao giờ dùng Ít dùng
Thường dùng
Nón bảo hộ
Chổi, ky rác
0%
20%
40%
60%
80% 100%
Ở nội thành, thông thường các dây rác sẽ đến thu gom trước từng hộ gia đình. Ở ngoại thành chỉ có những hộ gia đình mặt tiền mới được thu gom tận nhà. Những hộ ở hẻm thường phải chuyển rác ra đầu hẻm. Dù các phường/xã có trang bị thùng rác nhưng mức độ trang bị hạn chế32, các thùng có dung tích nhỏ (120 lít hoặc 240 lít). Thêm vào đó, ý thức
giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân chưa cao nên hầu như rác vẫn tràn lan đầu các con hẻm.
Người lao động
Người lao động làm việc cho các dây tổ LRDL ít khi có HĐLĐ bằng văn bản, chủ yếu là thỏa thuận bằng lời, về tiền công, số giờ lao động và nội dung công việc.
Có 32% NLĐ được đóng bảo hiểm, trong đó, có 17% được đóng cả 3 loại bảo hiểm, 7% được đóng một loại bảo hiểm (BHYT hoặc BHTN) và không có trường hợp nào trong số lao động được khảo sát có tham gia đóng BHXH.
31 Phụ lục 9
32 Xã Bình Chánh trang bị cho toàn xã (với diện tích 816.07 ha với 22.000 dân, 5000 hộ) 40 thùng rác từ 120l đến 240l
Chỉ có BHYT | Chỉ có BHTN | Chỉ có BHXH | |
17.1% | 7.3% | 7.3% | 0.0% |
NLĐ cũng không có các khoản phúc lợi như thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ, trợ cấp thai sản…27% lao động được phỏng vấn cho biết có được chủ dây rác thưởng tết nhưng đa số lao động phải tự đề nghị các hộ gia đình đóng thêm một khoản tiền tương đương 1 tháng phí thu gom để thưởng tết cho họ.
Tham gia các tổ chức đoàn thể:
Người lao động ở các tổ LRDL hiện nay là một hình thức của lao động tự do, ít ổn định về mặt cư trú nên việc tham gia các tổ chức đoàn thể ở các phường/xã còn hạn chế. Trước thực trạng này, năm 2004, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) của một số quận như: quận 11, quận 10, quận 3, quận Bình Thạnh, quận 6 đã tiến hành vận động thành lập Nghiệp đoàn công nhân vệ sinh dân lập hay còn gọi là Nghiệp đoàn rác dân lập. Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của công đoàn, được tổ chức theo ngành nghề. Nghiệp đoàn công nhân vệ sinh dân lập khi thành lập có quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Ban đầu, Liên đoàn lao động quận chỉ định ban chấp hành (BCH) lâm thời, duy trì hoạt động theo nhiệm kỳ 2.5 năm (Đại hội 2 lần/5 năm). Để có kinh phí hoạt động, mỗi đoàn viên đóng phí 10000đ/năm. Đoàn viên nghiệp đoàn sinh hoạt định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Qua đó, BCH phổ biến các quy định pháp luật nói chung, các chính sách liên quan đến vệ sinh môi trường nói riêng. Đây cũng là dịp để đoàn viên và BCH, LĐLĐ quận trao đổi các vấn đề xung quanh công việc thu gom rác trên địa bàn quận.
Tuy được tập hợp một cách quy củ như thế nhưng thực tế mỗi kỳ sinh hoạt chỉ thu hút khoảng từ 20% đến dưới 50% đoàn viên tham gia. Để khuyến khích đoàn viên tham dự sinh hoạt đầy đủ, một số LĐLĐ (LĐLĐ quận 10, quận 3) đã hỗ trợ một vài khoản chi như: chi tiền tham dự sinh hoạt cho mỗi đoàn viên1, chi hỗ trợ quà Tết. Ngoài ra, LĐLĐ còn đề xuất với UBND quận chi hỗ trợ cho thiếu nhi con em đoàn viên nghiệp đoàn có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp Tết thiếu nhi, Tết nguyên đán.
3.3.2.2.Mô hình hợp tác xã:
Các HTX thu gom CTRSH hoặc bổ sung thêm chức năng thu gom CTRSH hình thành từ đầu những năm 2000. Nghiên cứu của Trần Nhật Nguyên (2008) đã khảo sát cụ thể 5
HTX33 trên địa bàn TPHCM thời điểm đó cho thấy quy mô, năng lực tổ chức điều hành của các HTX còn nhiều hạn chế. Chỉ có 1/5 HTX hoạt động thu gom CTRSH trên toàn quận, còn lại chủ yếu hoạt động trong phạm vi một phường của quận. Theo điều lệ HTX, mỗi xã viên được chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp ban đầu. Tuy nhiên, do số vốn góp ban đầu thấp (từ 300.000đ đến 20.000.000đ), quản lý điều hành còn nhiều hạn chế, quy mô nhỏ…nên hầu như HTX chưa có lợi nhuận. 2/5 HTX có đóng BHXH, BHYT và BHTN cho NLĐ. Tuy số lượng còn hạn chế nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng.
3.3.2.3.Mô hình doanh nghiệp
Để hoạt động ngày càng chuyên nghiệp và mang tính độc lập hơn, một số dây rác dân lập đã lựa chọn mô hình thành lập doanh nghiệp- chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên. Khi thành lập doanh nghiệp, các tổ rác dân lập vẫn giữ lại gần như nguyên trạng tổ chức và hoạt động trước đó.
So với gia nhập HTX, thành lập doanh nghiệp sẽ tự chủ hơn trong vấn đề kinh doanh, tránh được các khó khăn do phải phân công, phối hợp thực hiện, tránh các xáo trộn về mặt tổ chức. So với các tổ LRDL, các doanh nghiệp có thể có được hợp đồng thu gom với các chủ nguồn thải là tổ chức vì giờ đây họ đã có thể xuất hóa đơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải
đóng nhiều khoản thuế hơn34 các tổ LRDL.
Qua khảo sát 4 doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ trên địa bàn huyện Bình Chánh, chỉ có 1 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn35. Chủ các doanh nghiệp đã thực hiện ký HĐLĐ, trang bị BHLĐ và mua BHYT, BHXH cho đa số NLĐ.
3.3.2.4.Đánh giá tổ chức hoạt động cung ứng của khu vực tư nhân
Điểm mạnh: Có tổ chức đơn giản, giảm thiểu chi phí hành chính, đảm bảo tính nhanh chóng trong điều hành.
Điều kiện tuyển dụng ít ràng buộc- chủ yếu là lao động có sức khỏe có thể đảm đương công việc- nên đã cung cấp việc làm cho những NLĐ thời vụ, lao động có trình độ học vấn thấp. Với đặc điểm này, khu vực tư nhân đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện thu nhập của một bộ phận dân cư. 70% lương của NLĐ khu vực tư nhân ở mức trên 3 triệu
33 HTX Trường Thịnh (Q9); HTX Thảo Điền (Q2); HTX Hiệp Thành (Q4); HTX Đoàn Kết (Q6); HTX Nông nghiệp dịch vụ Phường Linh Xuân (Q.Thủ Đức)
34 Bao gồm: 10% thuế VAT, 25% thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài (thường là 1 triệu đồng/năm- thuế môn bài bậc 4 do có vốn điều lệ dưới 2 tỷ đồng).
35 Công ty TNHH thương mại dịch vụ kỹ thuật môi trường Biển Xanh.
đồng/tháng, cộng với tiền bán phế liệu thu gom được tổng thu nhập cũng ở mức xấp xỉ 4 triệu đồng/tháng.
Hình 3.4: Mức lương bình quân hàng tháng của người lao động
2%
2%
10%
20%
22%
44%
1-2t/tháng 2-3t/tháng 3-4t/tháng 4-5t/tháng
Tùy số phí được
Không trả lời
Hình 3.5: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao độngtừ bán phế liệu thu gom
3% 2%
7%
15% 5%
Dưới 100000
Từ 100000 - 500000
44%
24%
Từ 600000 - 1000000
Từ 1000000- 1500000
Từ 1500000- 2000000
Tùy tháng Không trả lời
Điểm yếu: Đa số các đơn vị còn tổ chức và hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Các tổ LRDL không có tư cách pháp nhân nên không thể ký hợp đồng thu gom với các chủ nguồn thải lớn. Từ đó, doanh thu không nhiều nên ít đầu tư trang bị, đổi mới phương tiện thu gom dẫn đến chất lượng thu gom hạn chế.
Ngược với tình trạng trên là hiện tượng đầu nậu trong thu gom. Tuy không thể xử phạt các đầu nậu vì họ thuê mướn lao động giá rẻ nhưng cần phải xử lý các hành vi không tôn trọng luật pháp, tự ý hình thành sở hữu cá nhân đối với một phần thị trường dịch vụ thu gom CTRSH.