LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền được hưởng an sinh xã hội (ASXH) là một trong những quyền cơ bản của con người. Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã ghi nhận: Tất cả con người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH. Đảm bảo ASXH luôn là đòi hỏi tất yếu, khách quan để nhà nước thực hiện cả chức năng giai cấp và chức năng xã hội của mình.
Hệ thống ASXH là một bộ phận trong mô hình phát triển xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hoạt động của hệ thống ASXH là nơi thể hiện rõ nhất tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” của nền kinh tế thị trường, trong đó, con người luôn có được, bao gồm cả cảm nhận được một cuộc sống yên ổn và an toàn, có khả năng phòng ngừa những cú sốc và có những “chiếc phao cứu sinh” khi gặp phải những biến cố rủi ro bất thường.
Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị xã hội. Diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên. Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn. Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trong giảm nghèo, tạo việc làm, giáo dục đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện và đã được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Mặt khác, từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường thì dù muốn hay không, tự giác hay tự phát đều phải tuân theo các quy luật kinh tế thị trường, trong đó có vấn đề an sinh xã hội. Tính chất xã hội và tính chất cạnh
tranh của kinh tế thị trường tự nó đặt ra những vấn đề về xã hội và an sinh xã hội trong quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy, chính sách xã hội và an sinh xã hội không phải là sự ban ơn của nhà nước đối với dân, mà trước hết là xuất phát từ chính nhu cầu phát triển kinh tế. Đó là tính chất phổ biến của vấn đề an sinh xã hội mà ngay chủ nghĩa tư bản muốn tồn tại và phát triển cũng phải tuân theo. Tính chất phổ biến này càng được coi trọng với ý nghĩa là mục đích tự thân của định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta chuyển sang kinh tế thị trường với điểm xuất phát từ thể chế kinh tế tập trung, bao cấp trong một thời gian, nên nhận thức về an sinh xã hội trong kinh tế thị trường chưa đầy đủ về tính chất phổ biến cũng như tính chất đặc thù của chính sách an sinh xã hội ở nước ta. Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế thị trường cần phải coi trọng tính chất đặc thù của chính sách an sinh xã hội, nhờ đó phát hiện nhu cầu an sinh xã hội cùng với nguồn lực đáp ứng nhu cầu ấy.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - 1
- Chính Sách An Sinh Xã Hội Đối Với Hộ Nghèo
- Vai Trò Của Chính Sách An Sinh Xã Hội Đối Với Hộ Nghèo
- Ảnh Hưởng Của Hệ Thống An Sinh Xã Hội Tới Hộ Nghèo
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Tuy nhiên trên thực tế, hệ thống chính sách ASXH của nước ta hiện còn phân tán, chồng chéo, hiệu quả chưa cao, tạo việc làm và giảm nghèo chưa bền vững. Tỷ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao; mức trợ cấp xã hội còn thấp; giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao và giảm chậm; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn thấp; đời sống của một số bộ phận người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chưa bảo đảm được mức tối thiểu và có sự chênh lệch giữa miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mức trung bình của cả nước. Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu thống nhất trong nhận thức về nội dung, vai trò và vị trí của ASXH trong mô hình phát triển xã hội nên hệ thống ASXH chưa theo kịp sự phát triển kinh tế, nguồn lực thực hiện bảo đảm ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào Nhà nước, chưa khuyến khích người dân và các đối tác xã hội tích cực chủ động tham gia.
Nghĩa Hưng là một huyện ở phía Tây Nam tỉnh Nam Định với diện tích: 250,47 km², dân số: 202.281 người (năm 2007), 48,9% theo đạo Thiên Chúa. Huyện có 25 đơn vị hành chính bao gồm 22 xã và 3 thị trấn. Nghĩa Hưng nằm trong vùng bờ biển thuộc vùng Nam đồng bằng sông Hồng, là một huyện thuần nhất đồng bằng ven biển, Nghĩa Hưng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên nền nông nghiệp vẫn mang tính truyền thống, phụ thuộc vào thời tiết, hơn nữa Nghĩa Hưng lại có bờ biển dài nên mỗi khi có thiên tai bão lụt thì cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số hộ lâm vào tình cảnh đói nghèo. Trong những năm vừa qua, hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng đều giảm dần qua hàng năm (2011: 13,39%; 2014: 10,37%). Có được kết quả này phần lớn là nhờ các chủ trương chính sách về ASXH của chính phủ, của các cấp các ngành và sự phấn đấu nỗ lực vươn lên của các hộ nghèo tại địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện ASXH tại địa phương vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập.
Từ thực trạng của chính sách ASXH, đặc biệt là ảnh hưởng của chính sách ASXH tới nghèo đói ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tác giả chọn đề tài “Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định cần làm gì và làm như thế nào để thực hiện tốt chính sách ASXH đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách ASXH đối với hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách ASXH đối với hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hưng trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ASXH - chính sách ASXH đối với hộ nghèo.
- Đánh giá rà soát chính sách ASXH hiện hành trên khía cạnh đảm bảo tiếp cận, tham gia, thụ hưởng một cách bình đẳng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2014
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách ASXH đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách An sinh xã hội đối với hộ nghèo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Thời gian: 2011- 2014. Sở dĩ luận văn chọn mốc thời gian này để thấy được sự thay đổi về công tác ASXH của huyện 2 năm trước và sau khi tỉnh Nam Định thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ Năm BCHTW Đảng khóa XI – một số vấn đề về chính sách ASXH giai đoạn 2012- 2020. Đồng thời cũng là giai đoạn 2 năm trước và sau khi huyện Nghĩa Hưng hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa.
4. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ và hoàn thiện hơn các vấn đề lý luận về hệ thống ASXH và chính sách ASXH đối với hộ nghèo.
- Đánh giá thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chính sách ASXH đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ASXH đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách ASXH đối với hộ nghèo
Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Tình hình thực hiện chính sách ASXH đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Chương 4: Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách ASXH tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong thời gian tới
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề an sinh xã hội nói chung và ASXH đối với hộ nghèo nói riêng được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về ASXH đối với hộ nghèo và những vấn đề có liên quan đến chính sách ASXH. Có thể kể đến một số công trình, bài viết của các tác giả đã được công bố như;
Tác giả Mai Ngọc Cường trong cuốn “Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - thành thị ở Việt Nam hiện nay”, tác giả đã trình bày một số vấn đề chung về chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - thành thị hiện nay, phân tích thực trạng chính sách xã hội với di dân nông thôn - thành thị, phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách di dân nông thôn - thành thị trong thời gian tới.
Tác giả Mai Ngọc Cường trong cuốn “ Hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015” cũng đã đánh giá thực trạng của hệ thống ASXH và việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, những mặt mạnh, mặt yếu, và nguyên nhân tồn tại của hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay; phân tích xu hướng đổi mới hệ thống ASXH và hệ thống chính sách ASXH của thế giới và những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về việc xây dựng hệ thống ASXH và chính sách ASXH trong những năm tới để làm rõ các yêu cầu đặt ra đối với các vấn đề ASXH ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống tổng thể Quốc gia về ASXH ở Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2015; Đề xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước lựa chọn các mục tiêu ưu
tiên về chương trình ASXH ứng dụng vào trong công tác đổi mới hệ thống ASXH và hoạch định, thực thi hệ thống chính sách ASXH ở nước ta.
Tác giả Mai Ngọc Cường trong đề tài “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” cũng đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng hệ thống ASXH Việt Nam hiện nay trên khía cạnh các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ưu đãi xã hội, trợ giúp xã hội. Tác giả đã đánh giá chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên hiện hành và đưa ra một số phương hướng giải pháp thực hiện chính sách trong tổng thể hệ thống ASXH trong thời gian tới.
Tác giả Bùi Văn Hồng trong đề tài “Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự tạo việc làm và thu nhập” đã làm rõ khái niệm và đặc điểm chủ yếu của lao động tự tạo việc làm, thực trạng lao động tự tạo việc làm ở nước ta trong thời gian qua và đề xuất loại bảo BHXH thích hợp, các chế độ trợ cấp BHXH, cơ chế đóng và hưởng các loại BHXH đối với lao động tự tạo việc làm.
Trong cuốn “Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh hiệu quả về bảo trợ xã hội và thúc đẩy xã hội” của Ngân hàng Thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm 2008; Có nhiều bài nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng chính sách ASXH. Các tác giả đã cung cấp những cơ sở lý luận và nhiều bài học kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng chính sách ASXH.
Tiến sĩ Mạc Thế Anh trong đề tài “An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã nhìn nhận nhiều vấn đề về ASXH ở Việt Nam được thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời nhấn mạnh vai trò của BHXH trong chính sách ASXH.
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái” của Mai Ngọc Anh đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hệ thống ASXH, chính sách ASXH tới vấn đề nghèo đói. Tác giả đã đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ASXH cũng như kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách ASXH để giải quyết vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái.
Tác giả Bùi Đình Thanh trong công trình "Những quan điểm lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chính sách xã hội" (Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội, 1993) đã phân tích một cách sâu sắc khái niệm "chính sách xã hội" và trình bày những vấn đề lý luận chung về chính sách xã hội như: Quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu chính sách xã hội; tính nhân văn và tính cách mạng trong hoạch định về chính sách xã hội và cơ chế quản lý xã hội; quan hệ giữa chính sách xã hội và dân số, kinh tế cùng các tầng lớp xã hội như phụ nữ, thanh niên...
Trong công trình "Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993), tác giả Hoàng Chi Bảo đã đề cập đến các vấn đề: Lý luận chung về chính sách xã hội; cấu trúc chính sách xã hội, quan hệ của chính sách xã hội với các chính sách khác, quan hệ của chính sách xã hội với các tầng lớp, giai cấp xã hội; đổi mới chính sách xã hội trong tình hình hiện nay,...
Các báo cáo, công trình trên đều có những đề cập khác nhau về ASXH cũng như một số chính sách về ASXH đối với thế giới.
Hầu hết các công trình nghiên cứu đã đề cập và phân tích rõ cơ sở lý luận về khái niệm, vai trò của ASXH. Mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau, song tựu chung lại, ASXH được hiểu theo cả hai nghĩa: Nghĩa rộng , ASXH là toàn bộ các biện pháp của Nhà nước, cộng đồng, cá nhận nhằm đảm