Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 2

Hoàng Sa và Trường Sa. Những nghiên cứu về mảng đề tài này tiếp tục được làm dày thêm trong những thập niên gần đây với sự đóng góp của rất nhiều học giả trong và ngoài nước, trên nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, pháp luật, chính trị, kinh tế,...

Tiếp cận từ góc độ lịch sử, các tác giả như Hoàng Xuân Hãn, Lãng Hồ, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu,... đã giành nhiều tâm huyết cho mảng đề tài này. Bài viết của Hoàng Xuân Hãn về Quần đảo Hoàng Sa (1975), của Lãng Hồ về Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam (1975) đăng trên Tập san Sử - Địa số 29 cùng một số bài viết của các tác giả khác là những trang viết giá trị trong thập niên 70 của thế kỷ XX này về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông.

Cũng trong mảng đề tài đó, tác giả Nguyễn Quang Ngọc với những nghiên cứu của mình, từ đề tài Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa1 đến các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế, đã tập trung đi sâu khảo tả nhiều nguồn tư liệu về chủ quyền của Việt Nam trên các

vùng quần đảo giữa biển Đông qua các pho sách cổ (thư tịch cổ Việt Nam, thư tịch cổ Trung Quốc, tư liệu phương Tây) và qua nguồn tài liệu thực địa tại Lý Sơn - Quảng Ngãi, nhất là nguồn tư liệu từ thế kỷ XIX trở về trước (trước khi xảy ra tranh chấp, tranh biện về quần đảo Hoàng Sa). Qua những nghiên cứu đó, tác giả đã đưa ra những chứng cứ lịch sử khách quan và xác thực về lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong các bài viết đó, không chỉ các hoạt động khẳng định và thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, nhất là triều vua Gia Long và Minh Mạng, được tác giả làm nổi bật mà việc bảo vệ chủ quyền của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn cũng được tác giả đi sâu khảo tả. Đó là những bài viết về Bảo vệ chủ quyền trên biển Đông - Một hoạt động nổi bật của vương triều Tây Sơn (1999), Vua Lý Anh Tông chiến lược biển và hành dinh trại Yên Hưng (2011) hay Đội Hoàng Sa: Cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông

trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX2(2012),... Đó cũng là những nghiên cứu quý


1 Đề tài do GS. Nguyễn Quang Ngọc làm chủ nhiệm, được bắt đầu triển khai từ năm 1993.

2 Bài viết đã được in bằng tiếng Anh trong Tạp chí Khoa học Xã hội của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam: The Sovereignty of Vietnam over Paracel and Spratly Archipelagos in the 17th 1818 and

giá mà luận văn kế thừa khi tìm hiểu về các biện pháp khẳng định và thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX trên các vùng quần đảo giữa biển Đông, cũng như khi tìm hiểu khái quát về vấn đề an ninh - phòng thủ biển trong chính sách quản lý đất nước của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn. Bên cạnh những đóng góp của các nhà nghiên cứu nói trên, các tác giả như Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu cũng đã đặt nhiều mối quan tâm của mình vào mảng đề tài này. Trong những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhã như luận án Tiến sĩ Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (2002), bài viết về Việc thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa dưới triều Nguyễn (2008), Sự thành lập và hoạt động của đội Hoàng Sa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX

(2008)1,... các hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

được tác giả khảo tả từ nhiều nguồn tư liệu cũng là những trang tài liệu được luận văn tham khảo.

Điều đáng chú ý là ở mảng đề tài này, bên cạnh những chuyên khảo lịch sử, những nghiên cứu về chủ quyền đối với hai vùng quần đảo này đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác như địa lý, pháp luật, chính trị, kinh tế,... Trong đó có những bài viết dựa trên những cứ liệu lịch sử dưới góc nhìn của luật học để đưa ra những lập luận vững chắc về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác phẩm Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (bản dịch xuất bản năm 1998) của Monique Chemillier - Gendreau, dựa trên phương diện luật pháp quốc tế đã phân tích những lập luận của các bên liên quan đến cuộc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và quá trình thực thi chủ quyền lâu dài của Nhà nước Việt Nam trong lịch sử trên hai vùng quần đảo này qua những dẫn chứng lịch sử xác thực. Đó còn là bài viết Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc của Từ Đặng Minh Thu, in trong tác phẩm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (2008) hay như Nhà nước Việt Nam đã từ lâu và liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (2012) của tác giả Nguyễn Bá Diễn,... Từ khía cạnh luật pháp, các tác giả

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 2


19th Centuries: Documentations and Historical Truth (2012) in Journal of Vietnam Social Sciences, No.1 (147), p.1-9.

1 Các bài viết này đều in trong tác phẩm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (2008) [49].

đã dựa trên những chứng cứ lịch sử để minh chứng cho quá trình thực hiện chủ quyền lâu dài và liên tục của Nhà nước Việt Nam đối với các vùng quần đảo giữa biển Đông. Chính vì vậy, những nghiên cứu trên các lĩnh vực đó đã đưa ra những cách tiếp cận và những góc nhìn mới, bên cạnh góc nhìn theo chiều cạnh nghiên cứu lịch sử, giúp cho việc tìm hiểu của luận văn về những hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn trên hai vùng quần đảo này được sâu sắc và đa diện hơn .

Cũng trong thời gian gần đây, nhiều cuộc Hội thảo khoa học lớn về vương triều Nguyễn, về các vấn đề biển đảo được tổ chức nhằm đưa ra cái nhìn khách quan, khoa học và công bằng hơn đối với vương triều, giúp nhận thức đầy đủ hơn về các vấn đề biển đảo của Việt Nam như: Hội thảo về Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX tại Thanh Hóa (2008),... Từ những cuộc Hội thảo đó, nhiều tác phẩm sách được xuất bản và nhiều số chuyên đề của nhiều tạp chí được phát hành như Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta (2008) của Tạp chí Xưa & Nay; Số chuyên đề về biển, đảo Việt Nam (2009) của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển của Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế. Những công trình này giúp đề tài có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về triều Nguyễn cũng như về biển đảo để đưa ra những đánh giá khách quan và khoa học.

Tiếp cận gần hơn với đề tài, một số bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Lịch sử quân sự, Tạp chí Xưa & Nay như Khoa học quân sự triều Minh Mạng trước ảnh hưởng của phương Tây của tác giả Phạm Ái Phương (1988), Chính sách bảo vệ vùng biển Đông Bắc Việt Nam của vua Gia Long và Minh Mạng của Nguyễn Thị Phương Chi, Trần Thị Hữu Hạnh (2011), Hệ thống phòng thủ Đà Nẵng dưới triều Nguyễn (2004) của tác giả Lưu Trang hay Lưu Thị Toán với Kinh đô Huế với tuyến phòng thủ từ xa (2007) và Phòng thủ cửa biển Thuận An dưới triều Nguyễn (2010),... đã khảo tả phần nào những khía cạnh nhỏ của vấn đề.

Những chuyên khảo về triều Nguyễn như Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884) của Nguyễn Phan Quang (2002), Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn của Đỗ Bang (2011) cũng là những tài liệu tham khảo chủ yếu của luận văn khi khảo tả về chính sách an ninh - phòng thủ biển thời kỳ này. Trong đó, hệ thống công trình phòng thủ biển miền Trung dưới triều Nguyễn, nhất là vùng biển kinh đô Huế đã được khảo tả khá công phu trong Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều

Nguyễn. Sự khảo cứu các nguồn thư tịch cổ triều Nguyễn kết hợp với những kết quả khảo sát thực địa cảng biển, một số đảo, bán đảo ven biển ở miền Trung đã giúp tác giả có cái nhìn logic và những đánh giá sát thực về hệ thống các công trình phòng thủ này. Đó cũng là những kết quả nghiên cứu được luận văn kế thừa. Các công trình phòng thủ biển cũng được đặt trong cái nhìn chung về hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên, chính sách phòng thủ biển thế kỷ XIX mới chỉ được đặt trong cái nhìn tổng thể chung về hệ thống phòng thủ của nhà Nguyễn theo lát cắt một vùng địa lý (các tỉnh miền Trung).

Một số tác phẩm như Quân thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm của nhóm tác giả Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (1983); Biển với người Việt cổ do Trần Quốc Vượng và Cao Xuân Phổ chủ biên (1996) cũng được luận văn sử dụng như những tài liệu tham khảo chính. Đó là vì chính sách an ninh - phòng thủ biển của triều Nguyễn dù chưa được nghiên cứu một cách trực tiếp nhưng các tác phẩm đã cung cấp nhiều tư liệu về tình hình an ninh, quốc phòng biển của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước triều Nguyễn, giúp luận văn có cái nhìn xuyên suốt và toàn diện khi đánh giá chính sách an ninh-phòng thủ biển của nhà Nguyễn trong lịch sử.

Bên cạnh các học giả trong nước, nhiều học giả nước ngoài tuy chưa đặt hoàn toàn mối quan tâm vào việc đánh giá nền an ninh - quốc phòng biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX song một vài khía cạnh nhỏ lẻ được các tác giả đề cập cũng là những nguồn tư liệu giúp cho việc nhìn nhận vấn đề của luận văn được đa diện hơn. Đó là những bài nghiên cứu về tàu thuyền, phương tiện thực hiện chính sách an ninh - phòng thủ biển dưới triều Nguyễn, như Ships and Shipbuilding in the Mekong Delta, c.1750-1840 của tác giả Litana, in trong Water Frontier: Commerce and the Chinese in the Lower Mekong Region, 1750-1880, (2004), hay những bài viết về sự ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây trong hoạt động quân sự của nhà Nguyễn với The Transfers of Western Military Technology to Vietnam in the Late Eighteenth and Early Nineteenth Centuries: The case of the Nguyễn (2003) của học giả Frédéric Mantienne đăng trên Journal of Southest Asia Studies.

Như vậy, cho đến nay, tuy chưa có chuyên khảo về biển cũng như về chính sách an ninh - phòng thủ biển của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX nhưng những công trình trên đã cung cấp nhiều tư liệu quý để luận văn có thể góp phần làm sáng

tỏ về Chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1858).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách an ninh-phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1858). Sau khi tổng hợp tư liệu từ các nguồn thư tịch cổ dưới triều Nguyễn về vấn đề an ninh, phòng thủ biển thời kỳ này như trong Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, Hoàng Việt luật lệ,... và có một cái nhìn tổng quát về chính sách của nhà Nguyễn cũng như các mục tiêu của chính sách trong việc đảm bảo an ninh, phòng thủ biển, luận văn đã đưa những nội dung cốt lòi nhất đó vào trong cách hiểu của luận văn về khái niệm “chính sách an ninh - phòng thủ biển” của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX như một sự định hướng và xác định phạm vi nghiên cứu cho luận văn khi triển khai các nội dung nghiên cứu theo một mạch thống nhất trong các chương của luận văn.

Vì vậy, khái niệm “chính sách” của nhà Nguyễn ở đây được hiểu là những quy định, luật định thể hiện chủ trương, đường lối của triều đình Nguyễn trong vấn đề đảm bảo an ninh, phòng thủ biển cùng những hoạt động chỉ đạo cụ thể việc thực thi những chủ trương, đường lối đó trên thực tế. Những quy định, luật định này được thể hiện trong bộ luật, Chiếu, Chỉ, Sắc, Dụ do vua ban, trong tấu chương, biểu chương của quan lại đã được bút son của vua ngự duyệt.

Về khái niệm “an ninh biển”, “phòng thủ biển”, hiểu một cách chung chung, chính sách “an ninh biển” là những chính sách nhằm đảm bảo và duy trì sự yên ổn, an toàn đường biển, giảm thiểu những thiệt hại về người và của do các vấn nạn tự nhiên và con người gây ra trên biển, đảo và duyên hải. Còn chính sách “phòng thủ biển” là những chính sách phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ đe dọa, xâm phạm bất hợp pháp của các thế lực trong và ngoài nước đối với an ninh, chủ quyền biển đảo, cũng là an ninh, chủ quyền quốc gia.

Trên thực tế, “an ninh” và “phòng thủ” có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Đảm bảo tốt vấn đề an ninh sẽ là một biện pháp phòng thủ mạnh, ngược lại, phòng thủ hiệu quả đảm bảo sự yên ổn cho an ninh. Dưới triều Nguyễn, thật khó để phân biệt rạch ròi giữa “an ninh” và “phòng thủ” cả trong chính sách lẫn thực tế

thực hiện chính sách. Tính không rạch ròi đó càng rò nét ở vùng biên giới và vùng biển đảo. Do đó, an ninh, phòng thủ biển phải được hiểu trong một chỉnh thể của khái niệm “an ninh - phòng thủ biển”.

Vì vậy, tựu chung lại, có thể hiểu, chính sách “an ninh-phòng thủ biển” của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX là những chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo sự yên ổn đường biển trước những nguy cơ đe dọa từ tự nhiên, như các biện pháp khơi thông cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển, tế lễ tại các cửa biển, ghi chép hướng dẫn đường biển,... Đó còn là những biện pháp của nhà Nguyễn nhằm đảm bảo sự an toàn, yên ổn trên biển trước những vấn nạn do con người gây ra như chống cướp biển, chống buôn lậu,...; là biện pháp ngăn chặn và đối phó trước những nguy cơ và hoạt động xâm phạm chủ quyền biển đảo, xâm lược chủ quyền quốc gia từ phía biển. Một cách khái quát, đó chính là những biện pháp của nhà Nguyễn nhằm duy trì, bảo vệ sự an toàn, yên ổn trên biển, khẳng định, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo, chủ quyền đất nước.

* Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian

Trong luật pháp quốc tế hiện hành, biển, đảo, không phận trên biển là những bộ phận quan trọng tạo thành không gian lãnh hải của một quốc gia. Tuy nhiên, trong điều kiện khoa học kỹ thuật của thế giới cũng như Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX, khả năng chinh phục không phận của con người còn hạn chế, những mối nguy hại về an ninh-quốc phòng biển chưa thực sự diễn ra từ không phận trên biển.

Vùng duyên hải là vùng đệm chuyển tiếp giữa biển và đất liền, là bộ phận của đất liền song lại chịu sự tác động sâu sắc của các yếu tố biển như nước biển, gió biển, sóng biển. Chỉ những quốc gia có biển mới có duyên hải và duyên hải có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh-phòng thủ của đất liền từ phía biển.

Vì vậy, phạm vi không gian tìm hiểu của chính sách an ninh-phòng thủ biển ở nửa đầu thế kỷ XIX là tìm hiểu chính sách an ninh-phòng thủ của nhà Nguyễn trên biển

- đảo và vùng duyên hải; không phận trên biển không nằm trong phạm trù nghiên cứu.

- Về thời gian

Luận văn tìm hiểu chính sách an ninh - phòng thủ biển trong giai đoạn 1802- 1858, từ thời điểm xác lập quyền thống trị của nhà Nguyễn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (1802) đến năm thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, cũng là mốc thời gian

các nhà sử học dùng để phân kỳ lịch sử trung đại và cận đại ở Việt Nam (1858). Đây là khoảng thời gian trị vì của 4 triều vua: Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820‌

- 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1848 - 1858)1, cũng là thời gian nhà

Nguyễn cai trị đất nước và quyết định các chính sách một cách độc lập, tự chủ.

Trong phạm vi thời gian 1802-1858, tên gọi nước ta dưới triều Nguyễn có những sự thay đổi. Từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802) đến năm 1804, Đại Việt là tên nước. Năm 1804, Gia Long chính thức đổi tên nước thành Việt Nam. Tên gọi này tồn tại đến năm 1838 khi Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Quốc hiệu Đại Nam kéo dài đến năm 1945, năm chính thức chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam. Như vậy, Đại Nam là quốc hiệu chính thức trong một khoảng thời gian dài dưới

triều Nguyễn (1838-1945). Để tránh sự nhầm lẫn giữa quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802-1838) với Việt Nam của hiện tại2, luận văn xin sử dụng thuật ngữ Đại Nam như là tên gọi chung dưới triều Nguyễn khi nhìn nhận, đánh giá chính sách của triều đại này trong khoảng thời gian xuyên suốt từ năm 1802 đến năm 1858.

4. Nguồn tư liệu

Nghiên cứu chính sách của một triều đại trước hết phải dựa trên nguồn chính sử ghi chép về triều đại đó. Đây chính là cứ liệu lịch sử quan trọng nhất. Dưới triều Nguyễn, một khối lượng tư liệu đồ sộ có giá trị đã được biên chép, lưu giữ và bảo tồn cho đến tận ngày nay như Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt luật lệ, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ nghịch phỉ phương lược chính biên, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam liệt truyện... Trong đó, tư liệu quan trọng nhất phục vụ cho nội dung đề tài là Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt luật lệ.

Đại Nam thực lục là bộ quốc sử lớn, ghi chép đầy đủ, hoàn chỉnh nhất về các triều vua Nguyễn theo thể biên niên. Trong Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên (ghi chép từ năm 1778 đến 1888), những nhận thức, những chính sách về biển


1 Thời kỳ trị vì của Tự Đức còn kéo dài đến năm 1883, tức là kết thúc sau khi Pháp xâm lược 25 năm, nhưng chúng tôi chỉ nghiên cứu đến năm 1858 vì những lý do đã trình bày.

2 Như trong tiểu mục 1.1 của chương 1, giới thiệu về biển Việt Nam, các nguồn từ liệu chúng tôi

sử dụng chủ yếu là những tư liệu về biển Việt Nam trong hiện tại mà không phải là Việt Nam dưới triều Nguyễn.

của triều Nguyễn, nhất là những vị vua đầu triều được khắc họa khá rò nét. Cũng giống như hạn chế của các bộ quốc sử khác biên soạn dưới thời phong kiến, Đại Nam thực lục viết theo nhãn quan của Nhà nước phong kiến, chưa vượt qua được hạn chế của thời đại. Những hạn chế trong cách biên chép này chỉ cho phép nghiên cứu các chính sách được ban hành và hiệu quả của việc thực hiện chính sách từ phía các cơ quan hành chính mà khó có thể đánh giá một cách đầy đủ, khách quan hiệu quả thực hiện trong dân gian. Tuy còn những hạn chế đó nhưng Đại Nam thực lục đã cung cấp cho đề tài một nguồn tư liệu phong phú và tin cậy.

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cũng là một công trình lớn và giá trị, được Nội các triều Nguyễn biên soạn theo thể loại hội điển. Mục đích của thể loại này là ghi chép có hệ thống các điển pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên quan đến tính chất và hoạt động của một triều đại, cũng như những chính sách trọng yếu của Nhà nước đã được thi hành.

Châu bản triều Nguyễn gồm các loại công văn do các bộ, nha, các địa phương,... gửi đến cho triều đình, do nhà vua trực tiếp xem và dùng bút son phê duyệt, trong các loại công văn được phê duyệt đó có những nội dung trở thành quy định, chính sách của Nhà nước.

Đại Nam nhất thống chí được biên soạn dưới triều Tự Đức là bộ sách địa lý học Việt Nam đầy đủ nhất dưới thời phong kiến. Bộ sách không chỉ ghi chép những kiến thức về địa lý của đất nước từ Lạng Sơn đến Hà Tiên mà còn cung cấp những tư liệu quý về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn học nghệ thuật.

Ngoài ra, những tác phẩm do cá nhân quan lại triều Nguyễn biên soạn, hay những ghi chép của các sứ thần được phái đi công cán bằng đường biển đến các nước cũng cung cấp nhiều thông tin lý thú. Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) là bộ địa chí lần đầu tiên ghi chép về núi sông, con người, phong tục tập quán, thổ sản,... thuộc vùng đất Nam Bộ vào những năm đầu triều Minh Mạng. Trong đó chứa đựng một nguồn sử liệu phong phú, đa dạng và rất đáng quý về nhiều phương diện: từ diên cách địa lý, thành trì, khí hậu tới văn hóa dân gian, kinh tế-xã hội,... của miền Nam Việt Nam. Từ khi ra đời, Gia Định thành thông chí được người đương thời và đời sau đánh giá cao, cả về độ tin cậy của nguồn. Sử thần triều Nguyễn đã dựa vào bộ sách này để biên soạn các Đại Nam thực lục (Tiền biên), Đại Nam liệt truyện (Tiền biên), Đại Nam nhất thống chí (Phần Lục tỉnh Nam Bộ). Hải trình chí

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022